Mặt nổi và mặt chìm + GB. Bùi Tuần
Nhân
chuyến công du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Châu Mỹ.
1.
Trong những ngày cuối tháng 9 này,
thời sự quốc tế được nóng lên bởi một nhân
vật áo trắng. Đó là chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Châu Mỹ và Liên
Hiệp Quốc.
Đâu đâu Đức Phanxicô cũng gây ấn
tượng. Từng lời nói, từng việc làm, từng thái độ, từng cử chỉ của con người áo trắng dài cổ kính,
đến từ Vatican, đều gây thu
hút một cách lạ thường.
2.
Do đâu ngài được như vậy? Tôi tự hỏi
mình, rồi hỏi các thánh, và sau cùng tôi hỏi chính Chúa Giêsu.
Tôi không dám tin tôi, nhưng tôi tin
các thánh, nhất là tôi tuyệt đối tin ở Chúa Giêsu.
3.
Những trả lời mà tôi hết sức tin đã
cho tôi xác tín này: Sở dĩ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây được nhiều ảnh hưởng tốt cho các nơi Ngài thăm
vừa qua, là do sức sống nội tâm trong Ngài luôn bừng sáng chân lý và luôn rực
nóng tình yêu. Chân lý ấy và tình yêu ấy đến từ Thiên Chúa, qua cầu nguyện và
thánh giá. Nơi ngài có
một mặt chìm sâu đẹp đẽ, có một chân dung cực kỳ cao quý, thiêng liêng ẩn giấu
âm thầm.
4.
Trả lời vấn tắt trên đây đã và đang
giúp tôi rất nhiều trong việc làm chứng cho Chúa tại Việt Nam hôm nay.
Tình hình tại quê hương tôi lúc này
là rất phức tạp. Tinh thần thực dụng, tinh thần hưởng thụ, tinh thần tự do ích
kỷ đang phát triển mạnh khắp nơi. Riêng trong đạo, lại thêm tinh thần tục hoá,
tinh thần tự mãn, tinh thần háo thắng, tinh thần phô trương, tinh thần chủ quan
chỉ lo cái vỏ đạo đức bề ngoài.
5.
Trước một tình hình hỗn loạn như
thế, Chúa dạy tôi “Hãy ở
lại trong tình yêu của thầy” (Ga
15, 9).
Tôi ở lại trong tình yêu Chúa Giêsu
không phải chỉ bằng lý thuyết, mà nhất là bằng hai việc này.
6.
Việc thứ nhất là cầu nguyện.
Cầu nguyện tốt không phải do số
lượng, mà do phẩm chất. Tức là cầu nguyện với tâm hồn thinh lặng, nơi mà Chúa
Cha thấu suốt mọi sự trong kín đáo. Cầu nguyện như thế là nhờ Chúa Thánh Thần,
luôn biết mở lòng ra về phía Chúa và để phục vụ người khác, chứ không phải là
đóng cửa lòng mình lại, để chỉ lo cho mình. Cầu nguyện như thế là gặp gỡ Chúa
Giêsu, là đón nhận Người, là bước theo Người.
7.
Việc thứ hai là thánh giá.
Chúa phán: “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ
mình, vác thánh giá mình mà theo Thầy” (Lc 9, 23).
Thánh giá ở đây được hiểu là tất cả
những thử thách của tôi và của những người thuộc về tôi. Tôi gặp các thứ thánh
giá đó hằng ngày. Vác thánh giá như thế là với thánh giá tôi trở thành của lễ
tình yêu cứu độ. Tôi ôm Chúa Giêsu, tức là cũng ôm luôn thánh giá của Người.
Thánh giá ấy có thể làm cho tôi phải mất đi rất nhiều của cải tạm bợ thế gian,
nhưng sẽ lại cho tôi tìm được hạnh phúc vô cùng mãi mãi. Vác thánh giá với tình
yêu và với đức tin.
8.
Hai việc đạo đức, mà tôi chỉ nhắc
đến sơ qua ở trên, vẫn được tôi thực hiện. Nhưng thú thực là chưa được tốt. Vì
thế tôi luôn nói với mình là: Hãy
bắt đầu lại.
9.
“Hãy bắt đầu lại”, Đối với tôi, là hãy thêm tin tưởng thánh giá là một mối lợi,
cầu nguyện cũng là một mối lợi.
Mẹ Maria đã tin tưởng như thế. Và Mẹ
đã tạ ơn Chúa đã ban cho Mẹ những ơn lạ lùng nhờ cầu nguyện và thánh giá.
Các vị thánh, mà tôi được phúc quen
thân, như thánh Têrêsa thành Lisieux, thánh Phanxicô khó khăn, thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II, người tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, tất cả đều đã khuyên tôi về cầu nguyện và
thánh giá. Nhờ vậy, bất cứ việc rất nhỏ nào, nếu mang dấu ấn cầu nguyện và
thánh giá, đều có giá trị về tình yêu cứu độ.
10.
Mục vụ của tôi có phát xuất từ nội
tâm dồi dào sự sống của Chúa do cầu nguyện và thánh giá không?
Truyền giáo của tôi có những mặt
nổi, nhưng có mang mặt chìm là của lễ tình yêu do cầu nguyện và thánh giá
không?
Tôi sẽ dễ tự lừa dối mình và lừa dối
người khác bằng những nguỵ biện đạo đức. Nhưng sự thực sẽ được phơi bày, khi
tôi ra trước mặt Chúa. Ngày đó rồi sẽ tới. Đối với tôi, ngày đó đang tới gần.
Tôi thấy trước, kẻo sẽ quá muộn.
11.
Tôi thấy tại Việt Nam hôm nay, sự
hiện diện của người công giáo là khá phổ biến, nhưng chỉ có sự hiện diện là chứng nhân,
mới sinh được hoa trái tốt. Một sự hiện diện không là chứng nhân, không những
không sinh hoa quả tốt, mà nhiều khi còn rất nguy hiểm cho truyền giáo.
Chúng ta sẽ là những chứng nhân tốt,
nếu chúng ta không những có đủ nhân cách khiến chúng ta trở thành con người dễ
thương và lôi cuốn. Nhưng căn bản phải có, chính là sự sống của Chúa trong ta. Sự
sống của Chúa trong ta chính là những giá trị thiêng liêng do Chúa chia sẻ cho
ta, để ta làm tốt việc bổn phận chính yếu của ta, chuyển tải được tình yêu Chúa
cho những người xa gần, sẵn sang cho mọi bất ngờ.
12.
Nhờ vậy, đời sống của ta sẽ toả ra
chiều kích thiêng liêng. Nó cho đi một cách nhưng không. Người ta có quyền đón
nhận và cũng có quyền từ bỏ. Nó không tự biện luận cho mình. Nó chỉ là bài ca
ngợi khen Chúa giữa cuộc đời ồn ào hiện nay.
13.
Đức Thánh Cha Phanxicô là một bài ca ngợi khen Chúa. Ngài không thúc giục ai hãy theo
Ngài và theo công giáo, Ngài chỉ là một sự tự do biết chọn lựa một nội tâm sâu
sắc. Đời Ngài là một tác phẩm
tuyệt vời liên tục được Chúa tình yêu tác tạo. Ngài có một hình dung chìm
có Chúa ngự. Hình dung chìm ấy phản chiếu Nước Thiên Chúa là ân sủng, bình an,
công lý và tình thương.
Long Xuyên,
ngày 30.9.2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét