Ngày 24 tháng 12
LỄ GIÁNG SINH
(Lễ
vọng – Lễ Nửa Đêm)
Giới Thiệu Mùa Giáng
Sinh
Mùa Vọng đưa ta
sang Mùa Giáng sinh. Chúng ta đã nỗ lực trong Mùa Vọng, thì lại càng phải biết
sống Mùa Giáng sinh. Vì Mùa Vọng chỉ là đường dẫn tới đích điểm là Mùa Giáng
sinh; và người ta đi đường là cốt để đi tới nơi định đến. Nếu đến nơi mà không
thấy gì, được gì thì công lao đi đường thật là uổng phí. Do đó chúng ta phải
tìm cho được nhiều ơn trong Mùa Giáng sinh này để bõ công nỗ lực trong Mùa Vọng.
Thế mà có người tưởng
chỉ cần dự lễ Giáng sinh là xong, dường như thể cả Mùa Vọng chỉ để chuẩn bị cho
Thánh lễ Giáng sinh. Dự lễ Ðêm hay lễ Ngày xong là hết, là nghỉ. Phụng vụ Mùa
Giáng sinh không còn lôi cuốn họ nữa, đang khi rõ ràng Giáo hội lại muốn cống
hiến cho con cái mình quá nhiều mầu nhiệm phong phú trong một thời gian tương đối
ít ngày.
Nhưng trong số ít
ngày này, Phụng vụ vẫn muốn trải ra trước mắt ta mọi khía cạnh của mầu nhiệm
Chúa sinh ra làm người để làm giàu cho đời sống chúng ta. Phúc cho ai để tâm
chiêm ngưỡng, suy nghĩ Phụng vụ Mùa Giáng sinh này hầu đón nhận được mọi Ơn
Chúa đem tới.
Ðó là những ơn nào?
Chắc chắn không phải
là những ơn mà đa số Israel ngày xưa trông chờ nơi ÐấngThiên Sai. Họ tưởng Người
đến để phân xử công minh, tiêu diệt hết bọn bất nhân và đưa mọi người công
chính vào một xã hội hạnh phúc trần gian lý tưởng. Thế nên họ đã không đón nhận
Ðức Yêsu và muốn chờ đợi một Ðấng Cứu Thế khác. Thái độ của họ không đúng vì cuối
cùng họ muốn Thiên Chúa phải làm theo ý họ. Còn chúng ta, chúng ta hằng ngày cầu
xin để Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, vì chúng ta ý thức Thiên
Chúa siêu việt hơn chúng ta về mọi mặt và ý của Ngài tốt lành hơn ý của chúng
ta bội phần. Nên chúng ta muốn đón nhận Ngài như Ngài muốn đến với chúng ta và
chúng ta sung sướng nhận lấy Ơn mà Ngài mang đến.
Sau này, khi lớn
lên và nhất là khi đi giảng đạo, chịu chết để cứu chuộc chúng ta, Ðức Kitô sẽ
cho chúng ta thấy rõ Ngài đem đến cho chúng ta những ơn gì. Nhưng trong mầu nhiệm
Giáng sinh, Ngài chỉ là một Hài Nhi. Và như mọi sơ sinh, Ngài mang đến một sự
hiện diện phong phú, một vẻ trong trắng dễ thương, một bầu khí ấm áp tình người.
Ðó không phải là những ơn nhỏ bé đâu! Ta hãy nghĩ tới những ơn lành mà một hài
nhi chào đời có thể mang lại cho gia đình em nói riêng và cho nhân loại nói
chung. Một em bé sinh ra không những đóng góp thêm một sự hiện diện cho gia
đình nhân loại, nhất là khi em đó lại là đứa con đầu lòng và là đứa con duy nhất
của gia đình. Cha mẹ em vui mừng dĩ nhiên. Ðấy là kết quả của tình yêu! Hai người
cảm thấy như được thăng tiến. Lần đầu tiên họ đóng góp cho đời một cái gì thật
là bởi thịt máu mình. Họ nở mày nở mặt khi nhìn vào em bé. Chính vẻ vô tội,
trong trắng hồn nhiên làm cho khuôn mặt của họ rạng ngời. Họ yêu đời hơn vì từ
nay có một sự sống như đang mấp máy, giãy giụa trong cuộc đời họ. Ðó chỉ là những
ơn lành tự nhiên mà một hài nhi mới đem lại cho gia đình, chưa kể tương lai của
bất cứ em bé mới sinh nào cũng có thể rất vẻ vang.
Còn nói gì đến những
ơn vô hình mà Hài Nhi thành Bêlem mang lại! Vì đây là Con Một Thiên Chúa sinh
ra làm người, là hiện thân của Tình Yêu Chúa Cha đã yêu thương loài người đến nỗi
ban cả Con Một Ngài cho ta, là đối tượng của Lời Hứa từ bao ngàn năm lịch sử và
là Ân Ban bao gồm mọi ơn thiêng quá khứ, hiện tại và tương lai. Phụng vụ Mùa
Giáng sinh mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng khám phá, đón nhận Hồng Ân cao cả này.
Chúng ta chỉ nên sợ không có đủ giờ nhận thức được và lãnh hội được mọi khía cạnh
phong phú, chứ không thể dại dột coi nhẹ việc suy niệm mầu nhiệm Mùa Giáng
sinh.
Phụng vụ đề ra ba đề
tài chủ yếu: Chúa Giáng sinh, Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa và lễ Hiển Linh. Ðề tài I
dĩ nhiên phong phú hơn cả. Nhưng chúng ta phải nhờ Ðức Mẹ Thiên Chúa để chiêm
ngưỡng Chúa Hài Nhi. Và chúng ta phải hân hoan nhìn thấy: Kìa ơn cứu độ Chúa
mang tới đang soi sáng các dân tộc. Mầu nhiệm Chúa Giáng sinh vì thế chỉ hoàn tất
trong mầu nhiệm Chúa Hiển linh, không phải chỉ hiển linh theo kiểu ngày trước
khi Ngài kêu gọi ba nhà đạo sĩ ở phương Ðông đến thờ lạy, nhưng Ngài sẽ chỉ hiển
linh hoàn toàn khi trở lại sau này trong vinh quang để vĩnh viễn đưa tất cả
chúng ta vào trong hạnh phúc bất diệt.
Mùa Giáng sinh vì
thế vẫn chưa thực sự chấm dứt Mùa Vọng. Nó chỉ đem lại ơn Nghĩa tử để chúng ta
có tâm tư hành động như Con Một Thiên Chúa Giáng sinh làm người, hầu hằng ngày
lấy thánh Ý Chúa Cha làm lẽ sống, đi vào kế hoạch cứu thế của Thiên Chúa chúng
ta.
Lễ Chúa Giáng Sinh
Mọi sự đã sẵn sàng
để chúng ta cử hành Lễ Chúa Giáng Sinh. Phụng vụ tỏ ra tưng bừng và phong phú.
Ai cũng chú trọng đến Thánh Lễ Nửa Ðêm; nhưng lễ Rạng Ðông và Ban Ngày cũng đầy
đủ ý nghĩa. Cớ sao lại muốn cử hành Thánh Lễ đúng Nửa Ðêm? Và tại sao lại còn
thêm hai thánh lễ Rạng Ðông và Ban Ngày?
Chúng ta đã biết:
chẳng ai có thể chắc chắn về ngày giờ Chúa sinh ra. Nhưng người ta đã chọn ngày
Ðông Chí để khẳng định chính Ðức Kitô mới là Mặt Trời Công Chính đến đem ánh
sáng và sự sống mới vào thế gian. Và như người ta quen tính ngày từ nửa đêm, Ðức
Kitô cũng phải sinh ra vào lúc 0 giờ để thật sự được coi như là mặt trời bắt đầu
mọc lên từ đúng nửa đêm. Ánh sáng mới, sự sống mới, cuộc đời mới, lịch sử mới bắt
đầu từ lúc 0 giờ. Và giờ Chúa sinh ra phải được dùng để tính kỷ nguyên mới của
ta hiện nay.
Nhưng khi chọn lúc
Nửa Ðêm làm giờ Chúa sinh ra, Phụng vụ đã không nghĩ trước tiên đến khía cạnh mới
mẻ của lúc 0 giờ. Khía cạnh đạo đức mới là yếu tố quyết định. Bầu khí tĩnh mịch
của đêm khuya giúp con người dễ suy niệm, cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa
hơn lúc ban ngày... Khác với tập tục Do Thái giáo, ngay từ buổi ban đầu Giáo hội
đã có thói quen "canh thức". Và như vậy để noi gương Ðức Kitô thường
thích cầu nguyện trong đêm khuya và để theo lời Người dạy: hãy tỉnh thức và cầu
nguyện vì Con Người sẽ đến như kẻ trộm. Giáo hội đã bắt đầu canh thức khi cử
hành mầu nhiệm Phục sinh. Giáo hội thấy các biến cố trọng đại nhất trong lịch sử
cứu chuộc đều xảy ra vào lúc đêm khuya: nào khi Chúa cứu dân ra khỏi Ai Cập,
nào lúc Chúa lập Phép Thánh Thể và khi Ngài sống lại. Việc Chúa Giáng sinh nằm
trong Lịch sử đó, và là biến cố then chốt. Sách Khôn ngoan đã có lời:
"Trong khi màn thinh lặng êm ru gói cả vạn vật và đêm nhẹ bước chạy được nửa
đường, lời toàn năng của Chúa đã rời ngai trời xuống thế" (18,14). Lời
sách viết về thần sứ xuống giết con đầu lòng đất Aicập để giải phóng dân. Nhưng
lời ấy sẽ chân thật biết bao nếu áp dụng vào việc Chúa giáng thế vì chính Người
mới thật là Ðấng đến để cứu thế. Phụng vụ đã căn cứ vào lời trên và vào thói
quen canh thức để ấn định Giờ Chúa sinh ra vào 0 giờ và cử hành Thánh Lễ Giáng
Sinh vào Nửa Ðêm.
Ở Yêrusalem, Giáo hội
dâng lễ Ðêm tại Bêlem. Sau lễ, tín hữu về tới Yêrusalem thì trời vừa bừng sáng.
Ðền thờ Chúa sống lại thu hút mọi người vào đó để liên kết hai mầu nhiệm Giáng
sinh và Phục sinh lại với nhau để thấy Lễ nào cũng chỉ đem lại tinh thần mới và
đời sống mới. Thế là có Thánh lễ Rạng Ðông. Còn lễ Ban Ngày dần dần trở thành cần
thiết để mọi người có thể mừng Ngày Chúa đản sinh trong bầu khí long trọng dễ tổ
chức. Mọi nơi khác đã lần lượt bắt chước Giáo hội Yêrusalem.
Phụng vụ cử hành ba
Thánh Lễ Ngày Chúa Giáng Sinh và gán cho mỗi Thánh Lễ một ý nghĩa riêng biệt.
Thánh lễ Nửa Ðêm chú trọng đến Ánh Sáng từ trời cao đã xé màn đêm xuống soi
sáng địa cầu, đưa ta đi vào suy niệm việc Giáng sinh của Ngôi Lời Thiên Chúa.
Thánh lễ Rạng Ðông khuyên ta theo gót các mục đồng đi thờ lạy Hài Nhi mới sinh.
Còn Thánh lễ Ban Ngày giới thiệu cho ta thấy "Một Con Trẻ đã sinh ra"
để vĩnh viễn ở với chúng ta hàng ngày.
Chúng ta hãy đi vào
từng Thánh Lễ.
Lễ
Vọng
Bài
Ðọc I: Is 62, 1-5
"Ngươi
đẹp lòng Chúa".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Vì
Sion, tôi sẽ không im tiếng, và vì Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến
khi Ðấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Ðấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc
sáng ngời.
Mọi
dân tộc sẽ thấy Người là Ðấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy
vinh hiển Người. Chính Chúa sẽ đặt cho ngươi một tên mới. Ngươi sẽ là triều
thiên vinh hiển trong tay Chúa, và vương miện quyền bính trong tay Thiên Chúa
ngươi. ngươi sẽ không còn gọi là kẻ bị ruồng bỏ, và đất ngươi sẽ không còn gọi
là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là "kẻ Ta ưa thích", và đất ngươi
sẽ được gọi là đất có dân cư, vì ngươi đẹp lòng Thiên Chúa và đất ngươi sẽ có
dân cư.
(Như)
thanh niên sẽ ở cùng trinh nữ, con cái ngươi sẽ ở trong ngươi; (như) người chồng
sẽ vui mừng vì vợ, Thiên Chúa ngươi cũng sẽ vui mừng vì ngươi.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 88, 4-5. 16-17. 27 và 29
Ðáp: Lạy Chúa, con
sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời (x. c. 2a).
Xướng:
1) Ta đã ký minh ước cùng người Ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của
Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập
ngai báu ngươi qua muôn thế hệ". - Ðáp.
2)
Phúc thay dân tộc biết hân hoan, lạy Chúa, họ tiến thân trong ánh sáng nhan
Ngài. Họ luôn luôn mừng rỡ vì danh Chúa, và tự hào vì đức công minh Ngài. - Ðáp.
3)
Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, là Thiên Chúa và Ðá Tảng cứu
độ của con". Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với
người sẽ được mãi mãi duy trì. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Cv 13, 16-17. 22-25
"Thánh
Phaolô làm chứng về Chúa Kitô, con vua Ðavít".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Phaolô
đến Antiôkia thuộc Pisiđia, vào hội đường, đứng lên, giơ tay ra hiệu cho mọi
người yên lặng rồi nói: "Hỡi người Israel và những kẻ kính sợ Thiên Chúa,
hãy nghe đây. Thiên Chúa Israel đã chọn Tổ phụ chúng ta, Người đã thăng tiến
dân Người khi họ còn cư ngụ trong nước Ai-cập, và Người ra tay mạnh mẽ đưa cha
ông chúng ta ra khỏi nước ấy.
"Sau
khi loại bỏ Saolê, Chúa đã đặt Ðavít lên làm vua dân Người, để chứng nhận điều
đó, chính Người đã phán: "Ta đã gặp được Ðavít, con của Giêsê, người vừa ý
Ta, người sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta".
"Bởi
dòng dõi Ðavít, theo lời hứa, Thiên Chúa ban cho Israel Ðức Giêsu làm Ðấng Cứu
Ðộ, Ðấng mà Gioan đã báo trước, khi ông đến rao giảng phép rửa thống hối cho
toàn dân Israel. Khi Gioan hoàn tất hành trình, ông tuyên bố: "Tôi không
phải là người mà anh em lầm tưởng; nhưng đây, Người sẽ đến sau tôi mà tôi không
đáng cởi dây giày dưới chân Người".
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Ngày mai tội lỗi trần gian sẽ được xoá bỏ, và Ðấng Cứu Thế sẽ ngự
trị trên chúng ta. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 1, 1-25 (bài
dài)
"Dòng
dõi Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Sách
gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Ðavít, con của Abraham. Abraham sinh
Isaac; Isaac sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa ; Phares sinh (bởi bà Thamar) và
các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh
Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà
Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Ðavít.
Ðavít
sinh Salomon do bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia
sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia
sinh Gioatham; Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se;
Manasse sinh Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời
lưu đày ở Babylon.
Sau
thời lưu đày ở Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Salathiel sinh Zorababel;
Zorababel sinh Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc;
Sađoc sinh Akim; Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan;
Mathan sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi
là Ðức Kitô.
Vậy,
từ Abraham đến Ðavít có tất cả mười bốn đời, từ Ðavít đến cuộc lưu đày ở
Babylon có mười bốn đời, và từ cuộc lưu đày ở Babylon cho đến Chúa Kitô có mười
bốn đời.
Chúa
Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse,
trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần.
Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ
bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng
ông trong giấc mơ và bảo:
"Hỡi
Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang
thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là
Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được
thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: "Này đây
một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là
Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi
tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn
mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì
Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
Ðó
là lời Chúa.
Hoặc
đọc bài vắn này: Mt 1, 18-25
"Maria
sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Chúa
Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây:
Mẹ
Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ
thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn
tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy,
thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:
"Hỡi
Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình: vì Maria mang
thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là
Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Tất cả sự kiện này đã được
thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
"Này
đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ
là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
Khi
tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền. Ông tiếp nhận bạn
mình, nhưng không ăn ở với nhau, cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì
Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.
Ðó
là lời Chúa.
Lễ
Nửa Ðêm
Bài
Ðọc I: Is 9, 2-4. 6-7 (Hr 1-3. 5-6)
"Chúa
ban Con của Người cho chúng ta".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Dân
tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan. Sự sáng đã bừng lên
trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết. Chúa đã làm cho dân tộc nên vĩ đại,
há chẳng làm vĩ đại niềm vui? Họ sẽ vui mừng trước nhan Chúa, như thiên hạ mừng
vui trong mùa gặt lúa, như những người thắng trận hân hoan vì chiến lợi phẩm,
khi đem của chiếm được về phân chia. Vì cái ách nặng nề trên người nó, cái gông
nằm trên vai nó, cái vương trượng quyền của kẻ áp bức. Chúa sẽ nghiền nát ra,
như trong ngày chiến thắng Mađian. [Bởi lẽ mọi chiếc giày đi lộp cộp của kẻ chiến
thắng, mọi chiếc áo nhuộm thắm máu đào sẽ bị đốt đi và trở nên mồi nuôi lửa.]
Bởi
lẽ một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng chúng
ta. Người đã gánh nhận vương quyền trên vai, và thiên hạ sẽ gọi tên Người là
"Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái
Bình". Người sẽ mở rộng vương quyền, và cảnh thái bình sẽ vô tận; Người sẽ
ngự trên ngai vàng của Ðavít, và trong vương quốc Người, để củng cố và tăng cường,
trong sự công minh chính trực, ngay tự bây giờ và cho đến muôn đời. Lòng ghen
yêu của Chúa thiên binh sẽ thực thi điều đó.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 11-12. 13
Ðáp: Hôm nay Ðấng
Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta, Người là Ðức Kitô, Chúa chúng ta (Lc 2,
11).
Xướng:
1) Hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới, hãy ca mừng Thiên Chúa đi, toàn thể địa cầu.
Hãy ca mừng Thiên Chúa, hãy chúc tụng danh Người. - Ðáp.
2)
Ngày ngày hãy loan truyền ơn Người cứu độ. Hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa
chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc. - Ðáp.
3)
Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan. Biển khơi và muôn vật trong đó
hãy reo lên. Ðồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui
tươi hớn hở. - Ðáp.
4)
Trước nhan Thiên Chúa: vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người
sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Tt 2, 11-14
"Ân
sủng của Chúa đã đến với mọi người".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.
Ân
sủng của Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người, dạy
chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh
và đạo đức ở đời này, khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện sự
vinh quang của Ðức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta.
Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác,
luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt
tâm làm việc thiện.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Lc 2, 10-11
Alleluia,
alleluia! - Ta báo cho anh em một tin mừng: Hôm nay Ðấng Cứu Thế, là Chúa Kitô,
đã giáng sinh cho chúng ta. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 2, 1-14
"Hôm
nay Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Ngày
ấy, có lệnh của hoàng đế Cêsarê Augustô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ
kiểm tra. Ðây là cuộc kiểm tra đầu tiên, thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ
Syria. Mọi người đều lên đường trở về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn
Nadarét, trong xứ Galilêa, trở về quê quán của Ðavít, gọi là Bêlem, vì Giuse
thuộc hoàng gia và là tôn thất dòng Ðavít, để khai kiểm tra cùng với Maria, bạn
người, đang có thai.
Sự
việc xảy ra trong lúc ông bà đang ở đó, là Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai
hoa, và bà đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm
trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán.
Bấy
giờ trong miền đó có những mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ
đoàn vật mình. Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh quang của
Thiên Chúa bao toả chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ. Nhưng thiên thần
Chúa đã bảo họ rằng: "Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một
tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân: Hôm nay Chúa Kitô, Ðấng
Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Ðavít. Và đây là dấu hiệu
để các ngươi nhận biết Người: Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong
khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ".
Và
bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng
thanh hát khen Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và
bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm :
(Ngày
24 Tháng 12 Lễ Chúa Giáng Sinh - Thánh Lễ Nửa Ðêm)
(Ys
9,2-4.6-7; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14)
Bài
Tin Mừng Luca hấp dẫn, đến nỗi chúng ta như quên hai bài đọc trước. Nhưng có lẽ
chúng ta vẫn sẽ phải trở về để hiểu rõ bài Tin Mừng hơn và để nhận ra thái độ đạo
đức phải có trước mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh.
A.
Việc Chúa Sinh Ra
Luca
là tác giả duy nhất nói tỉ mỉ việc Chúa Giáng sinh. Ông viết quyển Tin Mừng của
ông sau hai thánh Matthêô và Marcô. Và ông lại viết cho những người sống ở
ngoài đất Israel, không biết gì về cuộc đời của Chúa và cũng không quen các tập
tục Dothái. Ðộc giả của ông phần lớn là dân ngoại mới theo đạo. Họ sống trong nền
văn hóa La-Hy. Luca tỏ ra là một học giả trong nền văn minh đó. Ông sưu tập tài
liệu, viết truyện có đầu có đuôi. Ông không thể bắt đầu kể chuyện về Chúa từ
khi Ngài ra đi giảng đạo. Lối viết tiểu sử của Hylạp đòi phải khởi sự từ việc
Chúa Giáng sinh.
Không
những thế, Luca còn bắt chước các văn sĩ cổ điển của La-Hy. Viết về một nhân vật
xuất chúng không những phải kể lại đúng biến cố đã xảy ra nhưng còn phải cho độc
giả thấy ngay vẻ xuất chúng qua nhân vật ấy. Luca sung sướng tiếp nhận lối hành
văn của người đồng thời để giới thiệu hai mầu nhiệm của việc Chúa Giáng sinh,
cũng là hai bản tính trong Hài Nhi vừa sinh ra ở Bêlem.
Bài
Tin Mừng rõ ràng có hai phần. Phần trên kể lại sự kiện trên bình diện loài người;
việc Chúa sinh ra rất chân thực, không có gì khác lạ. Nhưng trong phần sau,
Luca đã lấy ánh sáng bởi trời, ánh sáng của đức tin siêu nhiên để bảo ta nhận
biết Hài Nhi vừa sinh ra kia là Thiên Chúa. Cả hai khía cạnh tự nhiên và siêu
nhiên được chú trọng như nhau để nói lên sự kiện Ðức Kitô là Con người - Thiên
Chúa và ta phải nhìn nhận nơi Con Trẻ thành Bêlem cả nhân tính lẫn thiên tính.
Nói
thế chứ cả khi kể lại việc Chúa sinh ra trên bình diện loài người, Luca cũng đã
tỏ ra là một cây bút rất đạo đức. Ông xác định thời buổi Chúa sinh ra dưới thời
César-Augustô và Quirinô bấy giờ là Tổng trấn Syri. Rõ rệt hơn nữa, sự việc đã
xảy vào đúng lúc kiểm tra dân số. Và Chúa đã Giáng sinh tại một địa điểm rõ
ràng: ở Bêlem xứ Yuđê, và trong một hoàn cảnh cụ thể: hai ông bà Yuse và Maria
không tìm được nơi nào trong quán trọ, nên phải đặt Hài Nhi chỗ máng ăn của súc
vật. Với những nét tả chính xác như vậy, Luca làm cho người ta thấy Ðức Kitô thật
là một người, đã sinh ra trong thời gian và không gian nhất định và đã phải chấp
nhận một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ai muốn kiểm chứng cũng có thể làm được. Nên
không một ai có thể phủ nhận bản tính loài người nơi Ðức Kitô, và hết thảy
chúng ta phải đón nhận Người như là một anh em trong số loài người chúng ta.
Nhưng
đồng thời khi kể lại câu chuyện lịch sử ấy, Luca còn để ý đến khía cạnh Tin Mừng.
Như Ðức Kitô sẽ cho ta thấy sau này, Tin Mừng của Người luôn luôn gắn bó với đức
Khó nghèo và mầu nhiệm Tử nạn. Thiên Chúa luôn ban Tin Mừng cứu độ qua các
phương tiện tầm thường và đòi cố gắng hy sinh. Việc Chúa Giáng sinh mang ơn cứu
độ đến, đã xảy ra trong cảnh khó nghèo và như bị chèn ép, bỏ rơi, hất hủi. Luca
cho ta thấy ngay bộ mặt đế quốc to lớn của César-Augustô thời bấy giờ với sức mạnh
vô địch truyền kiểm tra khắp nơi. Còn Chúa mang ơn cứu độ đến thì sinh ra làm một
Hài Nhi nằm trong máng ăn của súc vật. Người không tìm được chỗ đứng nào trong
xã hội và bị hất hủi. Người sẽ xây dựng lại hạnh phúc cho loài người từ thân phận
nghèo hèn, đói rét.
Và
để làm nổi bật khía cạnh tin mừng cứu độ, Luca đã dùng lại phương pháp của Cựu
Ước. Ông mô tả việc Chúa Giáng sinh theo kiểu so sánh, biền ngẫu. Ðoạn văn này
mà được đọc với đoạn Tin Mừng kể chuyện Yoan Tẩy Giả sinh ra, sẽ cho ta thấy rõ
thâm ý của tác giả muốn dùng lại kiểu viết văn so sánh của Cựu Ước. Và chúng ta
có thể thấy ông dùng lại những từ của sách Khởi nguyên 25,24 để hàm ý Ðức Kitô
vượt xa Yoan Tẩy Giả và Yacob (cũng gọi là Israel), nên Ngài thật là Israel mới,
là Con Thiên Chúa, là Dân Mới của Thiên Chúa.
Xác
quyết như vậy cũng chưa đủ, Luca trong phần còn lại của bài Tin Mừng còn giới
thiệu với chúng ta chân tướng đích thực của Hài Nhi và những ơn Người mang lại
cho ta. Người là Thiên Chúa vì ánh sáng của Thiên Chúa phủ trên Người và bao
nhiêu thần đang thờ lạy xướng ca. Người đến không mang theo sự sợ hãi như trong
thời Cựu Ước mỗi lần có việc Chúa hiển linh; trái lại, Người mang theo Tin Mừng
to lớn cho toàn dân, vì Người là Cứu Chúa. Người ta chỉ đón nhận Ơn đó nếu chấp
nhận "dấu chỉ" của Thiên Chúa, tức là chấp nhận tính cách khó nghèo
và con đường thập giá của Phúc Âm. Lúc đó người ta sẽ thấy vinh quang của Chúa
và vinh quang ấy đem lại an bình vì họ thấy rõ mình được Chúa thương.
Như
vậy, bài Tin Mừng Luca quá súc tích. Nó cho ta không những đề tài phong phú để
suy nghĩ mà còn gợi lên nhiều thái độ phải có đứng trước mầu nhiệm Chúa Giáng
sinh. Ta hãy nhận thức nhờ sự hỗ trợ của hai bài đọc trước.
B.
Bài Học Giáng Sinh
Isaia
từ ngàn xưa đã nhìn thấy việc Hài Nhi sinh ra cho ta đêm nay là như một luồng
sáng mạnh đến mở măt cho ta đang lẩm cẩm đi trong bóng tối sự chết. Ðời sống
con người từ trước tới nay như chỉ luẩn quẩn trong cảnh chém giết bóc lột lẫn
nhau. Nay Ðấng kỳ diệu đến mang lại hòa bình và tình thương. Người bẻ gãy mọi
ách nô lệ, không bằng sức mạnh nhưng bằng thiên tính mà Yoan đã định nghĩa là
Tình Yêu, và Phaolô trong thư đọc hôm nay đã khẳng định yêu thương là hiện thân
cứu chuộc. Thiên Chúa trong mầu nhiệm Giáng sinh hiện thân để cứu chuộc chúng
ta. Vì loài người chúng ta mà Người đã xuống thế. Phụng vụ bảo ta hãy quỳ gối
thờ lạy mầu nhiệm này. Nhưng rồi Phụng vụ lại bảo ta đứng lên đi theo con đường
Người đã đi, là xả thân cứu đời.
Chúng
ta chỉ mừng lễ Chúa Giáng sinh cách xứng đáng khi nghe lời Phaolô khuyên bảo
Titô: hãy để cho Ơn Chúa Cứu Thế dạy dỗ mình từ bỏ mọi ham muốn thế tục và ích
kỷ, tập sống công bình và đạo hạnh ở đời này, để đi đến niềm trông đợi hạnh
phúc vinh quang. Mừng lễ Chúa Giáng sinh như vậy là suy nghĩ về nguyên nhân nào
đã tạo nên cảnh bất hạnh trong đời sống con người trước đây, nhận thức giá trị
đường lối đạo đức công bình của Tin Mừng khó nghèo và bác ái; để xây dựng hòa
bình hạnh phúc cho mọi người. Dĩ nhiên Chúa sinh ra để cứu ta khỏi tội, nhưng tội
lội cụ thể là tất cả những chướng tai gai mắt, bất công bóc lột giam giữ con
người trong thế lực phi nhân phi nghĩa của đồng tiền và dục vọng.
Ơn
Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận trong Thánh Lễ này chính là thiên tính và thần
lực để giúp chúng ta bắt đầu nếp sống mới, bỏ mọi dục vọng vị kỷ hầu sống cho mọi
người, như Ðức Kitô đã giáng sinh làm người chỉ vì hết thảy mọi người chúng ta.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Ngày 24 tháng 12 GS, Lễ
Nửa Đêm
Bài đọc: Isa 9:1-3, 5-6; Tit
2:11-14; Lk 2:1-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin Mừng Giáng Sinh
là tình yêu Thiên Chúa.
-
Một cụ già 93 tuổi, được coi là khá thành công trong cuộc đời: có nhiều của cải,
con đàn cháu đống gần 100 đứa. Về già, có nhiều thời gian nhìn lại và suy gẫm,
cụ ngậm ngùi kết luận: Vất vả ngược xuôi cả cuộc đời cũng chẳng đến đâu, có tí
của ăn nhưng nhìn lại đàn con đàn cháu thấy giật mình. Đứa thì gia đình tan
nát, đứa thì bệnh họan, hầu hết con cháu đều xa Chúa, cố gắng khuyên lơn bảo
ban nhưng chúng nó không chịu nghe. Nếu Chúa không thương đưa con cháu trở lại
thì chết mất! Chẳng biết sau này Chúa cho gặp được bao nhiêu người? May mắn cho
cụ già đã nhìn ra bóng tối đang vây bọc gia đình, nhưng làm sao để đưa các con
cháu về lại với Thiên Chúa?
-
Hòan cảnh của cụ già có lẽ cũng là hòan cảnh của hầu hết gia đình chúng ta. Khi
được may mắn định cư nơi các cường quốc có nhiều cơ hội, chúng ta lăn xả vào đời
để kiếm tiền sinh sống, mà không bao giờ chịu cân nhắc những thiệt hại của lối
sống tư bản này. Nhiều cha mẹ đã không quản ngại hy sinh vất vả để cày 2,3 việc;
với hy vọng cho con được tiến thân trong việc học hành, với hy vọng sau khi đã
hy sinh cho con sẽ được chúng báo hiếu sau này, như mình đã từng thương yêu và
báo hiếu cha mẹ. Sau hơn 30 năm vật lộn với cuộc sống nơi xứ lạ quê người, giờ
có thời gian nhìn lại những cố gắng của mình như cụ già, chắc nhiều người chúng
ta cũng không khỏi giật mình: gia đình có của nhưng con cái xa Chúa và xa mình
vạn dặm. Con cái bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, làm rất nhiều tiền nhưng chẳng bao giờ
nghĩ đến việc phải báo hiếu cha mẹ; dạy dỗ khuyên răn chúng khó chịu và chỉ để
ngòai tai. Chúng ta cũng chép miệng thở than như cụ già: Hy sinh vất vả cả đời
để giờ phải chấp nhận một thực tại chúng ta không ao ước!
-
Câu hỏi được đặt ra: Chúng ta đã làm điều gì sai? Làm thế nào để cứu chúng ta
và con cháu ra khỏi vùng bóng tối sự chết này?
-
Câu trả lời: Chúng ta đã không đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự. Chúng ta coi trọng
tiền của nên đã dùng quá nhiều thời giờ vào việc kiếm tiền, mà quên đi Lời Chúa
báo trước: “Các con không thể làm tôi cả Thiên Chúa lẫn tiền tài.” Chúng ta đã
xao lãng trong việc trau dồi đời sống tâm linh mà chỉ chú trọng đến thức ăn của
uống, mà quên đi Lời Chúa báo trước: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh,
nhưng còn bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra.” Chúng ta đã chạy theo và thờ
lạy những hào nhóang thế gian như danh vọng, quyền bính, khóai lạc; mà quên đi
Lời Chúa sửa dạy ma quỉ: “Ngươi phải thờ phượng Thiên Chúa, chứ không phải
Thiên Chúa thờ phượng ngươi.” Nói tóm, chúng ta đã không sống theo những gì
Thiên Chúa muốn, nhưng sống hệt theo lối sống của ma quỉ đã cám dỗ Thiên Chúa.
Nếu chính chúng ta không sống những gì Chúa dạy, làm sao chúng ta mong các con
chúng ta biết sống? Nếu chúng ta đã không dạy cho con biết kính sợ Thiên Chúa,
và gia đình đã không sống theo đường lối của Thiên Chúa; chúng sẽ sống theo kiểu
của xã hội hiện nay: ích kỷ chỉ biết tới mình, tôn thờ vật chất, sống buông thả
như không có ngày mai.
-
Tin Mừng Giáng Sinh: Những Bài đọc đêm nay cung cấp cho chúng ta những tia sáng
hy vọng. Trong Bài đọc I: Tiên-tri Isaiah tường thuật những lợi ích khi con người
có được Đấng Cứu Thế: Ngài như ánh sáng soi cho con người đang sống trong vùng
bóng tối của sự chết. Ngài giúp giải thóat con người khỏi làm nô lệ cho tội lỗi.
Ngài ban cho con người khôn ngoan, sức mạnh, thương yêu, và bình an. Trong Bài
đọc II, Thánh Phaolô dạy Titô, môn đệ của ngài: Ân sủng Cứu Độ dạy chúng ta phải
từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính
và đạo đức ở thế gian này. Chúa Giêsu đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho
thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành
Dân Riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện. Trong Phúc Âm, Tin Mừng
Giáng Sinh được loan báo cho con người: Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người
trong hang đá khó nghèo. Chỉ có Mục đồng là những người đầu tiên được sứ Thần
loan báo và nhận ra Tin Mừng Cứu Độ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Ơn Cứu Độ được thực hiện qua Người Con.
1.1/
Sự khác biệt khi Đấng Cứu Thế đến: Ngay trong tuần thứ I Mùa Vọng, Giáo Hội đã mời gọi
chúng ta suy xét để nhận ra sự khác biệt giữa người có và không có Thiên Chúa.
Tiên-tri Isaiah hôm nay cũng mời gọi chúng ta suy xét để nhận ra tình trạng của
mình và sự cần thiết của Đấng Cứu Thế trong cuộc đời mỗi người, qua 2 hình ảnh:
(1)
Ánh sáng và bóng tối: “Dân
đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong
vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.” Tình trạng của dân
Do-Thái thời Tiên-tri và tình trạng của con người trước khi Đấng Cứu Thế đến là
hòan tòan bi quan và tăm tối. Hai vương quốc của Do-Thái sắp sửa bị quân thù
Assyria và Babylon xâm chiếm và đem đi lưu đày. Con người bị bao quanh bởi bóng
tối của sự không biết Thiên Chúa, không biết suy xét, và bao nhiêu tội lỗi lan
tràn. Hậu quả tai hại nhất của việc sống trong bóng tối là con người chắc chắn
sẽ phải chết.
Nhưng
may mắn cho dân tộc Do-Thái và cho con người, Thiên Chúa đã ban cho họ một ánh
sáng, Người Con của Ngài. Ánh sáng này sẽ làm cho con người được thấy, được thấu
hiểu những Mầu Nhiệm của Thiên Chúa, và nhất là mang lại Ơn Cứu Độ cho con người,
cho họ được sống đời đời.
(2)
Vui mừng và đau khổ: Hình
ảnh thứ hai Tiên-tri dùng là liên kết ánh sáng với vui mừng và bóng tối với đau
khổ: “Vì Chúa đã gia tăng các quốc gia, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui
trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt hái, như người ta hỷ hoan
khi chia nhau chiến lợi phẩm. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ,
và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân
Median.”
Chúng
ta có thể hiểu nỗi đau khổ của dân Do-Thái trong nơi lưu đày: mất quê hương,
gia đình tan nát, Đền Thờ và sự hiện diện của Thiên Chúa không còn, cuộc sống
thiếu thốn và khổ cực, bị đối xử tàn bạo bởi kẻ thù. Tất cả những đau khổ này sẽ
được Thiên Chúa cất hết khi Ngài cho họ được trở về quê hương để tái thiết quốc
gia và Đền Thờ. Tất cả những điều này là do Thiên Chúa làm, chứ không do sức lực
của con người. Tiên-tri nhắc nhở cho dân nhớ lại chiến thắng tại Median, Thiên
Chúa muốn Thủ-lãnh Gideon đuổi quân lính về hết, kẻo họ nghĩ rằng sở dĩ có chiến
thắng là do sức mạnh của họ.
Thiên
Chúa gia tăng các quốc gia và nỗi vui mừng bằng cách loan Tin Mừng cho Dân Ngọai
và cho họ cũng được hưởng Ơn Cứu Độ. Cả dân Do-Thái cũng như Dân Ngọai không
làm gì xứng đáng để được hưởng Ơn Cứu Độ, vì tất cả đều phạm tội. Sở dĩ tất cả
đều được hưởng Ơn Cứu Độ là hòan tòan do Thiên Chúa.
1.2/
Con người Đấng Cứu Thế: “Vì
một trẻ thơ đã được sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã được ban tặng cho
ta. Người đã lãnh nhận quyền cai trị (arché) trên vai, tên của Người sẽ được gọi
là Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa uy quyền, Người Cha muôn thuở, Hòang Tử hoà
bình.” Tên là người; những danh hiệu này cần được hiểu thấu đáo để chúng ta ước
mong có được Người Con này trong cuộc đời:
(1)
Cố Vấn kỳ diệu:
Người cố vấn phải là người khôn ngoan, có khả năng nhìn thấy những gì người
khác không nhìn thấy. Người Con này là người Cố Vấn kỳ diệu cho con người, vì
Ngài là Thiên Chúa khôn ngoan: cố vấn cho mọi người và chẳng cần ai làm cố vấn
cho Người. Nếu có người cố vấn như vậy trong cuộc đời, chúng ta sẽ không khiếp
sợ ai nữa.
(2)
Thiên Chúa uy quyền: Tuy
dáng vẻ là con người yếu đuối, nhưng ẩn chứa quyền năng vô biên của Thiên Chúa.
Người Con này làm được mọi sự, và không có gì là không thể đối với Ngài. Nếu
chúng ta có Ngài trong đời, Ngài sẽ giúp chúng ta làm được mọi sự.
(3)
Người Cha muôn thuở: Bản
tính của người cha là yêu thương, dạy dỗ, và săn sóc cho con cái. Người Con này
là Thiên Chúa, Người Cha muôn thuở của con người. Bằng việc nhập thể, chính
Ngài vẫn tiếp tục yêu thương, dạy dỗ, và săn sóc từng người. Trong Cựu Ước,
Thiên Chúa dùng các tiên tri để dạy dỗ; trong Tân Ước, chính Thiên Chúa dạy dỗ
con người.
(4)
Hòang Tử bình an: Để
có bình an, người lãnh đạo phải yêu mến bình an, và phải có khả năng đem lại
bình an. Người Con này có khả năng hòa giải giữa con người với con người, và giữa
con người với Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người có được Hòang Tử bình an này,
con người mới thực sự có bình an.
1.3/
Triều đại của Đấng Cứu Thế: “Quyền cai trị của Ngài sẽ gia tăng, và hoà bình sẽ vô tận cho
ngai vàng và vương quốc của vua David. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố
vững bền trên nền tảng công bình và chính trực, từ nay cho đến mãi muôn đời.
Lòng nhiệt thành của Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó.”
-
Trong khi các vua chúa trần gian gia tăng quyền cai trị của họ bằng chiến
tranh; Người Con gia tăng vương quốc của mình bằng hòa bình. Điều này, chúng ta
có thể thấy được qua sự phát triển của Giáo-hội: con số những người tin vào Đức
Kitô mỗi ngày một gia tăng, không bằng chiến tranh, nhưng bằng sự rao giảng Tin
Mừng và sự làm việc bên trong của Chúa Thánh Thần. Vua chúa trần gian càng bách
hại Đạo, số tín hữu càng gia tăng. Nước Thiên Chúa không còn giới hạn trong dân
tộc Do-Thái, nhưng được lan rộng ra tới mọi dân tộc trên địa cầu.
-
Tiên-tri Isaiah liên kết giữa triều đại của David và của Người Con. Như lời
Thiên Chúa hứa qua các Tổ-phụ và các Tiên-tri, triều đại của Nhà David sẽ tồn tại
muôn đời. Điều này chỉ thực hiện được qua Người Con thuộc giòng dõi David, Ngài
sẽ làm cho triều đại David được tồn tại đến muôn đời.
-
Trong khi các vua chúa trần gian củng cố vương quốc của mình bằng đàn áp và bạo
lực, Người Con củng cố vương quốc bằng công bình và chính trực. Đàn áp và bạo lực
chỉ có thể giữ dân chúng một thời gian; công bình và chính trực sẽ thu hút lòng
dân đến muôn đời (Lk 1:32-33).
-
Tác nhân chính của sự gia tăng là Thiên Chúa và lòng nhiệt thành yêu thương của
Ngài, chứ không do đức độ, tài năng, hay sức mạnh của con người. Thiên Chúa yêu
thương đến nỗi đã ban Người Con này cho con người (Jn 3:16); và trong Người Con
này, mọi lời hứa được thực hiện.
2/
Bài đọc II:
Ơn Cứu Độ thay đổi đời sống luân lý của các Kitô hữu
2.1/
Ơn Cứu Độ giúp con người biết sống: Con người làm bất cứ một việc gì đều có một mục
đích. Khi các Kitô hữu biết rõ ràng mục đích của cuộc đời là “trông chờ ngày hồng
phúc, ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta, xuất hiện vinh quang;” họ sẽ
phải biết chuẩn bị xứng đáng cho ngày đó. Thánh Phaolô khuyên các Kitô hữu: (1)
Cách tiêu cực: Họ phải từ bỏ lối sống thế gian và những đam mê trần tục; vì lối
sống này ngăn cản không cho họ đạt tới mục đích của cuộc đời. (2) Cách tích cực:
Họ phải biết sống chừng mực, công chính, và đạo đức ở thế gian này. Những nhân
đức này sẽ giúp họ đạt được mục đích của cuộc đời.
2.2/
Ơn Cứu Độ giải thóat con người: Bằng Mầu Nhiệm Nhập Thể, Đức Kitô giải thóat con người:
(1) cách tiêu cực: khỏi mọi điều bất chính (tội lỗi); cách tích cực: biến họ
thành người hăng say làm việc thiện. Chính sự tích cực này làm con người xứng
đáng thành Dân Riêng của Thiên Chúa.
3/
Phúc Âm:
Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta.
3.1/
Hòan cảnh sinh ra của Đấng Cứu Thế: Không giống như các biến cố khác của cuộc đời Chúa Cứu
Thế, biến cố sinh ra chỉ được tường thuật bởi Thánh sử Luca cách vắn tắt như
sau: “Thời ấy, Hoàng-đế Augusto ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp
cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quirinô làm
tổng trấn xứ Syria. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế,
ông Giuse từ thành Nazareth, miền Galilee lên thành vua David tức là Bethlehem,
miền Judah, vì ông thuộc giòng tộc vua David. Ông lên đó khai tên cùng với người
đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó,
thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã
bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà
trọ.”
Khỏang
cách từ Nazareth đến Bethlehem là 80 dặm, và phương tiện di chuyển duy nhất thời
đó là đi bộ hay dùng các thú vật như bò lừa. Bethlehem rất lạnh vào mùa Đông vì
là một cánh đồng chỉ cách Jerusalem vài dặm và có rất nhiều các hang đá ẩn sâu
trong lòng đất, vẫn còn tồn tại tới hôm nay. Các hang đá này là chỗ lý tưởng
cho các người chăn chiên vì họ có thể giữ chiên trong đó an tòan và tránh lạnh
mà không cần chuồng.
3.2/
Thiên Thần loan Tin Mừng trọng đại cho các mục-đồng.
Mục-đồng
(Bedouins) vẫn còn tồn tại ở Do-Thái cho tới ngày nay. Họ không thích lối sống
thành phố hay cố định ở một chỗ; nhưng thích lang thang khắp đó đây theo đòan vật,
chỗ nào có cỏ và nước cho súc vật họ sẽ định cư tại đó. Họ bị các người Do-Thái
khác khinh thường vì bẩn thỉu và không thể giữ các nghi thức thanh tẩy trước
khi ăn.
Tại
sao các mục đồng được diễm phúc là những người đầu tiên biết Tin Mừng Giáng
Sinh của Hài Nhi Cứu Độ? Để trả lời, chúng ta cần hỏi câu hỏi ngược lại: Ai là
người sẽ dễ đón nhận Tin Mừng Giáng Sinh nhất trong hòan cảnh này?
Mối
Phúc thứ nhất: “Phúc cho những ai nghèo khó vì Nước Trời là của họ” sẽ giúp
chúng ta trả lời. Thiên Chúa chọn cho con mình giáng sinh trong hòan cảnh nghèo
khó, chứ không trong dinh thự giàu sang. Người muốn con mình cảm nhận thân phận
cùng cực của kiếp người. Vì sinh ra trong hòan cảnh nghèo hèn như thế, chỉ có
những người nghèo như các mục-đồng mới có thể nhận ra và cảm thông, vì Con Trẻ
cùng một hòan cảnh như họ. Hơn nữa, người nghèo khổ là người biết trông cậy vào
Thiên Chúa, chứ không cậy vào sức của họ; vì thế, dễ cho họ đón nhận Tin Mừng
Giáng Sinh hơn. Lời ca của muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi
khen Thiên Chúa rằng: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế
cho loài người Chúa thương" cũng củng cố cách cắt nghĩa này. Thiên Chúa
đóai thương và nhìn đến kẻ khó nghèo.
Tin
Mừng Giáng Sinh được Sứ thần loan báo cho các mục-đồng: "Anh em đừng sợ.
Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân:
Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David, Người là
Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một
trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thiên Chúa đã quá yêu thương nhân lọai. Chúng ta phải cảm nhận được tình yêu của
Thiên Chúa qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Mục đích của Mầu Nhiệm Nhập Thể là để gánh tội
lỗi và mang Ơn Cứu Độ cho con người. Không có Mầu Nhiệm Nhập Thể, con người sẽ
chết trong tội.
-
Món quà Giáng Sinh quí giá nhất Thiên Chúa ban cho chúng ta là chính Chúa
Giêsu; qua Người Con này, chúng ta sẽ không thiếu bất cứ ân huệ cần thiết nào của
cuộc sống. Chúng ta phải đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm sao cho
có và giữ được Chúa Giêsu trong cuộc đời.
-
Ơn Cứu Độ phải trở thành đích điểm cho cuộc sống. Chúng ta phải từ bỏ lối sống
vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính, và đạo đức ở
thế gian này.
-
Thiên Chúa là Chủ Tể của vũ trụ, mà lại chọn sinh ra trong cảnh khó nghèo để dạy
chúng ta một bài học: Sống đơn giản và nghèo khó làm chúng ta dễ dàng trông cậy
vào Thiên Chúa và nhận ra những nhu cầu của tha nhân hơn.
-
Mong sao cho Tin Mừng Giáng Sinh hôm nay giải thóat các gia đình chúng ta ra khỏi
vùng bóng tối sự chết, và đưa chúng ta vào miền ánh sáng, bình an, và hoan lạc.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
LỜI
CHÚA : HẠT GIỐNG NẢY MẦM :
Lc
2,1-14
A.
Hạt giống...
Những
điều thánh sử Luca muốn nói :
1.
Đức Giêsu là một nhân vật có thật trong lịch sử : Ngài sinh ra vào thời
hoàng đề Augustô ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số.
2.
Ngài sinh ra trong cảnh nghèo nàn túng thiếu : trong hang súc vật, nằm
trong máng cỏ, chung quanh Ngài ngoài Đức Maria và thánh Giuse chỉ có súc vật
và một số người chăn chiên.
3.
Nhưng Ngài chính là Con Thiên Chúa vinh quang, là Đức Kitô, là Đấng Cứu tinh (lời
các thiên sứ)
B....
nẩy mầm.
1.
“Anh em cứ dấu này mà nhận ra Ngài : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc
tả, nằm trong máng cỏ” (câu 12) : Văn thể truyền tin luôn cho một dấu chỉ.
Thông thường những dấu chỉ đều là những sự việc phi thường (x.1,18-20.36 :
cho Dacaria và cho Maria). Ở đây dấu chỉ rất tầm thường : một đứa bé quấn
trong khăn nằm trong máng cỏ. Có lẽ giá trị của nó chỉ là chứng minh cho những
người chăn chiên biết rằng đó là điều có thật chứ không phải là mơ. Thực ra
Luca sâu sắc hơn nhiều : sự nghèo nàn chính là đặc tính của Đức Giêsu.
Ngày nay cũng vậy, Chúa mời gọi chúng ta nhận ra Ngài qua dáng vẻ rất tầm thường
của những người nghèo hèn.
2.
Một vị quan lớn mở tiệc mời nhiều người đến dự. Tất cả các người được mời đều
ăn mặc sang trọng và dùng xe đi đến. Trong số ấy có một người khách già. Rủi
thay vì già yếu nên ông cụ này khi xuống xe đã trượt chân té vào vũng nước bùn.
Những khách khác thấy vậy cười nhạo ông. Xấu hổ và cảm thấy mình không xứng
đáng, ông quyết định quay về. Gia nhân nài nỉ cách mấy ông cũng không chịu ở lại
dự tiệc. Khi đó vị quan chủ tiệc bước ra sân, đi tới chỗ vũng nước đó, rồi cũng
cố tình té ngã vào vũng nước. Thế là quần áo của ông quan cũng dơ dáy y như cụ
già kia. Mọi người chung quanh chẳng ai dám cười nhạo nữa. Sau đó vị quan lớn cầm
tay ông cụ đưa vào phòng tiệc. Ông cụ chẳng còn lý do nào để chối từ nữa. (Góp
nhặt)
Việc
làm của vị quan lớn ấy thật không ai ngờ, nó giúp ta hiểu được phần nào sự bất
ngờ đến kinh ngạc của việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người.
3.
Nào ai tưởng tượng nổi mức độ nhập thể của Con Thiên Chúa :
-
Ngài không chỉ nhập thể bằng cách nhập vào một thể xác con người (như các vị thần
trong những chuyện thần thoại)
-
Mà còn mang thân phận người nghèo, hạng người thấp kém trong xã hội
-
lại còn mang thân phận tội nhân, hạng rốt cùng trong xã hội
-
Và thân phận một tử tội, hạng bị xã hội loài người muốn tiêu trừ.
Tóm
lại, Ngài đã xuống tới mức zero (kenose = trở thành hư không), để từ đó mang loài
người vươn lên : “Thiên Chúa xuống làm người để nâng loài người lên làm
Thiên Chúa”.
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
Gần
lễ Giáng sinh ta thường nghe nói : “Chúng ta không còn những lễ Giáng sinh ngày
xưa nữa, không còn bầu không khí của ngày ấy nữa”. Thậm chí một số người còn
nói : Lễ Giáng sinh càng qua mau càng tốt. Đối với tôi chẳng làm gì có lễ Giáng
sinh… Và như thế cũng chẳng sao cả. Vậy những lễ Giáng sinh của chúng ta về sau
này đã bị thay đổi nhiều ; chúng đã già đi nhiều, đã hao mòn, tàn héo đi.
Dĩ
nhiên những lễ Giáng sinh ấy là lễ Giáng sinh những năm xưa, nhưng nếu chúng ta
đã thay đổi như thế thì không phải do Thiên Chúa ; vì các ngày lễ Giáng sinh của
Thiên Chúa không hề thay đổi, không già đi, không bạc màu. Trái lại, lòng chúng
ta có thể già cỗi, tàn phai, hao mòn và chán chường. Và nếu những ngày lễ Giáng
sinh đã thay đổi đến như thế, chắc hẳn là vì lòng chúng ta đã thay đổi. Những
ngày lễ Giáng sinh của Thiên Chúa không thay đổi, ta phải xác tín như vậy.
Chúng không thay đổi vì Thiên Chúa không thay đổi, vì tình yêu của Ngài muôn
thuở và luôn luôn hiện đại, vì lòng âu yếm của Ngài đối với nhân loại không hề
thay đổi. Mỗi lễ Giáng sinh, khi Thiên Chúa đến sống với chúng ta, ở giữa chúng
ta và ban cho chúng ta Con Một Ngài, đều mang đến Tin Mừng, niềm vui và sự bình
an đã được ban cho nhân loại ngày lễ Giáng sinh đầu tiên tại Belem. Cùng một sứ
điệp – cùng một sức mạnh và tính năng động – được lặp lại từ lễ Giáng sinh này
đến lễ Giáng sinh khác.
Sứ
điệp ấy chính là Thiên Chúa đến ở với loài người để cho loài người được ở với
Ngài ; chính Thiên Chúa đi vào trong thế giới của chúng ta để chúng ta đi vào
thế giới của Ngài , chính Con Một của Thiên Chúa đến hiệp thông với cuộc sống
chúng ta để cho sự sống chúng ta được hiệp thông với sự sống của Ngài và sự sống
của Thiên Chúa, thân phụ Ngài. Sứ điệp ấy chính là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa,
mang lấy nhân tính của chúng ta để chúng ta mang lấy thiên tính của Ngài. Đó là
sứ điệp bao giờ cũng mới mẻ, cũng đẹp đẽ, cũng phấn khởi, cũng tuyệt vời, từ
năm này qua năm khác.
Sứ
điệp Giáng sinh không già cỗi, không hao mòn, ta hãy xác tín như vậy ! Hãy xác
tín rằng lễ Giáng sinh của Thiên Chúa không tàn phai ! Vậy nếu lễ Giáng sinh của
ta bây giờ không còn như trước kia nưã có lẽ bởi vì chúng ta không còn muốn… hoặc
không dám nghe sứ điệp chân chính của Giáng sinh… Giáng sinh mà Thiên Chúa đã
thực hiện, và sẽ kéo dài đến tận thế. Nếu những lễ Giáng sinh của chúng ta
không còn như trước kia nữa, cũng có lẽ bởi chúng ta không có hoặc không còn
can đảm đón nhận Đấng ban ý nghĩa cho lễ Giáng sinh : Hài nhi mang tên Giêsu,
Con Thiên Chúa và Con Đức Maria. Đón nhận một trẻ nhỏ không phải bao giờ cũng
là chuyện dễ dàng. Một trẻ thơ, nó quấy rầy. Nó bắt thay đổi những thói quen, bỏ
một số thói quen và có những thói quen mới.
Tôi
nghĩ rằng nơi đây chúng ta đụng đến lý do sâu xa của sự nhàm chán và già nua
nơi những lễ Giáng sinh của chúng ta. Quả thật làm sao sống niềm vui Giáng sinh
khi mình gắn bó với tiền bạc, trong lúc Giáng sinh là mầu nhiệm khó nghèo ? Làm
sao đón nhận lòng nhân từ và trìu mến của Giáng sinh khi nuôi dưỡng thù hận
trong lòng, khi từ chối yêu thương, tha thứ, khi chỉ chia sẻ cách dè sẻn những
gì mình sở hữu?... Trong lúc Giáng sinh loan báo tình thương, lòng nhân hậu và
mang món quà lớn nhất : Con Thiên Chúa được ban cho loài người !
Làm
sao có được niềm hân hoan của Giáng sinh… khi người ta vẫn khép kín nơi mình,
nơi những tiện nghi, danh tiếng của mình, mà không quan tâm đến bao người đàn
ông, đàn bà, những trẻ em đang đau khổ, khóc than, đói khát ? Tóm lại, làm sao
chúng ta có thể sống một lễ Giáng sinh an bình và vui vẻ sâu xa mà lại không chấp
nhận sự quấy rầy của Hài nhi yêu cầu được sinh ra nơi chúng ta, và cứ thờ ơ
lãnh đạm trước sứ điệp của Ngài ?
Phẩm
chất của lòng chúng ta sẽ tạo nên phẩm chất lễ Giáng sinh của chúng ta : Có lẽ
chúng ta hay quên điều này. Vậy thì chỉ có một lời chúc cho nhau thôi : Xin cho
lòng chúng ta ấm lại một chút, xin cho lòng chúng ta thành thật hướng về Thiên
Chúa và về Đấng mà Ngài sai đến với chúng ta… Xin cho lòng chúng ta biết xúc động
một chút trước tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta… lúc đó chúng ta sẽ sống
một cách khác lễ Giáng sinh năm nay. Và những lễ Giáng sinh mà Thiên Chúa đã thực
hiện… những Giáng sinh mang bình an và niềm vui sẽ lại trở thành của chúng ta bởi
vì chúng ta cho phép Con Thiên Chúa nhập thể nơi chúng ta.
GLPÂ LỄ ĐÊM GIÁNG SINH, NĂM B
Sách Ngôn Sứ Isaia 9:1-6; Thư Thánh Phaolô Tông Đồ
gửi Titô 2:14-11
và Phúc Âm Thánh Luca 2:1-14
và Phúc Âm Thánh Luca 2:1-14
I.
Giáo Huấn P.Â.:
Con Thiên
Chúa thật sự sinh làm con người như chúng ta: sinh ra trong một thời diểm lịch
sử nhất định, sinh ra trong trong một đất nước nhất định và sinh ra trong cảnh
nghèo hèn thiếu thốn.
Chúa Giáng Sinh ứng nghiệm với tất cả những gì đã được loan báo trong Cựu Ước: Thuộc dòng dõi Vua Davít, sinh bởi một trinh nữ và sinh ra tại Bêlem, thành Vua Davit.
Chúa Giáng Sinh ứng nghiệm với tất cả những gì đã được loan báo trong Cựu Ước: Thuộc dòng dõi Vua Davít, sinh bởi một trinh nữ và sinh ra tại Bêlem, thành Vua Davit.
Chúa Giáng Sinh trong thân phận của một hài nhi
nhỏ bé, nhưng là Đấng Cứu Thế là niềm vui cho toàn thể nhân loại.
II. Vấn
nạn P.Â.
Hoàng Đế
Rôma Augustô Cêsar (sinh năm 63 trước Công nguyên - chết năm 14
Sau Công Nguyên) : Hoàng đế đầu tiền của Đế Quốc Rôma từ 27 TCN đến
khi chết năm 14 sau Công Nguyên. Augustô trong tiếng Latin là Imperator Gaius Julius Caesar Augustus;
sinh ngày 23 tháng 9 năm 63 TCN – và chết ngày 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và tên Ông
được thêm là Gaius Julius Caesar Octavianus sau khi được chính thức kế vị
Julius Ceasar năm 27. Ông là hoàng đế đầu tiên thống lĩnh toàn La Mã
từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Gọi Ông là hoàng đế đầu tiên thống lĩnh toàn La Mã từ
năm 27 trước Công Nguyên, vì trước đó La Mã được chia ra trị bởi Tam Đầu Chế,
tức 3 vị vua , mỗi vua hùng cứ một vùng. Những vua nầy luôn luôn gây chiến với
nhau. Nên sau khi Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus thua trận, tam đầu chế tan rã và Augustô thống lĩnh toàn đấ
quốc.
Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại
tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay
là hòa bình của Augustus. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La
Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ
thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực. thiết lập lực
lượng Vệ binh Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Rome. Nhiều
thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành
tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14,
Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân
La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế
sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi
ông mất, con rể ông là Tiberius nối ngôi.
Phúc Âm Thánh Luca đêm Giáng Sinh tường thuật
rằng: “Thời ấy, hoàng đế Augustô, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên
hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời Ông Quirinô làm tổng
trấn xứ Xyria” Phúc Âm Thánh Luca được viết cho dân ngoại tòng giáo, nên Thánh
Sử muốn trình bày Con Thiên Chúa đầy nhân tính. Chúa Giêsu, con người lịch sử,
được sinh ra trong thời gian và không gian nhất định. Chúa cũng giống như chúng
ta: đựa sinh ra trong khoảng thời gian nào đó. Con người luôn gắn liền với lịch
sử, tức sự việc xảy ra theo ngày tháng. Thánh Luca xác định thời buổi Chúa sinh
ra dưới thời César-Augustô và Quirinô bấy giờ là Tổng trấn Syri. Sự việc đã xảy
vào lúc kiểm tra dân số. Chúa Giáng sinh tại Bêlem xứ Giuđêa. Chúa được sinh ra
trong đồng vắng vì hai ông bà Giuse và Maria không tìm được nơi nào trong quán
trọ, nên phải đặt Hài Nhi chỗ máng ăn của súc vật. Luca thật sự làm cho người
ta thấy Ðức Kitô thật là một người, đã sinh ra trong thời gian và không gian
nhất định và đã phải chấp nhận một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ai muốn kiểm chứng
cũng có thể làm được. Nên không một ai có thể phủ nhận bản tính loài người nơi
Ðức Kitô, và hết thảy chúng ta phải đón nhận Người như là một anh em trong số
loài người chúng ta.
Thánh Luca
không trong nhóm 12 tông đồ, làm sao biết về chuyện Giáng Sinh mà kể tường tận
như vậy? Hơn nữa chuyện kể Giáng Sinh của Luca không giống Matthêu mấy.Không phải trong nhóm 12 là biết chuyện Giáng
Sinh. Bằng chứng là chuyện Giáng Sinh chỉ có Matthêu và Luca kể. Matthêu trong
nhóm 12 còn Luca thì không. Hơn nữa hai người lại kể một chuyện mà có quá nhiều
điểm không giống nhau: Trong Phúc Âm Matthêu nói về việc thiên thần truyền tin
cho ông Giuse nhưng không nói đến truyền tin cho Đức Mẹ. Cũng như con Thiên
chúa được gọi là Emmanuel, chứ không đề cập đến tên Giêsu. Matthêu cũng không
nhắc đến vụ kiểm tra dân số. Matthêu tường thuật rằng Ông Giuse và bà Maria
sống ở Bêlem và có một căn nhà ở đó như trong Matt.2:11. Mátthêu nói sau khi
sinh hạ, các đạo sĩ đến thờ lạy Hài Nhi. Ông bà Giuse và Maria ở Bêlem cho tới
khi con trẻ Giêsu gần được hai tuổi như trong Matt. 2:16. Sau khi trốn sang Ai
Cập, các ngài không thể trở về là vì sợ người con của vua Hêrôđê. Các ngài đến
một thành gọi là Nagiarét như trong Matt. 2:22-23.
Đang khi trong Phúc Âm Luca nói về việc thiên
thần truyền tin cho Đức Mẹ mà không hề đề cập đến chuyện truyền tin cho Ông
Giuse. Theo Luca, Maria và Giuse sống ở Nagiarét và đến Bêlem chỉ vì việc kiểm
tra dân số như trong Luca 1:26; 2:4. Sau khi sinh hạ hài nhi ở đó, các mục đồng
là những người đến thờ lạy hài nhi. Sau đó hai Ông Bà về nguyên quán Nagiarét
và sống ở đó như trong Luca 2:39. Trong Luca không đề cập đến lưu lại ở Bêlem
hay cuộc thăm viếng của các đạo sĩ đến Giêrusalem và đến Bêlem, không nhắc đến
việc giết hại các trẻ thơ ở Bêlem hoặc cuộc đi trốn sang Ai Cập.
Như vậy chuyện kể Giáng Sinh không xây nền trên chuyện thực xảy ra như thế nào, nhưng là quan điểm thần học của mỗi tác giả Phúc Âm. Như chúng ta biết, Matthêu viết Phúc Âm cho người chánh gốc Do Thái, nặng truyền thống Cựu Ước. Nên Ông tường thuật chuyệbn Giáng Sinh đã được tiên báo trong Isaia từ ngàn năm trước, thí dụ chuyện Thánh Gia rời Ai Cập và về sống tại nadarét đã có tgrong sách Tiên Tri. Còn Phúc Âm Luca nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu: sinh ra trong thời điểm nào, ngoài đồng vắng, nghèo khổ và người nghèo đến thờ lạy.
Như vậy chuyện kể Giáng Sinh không xây nền trên chuyện thực xảy ra như thế nào, nhưng là quan điểm thần học của mỗi tác giả Phúc Âm. Như chúng ta biết, Matthêu viết Phúc Âm cho người chánh gốc Do Thái, nặng truyền thống Cựu Ước. Nên Ông tường thuật chuyệbn Giáng Sinh đã được tiên báo trong Isaia từ ngàn năm trước, thí dụ chuyện Thánh Gia rời Ai Cập và về sống tại nadarét đã có tgrong sách Tiên Tri. Còn Phúc Âm Luca nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu: sinh ra trong thời điểm nào, ngoài đồng vắng, nghèo khổ và người nghèo đến thờ lạy.
Chuyện Giáng Sinh là chuyện của Thánh Gia: Chúa
Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse…Nhưng chúng ta thấy trong Phúc Âm không nghe thấy
một lời nào từ Ông Giuse. Còn Đức Mẹ thì suy niệm và giữ lấy mọi chuyện trong
lòng. Rồi hai người, Ông Giuse và Đức Mẹ, không thấy có một trao đổi nào cả.
Chúa Giêsu còn là hài nhi, không thể biết chuyện gì xảy ra. Như vậy ai đã kể
lại chuyện Giáng Sinh cho các Thánh Sử?
Nhiều người cho rằng: Ông Giuse ít nói, chết sớm
thì chắc là không kể chuyện Giáng Sinh rồi. Vậy chỉ con Đức Mẹ. Nhưng cũng khó
có bằng chứng cho việc kể chuyện từ một người mà hai người viết chuyện lại khác
nhau. Nên chúng ta đễ đi đến kết luận nầy: Chuyện kể chỉ có phần nhỏ, còn
chuyện trình bày quan điểm thần học thì nhiều hơn. Nên câu chuyện tường thuật
theo cái nhìn giáo lý thần học của các thánh sử. Hơn nữa, thời các tông đồ và
Giáo Hội sơ khai, không có lễ Giáng Sinh, người ta chỉ tập trung vào lễ Hiển
Linh và Phục Sinh. Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng
ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Nên
họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế
kỷ thứ 4, người Kitô hữu mới bắt đầu ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi
năm một lần, trùng vào ngày người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt
trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày
25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Giêsu
giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một
ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Đến năm 312, Hoàng
đế La MãConstantine
I theo Kitô giáo, ra
lệnh hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn
mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng
Libêrô công bố ngày 25 tháng
12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Nên chúng ta có thể kết luận rằng: Không ai biết
Chúa Sinh ra vào ngày nào và câu chuyện Giáng Sinh tình tiết như thế nào. Nhưng
rồi tất cả đã làm thành tường thuật trong Kinh Thánh sau khi các tông đồ đã đi
khắp nơi rao giảng tin mừng và hệ thống hoá Giáo Lý thần học của các Ngài. Tất
cả chỉ nhằm trình bày chân lý: Chúa Giêsu là Con Thiên chúa, sinh xuống làm
người như chúng ta để đồng hành với chúng ta trong cuộc sống trần gian và mang
chúng ta về thiên đàng. Đó là lịch sử cứu độ mà Chúa Giêsu, Đấng cứu độ đã thực
hiện.
III. Thực hành P.Â.:
Chúa Giáng
Sinh cho nhân loại
Mỗi lần Giáng Sinh, có dịp làm hang đá, làm máng
cỏ, tôi nhờ đến Cha Yến Dòng Chúa Cứu Thế. Trước năm 1975 Ngài phục vụ Trung
Tâm Fatima địa phận Vĩnh Long. Hang đá ở Trung Tâm Fatima Vĩnh Long rất lớn và
rất đẹp, nhưng năm nào, vào ngày 25.12 là không có Chúa Hài Đồng trong máng cỏ.
Hang đá còn lại đủ mọi nhân vật theo truyền thống, chỉ trừ Hài Nhi Giêsu. “Chúa
đi thăm dân ngoại!” tờ giấy đặt trong màng cỏ thay cho giải thích tại sao không
có Chúa Hài Nhi trong máng cỏ.
Cha Yến mang Chúa Hài Nhi sang vùng đất của dân ngoại. Cha mang chúa đi thăm mọi người, cả Ông Đạo Dừa ở Cồn Phụng. Chúa sinh ra làm người cho nhân loại tức cho mọi người cả lương và giáo.
Cha Yến mang Chúa Hài Nhi sang vùng đất của dân ngoại. Cha mang chúa đi thăm mọi người, cả Ông Đạo Dừa ở Cồn Phụng. Chúa sinh ra làm người cho nhân loại tức cho mọi người cả lương và giáo.
Tinh thần truyền giáo mang Chúa đền cho muôn dân nầy thật cần được khích lệ và cỗ võ ngày nay, nhất là ở Việt Nam mình. Việt Nam mình, có những vùng toàn tòng, tức chỉ toàn người công giáo. Linh mục là Cha, là một vị lãnh đạo tối cao trong vùng. Nên người ta cũng gọi vùng nầy là vùng có đạo. Như vậy đạo công giáo bị khoanh vùng. Càng khoanh vùng, đạo càng không phát triển. Càng khoanh vùng, Chúa Giêsu vẫn là hài nhi nằm trong máng cỏ chứ không là Đấng Cứư Thế giáng sinh cứu đời.
Lm Phêrô Trần Thế Tuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét