Ngày
đầu chuyến
viếng thăm Miến
Điện của
Đức Phanxicô
Vũ Văn An
27/Nov/2017
Hãng Associated Press cung cấp bản tin ghi nhanh ngày 27
tháng 11 về chuyến viếng thăm Miến Điện của Đức Phanxicô:
12 giờ 30 trưa
Hàng ngàn người Công Giáo khắp Miến Điện đã tới thành phố lớn nhất của xứ sở là Yangon để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới viếng thăm.
Đức Giáo Hoàng sẽ tới đây vào buổi chiều thứ Hai. Chuyến viếng thăm của ngài sẽ bao gồm các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Miến Điện trước khi qua Bangladesh.
Cha Brang Htoi, từ tiểu bang Kachin tới đây, với 1,600 người Công Giáo để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường. Ngài nói: “chúng tôi rất phấn chấn được nghinh đón ngài”.
Người Công Giáo chỉ là một trong các nhóm tôn giáo thiểu số tại Miến Điện với hơn 660,000 người, chỉ hơn 1 phần trăm tổng số 52 triệu người dân.
1 giờ 30 chiều
Đức Giáo Hoàng đã tới Yangon trong chuyến viếng thăm để khuyến khích các cộng đồng Công Giáo bé nhỏ ở Miến Điện và Bangladesh.
Tại phi trường vào buổi chiếu, ngài đã được nghinh đón bởi các viên chức Công Giáo địa phương. Hàng ngàn người Công Giáo từ khắp nước đã dồn về Yangon, nhiều người vẫy cờ khi thấy xe ngài băng qua lộ trình, chơi các bản nhạc cổ truyền và mặc các trang phục thuộc sắc tộc của họ.
Đức Phanxicô sẽ gặp riêng nhà lãnh đạo dân sự, Aung San Suu Kyi, tư lệnh quân đội nhiều quyền hành và các tu sĩ Phật Giáo khi ở thăm Miến Điện.
2 giờ 00 chiều
Người Hồi Giáo Rohingya bị giới hạn ở một trại sơ tán ở Miến Điện nói rằng họ hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gọi tên họ như trước đây ngài đã làm lúc cầu nguyện cho người Rohingya như anh chị em.
Giáo Hội Công Giáo địa phương, trái lại, công khai khẩn khoản xin ngài đừng dùng tên gọi trên, là tên được dân chúng địa phương tránh dùng, vì người Rohingya không được thừa nhận là một thiểu số sắc tộc trong xứ sở.
Hơn 600,000 người Rohingya đã chạy trốn qua Bangladesh, nhưng hơn 100,000 người bị giới hạn trong các trung tâm sơ tán trông giống như trại tập trung tại thủ phủ Sittwe, tiểu bang Rakhine từ năm 2012.
Faizel, một người Rohingya 27 tuổi ở trại Sittwe, nói rằng các cư dân hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại các hiệu quả tích cực. Nhưng anh sợ Đức Giáo Hoàng có thể không sử dụng danh xưng Rohingya vì bị áp lực.
Faizel nói: “Mọi người Rohingya đơn giản chỉ muốn được đối xử y hết các con người nhân bản khác mà thôi”.
7 giờ 00 tối
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ Tướng Tư Lệnh Quân Đồi nhiều quyền lực và nói về “trách nhiệm lớn lao” của các nhà cầm quyền trong thời gian chuyển tiếp của Miến Điện.
Vatican nói rằng cuộc hội kiến với Tướng Min Aung Hlaing và 3 sĩ quan cao cấp của Phòng Hành Quân Đặc Biệt Miến Điện diễn ra tối thứ Hai tại tòa Tổng Giám Mục Yangon và kéo dài 15 phút.
Phát ngôn viên Vatican, Greg Burke, không cung cấp các chi tiết của cuộc hội kiến riêng này, chỉ cho biết “các vị nói tới trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước vào giờ phút chuyển tiếp này”.
Tướng Min Aung Hlaing chịu trách nhiệm các cuộc hành quân tại tiểu bang Rakhine, nơi các lực lượng an ninh đã phát động một chiến dịch mạnh mẽ chống lại người Hồi Giáo Rohingya, một chiến dịch từng khiến hơn 600,000 người chạy qua lân bang Bangladesh trong điều Liên Hiệp Quốc gọi là chiến dịch “thanh trừng sắc tộc”.
12 giờ 30 trưa
Hàng ngàn người Công Giáo khắp Miến Điện đã tới thành phố lớn nhất của xứ sở là Yangon để nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới viếng thăm.
Đức Giáo Hoàng sẽ tới đây vào buổi chiều thứ Hai. Chuyến viếng thăm của ngài sẽ bao gồm các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Miến Điện trước khi qua Bangladesh.
Cha Brang Htoi, từ tiểu bang Kachin tới đây, với 1,600 người Công Giáo để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường. Ngài nói: “chúng tôi rất phấn chấn được nghinh đón ngài”.
Người Công Giáo chỉ là một trong các nhóm tôn giáo thiểu số tại Miến Điện với hơn 660,000 người, chỉ hơn 1 phần trăm tổng số 52 triệu người dân.
1 giờ 30 chiều
Đức Giáo Hoàng đã tới Yangon trong chuyến viếng thăm để khuyến khích các cộng đồng Công Giáo bé nhỏ ở Miến Điện và Bangladesh.
Tại phi trường vào buổi chiếu, ngài đã được nghinh đón bởi các viên chức Công Giáo địa phương. Hàng ngàn người Công Giáo từ khắp nước đã dồn về Yangon, nhiều người vẫy cờ khi thấy xe ngài băng qua lộ trình, chơi các bản nhạc cổ truyền và mặc các trang phục thuộc sắc tộc của họ.
Đức Phanxicô sẽ gặp riêng nhà lãnh đạo dân sự, Aung San Suu Kyi, tư lệnh quân đội nhiều quyền hành và các tu sĩ Phật Giáo khi ở thăm Miến Điện.
2 giờ 00 chiều
Người Hồi Giáo Rohingya bị giới hạn ở một trại sơ tán ở Miến Điện nói rằng họ hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gọi tên họ như trước đây ngài đã làm lúc cầu nguyện cho người Rohingya như anh chị em.
Giáo Hội Công Giáo địa phương, trái lại, công khai khẩn khoản xin ngài đừng dùng tên gọi trên, là tên được dân chúng địa phương tránh dùng, vì người Rohingya không được thừa nhận là một thiểu số sắc tộc trong xứ sở.
Hơn 600,000 người Rohingya đã chạy trốn qua Bangladesh, nhưng hơn 100,000 người bị giới hạn trong các trung tâm sơ tán trông giống như trại tập trung tại thủ phủ Sittwe, tiểu bang Rakhine từ năm 2012.
Faizel, một người Rohingya 27 tuổi ở trại Sittwe, nói rằng các cư dân hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ mang lại các hiệu quả tích cực. Nhưng anh sợ Đức Giáo Hoàng có thể không sử dụng danh xưng Rohingya vì bị áp lực.
Faizel nói: “Mọi người Rohingya đơn giản chỉ muốn được đối xử y hết các con người nhân bản khác mà thôi”.
7 giờ 00 tối
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ Tướng Tư Lệnh Quân Đồi nhiều quyền lực và nói về “trách nhiệm lớn lao” của các nhà cầm quyền trong thời gian chuyển tiếp của Miến Điện.
Vatican nói rằng cuộc hội kiến với Tướng Min Aung Hlaing và 3 sĩ quan cao cấp của Phòng Hành Quân Đặc Biệt Miến Điện diễn ra tối thứ Hai tại tòa Tổng Giám Mục Yangon và kéo dài 15 phút.
Phát ngôn viên Vatican, Greg Burke, không cung cấp các chi tiết của cuộc hội kiến riêng này, chỉ cho biết “các vị nói tới trách nhiệm lớn lao của các nhà cầm quyền đất nước vào giờ phút chuyển tiếp này”.
Tướng Min Aung Hlaing chịu trách nhiệm các cuộc hành quân tại tiểu bang Rakhine, nơi các lực lượng an ninh đã phát động một chiến dịch mạnh mẽ chống lại người Hồi Giáo Rohingya, một chiến dịch từng khiến hơn 600,000 người chạy qua lân bang Bangladesh trong điều Liên Hiệp Quốc gọi là chiến dịch “thanh trừng sắc tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét