03/09/2015
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
26 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Br 4, 5-12. 27-29
"Ðấng
đã giáng hoạ trên các con, chính Người sẽ đem lại cho các con sự vui mừng".
Trích
sách Tiên tri Ba-rúc.
Hỡi
dân Thiên Chúa, Israel đáng ghi nhớ, hãy vững lòng. Các ngươi bị bán cho dân
ngoại không phải để bị tiêu diệt, nhưng bởi các ngươi đã trêu chọc cơn thịnh nộ
Thiên Chúa, nên các ngươi bị trao phó cho quân thù. Vì chưng, các ngươi đã
khiêu khích Ðấng đã tạo thành các ngươi, là Thiên Chúa đời đời, các ngươi tế lễ
cho ma quỷ, chớ không phải cho Thiên Chúa. Các ngươi đã bỏ quên Thiên Chúa, Ðấng
đã nuôi dưỡng các ngươi, các ngươi đã làm phiền lòng vú nuôi các ngươi là
Giêrusalem.
Nó
đã chứng kiến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, giáng xuống trên các ngươi, và nói rằng:
"Hỡi những kẻ lân cận Sion, hãy nghe đây, vì Thiên Chúa đã đem đến cho ta
cơn khóc lóc cả thể: ta đã nhìn thấy dân ta, con trai, con gái bị lưu đày do Ðấng
Hằng Hữu trừng trị chúng. Ta đã vui mừng nuôi dưỡng chúng, nhưng ta đã khóc lóc
phiền muộn tiễn chúng ra đi. Không một ai hân hoan cùng ta là kẻ goá bụa và âu
sầu: tại tội lỗi con cái ta mà ta đã bị nhiều người lìa bỏ, vì chúng đã lánh xa
lề luật Thiên Chúa.
"Các
con ơi, hãy vững lòng, hãy kêu cầu cùng Chúa: vì Ðấng đã dẫn đưa các con, sẽ nhớ
đến các con. Như lòng các con đã làm cho các con lạc đàng xa Thiên Chúa, thì
khi ăn năn trở lại, các con sẽ tìm kiếm Người gấp mười lần. Vì Ðấng đã giáng hoạ
trên các con, chính Người sẽ đem lại cho các con sự vui mừng vĩnh cửu cùng với
ơn cứu độ".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 68, 33-35. 36-37
Ðáp: Chúa nghe những
người cơ khổ (c. 34a).
Xướng:
1) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các
bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ, và không chê bỏ con dân của
Người bị bắt cầm tù. Hãy ngợi khen Chúa, hỡi trời và đất, biển khơi và muôn vật
sống động bên trong! - Ðáp.
2)
Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion. Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, tại đây
người ta cư ngụ và chiếm quyền sở hữu. Con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng
đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 34
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để
con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 10, 17-24
"Các
con hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, bảy mươi hai ông trở về vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy
thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan
từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rết,
bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con.
Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con; nhưng hãy vui
mừng vì tên các con đã được ghi trên trời". Lúc đó, Chúa Giêsu đầy hoan lạc
trong Chúa Thánh Thần, Người nói: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng
Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều
này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế. -
Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự. Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha;
cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được
Chúa Con muốn tỏ cho biết". Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và
phán: "Hạnh phúc cho những con mắt được xem những điều các con xem thấy,
vì chưng, Thầy bảo các con: Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều
các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng
được nghe".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Niềm
Vui Ðích Thực
Chúa
Giêsu chọn 72 môn đệ và sai họ ra đi rao giảng Tin Mừng; họ gặp nhiều chống đối,
nhưng cũng gặt hái được nhiều thành công. Tin Mừng hôm nay thuật lại rằng sau một
thời gian ra đi rao giảng, các ông hớn hở trở về nói lên niềm vui của mình, vì
đã nhờ quyền năng của Chúa mà xua trừ được ma quỉ, nhưng Chúa Giêsu muốn cho
các ông thấy rằng Ngài đến là để giải phóng con người nô lệ và đưa họ tới tự do
đích thực.
Giải
phóng con người khỏi ách nô lệ và đưa con người vào tự do đích thực, đó là sứ mệnh
mà Giáo Hội tiếp tục thực thi trong thế giới này. Chúng ta có thể nhận ra sứ mệnh
ấy qua diễn văn Ðức Gioan Phaolô II đọc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào ngày
5/10/1995. Ðức Thánh Cha ghi nhận rằng con người càng ngày càng tìm kiếm tự do
và đây chính là điểm nổi bật của thời đại chúng ta. Sự tìm kiếm tự do ấy đặt nền
tảng trên các quyền phổ quát của con người. Chính vì phản ứng lại những hành vi
man rợ đối với phẩm giá con người, mà chỉ ba năm sau khi thành lập, Liên Hiệp
Quốc đã công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ðây là một gia sản chung của
nhân loại, nó bắt nguồn từ chính bản tính của con người, trong đó có phản ánh
những đòi hỏi khách quan và không thể hủy bỏ được của một luật luân lý phổ
quát.
Sống
theo những khát vọng cao thượng nhất của mình, con người có thể làm được những
điều xem ra vượt quá khả năng của nó. Ðó là sứ điệp chúng ta có thể đọc thấy
trong Tin Mừng hôm nay: các môn đệ ra đi với hai bàn tay trắng, họ không có một
khí giới nào khác ngoài sự siêu thoát và niềm tin vào quyền năng của Chúa
Giêsu. Vậy mà khi nói về những thành quả của họ, chính Chúa Giêsu đã thốt lên:
"Ta đã thấy Satan như tia chớp từ trời rơi xuống". Ðó chính là sức mạnh
của những người mà Chúa Giêsu gọi là những kẻ bé mọn.
Ngày
nay, người Kitô hữu cũng có thể thực hiện được những điều cả thể ấy nếu họ cũng
biết trang bị cho mình một niềm tin vào quyền năng của Chúa, nhất là nếu họ biết
sống theo những khát vọng cao thượng nhất của con người. Những khát vọng đó là
gì, nếu không phải là tự do, công bằng, bác ái, liên đới. Nếu họ thực sự sống
theo những khát vọng thâm sâu ấy và sống tín thác nơi Thiên Chúa ngay cả khi gặp
thất bại khổ đau, lúc đó họ mới có thể hưởng được niềm vui đích thực mà các môn
đệ Chúa Giêsu đã bày tỏ khi gặp lại Ngài.
Ước
gì mỗi người chúng ta luôn nếm được niềm vui đích thực ấy trong cuộc sống hằng
ngày.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 26 TN1
Bài đọc: Bar 4:5-12, 27-29; Lc
10:17-24.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy học hỏi nơi
Kinh Thánh để hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời.
Trong
vũ trụ có quá nhiều bí nhiệm: có những bí nhiệm con người cần phải học hỏi và cần
thời gian để nhận ra, như trái đất xoay chung quanh mặt trời, các định luật về
chuyển động của Newton; nhưng cũng có những mầu nhiệm con người không thể hiểu
nổi nếu Thiên Chúa không mặc khải, như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Ngôi Hai Cứu Chuộc,
hai bản thể của Đức Kitô... Khi con người không hiểu hay chưa hiểu, các mầu nhiệm
tự nó vẫn có trong vũ trụ; chứ không phải chỉ khi con người hiểu biết, các mầu
nhiệm mới bắt đầu có.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Trong Bài Đọc I, tiên-tri Baruch muốn con cái Israel hiểu biết về mầu nhiệm đau
khổ: khi Thiên Chúa để quân thù tiêu diệt quốc gia, phá hủy Đền Thờ, và mang
dân chúng lưu đày, không phải vì Ngài không thương dân, không phải vì Ngài
không có quyền để cứu dân; nhưng là để dân có cơ hội nhận ra tội lỗi của mình
và ăn năn trở lại với Thiên Chúa. Nếu không có đau khổ, con cái Israel sẽ không
nhận ra tình thương Thiên Chúa, sẽ sống xa Ngài, và sẽ phải chịu đau khổ đời đời.
Trong Phúc Âm, các môn đệ vui mừng khi thấy mình có uy quyền chữa lành và khuất
phục ma quỷ; Chúa Giêsu muốn hướng lòng các ông về mầu nhiệm Nước Trời. Các ông
nên vui mừng hơn vì các ông đã hiểu được mầu nhiệm Nước Trời, và tên các ông được
ghi trên trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Hãy cố gắng hiểu mầu nhiệm đau khổ trong cuộc đời.
1.1/
Tại sao con cái Israel bị lưu đày? Lưu đày là cơ hội cho con cái Israel nhận ra
hai điều:
(1)
Tội của họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa: Tiên-tri Baruch nêu rõ lý do của lưu
đày: "Các ngươi có bị trao cho quân thù âu cũng vì đã chọc giận Thiên
Chúa. Quả thật, khi tế lễ cho ma quỷ thay vì cho Thiên Chúa, các ngươi đã khiêu
khích Đấng tạo dựng nên mình." Thiên Chúa để những đau khổ xảy ra không phải
vì Ngài không yêu thương họ; nhưng để họ nhận ra những tội lỗi họ đã xúc phạm đến
Thiên Chúa. Tiên-tri Baruch cũng như các tiên-tri khác khuyên dân chúng để họ đừng
thất vọng, đánh mất niềm tin nơi Thiên Chúa; nhưng biết nhận ra tội lỗi và ăn
năn trở lại: ''Can đảm lên nào, hỡi dân Ta! Hỡi những kẻ mang danh Israel! Các
ngươi có bị bán cho dân ngoại, không phải là để bị diệt vong.''
(2)
Tình thương Thiên Chúa dành cho họ: Thiên Chúa sửa phạt dân chúng không phải vì
ghét bỏ họ; ngược lại, Ngài sửa dạy vì Ngài yêu thương họ. Tiên-tri Baruch ví
Thiên Chúa như một người Cha và Jerusalem như một người mẹ, phải đau khổ thế
nào khi phải sửa phạt con cái mình: ''Thiên Chúa vĩnh cửu, Đấng nuôi dưỡng các
ngươi, các ngươi đành quên lãng; còn Jerusalem, mẹ sinh thành các ngươi, các
ngươi làm cho mẹ phải buồn sầu; buồn vì chứng kiến cơn thịnh nộ của Thiên Chúa
giáng xuống trên đoàn con, và mẹ đã than thở: Hãy nghe đây, các thành lân cận của
Sion, Thiên Chúa đã giáng xuống trên tôi một nỗi buồn thê thảm.''
1.2/
Phải nỗ lực quay trở về với Thiên Chúa: Một khi con cái Israel đã nhận ra tội lỗi của họ, họ
cần phải quay về với tình yêu Thiên Chúa và với tình mẹ Jerusalem: ''Các con
ơi, can đảm lên nào! Hãy cứ kêu lên cùng Thiên Chúa, vì Đấng đã giáng hoạ sẽ lại
nhớ đến các con. Xưa các con chỉ nghĩ đến chuyện xa lìa Thiên Chúa, thì một khi
trở về, các con phải nỗ lực gấp mười mà tìm kiếm Chúa. Vì Đấng đã giáng hoạ xuống
các con, chính Người sẽ giải thoát mà ban cho các con niềm vui vĩnh cửu.'' Đau
khổ chỉ dành cho những đứa con chưa nhận ra tình yêu Thiên Chúa, tình yêu cha mẹ,
và tình yêu của những người chung quanh; một khi con người đã hiểu biết và sống
đúng mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân, đau khổ không còn cần thiết nữa.
2/
Phúc Âm:
Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mặc khải cho những người bé mọn.
2.1/
Vui mừng thực sự vì tên anh em đã được ghi trên trời: Nhóm Bảy Mươi (Hai)
trở về, tường thuật những gì họ đã thực hiện, và hớn hở nói với Chúa Giêsu:
"Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng
con."
Phản
ứng lạc quan và vui mừng của các môn đệ khi thành công là điều có thể hiểu được;
nhưng Chúa Giêsu cảnh cáo các ông phải đề phòng sự lạc quan này: "Thầy đã
thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền
năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực Kẻ Thù, mà chẳng có gì làm hại
được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em,
nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời."
Chúa
Giêsu chỉ rõ cho các ông thấy đâu là lý do chính của sự vui mừng, vì các ông được
bảo đảm phần rỗi linh hồn. Tự hào về những thành công theo cách thức thế gian rất
nguy hiểm, vì Satan có thể dùng tính tự hào này mà phá hủy công trình của Thiên
Chúa và kéo các ông xa Chúa.
2.2/
Mầu nhiệm Nước Trời chỉ được hiểu bởi những kẻ bé mọn: Trình thuật kể:
''Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói:
"Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín
không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho
những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó
mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không
ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải
cho.""
(1)
Bé mọn là điều kiện cần thiết để hiểu mầu nhiệm: Danh từ "bé mọn"
không chỉ được dùng để chỉ trẻ thơ, mà còn chỉ những người chưa có kinh nghiệm
nhiều trên đời. Khác với quan niệm của người thế gian cho rằng phải khôn ngoan
thông thái để hiểu biết những điều kỳ diệu trong trời đất; Chúa Giêsu đòi khán
giả của Ngài phải có lòng khiêm nhường, cởi mở, và theo sự hướng dẫn của Thánh
Thần để hiểu các mầu nhiệm. Một tâm hồn kiêu ngạo, khép kín, và chỉ tin nơi trí
tuệ của mình sẽ không thể hiểu được những mầu nhiệm của Thiên Chúa.
(2)
Người khôn ngoan thông thái không nhận ra: Nhiều người có thể dựa vào lời Chúa
Giêsu nói ở đây để biện hộ cho Thuyết Tiền Định; vì nếu Chúa giấu hay Chúa
không mặc khải, làm sao con người có thể biết được. Chúng ta biết đây chỉ là một
lối nói của người Do-thái, khi họ quy định mọi sự về cho Thiên Chúa. Chúa rao
giảng Tin Mừng là cho tất cả mọi người; nhưng không phải mọi khán giả đều hiểu
được những gì Chúa nói. Dụ ngôn Người Gieo Giống là một điển hình; nếu khán giả
không chịu dọn dẹp, chuẩn bị tinh thần đón nhận Lời Chúa, làm sao họ có thể hiểu
và sinh lợi ích được?
(3)
Không phải mọi người đều có cơ hội như các môn đệ: Rồi Đức Giêsu quay lại với
các môn đệ và bảo riêng: "Phúc thay mắt nào được thấy điều anh em thấy! Quả
vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều
anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không
được nghe." Các môn đệ được may mắn sống đồng thời với Chúa, nhưng chúng
ta cũng được may mắn nghe những gì các thánh ký tường thuật. Nếu Chúa cho nhiều,
Ngài cũng đòi lại nhiều.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để hiểu biết những mầu nhiệm trong trời đất.
Một thái độ kiêu hãnh sẽ ngăn cản chúng ta trong việc hiểu biết những mầu nhiệm
của Thiên Chúa.
-
Hiểu biết mầu nhiệm mới chỉ là bước đầu, chúng ta cần phải sống theo mầu nhiệm
mặc khải, chúng mới sinh lợi ích cho cuộc đời chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Lc 10, 17-24
1. Ghi nhớ: “ Nhóm Bảy Mươi Hai trở về
hớn hở nói: Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma qủy cũng phải khuất phục chúng
con ”. (Mt 10, 17)
2. Suy Niệm: Tin Mừng hôm nay thuật lại sự vui mừng hớn hở của Bảy mươi hai môn
đệ sau khi trở về từ một chuyến truyền giáo thành công rực rỡ. Chia sẻ niềm vui
với các ông nhưng Chúa Giêsu nhắc nhở các học trò của mình rằng: Đừng vui mừng
vì sự thành công của mình, cũng như đừng vui mừng vì ma quỷ khuất phục các ông
nhưng hãy vui mừng vì nước Thiên Chúa đang dược mở rộng và mình được ghi tên
làm công dân Nước Trời. Lời nhắc nhở này được Thánh Phanxicô Assisi thực hiện
một cách triệt để. Thánh Phanxicô Assisi mà chúng ta mừng kính hôm nay cả cuộc
đời thánh nhân dành tất cả để làm sáng danh Chúa. Dẫu chỉ bị người đời xem như
kẻ dại khờ, người ăn mày khố rách áo ôm, nhưng Phanxicô đã âm thầm hy sinh chịu
đựng, sẵn sàng bị khinh khi nhục mạ để làm sáng danh Chúa. Chúng ta đang tìm
kiếm điều gì? Vinh danh Chúa hay bản thân mình?
3.
Sống Lời Chúa: Nguyện cho danh Chúa được cả sáng
4. Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết đặt niềm tin cậy mến trọn vẹn vào
Chúa hơn là thú vui chóng qua ở đời này. Amen.
Hớn hở vui mừng
Giáo Hội hôm nay cần Mười Hai tông đồ, Nhưng cũng
rất cần Bảy Mươi Hai môn đệ đi tiền trạm cho Chúa Giêsu. Giáo Hội cần những
giáo dân được sai đi để xây dựng Nước Thiên Chúa.
Suy niệm:
Trong Tin Mừng Luca, Đức
Giêsu đã sai nhóm Mười Hai
đi rao giảng về Nước Thiên
Chúa và chữa lành bệnh tật (ch. 9).
Họ là những tông đồ thân
tín, sống gần gũi bên Thầy Giêsu.
Nhưng vì thấy lúa chín đầy
đồng, và thợ gặt thì ít,
Đức Giêsu lại sai thêm bảy
mươi hai môn đệ lên đường.
Đây là một số người khá đông
mà Đức Giêsu quy tụ được.
Chắc họ không luôn luôn ở
với Ngài và gần gũi như nhóm Mười Hai,
vì họ còn phải vất vả lo
chuyện gia đình, làm ăn,
nhưng họ vẫn được Ngài chỉ
định và trao phó nhiệm vụ đi tiền trạm.
Ngày trở về của nhóm Bảy
Mươi Hai là một ngày rất vui.
Họ thi nhau khoe với Thầy về
chuyện họ trừ được quỷ dữ,
Họ đã có kinh nghiệm về Tên
của Thầy mình.
“Nhân danh Thầy, cả ma quỷ
cũng phải lụy phục chúng con” (c. 17).
Những môn đệ bình thường bắt
đầu vui sướng nhận thấy
họ có thể dũng cảm đối đầu
với những mãnh lực đáng sợ
chỉ nhờ đặt nơi Thầy một
lòng tin phó thác đơn sơ.
Đúng là Xatan đã đến ngày
tàn khi Đức Giêsu xuất hiện (c. 18).
Nó bị sa xuống từ trời, và
nước của nó bị đổ nhào bởi Nước Thiên Chúa.
Trước niềm vui chiến thắng
của nhóm Bảy Mươi Hai,
Thầy Giêsu muốn nhắc họ về
một niềm vui khác, lớn hơn nhiều.
Đó là vui vì tên họ đã được
ghi trên trời (c. 20).
Khi Xatan bị tống khỏi trời,
thì các môn đệ có chỗ vững vàng ở đó.
Phúc cho họ vì được ơn có
tên trong sách sự sống (Pl 4,3).
Đây mới là hạnh phúc và niềm
vui đích thật.
Bài Tin Mừng hôm nay đầy ắp
niềm vui.
Niềm vui từ số đông môn đệ
tỏa lan sang Thầy Giêsu.
Vào ngay giờ ấy, Thầy cũng
bất ngờ cảm nếm niềm vui do Thánh Thần,
và môi Thầy bật lên lời cầu
nguyện tự phát.
Vừa thân thiết, vừa cung
kính, Thầy dâng Cha lời tạ ơn:
“Lạy Cha là Chúa Tể trời
đất, con xin ngợi khen Cha.”
Thầy Giêsu ngây ngất trước
những việc Cha làm cho các môn đệ.
Tuy chỉ là những kẻ bé mọn,
bình dân,
chẳng phải là những nhà khôn
ngoan thông thái,
nhưng họ lại được Cha mặc
khải những điều mầu nhiệm.
Cha đã vén mở cho họ tin
vàoThầy Giêsu là Con của Cha.
Họ có niềm tin mà những
người kiêu căng tự mãn không có được.
Thầy Giêsu khâm phục sự sắp
đặt kỳ diệu của Cha:
“Vâng, lạy Cha, vì đó là
điều đẹp ý Cha” (c. 21).
Chúng ta có quyền tin rằng,
vào giây phút cầu nguyện
linh thiêng này,
không phải chỉ các môn đệ và
Thầy Giêsu mới đầy ắp niềm vui.
Cả Chúa Cha trên trời cũng
vui, cùng với Chúa Thánh Thần.
Qua lời cầu nguyện, Thầy
Giêsu cho thấy Cha đang mặc khải cho môn đệ.
Và chính Thầy cũng đang mặc
khải về Cha cho họ.
Đây là giây phút Cha-Con mặc
khải về nhau.
Giáo Hội hôm nay cần Mười
Hai tông đồ,
Nhưng cũng rất cần Bảy Mươi
Hai môn đệ đi tiền trạm cho Chúa Giêsu.
Giáo Hội cần những giáo dân
được sai đi để xây dựng Nước Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
những hạt cải Chúa gieo vãi
cách đây hai ngàn năm
nay đã trở thành cây cao
cho chim trời rủ nhau trú
ngụ.
Nhúm men nhỏ bé được Chúa
vùi vào khối bột,
đã làm bột dậy lên,
để trở nên tấm bánh thơm
ngon cho thế giới.
Sau hai mươi thế kỷ,
các môn đệ Chúa không còn là
nhóm Mười Hai bé nhỏ.
Hôm nay, các kitô hữu chiếm
gần một phần ba,
người công giáo chiếm hơn
một phần sáu dân số thế giới.
Chúng con được mời gọi xây
dựng Nước Chúa trên trần gian,
cho đến khi tất cả mọi người
nhận biết và tin yêu Chúa.
Xin cho chúng con đừng mặc
cảm
vì người công giáo chỉ là
thiểu số trên quê hương Việt Nam,
nhưng xin cho chúng con mạnh
dạn làm chứng cho Chúa
trong việc xây dựng một xã
hội công bằng và huynh đệ.
Hôm nay chúng con phải tiếp
tục làm việc như Chúa,
gieo hạt giống để làm nên
những cánh rừng,
trở nên chất xúc tác để biến
đổi môi trường mình sống.
Và chúng con biết rằng sớm
muộn cũng sẽ thành công
vì tin Chúa vẫn cần cù làm
việc với chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
3
THÁNG MƯỜI
Khuôn
Mặt Nhân Loại Của Thiên Chúa
Thánh
Kinh đưa ra câu trả lời rất phong phú cho câu hỏi: “Con người là ai?” Chúng ta
tìm thấy câu trả lời này trong Sách Huấn Ca : “Đức Chúa tạo dựng con người từ
bùn đất, và Ngài tạo nên họ giống hình ảnh Ngài. Ngài cho họ sống đời tạm trên
trần gian và rồi lại trở về với đất bụi. Ngài ban tặng con người sức mạnh của
Ngài, Ngài trao cho họ quyền thống trị mọi sự trên mặt đất.” (Hc 17,1-3)
Ở
đây chúng ta có câu trả lời cho vấn nạn con người và định mệnh của họ. “Ngài tạo
nên con người giống hình ảnh Ngài”. Vì thế, theo cách diễn tả rất khéo của
thánh Gregory thành Nyssa (PG 44,446), con người là “khuôn mặt nhân loại của
Thiên Chúa”. Để hiểu biết đúng đắn về con người, chúng ta không bao giờ được
phép đánh mất quan điểm này của mạc khải Thánh Kinh; từ Sách Sáng Thế đến Sách
Khải Huyền, Thánh Kinh khai mở đầy đủ chiều kích đích thực của con người. Con
người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Và để cứu độ và giải phóng con
người khỏi tội lỗi, Thiên Chúa đã đi vào thân phận con người.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
03-10
Br
4, 5-12.27-29; Lc 10, 17-24.
LỜI
SUY NIỆM: “Quả thật, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều
ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy,
muốn nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe.”
Nhóm
Bảy Mươi Hai đã tin nhận quyền phép của Chúa Giêsu. Các ông đã ra đi và đã
thành công, các ông trở về với tất cả hân hoan vui sướng bên Chúa Giêsu, Chúa
Giêsu ghi nhận, Nhưng Người còn cho biết ngoài hân hoan vui sướng ấy, các ông
còn có một niềm vui lớn lao hơn đó là: “Hãy vui mừng vì tên anh em đã được
ghi trên trời.”. Điều này, cũng là một hồng ân đặc biệt Chúa đã dành để cho những
ai trở thành người môn đệ của Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, Ngôn sứ Ba-rút nói: “Can đảm lên nào, hỡi dân Ta! Hỡi những kẻ mang
danh Ít-ra-en!” Chúng con tạ ơn Chúa, đã cho chúng con được trở nên con cái của
Chúa trong phép Rửa Tội. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn
hãnh diện và vui sống với danh hiệu KiTô hữu của mình.
Mạnh
Phương
03
Tháng Mười
Báu Vật Cuối Cùng
Ngày
10 tháng 3 năm 1615, tại Glasgow bên Tô Cách Lan, một vị thừa sai lừng danh là
cha Ogilvie bước lên máy chém vì tội rao giảng Phúc Âm.
Trong
giây phút cuối đời, đứng trên đoạn đầu đài thấy hàng ngàn người đứng coi, muốn
để lại cho họ một kỷ niệm và một bảo đảm đức tin, vị tử đạo lấy ra vật cuối
cùng còn lại trong mình: đó là một cỗ tràng hạt... Ngài cố sức ném tràng chuỗi
vào giữa biển người. Tràng chuỗi đã rơi xuống trúng một ông hoàng xứ Hungary
đang trên đường chu du học hỏi, tình cờ ghé qua Glasgow.
Chuỗi
tràng hạt này đã bám riết ông khắp nơi, mãi đến ngày ông quyết định rời bỏ giáo
phái Calvin để quay trở lại với Công Giáo.
Những
mẩu chuyện trên đây không phải là ít trong lịch sử Giáo Hội. Việc sám hối luôn
gắn liền với kinh Mân Côi. Ðó là mệnh lệnh mà Mẹ Maria đã ban bố tại Fatima năm
1917: "Hãy năng lần hạt Mân Côi".
Thánh
Grêgoriô thành Nysse thường dùng thí dụ sau đây để nói về ảnh hưởng của kinh
Mân Côi trong đời sống Kitô của chúng ta: "Mỗi người chúng ta được ví như
một họa sĩ, linh hồn chúng ta là một khung vải còn nguyên vẹn, màu sắc được
dùng là các nhân đức Kitô giáo, hình ảnh phải họa theo là chính Chúa Giêsu
Kitô, hình ảnh sống động của Chúa Cha. Họa sĩ nào càng muốn hình ảnh họa lại được
giống hình mẫu, càng phải năng ngắm nhìn mẫu khi đặt bút vẽ".
Mẹ
Maria là mẫu gương của đời sống Kitô. Qua kinh Mân Côi, chúng ta chiêm ngắm các
biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nhờ ôn đi, đọc lại nhiều lần,
các biến cố đó sẽ thấm nhập tâm hồn chúng ta để dần dần biến chúng ta theo
khuôn mẫu của các Ngài.
Kinh
Mân Côi không những là hình thức đạo đức có tính cách cá nhân, nhưng còn là chất
keo nối kết mọi người trong gia đình lại với nhau. Còn hình ảnh nào được ghi đậm
trong tâm khảm chúng ta cho bằng những giờ kinh Mân Côi đọc chung trong gia
đình... Gần đây, người ta phát động việc đọc kinh Mân Côi trong gia đình với khẩu
hiệu: "Một gia đình cầu nguyện chung với nhau là một gia đình đứng vững".
"Nơi
nào có hai hay ba người ngồi lại với nhau vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ". Mà
nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó cũng sẽ có Tình Yêu. Vì Tình Yêu là chất men liên
kết mọi người trong gia đình lại với nhau.
Việc
cầu nguyện trong gia đình, nhất là với kinh Mân Côi, là yếu tố bảo đảm sự bền vững
của hôn nhân và khơi dậy ơn gọi trong gia đình.
Trong
tông huấn về việc tôn kính Mẹ Maria, Ðức Phaolô VI đã nhắn nhủ chúng ta như
sau: "Những điều kiện sinh sống đổi thay của ngày nay khiến việc hội họp
gia đình không được dễ dàng và dù khi sum họp được thì nhiều hoàn cảnh lại làm
cho cuộc họp mặt khó biến thành một dịp nguyện cầu. Các gia đình muốn sống trọn
vẹn ơn gọi và tinh thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp
lực cản trở gia đình không thể hội họp và cầu nguyện chung".
Tinh
thần đạo đức của các phần tử trong gia đình được thể hiện và tăng triển trong
những giờ cầu nguyện chung, gồm cả việc đọc kinh hay đọc sách Thánh, chia sẻ lời
Chúa, nhưng thuận lợi hơn cả đối với các gia đình Việt Nam đó là việc đọc kinh
Mân Côi. Cũng chính Ðức Cố Giáo Hoàng VI khuyên nhủ chúng ta: "Sau việc đọc
kinh Nhật Tụng thì việc đọc kinh Mân Côi được coi như một trong những kinh cầu
nguyện chung tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất mà gia đình Công Giáo được khuyến
khích đọc".
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét