Trang

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

21-11-2017 : THỨ BA - TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN - ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ - Lễ Nhớ

21/11/2017
Thứ ba tuần 33 thường niên
Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ.
Lễ nhớ

* Vượt lên trên nhng câu chuyn c kính thut li vic Đc Trinh N Maria dâng mình vào Đn Th, Hi Thánh Đông Phương và Tây Phương ngày nay đu kính nh biến c Đc Trinh N Vô Nhim Nguyên Ti dâng mình cho Chúa t lúc còn u thơ. Mi Kitô hu có th nhn thy nơi Đc Maria “đy ân sng” gương mu cho đi sng hiến dâng.

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Mcb 6, 18-31
"Tôi sẽ để lại một tấm gương cao đẹp, nếu tôi tự ý và anh dũng chết cho các lề luật đáng kính và thánh thiện của chúng tôi".
Trích sách Macabê quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, Êlêazarô, một người trong hàng Luật sĩ vị vọng, ông đã có tuổi và diện mạo oai phong, ông bị người ta cạy miệng bắt phải ăn thịt heo. Nhưng ông thà chết vinh còn hơn sống nhục, nên ông tự ý ra pháp trường. Hiểu rằng ông phải xử trí như thế nào, ông nhẫn nại chịu đựng, khẳng khái không ăn đồ cấm vì ham sống. Các bạn cố tri đứng đó cảm thương ông, gọi lén ông ra khuyên ông xin người ta đem cho ông các thứ thịt ông có phép dùng, rồi ông chỉ giả vờ ăn thịt cúng như nhà vua đã truyền; làm như thế ông sẽ thoát chết; và do tình bạn cố tri, họ đã tỏ lòng nhân đạo như vậy đối với ông. Nhưng nghĩ đến địa vị bậc lão thành, mái tóc bạc khả kính, cách ăn ở tốt đẹp từ thời niên thiếu, mà nhất là sống xứng với lề luật thánh mà chính Thiên Chúa đã lập, ông liền trả lời, bảo họ rằng ông sẵn sàng chịu chết. Ông nói:
"Vì ở tuổi chúng tôi không nên giả vờ, kẻo nhiều thanh niên tưởng rằng Êlêazarô đã chín mươi tuổi đầu mà còn theo lối sống của dân ngoại. Rồi vì sự giả vờ của tôi để sống thêm một ít lâu nữa, tôi sẽ làm cho chính họ cũng lầm lạc, và vì thế, tôi sẽ chuốc lấy nhơ nhớp và ố danh cho tuổi già của tôi. Mà dầu tôi có thoát khỏi hình phạt của loài người, thì dầu sống dầu chết, tôi sẽ không thoát khỏi bàn tay của Thiên Chúa toàn năng. Bởi thế, nếu giờ đây tôi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già của tôi; tôi sẽ để lại cho các thiếu niên một tấm gương cao đẹp, nếu tôi tự ý và anh dũng chết cho các lề luật đáng kính và thánh thiện của chúng tôi".
Nói đoạn ông liền bị điệu đến pháp trường. Các người áp giải ông đổi lòng thiện cảm họ có đối với ông trước kia thành ác cảm, vì các lời ông vừa nói mà họ cho là điên khùng. Khi sắp chết vì đòn vọt, ông thều thào trong hơi thở cuối cùng: "Lạy Chúa là Ðấng thông minh chí thánh, Chúa cũng thấu rõ là con có thể thoát chết, nhưng con xin chịu đòn vọt đau đớn trong thân xác con, với niềm vui trong lòng vì kính sợ Chúa". Và như thế ông từ giã cuộc đời, để lại không những cho các thanh niên mà còn cho toàn dân một tấm gương anh dũng và một lưu niệm đạo đức.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 3, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Chúa đã nâng đỡ tôi (c. 6b).
Xướng: 1) Thân lạy Chúa, nhiều thay người bách hại con, nhiều thay người nổi dậy chống con! Về con, nhiều kẻ thốt ra lời: "Hết trông hắn được Chúa Trời cứu độ". - Ðáp.
2) Nhưng lạy Chúa, Chúa là thuẫn hộ thân con, là vinh quang con, Chúa cho con ngẩng đầu lên. - Tôi lên tiếng kêu cầu Chúa, và Chúa đã nghe tôi từ núi thánh của Ngài. - Ðáp.
3) Tôi nằm xuống và đã ngủ ngon, rồi thức khoẻ vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi không kinh hãi ức triệu người ở chung quanh đồn trú hại tôi. - Ðáp.

Alleluia: Lc 21, 28
Alleluia, alleluia! - Các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 19, 1-10
"Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điều gì đã hư mất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành, thì kìa, có một người tên là Giakêu, ông thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có. Ông tìm cách để nhìn xem Chúa Giêsu là người thế nào, nhưng không thể được, vì người ta đông quá, mà ông lại thấp bé. Vậy ông chạy lên trước, trèo lên một cây sung để nhìn xem Người, vì Người sắp đi ngang qua đó. Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: "Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Ông vội vàng trụt xuống và vui vẻ đón tiếp Người. Mọi người thấy vậy, liền lẩm bẩm rằng: "Ông này lại đến trọ nhà một người tội lỗi". Ông Giakêu đứng lên thưa cùng Chúa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn". Chúa Giêsu bảo ông ấy rằng: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ, bởi người này cũng là con cái Abraham. Vì chưng, Con Người đến tìm kiếm và cứu chữa điễu gì đã hư mất".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Thủ lãnh người thu thuế
Gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô luôn luôn là một biến cố hồng phúc cho con người, nếu người đó không lo sợ hay tránh né cuộc gặp gỡ này với những lý do này, lý do nọ. Hôm qua, chúng ta cùng nhau suy niệm về thái độ khiêm tốn của anh mù ăn xin bên vệ đường gần thành Giêrikhô, nhưng vội vàng nắm lấy vận may khi nghe biết Chúa Giêsu đi ngang qua và chân thành cầu xin: "Lạy con vua Ðavít, xin thương xót con. Xin cho con được nhìn thấy". Và anh đã được nhìn thấy ơn lành của Chúa và ca tụng Ngài.
Hôm nay, Giáo Hội trình bày cho chúng ta một cuộc gặp gỡ khác nữa, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Dakêu, người thu thuế. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho ông Dakêu ơn ăn năn trở lại và sự an vui trong tâm hồn mà ông hằng mong ước.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Dakêu, chúng ta thấy có hai thái độ:
- Thái độ của những kẻ tự cho mình là công chính mà khinh dễ kẻ khác, không muốn cho kẻ khác gặp được Chúa, được ơn lành của Ngài và ăn năn trở lại. Ðó là thái độ mà chúng ta nhìn thấy nơi những kẻ lẩm bẩm trách Chúa đến trú ngụ và chia sẻ tình thân với ông Dakêu qua bữa tiệc: "ông này trú ngụ tại nhà người tội lỗi và là tội lỗi nặng, đã bị cộng đồng chối từ loại bỏ". Thái độ của họ cũng giống như thái độ của những người ngăn trở không cho anh mù ăn xin bên vệ đường đến gặp Chúa Giêsu. Họ ngăn cản anh, bảo anh hãy im đi. Liệu chúng ta có có thái độ giống như vậy hay không?
Chúng ta có thể tự phụ mình là người công chính mà khinh dể anh chị em chung quanh. Xét đoán anh chị em là kẻ tội lỗi và không đáng gặp Chúa Giêsu, không đáng lãnh nhận ơn lành Ngài ban, không đáng được thông cảm để trở về với Chúa và canh tân đời sống tốt đẹp hơn. Chúng ta có thái độ tự phụ như vậy không? Không ai xấu xa mãi mãi đến độ không đáng hưởng nhận lòng nhân từ và sự tha thứ của Chúa.
- Thái độ thứ hai là thái độ của ông Dakêu, người thu thuế trưởng và giàu có. Hai chi tiết này không nhằm mô tả địa vị xã hội của ông, mà mô tả tình trạng tinh thần của ông. Người thu thuế là kẻ tội lỗi công khai, tội phản bội quê hương, tội cộng tác với ngoại bang đế quốc Rôma thống trị và tội gian lận tham nhũng tiền thuế, vì người thu thuế có quyền do người Rôma thống trị ban cho là thu thuế cao mà chỉ góp cho chính quyền Rôma theo mức qui định thấp hơn để có thể có lợi cho mình. Ông Dakêu là người thu thuế trưởng và giàu có. Sự giầu có chứng minh là ông đã có hành vi bất chính để làm giàu, đó là thu nhiều nộp ít để làm giàu. Ðối với người đồng hương của ông, hay những kẻ tự phụ cho mình là người công chính mà khinh dễ kẻ khác, ông Dakêu là con người tội lỗi, và tội của ông ta không thể tha thứ được nữa.
Nhưng đối với Chúa Giêsu, Ngài vốn đến là để cứu chữa những gì đã hư mất, thì ông Dakêu lại là nơi để thể hiện tình thương nhân từ của Ngài. Nơi con người tội lỗi Dakêu, còn có một khát vọng hướng về Chúa. Ông chỉ mong ước được nhìn xem Chúa đi qua. Ðây là yếu tố căn bản mà Chúa thi ân cho con người. Từ khao khát gặp được Chúa đến việc ăn năn trở lại, không có khoảng cách không vượt qua được. Chúa Giêsu có thể vượt qua được khoảng cách này một khi con người có sẵn thái độ chờ mong Ngài đến. Thái độ của ông Dakêu có thể khuyến khích chúng ta trên con đường trở về với Chúa. Ông Dakêu đã thể hiện sự trở lại của mình bằng hành động cụ thể, phân phối một nửa của cải cho anh chị em để thể hiện tình liên đới bác ái và đền bù gấp bốn những thiệt hại đã gây ra. Liệu chúng ta có can đảm như vậy hay không?
Lạy Chúa,
Chúng con đã nhiều lần dốc lòng với Chúa sẽ làm điều này, làm việc kia để chứng tỏ đã được trở về với Chúa. Nhưng có thể chúng con không can đảm, không nghiêm chỉnh đủ để làm như ông Dakêu đã làm. Xin cho chúng con đừng bao giờ đùa giỡn hay lạm dụng lòng nhân từ của Chúa. Ơn Chúa mạnh hơn tội lỗi nhưng chúng con phải cộng tác với ơn Chúa.
Lạy Chúa,
Xin thương giúp chúng con trở về với Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)




Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 33 TN1, Năm lẻ
Bài đọcII Mac 6:18-31; Lk 19:1-10.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Quên mình là tìm thấy.
Nhiều người nghĩ để trở nên giàu có, họ cần phải vơ vào nhiều và bớt cho đi, như câu chúc ích kỷ đầu Xuân: chúc cho ông bà tiền vô như nước, tiền ra nhỏ giọt. Vì thế, họ rất khổ sở khi phải cho đi tiền bạc. Trong khi đó, bí quyết trở nên giàu có của các bậc thánh nhân: cho đi là nhận được, quên mình là tìm thấy, tha thứ được thứ tha, chết đi là sống mãi... Người nghèo tuy không giàu, nhưng không bao giờ thiếu. Khi có dư chút nào, họ sẵn sàng chia sẻ cho những ai cần hơn; vì họ Thiên Chúa vẫn quan phòng lo cho họ có của ăn hàng ngày. Họ không tích trữ của cải vì họ biết sẽ không mang theo được khi từ giã cõi đời; vì thế, họ lo tích trữ của cải tinh thần như Chúa dạy. Hiệu quả là họ có bình an, có hạnh phúc, và nhất là cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân dành cho họ.
Các Bài Đọc hôm nay nêu bật những tấm gương sẵn sàng hy sinh quên mình để làm gương sáng và đi tìm những gì đã mất. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Maccabees muốn đề cao tấm gương anh hùng của kinh-sư Eleazar. Ông nhất định không chịu giả vờ tuân lệnh vua ăn thịt, cho dù các bạn ông đã lập mưu cho biết thịt ông sẽ ăn không phải là thịt heo. Khi làm như thế, ông biết sẽ lãnh nhận cái chết, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận để làm chứng nhân cho Thiên Chúa và làm gương sáng cho thế hệ mai sau. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu gọi đích danh Zachaeus và ngỏ lời muốn cư ngụ tại nhà ông; cho dù biết miệng đời sẽ phê bình Ngài là người tội lỗi vì đã giao tiếp với những tội nhân công khai như Zachaeus. Zachaeus cũng chấp nhận mất hết của cải cho người nghèo để sống theo lời mời gọi của Đức Kitô.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Có được giả vờ ăn thịt cúng?
1.1/ Có nên giả vờ ăn thịt cúng? Vua Antiochus biết người Do-thái theo truyền thống không bao giờ ăn thịt heo, thú vật mà họ cho là dơ bẩn; nên để thử người nào có theo đạo nhà vua truyền hay không, vua bắt họ ăn thịt heo sau khi đã cúng cho thần. Có một người Do-thái tên là Eleazar, một trong những kinh sư quan trọng tuy tuổi đã cao nhưng trông rất đẹp lão; ông bị ép phải há miệng ăn thịt heo. Nhưng ông thà chết vinh hơn sống nhục, nên đã tự ý tiến ra nơi hành hình, sau khi đã khạc nhổ hết thịt ra. Ông đã làm như vậy theo thói thường của những người can đảm là từ chối những thứ Luật Lệ không cho phép ăn, dù phải ăn để sống.
Vì quen biết ông Eleazar đã lâu năm, nên những người chủ toạ bữa tiệc cúng thần trái với Lề Luật, kéo riêng ông ra một chỗ. Họ khuyên ông và truyền người ta đem thịt đến, thứ thịt được phép dùng, tự tay ông dọn lấy, rồi chỉ giả vờ ăn thịt cúng, như vua đã truyền. Nếu ông theo họ làm như vậy, ông sẽ thoát chết, lại còn được đối xử nhân đạo, vì trước kia ông đã xử tốt với họ.
1.2/ Lập trường của kinh-sư Eleazar: Cho dù ông biết thứ thịt đó không phải là thịt heo mà Lề Luật cấm, ông cũng không ăn vì hai lý do chính sau đây:
(1) Tránh gương mù và làm gương sáng cho thế hệ trẻ: Ông nói: "Ở tuổi chúng ta, giả vờ là điều bất xứng, e rằng có nhiều thanh niên sẽ nghĩ là ông già Eleazar đã chín mươi tuổi đầu, mà còn theo những lề thói dân ngoại. Rồi bởi tôi đã giả vờ và ham sống thêm một ít lâu nữa, nên họ bị lầm lạc vì tôi, còn tôi thì chuốc lấy vết nhơ và ô nhục cho tuổi già." Không những thế, tuổi trẻ họ còn cần những tấm gương anh hùng để noi theo và mạnh mẽ giữ đạo, nên ông tiếp tục nói: "Vậy giờ đây, khi can đảm từ giã cuộc đời, tôi sẽ tỏ ra xứng đáng với tuổi già, và để lại cho đám thanh niên một tấm gương cao đẹp về cái chết tự nguyện và cao quý, vì đã trung thành với các Lề Luật đáng kính và thánh thiện."
(2) Con người không giấu được Thiên Chúa dù chỉ ý nghĩ trong đầu: Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn trong tâm hồn con người. Ngài phán xét theo ý hướng bên trong; chứ không theo dáng vẻ bên ngoài, nên ông Eleazar nói: "Dù hiện nay tôi có tránh được hình phạt của người ta, thì sống hay chết tôi cũng sẽ không thoát khỏi bàn tay của Đấng Toàn Năng." Khi sắp chết vì đòn vọt, ông lên tiếng cầu nguyện: "Đức Chúa là Đấng thông suốt mọi sự, hẳn Người biết là dù có thể thoát chết, nhưng tôi vẫn cam chịu những lằn roi gây đau đớn dữ dằn trong thân xác, còn trong tâm hồn, tôi vui vẻ chịu khổ vì lòng kính sợ Người."
2/ Phúc Âm: Ông Zachaeus, người thu thuế, trở về với Chúa.
Tại thành phố Jericho hiện nay vẫn còn một cây sung rất to lớn, được vây quanh kỹ lưỡng cho khách hành hương đến thăm viếng. Họ gọi đây là cây sung mà ông Giakêu đã trèo lên để gặp Chúa Giêsu.
2.1/ Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Zachaeus: Ông được mô tả là người đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó. Chúa Giêsu đã nhận ra ông giữa bao nhiêu người trong đám đông, và người đi bước trước để bắt đầu tiến trình hòa giải với ông: "Này ông Zachaeus, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!"
2.2/ Ba phản ứng khác nhau của cuộc gặp gỡ:
(1) Đám đông: Họ xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!" Đối với người Do-Thái, những người thu thuế và gái điếm được coi như là những người tội lỗi công khai. Ai giao tiếp hay làm bạn với họ, cũng được coi là tội lỗi.
(2) Ông Giakêu: Khi nghe Chúa Giêsu ngỏ lời muốn đến nhà, ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Khi nghe mọi người xầm xì và biết rõ mình là người tội lỗi, ông thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
Đây là một lời tuyên xưng đột xuất, nhưng chân thành phát xuất từ trái tim của Zachaeus. Có lẽ Chúa Giêsu là người Do-thái đầu tiên không quan tâm đến tội lỗi và quá khứ của ông; vì đối với người Do-thái quá khích, ông có thể mất mạng vì đã cấu kết với ngoại bang để bóc lột dân chúng. Ông có lẽ đã nghe nhiều lời truyền tụng về Chúa Giêsu nên ông tò mò leo lên cây sung để mong được nhìn thấy Ngài. Ông không ngờ Chúa Giêsu gọi đích danh ông và mở miệng muốn vào nhà ông như một người bạn đã quen biết lâu năm. Khi Zachaeus chấp nhận trở về với Thiên Chúa, ông phải can đảm từ giã nếp sống cũ tội lỗi và bắt đầu cuộc sống mới theo tiêu chuẩn của Tin Mừng. Khi Zachaeus sẵn sàng hứa sẽ san sẻ phân nửa tài sản cho người nghèo, và đền gấp bốn cho những ai ông đã lỗi đức công bằng với họ, lời hứa này có thể lấy đi tất cả những gì ông đang có; nhưng không thể so sánh với niềm vui được Chúa Giêsu tha thứ và đến viếng thăm.
(3) Chúa Giêsu: Ngài nói với ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham; vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất." Tuy Chúa Giêsu biết rõ những lời dị nghị, nhưng Ngài không quan tâm tới. Chỉ một điều Ngài quan tâm là ông Zachaeus, vì Ngài muốn đưa ông trở về với Thiên Chúa; và đó cũng chính là lý do tại sao Ngài đến trần gian.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải hy sinh quên mình trước khi tìm thấy được những gì đã mất hay đang mong muốn. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ biết ích kỷ giữ cho mình, chúng ta sẽ mất luôn những gì chúng ta đang sở hữu.
- Người biết rõ mình là người tội lỗi như ông Zachaeus dễ ăn năn trở lại hơn người dở dở ương ương, nửa nóng nửa lạnh, hay không tốt lành cũng chẳng tội lỗi quá. Nguy hiểm của chúng ta không phải tội lỗi, nhưng ở thái độ tự nhận mình là người công chính và không cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


21/11/2017 - THỨ BA TUẦN 33 TN
Đức Mẹ dâng mình
Mt 12,46-50
THUỘC TRỌN VỀ CHÚA

“Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12,50)
Suy niệm: Ngay thời tuổi thơ, Đức Ma-ri-a đã muốn thuộc trọn về Chúa qua hành vi dâng mình trong Đền thờ. Hành vi tốt đẹp ấy là khởi đầu, khai mào cho những tiếng Xin vâng sau này, ước, ao thánh ý Chúa được thể hiện trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Danh là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ nhân loại, nhưng Đức Ma-ri-a lại muốn sống như phận của một nữ tỳ, vâng theo ý Chúa để phục vụ Ngài và con người. Cũng vậy, ai noi theo mẫu mực Xin vâng của Mẹ thì cũng được coi như anh em, chị em với Đức Giê-su, là con cái của Mẹ. Các thánh và các người tốt lành đã đi con đường này, con đường Xin vâng theo thánh ý Chúa. Tuy mỗi người một vẻ nhưng tựu trung đều muốn thuộc trọn về Thiên Chúa, Đấng là nguồn vui và hạnh phúc đích thực của con người.
Mời Bạn: Giữa hai ý: ý Chúa muốn và ý riêng của mình, khi hai ý này đối chọi với nhau, bạn thường chọn ý nào? Noi gương Đức Mẹ trong ngày lễ hôm nay, bạn hãy luôn quyết tâm chọn và thực hiện ý Chúa muốn mỗi ngày.
Sống Lời Chúa: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui,” niềm vui đó là để cho “ý Chúa được thể hiện” trong đời sống của tôi. Đó chính nghệ thuật làm cho cuộc sống của tôi tròn đầy ý nghĩa.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Ma-ri-a, xin Mẹ cầu bầu đặc biệt cho hàng linh mục, tu sĩ biết dâng mình cho Chúa hằng ngày qua việc thuận theo ý Chúa trên hết mọi sự; và cho đoàn tín hữu thể hiện lòng mến yêu Mẹ bằng hành vi biết “dâng mọi việc mình mơ ước nài xin…” để “bồi thường phạt tạ” rất thánh Trái Tim Chúa Giê-su, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)


Ai là m tôi? (21.11.2017 – Th ba: Đc M dâng mình trong Đn th)
Bt c ai sng theo ý Cha trên tri trong nim vâng phc phó thác, bt c ai sinh Đc Giêsu ra cho môi trường sng ca mình, bt c ai làm cho Ngài ln lên trong trái tim nhân loi, người y là m... 



Suy nim:
Bài Tin Mng hôm nay có th làm chúng ta b sc.
Đc Giêsu đang ging cho mt đám người khá đông.
Chc là h đng chen chúc nhau đến ni khó lòng đến gn Ngài được.
Chính vào lúc này thì m và anh em Ngài đến, không rõ lý do.
H mun nói chuyn vi Đc Giêsu, nhưng đành phi đng ngoài.
Có người vào báo cho Ngài v chuyn đó.
Chúng ta tưởng Ngài s ngưng ngay bài ging đ ra gp m và anh em.
Mt git máu đào hơn ao nước lã.
M Ngài hn đã phi đi mt đon đường xa đ đến gp con trò chuyn.
Nhưng l thay Đc Giêsu vn tiếp tc ging.
Ngài vn tiếp tc nói chuyn vi đám đông đang nghe Ngài,
thay vì đi ra nói chuyn vi m.
S quan tâm ca Ngài nhm vào nhng người trong đây,
hơn nhng người đng ngoài kia.
Sau đó Ngài li đt nhng câu hi va d li va l:
“Ai là m tôi? Ai là anh em tôi? (c. 48).
Dĩ nhiên đó là nhng người đang đng ngoài kia,
đang ch được gp mt và nói chuyn vi Ngài.
Nhưng đó không phi là đáp án ca Đc Giêsu.
Chính Ngài cho ta đáp án bng cách giơ tay ch các môn đ mà nói:
“Đây là m tôi, đây là anh em tôi (c. 49).
Có mt gia đình máu m đm đà đng ngoài kia,
và mt gia đình mi rt thân thương đng trong này.
Đc Giêsu không coi thường tình mu t hay tình h hàng rut tht.
Điu Ngài mun nhn mnh đây là chuyn Ngài có mt gia đình mi.
Các môn đ ca Ngài thuc v gia đình này.
H là m, là anh ch em ca Ngài, vì h thi hành Ý mun ca Cha Ngài.
Chính Đc Giêsu là người Con luôn thi hành Ý mun ca Cha.
Ai thi hành Ý Cha trên tri cũng tr nên gn gũi vi người Con (c. 50).
Chúng ta có h vi Đc Giêsu và làm nên mt gia đình bao la rng ln.
Bng nhiên chúng ta thy mình gn Cha, gn Giêsu và gn nhau.
Nước Tri bt đu đến khi hơn hai t kitô hu
nhn ra là mình cùng mun làm trn Ý Cha,
cùng gn bó keo sơn vi Giêsu và cùng coi nhau là anh ch em (Mt 23, 8).
Đc Giêsu có nhiu anh ch em trong gia đình ca Ngài.
Các ph n tht là ch em ca Ngài, dù xã hi Ngài trng nam khinh n.
Đc Giêsu cũng không ch có mt người m tên là Maria.
Bt c ai sng theo ý Cha trên tri trong nim vâng phc phó thác,
bt c ai sinh Đc Giêsu ra cho môi trường sng ca mình,
bt c ai làm cho Ngài ln lên trong trái tim nhân loi,
người y là m Đc Giêsu.
Trong gia đình mi là Giáo Hi ca Đc Giêsu,
Maria đã là M Đc Giêsu theo ý nghĩa tuyt vi nht.
Cu nguyn:

Ly Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hi Thánh
là đàn chiên ca Chúa.
Xin ban cho Hi Thánh
s hip nht và yêu thương,
đ làm chng cho Chúa
gia mt thế gii đy chia r.

Xin cho Hi Thánh
không ngng ln lên như ht lúa.
Xin đng đ khó khăn làm chúng con chùn bước,
đng đ d dãi làm chúng con ng quên.

Ước gì Hi Thánh tr nên men
được vùi sâu trong khi bt loài người
đ bt được dy lên và tr nên tm bánh.
Ước gì Hi Thánh thành cây to bóng rp
đ chim tri muôn phương r nhau đến làm t.

Xin cho Hi Thánh
tr nên bàn tic ca mi dân nước,
nơi mi người được hưởng nim vui và t do.

Cui cùng xin cho chúng con
biết xây dng mt Hi Thánh tuyt vi,
nhưng vn chp nhn c lùng trong Hi Thánh.

Ước gì khi thy Hi Thánh trn gian,
nhân loi nhn ra Nước Tri gn bên. Amen.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
21 THÁNG MƯỜI MỘT
Trả Lại Cho Gia Đình Vai Trò Đúng Đắn Của Nó Trong Xã Hội
Trong tác phẩm Hành Trình Mục Vụ của ngài, Đức Hồng Y Baffi đã dành một số trang rất hay để nói về những hiểm họa và những niềm hy vọng của gia đình. Ngài nhấn mạnh rằng gia đình hôm nay rất ốm yếu trong xã hội chúng ta, và đôi khi thậm chí gia đình bị khinh thường. Đó là lý do tại sao sự chữa trị cho gia đình phải liên can tới việc Phúc Âm hóa nền văn hóa của chúng ta. Nếu nền văn hóa của chúng ta được chuyển hóa xuyên qua cuộc gặp gỡ với Tin Mừng, gia đình sẽ tìm lại được các gốc rễ của nó. Gia đình sẽ được canh tân hoàn toàn và bắt đầu sống căn tính của nó trong tư cách là một hiệp thông và cộng đoàn của các ngã vị trong niềm kính trọng hoàn toàn đối với tất cả các thành viên của nó: vợ chồng, con cái, trẻ già …
Như vậy, thay vì đóng kín chính mình và thoái thác trách nhiệm của mình đối với xã hội, gia đình Kitôhữu được canh tân sẽ trở thành tác nhân chủ yếu xây dựng xã hội tương lai. Điều này là tất nhiên vì gia đình là nền móng căn bản của xã hội. Vâng, gia đình Kitôhữu phải đảm nhận trách nhiệm phục vụ cộng đồng lớn hơn, nhất là phục vụ người nghèo và những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội. Gia đình Kitôhữu phải chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng cho thế giới.
Gia đình Kitôhữu cũng có chỗ đứng riêng của mình trong sứ vụ của Giáo Hội. Nó được mời gọi để tham dự, trong tư cách là một gia đình, vào sứ mạng cứu độ của Giáo Hội. Gia đình thực thi sứ mạng này bằng việc sống trung thành với căn tính của mình và bằng việc xây dựng mình trở thành một cộng đoàn tin và loan báo Tin Mừng. Gia đình Kitôhữu được mời gọi sống cầu nguyện và phục vụ mọi người theo giới luật yêu thương. Bằng cách này, gia đình trở thành một nguồn sống và một nguồn ơn gọi – bởi vì trong tư cách là Giáo Hội tại gia, gia đình tham dự vào sứ mạng ba chiều kích của Giáo Hội Chúa Kitô: đó là sứ mạng tư tế, vương đế và ngôn sứ của Dân Thiên Chúa.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 21-11
Đức Mẹ dâng mình trong Đền Thờ
Dcr 2, 14-17; Mt 12, 46-50.

Lời suy niệm: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”
Trong ngày kính lễ nhớ: “Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ”. Giáo Hội cho chúng ta nghe Lời Chúa về những người thuộc về gia đình của Người. Trước hết mọi người phải luôn biết lắng nghe Lời Chúa, học hỏi Lời Chúa, hiểu biết Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa, để nhận ra Thánh Ý của Thiên Chúa, mà dâng trọn đời mình cho Ngài.
Lạy Chúa Giêsu. Đức Mẹ dâng mình trong Đền Thờ. Chúa rao giảng trong sa mạc. Đây chính là mẫu gương cho mỗi người trong chúng con sống để được trở thành người thuộc gia đình của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe và thi hành ý muốn của Chúa Cha.
Mạnh Phương



Gương Thánh Nhân
Ngày 21-11
Lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh

Nói về lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, đức giáo hoàng Phaolô VI viết: "Những lễ dựa trên lời truyền khẩu, nhưng có giá trị gương mẫu cao và đươc Giáo hội Đông phương đặc biệt mừng kính từ xa xưa, đó là lễ Đức Maria dâng mình và đền thánh"
Việc Đức Mẹ dâng mình và đền thánh dựa trên sự kiện này, là luật cũ đã nhận các trinh nữ tự hiến mình cho Thiên Chúa tại đền thành. Hơn nữa Đức Trinh nữ còn được đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội ngay từ buổi đầu thai. Sư trinh trong này có thể dẫn tới hiệu quả là trí khôn Đức Maria đã phát triển sớm hơn bình thường, vì không bị ảnh hưởng bởi tội nguyên tổ. Bởi đó, người ta cho rằng, Mẹ đã dâng mình cho Chúa rất sớm, ngay khi trí khôn ngài có khả năng hiểu biết.
Cuốn ngụy thư "Phúc âm về cuộc sinh hạ của Đức Maria" còn cho rằng ngài đã thực hiện cuộc dâng hiến này khi mới ba tuổi. Giottô trong một bức họa đã diễn tả Đức Maria trong những bước chân mạnh mẽ tiến vào đền thánh.
Trong niềm tin này, người Hy lạp, Armênia và Latinh, đều mừng lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thánh vào ngày 21 tháng 11 hàng năm. Simon Métaphrate cho rằng lễ mừng đã được thiết lập vào năm 730 ở Constantinople. Năm 1143, hoàng đế Emmanuelđã xếp vào số các lễ được Giáo hội khắp nơi biết đến.
Vị đại sứ của vua Chypre bên đức giáo hoàng Grêgoriô XI (ở Avignon) đã thuyết phục, để giáo triều với đức Sixtô IV chấp nhận lễ này từ năm 1372. Kể từ đó, ở nhiều vương quốc và nhiều nhà thờ đã mừng long trọng theo sách nguyện Rôma. Đức giáo hoàng Pio V bãi bỏ và được đức Sixtô V tái lập.
Nhiều nhà dòng đã chọn lễ này làm ngày khấn dòng hay lặp lại lời khấn cho các tu sĩ. Cùng với Đức Maria, chúng ta cũng dâng mình cho Chúa một cách mau mắn và quảng đại.
(daminhvn.net)



21 Tháng Mười Một

Vâng ý Cha Dưới Ðất Cũng Như Trên Trời
William Barlay, một học giả Kinh Thánh nổi tiếng người Anh đề nghị sửa một dấu trong Kinh "Lạy Cha" như sau: Giữa những câu "chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến" và câu "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" thay vì dấu phết hay dấu chấm phết nên dùng dấu hai chấm, để nêu bật ý nghĩa: Nếu chúng ta vâng theo ý Chúa dưới đất ý Chúa được vâng phục trên trời thì chúng ta sẽ làm cho: danh Chúa cả sáng và Nước Chúa được thống trị mọi nơi.
Ðề nghị trên nhằm mục đích nhấn mạnh sứ mệnh xây dựng Nước Trời giữa lòng xã hội trần thế bằng cách hoàn toàn vâng theo ý Chúa của các tín hữu Kitô.
Bởi lẽ đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của sứ điệp Chúa Giêsu rao giảng và cũng là mẫu gương nổi bật nhất trong cuộc đời của Ngài.
"Ai vâng theo ý Cha Ta ở trên trời thì kẻ ấy là anh em Ta, là chị em Ta và là Mẹ Ta".
Tuyên bố câu này, Chúa Giêsu không có ý khước từ mối dây liên lạc và tình mẫu tử giữa Ngài với Ðức Maria. Nhưng Ngài muốn nêu bật một thực tại: Ðức Maria đã trở nên Mẹ Ngài qua câu trả lời: "Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền" và trong suốt cuộc đời, Ðức Maria đã trung tín giữ trọn lời thưa xin vâng này đến giây phút đứng dưới chân thập giá.
Mừng Lễ Ðức Mẹ dâng mình vào đền thánh, không gì chúng ta có thể làm đẹp lòng Mẹ hơn là học cùng Mẹ để bập bẹ thưa: "Xin vâng!".
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét