28/04/2015
Thứ Ba sau Chúa Nhật IV
Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 11, 19-26
"Họ
cũng rao giảng Chúa Giêsu cho người Hy-lạp".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, vì cơn bách hại xảy ra nhân dịp Têphanô bị giết, có nhiều người
phải sống tản mác, họ đi đến Phênixê, Cyprô và Antiôkia, họ không rao giảng lời
Chúa cho một ai ngoài những người Do-thái. Nhưng một ít người trong họ quê ở
Cyprô và Xyrênê; khi đến Antiôkia, họ cũng rao giảng Chúa Giêsu cho người Hy-lạp
nữa. Và tay Chúa ở với họ; nên có đông người tin trở về với Chúa. Tin đó thấu
tai Hội Thánh Giêrusalem, nên người ta sai Barnaba đến Antiôkia. Khi đến nơi và
thấy việc ơn Chúa thực hiện, ông vui mừng và khuyên bảo mọi người hãy vững lòng
tin nơi Chúa; Barnaba vốn là người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin. Và có
đoàn người đông đảo tin theo Chúa. Vậy Barnaba đi Tarxê tìm Saolô. Gặp được rồi,
liền đưa Saolô về Antiôkia. Cả hai ở lại tại Hội Thánh đó trọn một năm, giảng dạy
cho quần chúng đông đảo; chính tại Antiôkia mà các môn đồ lần đầu tiên nhận tên
là Kitô hữu.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 86, 1-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Hỡi muôn dân,
hãy ngợi khen Chúa (Tv 116, 1a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Chúa yêu cơ sở Ngài thiết lập trên núi thánh; Ngài yêu cửa nhà Sion hơn mọi
cư xá nhà Giacóp. Hỡi thành trì của Thiên Chúa, thiên hạ đang nói những điều hiển
hách về ngươi. - Ðáp.
2)
Ta sẽ kể Rahab và Babel vào số người thờ phượng Ta, kìa Philitinh, Tyrô và dân
Êthiôpi: những người này đã sinh ra tại đó. Và thiên hạ sẽ nói về Sion rằng:
"Riêng từng người và hết mọi người đã sinh tại đó, chính Ðấng Tối Cao đã củng
cố thành này". - Ðáp.
3)
Chúa sẽ ghi chép vào sổ sách của chư dân rằng: "Những người này đã sinh ra
tại đó". Và khi ca vũ, người ta sẽ ca rằng: "Mọi nguồn vui thú của
tôi đều ở nơi ngươi". - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Chúa Kitô, Ðấng tác tạo mọi loài, đã sống lại và đã xót thương nhân
loại. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 10, 22-30
"Tôi
và Cha Tôi là một".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu
đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói:
"Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Ðức Kitô, thì
xin ông nói rõ cho chúng tôi biết". Chúa Giêsu đáp: "Tôi đã nói với
các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về
Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên
Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống
đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi
tay Tôi. Ðiều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có
thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Ta Và Cha Là Một
"Ta
ban cho chúng được sự sống đời đời, Ta ban cho những ai tin Ta có sự sống đời đời,
không ai cướp được chúng khỏi tay Ta. Ta và Cha là một" (Ga 10,28-30).
Ðây
là một thực tại cao cả nơi cuộc sống của những người tin vào Chúa, và Chúa
Giêsu muốn mạc khải cho những người Do Thái đến hỏi Chúa: "Ông để chúng
tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Ðức Kitô thì hãy nói trắng ra cho
chúng tôi biết" (Ga 10,24). Thánh Gioan đã đặt những lời mạc khải trên của
Chúa Giêsu về thực tại đời sống Ðức Tin của người Kitô hữu vào dịp lễ cung hiến
Ðền Thờ Giêrusalem, và như ta đã biết, cổng đền thờ là nơi các thầy thông luật
Do Thái đến để giải thích lề luật cho dân chúng, do đó Chúa Giêsu đến đây để giảng
dạy cho dân chúng. Nhưng hơn ai hết, Chúa Giêsu là một vị thầy hơn mọi vị thầy
thông luật của Israel thời đó, vì Con Thiên Chúa Lam Người đã hiện diện nơi đó
không những để giảng dạy lề luật, mà còn là Ðấng thay thế cho các bậc thầy vĩnh
viễn. Như lời Chúa đã phán: "Chúng con không có vị thầy nào khác vì Thầy
là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6).
Hơn
nữa, dịp tụ họp dân chúng nơi cổng Salomon ở đền thờ là dịp lễ cung hiến đền thờ
Giêrusalem. Lễ cung hiến đền thờ có ý nghĩa gì đối với người Do Thái? Thưa, đây
là một trong những lễ trọng của người Do Thái vì để ghi dấu đền thờ Giêrusalem
trước đó đã bị ô uế, bị xúc phạm, nay thánh hiến lại để bắt đầu trở lại sinh hoạt
tôn giáo. Lễ cung hiến đền thờ nhắc cho người dân nhớ lại sự phục hưng tôn giáo
được những sứ giả của Chúa là anh em Macabê thực hiện vào năm 146 trước Chúa
Giáng Sinh. Vào năm 170 đền thờ đã bị vua Syria làm ô uế, làm nơi dâng lễ vật
cho thần ngoại bang Hy Lạp vì thế mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa chân thật. Giờ
đây đền thờ cung hiến được lại là để nhắc nhớ lại khung cảnh tôn giáo và địa điểm
cung thánh giảng dạy là cổng Salomon.
Như
vậy, thánh Gioan muốn nhắc lại một cách kín đáo cho các độc giả của ngài về
chương trình hay những ý định sâu xa của Chúa Giêsu, đó là lúc Chúa Giêsu muốn
mạc khải sự thật về ơn cứu rỗi, hầu khai mạc một thời đại mới, thời đại phục
hưng tôn giáo dựa trên đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Khi
ấy ở Giêrusalem dịp cung hiến đền thờ bấy giờ là vào mùa đông, và Chúa Giêsu đã
đi đi lại lại ở cổng đền thờ Salomon. Sau những câu nhập đề mô tả khung cảnh
tôn giáo như vậy, thánh Gioan kể tiếp thắc mắc của người Do Thái, bấy giờ người
Do Thái vây quanh Chúa Giêsu và hỏi: "Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ
nữa, nếu ông là Ðức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết".
Thánh
Gioan thường dùng từ ngữ những người Do Thái để chỉ những kẻ không tin Chúa,
không những không tin mà còn có ý đồ xấu bắt bẻ lời Chúa và âm mưu làm hại Người.
Xem ra họ muốn tìm hiểu về Chúa nhưng thực sự là họ có ý đồ xấu, muốn nghe
chính Chúa nói mình là Con Thiên Chúa, là Ðấng Kitô để tố cáo Ngài. Nói phạm
thượng và tội phạm thượng là tội đáng bị xử tử theo luật Do Thái, họ muốn có bằng
cớ thêm để tố cáo "Ông này là người mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa"
(Ga 5,18). Ðó là lời tố cáo sau này được nói lên khi luận xử Chúa Giêsu trước
khi đóng đinh Ngài vào Thập Giá như chúng ta đã biết.
Chúa
Giêsu đã phơi trần âm mưu của họ: "Ta đã nói với anh em rồi mà anh em
không tin, vì các anh không phải là chiên Ta" (Ga 10,25-27). Lời nói và việc
làm của Chúa mà người Do Thái thấy tận mắt tai nghe từ khi Chúa Giêsu rao giảng
cho đến lúc này đã quá đủ mạc khải Ngài là ai rồi. Nếu những kẻ nghe và nhận thấy
Chúa Giêsu có một tâm hồn sẵn sàng, đó là tâm hồn yêu thương gắn bó với người
chủ chăn. Không có thái độ nội tâm sẵn sàng thì không có thái độ đón nhận Lời
Chúa mạc khải và cũng không tin nhận Ngài. Mà nếu không tin nhận Chúa làm sao
có được sự sống đời đời, làm sao gắn bó kết hợp mật thiết với Chúa được. Còn đối
với những kẻ tin nhận Chúa thì được một lời bảo đảm vô cùng quan trọng:
"Không ai có thể cướp khỏi Cha được" (Ga 10,29-30).
Sống
tin tưởng vào Chúa là một bảo đảm chắc chắn cho những ai yêu mến Ngài. Lạy
Chúa, xin cho con luôn kết hợp với Chúa trong mọi nơi, mọi lúc của cuộc đời.
Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần IV PS
Bài đọc: Acts 11:19-26; Jn
10:22-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ai thuộc về đoàn
chiên của Thiên Chúa nghe tiếng Chúa Giêsu.
Có
những tiếng nói hay tiếng cười đã quá quen thuộc khiến con người chẳng cần nhìn
cũng nhận ra người đang nói hay đang cười là ai. Chẳng hạn, khi Chúa Giêsu hiện
ra với Mary Magdala, Chúa chỉ cần gọi một tiếng ngắn ngủi: “Mary.” Bà nhận ra
ngay và kêu lên: “Lạy Thầy!” Trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa với con người
cũng thế. Vì Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh và các đức tính của
Ngài, con người theo tính tự nhiên dễ hướng chiều về sự thật, về yêu thương và
tha thứ, và nhất là về Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người.
Các
Bài Đọc hôm nay muốn nói lên mối liên hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.
Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật sự thành công trong việc rao giảng Tin Mừng
của các môn đệ Chúa: Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở
lại cùng Chúa; không chỉ những người Do-thái, mà còn rất nhiều Dân Ngoại. Chính
tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu tuyên bố với các đối phương của Ngài: "Chiên của tôi thì nghe
tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.
1.1/
Tin Mừng bắt đầu được loan truyền ra ngoài lãnh thổ của Do-thái: Sau cuộc bách hại
xảy ra nhân vụ ông Stephanô, các môn đệ phải tản mác đi đến tận miền Phoenicia,
đảo Cyprius và thành Antioch. Họ không rao giảng Lời Chúa cho ai ngoài người
Do-thái. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Cyprius và Cyrene; những người này,
khi đến Antioch, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giêsu cho
họ.
Điều
làm chúng ta ngạc nhiên là sự trở lại của rất nhiều người và trong nhiều trường
hợp rất ly kỳ, như sự trở lại của Phaolô, của viên Thái Giám người Ethiopia, và
của viên Đại Đội Trưởng người Roma. Trình thuật hôm nay cho chúng ta lý do
chính xác của các cuộc trở lại: "Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số
đông đã tin và trở lại cùng Chúa." Nói cách khác, những người này luôn
khao khát sự thật, khao khát được biết về Thiên Chúa, và khao khát được sống
muôn đời; nên khi họ nghe những lời các môn đệ của Chúa rao giảng Tin Mừng, họ
nhận ra ngay những khao khát của họ được đáp ứng, nên họ tuyên xưng đức tin và
chịu Phép Rửa.
1.2/
Chính tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu: Khi Hội Thánh tại
Jerusalem nghe tin nhiều người trở lại tại Antioch, họ cử ông Barnabas đi
Antioch để thành lập cộng đoàn tại đó. "Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa
như vậy, ông Barnabas mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa,
vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm một đám rất
đông theo Chúa." Tên của ông Barnabas có nghĩa "con của khuyên nhủ,"
vì ông được Chúa ban cho có biệt về "khuyên nhủ." Điều này cho ta thấy
người mục tử phải là người sống gần gũi với Thiên Chúa, trước khi có thể dẫn dắt
con người đến với Thiên Chúa. Nếu người mục tử không nghe được tiếng Thiên
Chúa, làm sao ông có thể giảng giải cho dân và khuyên nhủ họ đến với Ngài?
Sau
đó, ông Barnabas trẩy đi Tarsus tìm ông Phaolô. Khi tìm được rồi, ông đưa ông
Phaolô đến Antioch. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng
dạy cho rất nhiều người. Sứ vụ của hai ông tại Antioch khởi sự cho sứ vụ rao giảng
Tin Mừng đặc biệt cho Dân Ngoại. Chính tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ
được gọi là Kitô hữu. Danh xưng này có nghĩa là những người theo Đức Kitô. Để
theo Ngài, họ cần biết nghe và thực hành những gì Ngài giảng dạy, chứ không phải
chỉ là Kitô hữu trên danh nghĩa. Nói cách khác, họ là những môn đệ của Đức
Kitô, và có bổn phận phải họa lại cuộc đời của Ngài cho người khác thấy và tin
vào Ngài.
2/
Phúc Âm:
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.
2.1/
Người Do-thái thắc mắc về căn tính của Chúa Giêsu: "Khi ấy, ở
Jerusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa Đông. Đức
Giêsu đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Solomon. Người Do-thái vây
quanh Đức Giêsu và nói: "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến
bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết."
Ngày lễ Cung Hiến Đền Thờ cũng là ngày lễ hội ánh sáng (Hanukka) của người
Do-thái. Họ cử hành lễ để tôn vinh ánh sáng vì ngày trở nên ngắn và đêm tối trở
nên dài hơn (tháng 12). Ánh sáng và bóng tối có một ý nghĩa đặc biệt trong
Gioan.
Tại
sao cũng những lời rao giảng của Chúa Giêsu, mà có người tin vào Ngài, và có những
người không tin vào Ngài? Thái độ cần phải khiêm nhường khi đi tìm sự thực là
điều quan trọng, vì nếu đã hãnh diện biết rồi, còn cần gì phải đi tìm nữa! Khi
người Do-thái hỏi Chúa Giêsu câu hỏi như trên, họ không có ý nhiệt thành muốn
đi tìm sự thực; nhưng coi Chúa Giêsu như lý do làm họ phải nhức đầu, và họ
không muốn thay đổi lề lối suy nghĩ của họ. Với một thái độ như thế, làm sao họ
có thể học hỏi những gì Chúa Giêsu muốn mặc khải cho họ! Lý do khác làm họ cứng
lòng vì họ muốn ở trong bóng tối (Jn 3:19-20).
2.2/
Mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha, và với con người:
(1)
Liên hệ giữa Chúa Giêsu và con người: Chúa Giêsu thẳng thắn cho họ biết lý do tại
sao họ không nghe Ngài: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin.
Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng
các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. Chiên của tôi
thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống
đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi
tay tôi." Họ không tin Chúa Giêsu không phải vì không có các lý do chắc chắn
để tin; nhưng vì họ từ chối không chịu lắng nghe và suy nghĩ những gì Chúa
Giêsu đã nói và đã làm. Họ muốn thấy dấu lạ, Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ. Họ
muốn nghe lời chân lý, Chúa Giêsu đã mặc khải bao nhiêu sự thật của Thiên Chúa.
Nếu những người thiện chí muốn đi tìm sự thật, họ đã nhận ra Ngài đến từ Thiên
Chúa từ lâu rồi. Nhưng họ đã nhìn và đã nghe đến độ Chúa phải dùng lời tiên tri
Isaiah mà nói: "Chúng ra đui mù và lòng chúng ra chai đá, kẻo mắt chúng thấy
và lòng chúng hiểu được mà hoán cải, rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành" (Jn
12:40).
(2)
Liên hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha: Chúa nói: "Cha tôi, Đấng đã ban
chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa
Cha. Tôi và Chúa Cha là một."
Trong
Kế Hoạch Cứu Độ, con người được Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu bằng cách tạo cơ hội
để họ nghe Chúa Giêsu rao giảng; đồng thời ban Thánh Thần để họ nhận ra sự thật
và thúc đẩy họ tin vào Đức Kitô. Vì thế, cả hai: Chúa Cha và Chúa Con đều hoạt
động cho cùng một mục đích là để con người có thể tin vào Đức Kitô và được hưởng
cuộc sống muôn đời. Khi các tín hữu đã tin vào Đức Kitô, Ngài sẽ bảo vệ họ; nếu
họ trung thành nghe tiếng Ngài hướng dẫn, không một quyền lực nào có thể động đến
các tín hữu, và cuộc sống muôn đời là của họ (Jn 6:39-40).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta có bổn phận loan truyền Lời Chúa cho mọi người và cho mọi dân tộc trên
thế giới; vì tất cả được Thiên Chúa dựng nên và có khả năng để đón nhận sự thật.
-
Chúng ta là đoàn chiên của Đức Kitô, chúng ta phải biết lắng nghe để nhận ra tiếng
của Ngài, và theo sự hướng dẫn của Ngài, thì mới mong tránh được mọi nguy hiểm
trong cuộc đời.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
28/04/15 THỨ BA TUẦN 4 PS
Th. Lu-y Ghi-nhông đơ Mông-pho, linh mục
Ga 10,22-30
Th. Lu-y Ghi-nhông đơ Mông-pho, linh mục
Ga 10,22-30
Suy niệm: Mời bạn quan sát một ổ chim non mới nở: Giữa
muôn vàn tiếng động xung quanh, những chú chim non vẫn ngủ say trong tổ trong
khi chim mẹ bay đi tìm mồi. Nhưng khi chim mẹ bay về, miệng ngậm miếng mồi và
đậu nhẹ lên tổ, lũ chim non liền nháo nhác, miệng kêu “chíp chíp” liên hồi.
Những đôi mắt chưa mở, những cái miệng há rộng chờ chim mẹ mớm cho những miếng
ăn. Dù không thấy nhưng chúng biết chắc đó là mẹ chúng, chúng sẽ được ăn và
được an toàn. Hình ảnh những con chiên chủ chiên cũng như vậy. Chúng phân biệt
được tiếng chủ khác với tiếng người lạ. Chúng đi theo chủ chăn, vì chúng biết
rằng ở đó chúng được nuôi sống và được an toàn. Chúa Giê-su ví mình như người
chủ chăn đó; ai nghe và đi theo tiếng của Ngài thì được sống: được “sống dồi
dào” và “sống đời đời” (x. Ga 10,10; 6,58).
Mời Bạn: “Mỗi
người Ki-tô hữu, trong đó có con, đều được Chúa mời gọi nên thánh. Đừng sợ!
Thiên Chúa là Đấng Thánh vẫn luôn phù hộ và đỡ nâng con. Cứ bám chặt vào Ngài
chắc chắn con sẽ làm thánh” (Hồng Y Ph.X. Nguyễn Văn Thuận).
Chia sẻ: Điều
gì hiện nay đang làm cản trở bạn không “nghe” được tiếng của Chúa và “đi theo”
Ngài?
Sống Lời Chúa: Tôi
sẽ thưa với Chúa như thánh Phê-rô đã thưa: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với
ai, vì Thầy mới có lời ban sự sống” (Ga 6,68).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, giữa cuộc sống luôn bị lôi cuốn bởi những âm
thanh của công việc và trách nhiệm. Xin cho con biết lắng “nghe” được tiếng
Chúa và “làm theo” trong Sự Thật, Công Bằng và Tình yêu. Amen.
Không
ai cướp được chúng (28.4.2015 – Thứ Ba tuần 4 Phục Sinh)
SUY NIỆM
Có những kitô hữu theo đạo để mong tránh sóng gió
của cuộc đời.
Nhưng đã có lần con thuyền chở Đức Giêsu và môn đệ gặp bão lớn,
nước tràn vào khiến thuyền gần chìm, làm môn đệ hốt hoảng.
Theo Chúa đâu phải để tránh bão, nhưng để vượt qua cơn bão.
Theo Chúa đâu phải để khỏi bị cám dỗ, nhưng để thắng cơn cám dỗ.
Cuộc sống của người kitô hữu không tránh khỏi những khó khăn
mà những người không kitô hữu phải đối mặt mỗi ngày.
Hơn nữa, người kitô hữu còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Có những cơn bão ập đến bất ngờ chỉ vì họ là kitô hữu.
Nhưng đã có lần con thuyền chở Đức Giêsu và môn đệ gặp bão lớn,
nước tràn vào khiến thuyền gần chìm, làm môn đệ hốt hoảng.
Theo Chúa đâu phải để tránh bão, nhưng để vượt qua cơn bão.
Theo Chúa đâu phải để khỏi bị cám dỗ, nhưng để thắng cơn cám dỗ.
Cuộc sống của người kitô hữu không tránh khỏi những khó khăn
mà những người không kitô hữu phải đối mặt mỗi ngày.
Hơn nữa, người kitô hữu còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Có những cơn bão ập đến bất ngờ chỉ vì họ là kitô hữu.
Làm chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu
không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu.
Được ở trong ràn chiên của Chúa,
không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá.
Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10).
Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10).
Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ.
“Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12).
Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê,
nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy.
Chiên là điều quý giá đối với Ngài đến độ Ngài dám nói nhiều lần:
“Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (cc. 11.15.17.18.).
Và thực sự Ngài đã làm điều đó trên thập giá.
không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu.
Được ở trong ràn chiên của Chúa,
không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá.
Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10).
Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10).
Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ.
“Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12).
Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê,
nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy.
Chiên là điều quý giá đối với Ngài đến độ Ngài dám nói nhiều lần:
“Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (cc. 11.15.17.18.).
Và thực sự Ngài đã làm điều đó trên thập giá.
Rõ ràng bảo vệ đoàn chiên là chuyện mấy chẳng dễ
dàng.
Nếu Đức Giêsu, người mục tử nhân hậu mà bất khuất,
đã phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên,
thì hẳn cuộc chiến giằng co phải rất là ác liệt.
Kẻ thù của chiên chẳng phải là kẻ kém cỏi tầm thường.
Trong cuộc chiến để bảo vệ chiên, còn có sự hiện diện của Cha.
Chiên là của Cha và Cha đã giao chiên cho Đức Giêsu (c. 29).
Cha và Con cùng hợp tác để bảo vệ đoàn chiên,
không để ai cướp chiên ra khỏi vòng tay che chở của mình (cc. 28-29).
Cha và Con một lòng một ý trong nhiệm vụ này (c. 30).
Việc bảo vệ chiên còn kéo dài mãi đến tận thế.
Nếu Đức Giêsu, người mục tử nhân hậu mà bất khuất,
đã phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên,
thì hẳn cuộc chiến giằng co phải rất là ác liệt.
Kẻ thù của chiên chẳng phải là kẻ kém cỏi tầm thường.
Trong cuộc chiến để bảo vệ chiên, còn có sự hiện diện của Cha.
Chiên là của Cha và Cha đã giao chiên cho Đức Giêsu (c. 29).
Cha và Con cùng hợp tác để bảo vệ đoàn chiên,
không để ai cướp chiên ra khỏi vòng tay che chở của mình (cc. 28-29).
Cha và Con một lòng một ý trong nhiệm vụ này (c. 30).
Việc bảo vệ chiên còn kéo dài mãi đến tận thế.
Chúng ta làm gì để cộng tác với Chúa trong việc
bảo vệ mình khỏi sói dữ ?
Hãy tin vào Giêsu và nhận ra giọng nói của Giêsu để khỏi bị lừa.
Hãy theo sát sự dẫn đường của Giêsu, vị Mục tử đã chiến thắng cái chết.
Và hãy tin vào Chúa Cha, Đấng mạnh mẽ hơn tất cả (c. 29).
Hãy tin vào Giêsu và nhận ra giọng nói của Giêsu để khỏi bị lừa.
Hãy theo sát sự dẫn đường của Giêsu, vị Mục tử đã chiến thắng cái chết.
Và hãy tin vào Chúa Cha, Đấng mạnh mẽ hơn tất cả (c. 29).
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa GiêSu, vị tử đạo tuyệt vời
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng on ra khỏi trần gian
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó
Thế gian này vàng thau lẫn lộn
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa GiêSu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy nềim vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng on ra khỏi trần gian
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó
Thế gian này vàng thau lẫn lộn
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa GiêSu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy nềim vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28
THÁNG TƯ
Chúng
Ta Là Đàn chiên Do Ngài Dẫn Dắt
Vào
thời đại Thánh Kinh, người mục tử không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là một
người bảo vệ cẩn mật và chuyên chăm. Anh ta quan tâm tới sự sống của đàn chiên.
Anh ta dẫn đàn chiên tới những đồng cỏ và suối nước. Anh ta bảo vệ đàn chiên
cho khỏi những kẻ rình rập và thú dữ. Anh ta lo phòng tránh mọi mối nguy hiểm
cho đàn chiên.
Người
mục tử là một vị cứu tinh. Chiên có thể tín nhiệm vào anh ta với một tấm lòng
đơn sơ – như chúng ta ngày nay tín thác vào Chúa Kitô vậy – bởi vì anh ta cung
cấp cho chiên cuộc sống an toàn và phong phú. Thật dễ nhận ra nơi người mục tử
uy quyền của Thiên Chúa, Đấng là Thủ Lĩnh Tối Cao. Ngài trao ban sự tốt lành và
ân sủng, Ngài quan tâm tới con người và trở thành sự đỡ nâng vững chắc của con
người. Vâng, chúng ta thuộc về Ngài. Ngài đã dựng nên chúng ta. Chúng ta là dân
Ngài. Chúng ta là đàn chiên do Ngài dẫn dắt. Đức Kitô đã gọi các môn đệ Người
là “của tôi”, vì “Cha tôi … đã ban chúng cho tôi” (Ga 10,29).
Mỗi
tín hữu đều đã được Chúa Cha trao cho Chúa Con bằng một cách thế đặc biệt. Chúa
Con đã trở thành con người để đảm nhận lấy mối ưu tư của Chúa Cha đối với con
người: mối ưu tư của người mục tử đối với đàn chiên. Mối quan tâm của một người
mục tử có thể so sánh với sự quan phòng từ phụ của Thiên Chúa như được trình
bày trong Thánh Kinh. Sự quan phòng này trở thành một thực tại sống động đối với
chúng ta xuyên qua Chúa Con – là Đức Kitô.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
28- 4
Thánh
Phêrô Chanel, linh mục tử đạo.
Thánh
Luy Grignion Montfort, linh mục.
Cv
11, 19-26; Ga 10, 22-30.
LỜI
SUY NIỆM: “Chiên của tôi thi nghe tiếng tôi; tôi biết
chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng
phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.”
Tất
cả chúng ta đang nghe diễn từ về “Mục Tử Nhân Lành” của Chúa Giêsu. Người nói rất
rõ, những ai đang thuộc về Người, đều nghe và vâng phục tiếng Người truyền dạy.
Không những thế, Người còn biết rõ từng con người một, từng nhu cầu một, từng
hoàn cảnh một và Người luôn đồng hành, để bảo vệ, săn sóc, và nâng đỡ suốt cả
cuộc đời người ấy để khỏi phải bị diệt vong hay là bị kẻ dữ cướp mất.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúng con đang vui mừng vì đang là những con chiên của Chúa, đang
được Chúa ban cho sự sống, đang được Chúa bảo vệ và săn sóc. Xin cho mọi thành
viên trong gia đình chúng con luôn biết cảm tạ Chúa mọi ngày trong đời sống bằng
cầu nguyện và làm việc lành.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
28-04
Thánh
PHÊRÔ CHANEL
Linh
Mục (1803 - 1841)
Phêrô
Chanel sinh ngày 12 tháng 7 năm 1803 tại Cuet. Hồi nhỏ, Phêrô chăn chiên quanh
vùng Belley. Một linh mục chú ý tới Ngài, lo dạy dỗ và đưa Ngài vào chủng viện
Brou. Ngày 15 tháng 7 năm 1827 Ngài được thụ phong linh mục. Trước hết Ngài được
bổ nhiệm làm phó xứ Ambere, sau đó làm cha sở Crozet. Năm 1831, Ngài nhập Hội
dòng Maria và đi truyền giáo ở Ocenia.
Thánh
nhân tới đảo Futuna với cha Maria Niziep ở tại hòn đảo hoang vẫn còn tập tục ăn
thịt người này, Ngài đã dốc toàn lực mở mang nước Chúa. Một tu sĩ phụ tá luôn
sát cánh với Nhà truyền giáo đã kể lại như sau:
"Làm
việc dưới sức nóng nung của trong ánh sáng mặt trời, Ngài trở về nhà ướt đẫm mồ
hôi, đói khát, nhọc mệt, nhưng vẫn vui tươi nhanh nhẹn, tâm hồn sảng khoái như
vừa trở về từ một nơi hạnh phúc. Đây không phải chỉ có một lần mà dường như
ngày nào cũng vậy".
"Người
không từ chối người dân Futuna điều gì cả. Đối với những ai bắt bớ Ngài, Ngài
luôn tha thứ và không khước từ họ, dù cho họ có dốt nát hủ lậu đi nữa. Ngài
luôn hiền dịu đối với mọi người".
Thật
lạ lùng gì khi dân chúng gọi Ngài là "Người phúc hậu" chính Ngài đã
thường nói với các bạn : - Trong cuộc truyền giáo khó khăn thế này chúng ta phải
thánh thiện mới được.
Rao
giảng Chúa Kitô và Phúc âm, Ngài đã chỉ nhận được những kết quả nhỏ nhoi. Dầu vậy,
Ngài cũng xác quyết rằng: việc truyền giáo là việc của loài người và đồng thời
cũng là của Thiên Chúa nữa. Gương và lời Chúa đã nói: "Người lo gieo và
người khác sẽ gặt". Nên thánh nhân luôn nỗ lực rao giảng giáo lý Kitô giáo
và chống lại việc sùng bái của các thần dữ. Nhiệt tình của Ngài đã gây nên nhiều
ghen ghét đe dọa tới chính mạng sống Ngài.
Hôm
trước ngày qua đời thánh nhân còn nói: - Kitô giáo được gieo trồng trên đảo sẽ
không bị tiêu diệt với cái chết của tôi, vì đây không phải là việc của loài người
mà là của Thiên Chúa.
Ngày
28 tháng 4 năm 1241 thánh Phêrô bị sát hại. Nhưng ít lâu sau toàn thể dân đảo
Futuna đã trở lại đạo công giáo, đức tin từ Futuna lấn sang các đảo lân cận ở
Oceania và thánh Phêrô được tôn kính như một vị tử đạo tiên khởi.
(daminhvn.net)
28
Tháng Tư
Thắp Lên Ngọn Ðèn
Cũ
Trong
một cuộc phỏng vấn, Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã thuật lại một sự kiện như sau: Ở
Úc Châu có một người thổ dân Aborigines kia sống trong một hoàn cảnh thật thảm
thương. Ông cũng đã khá cao niên rồi, sống trong một túp lều xiêu vẹo. Khởi đầu
câu chuyện tôi nói với ông:
-
Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường ngủ cho ông. Ông ta trả lời một cách hững
hờ:
-
Tôi đã quen sống như vậy rồi.
-
Nhưng ông cũng cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Sau cùng
ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp nhà cửa lại cho ông. Trong khi quét dọn tôi thấy
một cái đèn cũ đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm và bồ hóng. Tôi hỏi ông:
-
Có bao giờ ông thắp đèn này chưa? Ông ta trả lời một cách cộc lốc:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã từ lâu không hề trông thấy một người nào cả. Tôi hỏi ông:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã từ lâu không hề trông thấy một người nào cả. Tôi hỏi ông:
-
Nếu như các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có vui lòng thắp đèn lên
không?
-
Dĩ nhiên rồi.
Từ
ngày đó các nữ tu quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Từ đó ông ta bắt đầu
thắp đèn và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước
khi chết ông nhờ các nữ tu ghé thăm nhắn tin cho tôi:
-
Xin nhắn với Mẹ Têrêxa, bạn tôi rằng, ngọn đèn mà Mẹ đã thắp lên trong đời tôi
vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ mọn, nhưng trong bóng tối cô đơn của
đời tôi, một tia sáng đã thắp lên và vẫn còn tiếp tục chiếu sáng mãi.
Chúng
ta đều cảm nghiệm được niềm vui sướng vì được yêu thương, được chính Chúa
thương yêu. Và chúng ta cũng hiểu được giới răn của Chúa: "Hãy thương yêu
nhau, như Thầy yêu thương các con".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét