Thượng Hội Đồng: các giám mục đang hoàn chỉnh
văn kiện cuối cùng
Vũ Văn An10/23/2015
Vũ Văn An10/23/2015
Hôm thứ Sáu, tức chỉ còn hai ngày trước khi Thượng Hội Đồng về Gia
Đình 2015 kết thúc, một số vị tham dự viên đã bày tỏ phản ứng của các ngài đối
với dự thảo văn kiện cuối cùng của Thượng Hội Đồng, một dự thảo đang được hoàn
chỉnh và sẽ được các nghị phụ bỏ phiếu vào hôm thứ Bẩy.
Tại cuộc họp báo sau buổi họp buổi sáng, Cha Federico Lombardi đã được sự tham gia của các Đức Hồng Y Peter Turkson của Ghana, Gérald Cyprien Lacroix của Quebec và Đức Tổng Giám Mục Lucas Van Looy của Ghent, Bỉ. Các vị giáo phẩm này đã nói về niềm hy vọng của các ngài đối với thành quả của 3 tuần lễ làm việc tại Thượng Hội Đồng.
Đức Hồng Y Turkson mô tả việc làm tại ủy ban soạn thảo là những ngày dài và những đêm không ngủ. Các vị trong ban này đang cố gắng tích hợp trên 1,350 đề nghị thay đổi tài liệu làm việc nguyên thủy do các nhóm nhỏ của Thượng Hội Đồng đệ nạp. Thêm vào đó, còn có trên 50 nhận định nữa tại Phòng Thượng Hội Đồng vào hôm thứ Sáu về các đề tài từ việc trích dẫn Thánh Kinh, việc đào tạo mục vụ tới các vấn đề chủ chốt về mối liên hệ giữa luật luân lý của Giáo Hội và quyền của cá nhân được theo lương tâm của họ.
Các ký giả muốn biết liệu có thể tích hợp nhiều quan điểm quá khác nhau như thế mà không hạ thấp nội dung của văn kiện cuối cùng hay không? Liệu thực chất cuộc thảo luận về các vấn đề chủ chốt có thực sự được phản ảnh, hay phải bị hy sinh để có được sự đồng thuận của mọi người hay không? Đức Hồng Y Lacroix nghĩ rằng văn kiện cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ không phải là một bản văn luật pháp thành thử nó không cần phải phản ảnh sự nhất trí nơi các nhà lãnh đạo của Giáo Hội. Trái lại, theo ngài, các dị biệt về ý kiến phản ảnh sự dấn thân lành mạnh đối với các vấn đề khó khăn được đem ra thảo luận.
Trong số đó có các vấn đề luôn luôn có là làm thế nào giúp các cặp ly dị và tái hôn được hội nhập vào đời sống Giáo Hội và làm thế nào tiếp cận với vấn đề đồng tính luyến ái, là những vấn đề mà một số các nghị phụ Thượng Hội Đồng cho là chưa được thảo luận thỏa đáng tại Thượng Hội Đồng này. Nhưng Đức Hồng Y Turkson thì cho là không phải thế. Ngài tiết lộ rằng trong nhóm nhỏ của ngài, một số giám mục và Hồng Y đã chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên đồng tính trong chính gia đình của các ngài. Đức Hồng Y cũng nhắc lại quan điểm của một tham dự viên khác người Ghana; vị này nói với các ký giả rằng các thái độ ở Phi Châu đối với vấn đề này đang thay đổi, nhanh hơn tại nhiều nơi khác trên thế giới.
Cả ba vị giáo phẩm đều nhấn mạnh tới trải nghiệm quan trọng về tính thượng hội đồng (synodality), như đã được phác thảo trong lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: cho phép các giám mục khắp thế giới được tự do nhiều hơn trong việc thi hành quyền lãnh đạo của các ngài, và nhờ thế, Đức Giáo Hoàng có thể thu lượm được sự phong phú của tài chuyên môn cũng như kinh nghiệm địa phương.
Đức Tổng Giám Mục Van Looy cho biết: một chữ chủ yếu khác của Thượng Hội Đồng này là tình âu yếm dịu dàng, loan báo một thái độ mới mẻ của Giáo Hội nhằm chấm dứt kết án và bắt đầu đồng hành với mọi người bất kể trong hoàn cảnh nào. Dù điều sinh tử là vẫn phải nâng đỡ các gia đình đang sống trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, nhưng Đức Hồng Y Lacroix nói rằng không hề có những điều như gia đình hoàn hảo, bởi thế Giáo Hội phải sống gần gũi với tất cả những ai mong chờ ơn thánh Chúa trong những lúc lao đao khốn khó.
Tại cuộc họp báo sau buổi họp buổi sáng, Cha Federico Lombardi đã được sự tham gia của các Đức Hồng Y Peter Turkson của Ghana, Gérald Cyprien Lacroix của Quebec và Đức Tổng Giám Mục Lucas Van Looy của Ghent, Bỉ. Các vị giáo phẩm này đã nói về niềm hy vọng của các ngài đối với thành quả của 3 tuần lễ làm việc tại Thượng Hội Đồng.
Đức Hồng Y Turkson mô tả việc làm tại ủy ban soạn thảo là những ngày dài và những đêm không ngủ. Các vị trong ban này đang cố gắng tích hợp trên 1,350 đề nghị thay đổi tài liệu làm việc nguyên thủy do các nhóm nhỏ của Thượng Hội Đồng đệ nạp. Thêm vào đó, còn có trên 50 nhận định nữa tại Phòng Thượng Hội Đồng vào hôm thứ Sáu về các đề tài từ việc trích dẫn Thánh Kinh, việc đào tạo mục vụ tới các vấn đề chủ chốt về mối liên hệ giữa luật luân lý của Giáo Hội và quyền của cá nhân được theo lương tâm của họ.
Các ký giả muốn biết liệu có thể tích hợp nhiều quan điểm quá khác nhau như thế mà không hạ thấp nội dung của văn kiện cuối cùng hay không? Liệu thực chất cuộc thảo luận về các vấn đề chủ chốt có thực sự được phản ảnh, hay phải bị hy sinh để có được sự đồng thuận của mọi người hay không? Đức Hồng Y Lacroix nghĩ rằng văn kiện cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ không phải là một bản văn luật pháp thành thử nó không cần phải phản ảnh sự nhất trí nơi các nhà lãnh đạo của Giáo Hội. Trái lại, theo ngài, các dị biệt về ý kiến phản ảnh sự dấn thân lành mạnh đối với các vấn đề khó khăn được đem ra thảo luận.
Trong số đó có các vấn đề luôn luôn có là làm thế nào giúp các cặp ly dị và tái hôn được hội nhập vào đời sống Giáo Hội và làm thế nào tiếp cận với vấn đề đồng tính luyến ái, là những vấn đề mà một số các nghị phụ Thượng Hội Đồng cho là chưa được thảo luận thỏa đáng tại Thượng Hội Đồng này. Nhưng Đức Hồng Y Turkson thì cho là không phải thế. Ngài tiết lộ rằng trong nhóm nhỏ của ngài, một số giám mục và Hồng Y đã chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên đồng tính trong chính gia đình của các ngài. Đức Hồng Y cũng nhắc lại quan điểm của một tham dự viên khác người Ghana; vị này nói với các ký giả rằng các thái độ ở Phi Châu đối với vấn đề này đang thay đổi, nhanh hơn tại nhiều nơi khác trên thế giới.
Cả ba vị giáo phẩm đều nhấn mạnh tới trải nghiệm quan trọng về tính thượng hội đồng (synodality), như đã được phác thảo trong lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: cho phép các giám mục khắp thế giới được tự do nhiều hơn trong việc thi hành quyền lãnh đạo của các ngài, và nhờ thế, Đức Giáo Hoàng có thể thu lượm được sự phong phú của tài chuyên môn cũng như kinh nghiệm địa phương.
Đức Tổng Giám Mục Van Looy cho biết: một chữ chủ yếu khác của Thượng Hội Đồng này là tình âu yếm dịu dàng, loan báo một thái độ mới mẻ của Giáo Hội nhằm chấm dứt kết án và bắt đầu đồng hành với mọi người bất kể trong hoàn cảnh nào. Dù điều sinh tử là vẫn phải nâng đỡ các gia đình đang sống trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, nhưng Đức Hồng Y Lacroix nói rằng không hề có những điều như gia đình hoàn hảo, bởi thế Giáo Hội phải sống gần gũi với tất cả những ai mong chờ ơn thánh Chúa trong những lúc lao đao khốn khó.
(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét