24/11/2017
Thứ sáu tuần 33 thường niên
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM.
Bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam.
Lễ Trọng.
*
Hôm nay, phụng vụ kính nhớ 117 chứng nhân tử đạo Việt Nam. Các vị đã được tôn
phong chân phước trong bốn đợt: Năm 1900, đức giáo hoàng Lê-ô XIII tôn phong 64
vị; đức giáo hoàng Pi-ô X tôn phong 8 vị năm 1906 và 20 vị năm 1909. Năm 1912,
đức giáo hoàng Pi-ô XII tôn phong 25 vị. Tất
cả 117 vị đều được thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh ngày
19 tháng 6 năm 1988.
Trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, kể từ lúc Tin Mừng
bắt đầu được loan báo tại Việt Nam, thế kỷ XVI, cho đến cuộc bách hại khốc liệt
thế kỷ XIX, đã có nhiều chứng nhân anh dũng cả người Âu lẫn người Việt hy sinh
thân mình vì Chúa Kitô.
Hồ sơ phong thánh và Các Giờ Kinh Phụng Vụ đặc biệt chú ý đến
các tên tuổi sau: Người Việt Nam: thánh
Anrê Dũng Lạc, linh mục (+1839), thánh
Tôma Trần văn Thiện, chủng sinh (+1838), thánh
Phaolô Lê bảo Tịnh, linh mục (+1857), thánh
Em-ma-nu-en Lê văn Phụng, giáo lý viên và người cha
trong gia đình (+1859).
Các tu sĩ Đaminh người Tây Ban Nha, thuộc Tỉnh Dòng Mân Côi:
thánh Giêrônimô Hécmôxila Liêm, giám quản tông tòa địa phận Đông đàng ngoài
(+1861), thánh Valentinô Beriô Ôchoa, giám mục (+1861) và một
vị người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Pari, thánh Tê-ô-phan Vêna (+1861).
Bài Ðọc I: Kn 3, 1-9
"Chúa chấp nhận
các ngài như của lễ toàn thiêu".
Trích sách Khôn Ngoan.
Linh hồn những người
công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối
với con mắt của người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc
các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài
sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng
trông cậy của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các
ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong
lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
Khi đến giờ Chúa ghé mắt
nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu toả ra như ánh lửa
chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét sử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia,
và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa,
thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và
bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab.
2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng
tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).
Xướng: 1) Khi Chúa đem
những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như Người đang mơ, bấy giờ miệng
chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. - Ðáp.
2) Bấy giờ dân thiên hạ
nói với nhau rằng: "Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng". Chúa đã đối
xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi
số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt
trong hân hoan. - Ðáp.
4) Thiên hạ vừa đi vừa
khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về hân hoan, vai mang những bó lúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 1,
17-25
"Vì tiếng nói
của Thập Giá là sức mạnh của Thiên Chúa ban cho chúng ta".
Trích thư thứ nhất của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức
Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời
nói khôn khéo, kẻo Thập giá của Ðức Kitô ra hư không.
Vì chưng lời rao giảng
về Thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ hư mất; nhưng đối với những người được
cứu độ là chúng ta, thì điều đó là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì như đã chép rằng:
"Ta sẽ phá huỷ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan, sẽ chê bỏ sự thông
thái của những người thông sáng. Người khôn ngoan ở đâu? Người trí thức ở đâu?
Người lý sự đời này ở đâu?" Nào Thiên Chúa chẳng làm cho sự khôn ngoan của
đời này hoá ra điên rồ đó sao? Vì thế gian tự phụ là khôn, không theo sự khôn
ngoan của Thiên Chúa mà nhận biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã muốn dùng sự
điên rồ của lời rao giảng để cứu độ những kẻ tin. Vì chưng, các người Do-thái
đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi,
chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho
người Do-thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo. Nhưng đối với những
người được gọi, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của
Thiên Chúa, và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, vì sự điên dại của Thiên Chúa thì
vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn
sức mạnh của loài người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: 1 Pr 4, 14
Alleluia, alleluia! -
Nếu anh em bị sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, thì phúc cho anh em, vì Thánh Thần
Chúa sẽ ngự trên anh em. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 10, 17-22
"Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì
Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp
các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ
bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân
ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ
phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì
chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói
trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và
làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét,
nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Cảm Mến
Công Ơn Của Các Anh Hùng Tử Ðạo
Ngày lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam là dịp để chúng ta ca tụng Thiên Chúa
đã làm những việc vĩ đại trên Quê hương Ðất nước và nơi Dân tộc anh hùng chúng
ta. Chúng ta chiêm ngưỡng lại khuôn mặt đẹp đẽ và ý chí quật cường của bao bậc
tiền bối. Chúng ta học để quý mến sự sống mà chúng ta đang mạng trong mình và
do các ngài để lại. Và chúng ta sẽ cố gắng phát huy cơ nghiệp mà tiền nhân đã
hy sinh mạng sống để giữ lại cho chúng ta.
A. Cảm Mến Công Ơn Của
Các Anh Hùng Tử Ðạo
Bài sách Macabê thuật lại câu truyện tử đạo của một gia đình 7 mẹ con ở
thời Cựu Ước. Ðó là một gia đình không tên không tuổi; và vì thế được phụng vụ
coi như là tiêu biểu cho bao bậc tử đạo vô danh. Chúng ta có thể tựa vào câu
truyện ấy để nhắc tới những bậc tử đạo quá nhiều trên Ðất nước chúng ta.
Thực vậy, Hội Thánh Việt Nam có nhiều tử đạo bậc nhất thế giới: xét cả về
tổng số, cả về tỷ số... Người ta đã nói tới con số 300,000 tử đạo ở Việt Nam.
Ðược mấy Giáo hội có nhiều tử đạo như vậy! Và con số 300,000 kia ở thời bấy giờ,
chắc phải chiếm tới 3, 4 phần trăm tổng số tín hữu. Chúng ta rùng mình khi nghĩ
đến điều ấy. Nhưng thật như lời người ta nói: máu tử đạo làm nảy sinh kẻ có đạo.
Chính Ðức Yêsu cũng đã dạy trong Phúc Âm: hạt thóc có rơi xuống đất, thối đi
thì mới mọc lên cây, đem lại mùa màng phong phú. Chúng ta ngày nay có đời sống
đạo, là nhờ có đông đảo tiền nhân đã cương quyết giữ vững niềm tin cho đến cùng� Chắc chắn
có nhiều bậc phụ huynh ngồi đây, nhiều gia đình Công giáo ở bên cạnh chúng ta
có thể tính lên đời thứ ba thứ tư và gặp thấy một hay nhiều tử đạo trong gia tộc
của mình. Ít nhất ai cũng nói được rằng tổ tiên của mình đã phải giữ đạo một
cách rất vất vả. Và tất cả chúng ta đều là con cháu các tử đạo theo cả hai
nghĩa thiêng liêng và xác thịt.
Ðiều đó chắc chắn không cần phải nói thêm. Nhưng phải nói lên điều này,
là: 300,000 tử đạo kia là một đoàn thể đông đảo đủ mọi màu sắc, khác nào một
cánh đồng bát ngát đủ mọi sắc hương. Giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ có;
nhưng số giáo dân đông hơn nhiều. Và già có, trẻ có; thanh niên, phụ nữ, nhi đồng
cũng có: không thiếu một hạng người nào. Ðặc biệt hơn nữa là rất nhiều người đã
tử đạo trong y phục lý trưởng cũng như quân nhân. Họ là những người dân tốt, phục
tùng Nhà nước, làm việc tận tâm, được lòng quan chức nêu gương cho mọi người.
Tổng đốc Trịnh Quang Khanh là viên chức có lẽ đã giết rất nhiều tín hữu ở
miền Bắc. Thế mà dưới quyền ông vẫn có nhiều người lính có đạo. Và những người
này nhiều khi lại gương mẫu và xuất sắc. Ông quý mến họ và ra sức dụ dỗ họ bỏ đạo...
Ông không hiểu rằng chính đức tin họ đang giữ là động lực cho đời sống công dân
tốt lành kia. Thấy họ cương quyết trung thành với tín ngưỡng đang khi vẫn nhiệt
tình với chức năng, ông tìm cách bao che cho họ. Nhưng họ không chịu. Ông Huy,
ông Thể, ông Hiếu và nhiều người khác dưới quyền Trịnh Quang Khanh đã ra xưng đạo,
trước sự khâm phục và xót thương của bao nhiêu chiến sĩ, không cùng một quan điểm
tôn giáo nhưng không thể không cảm mến những người chiến hữu và đồng bào giá trị
như vậy.
Chúng ta không thể kể hết ở đây về đời sống gia đình, xã hội của các Tử đạo
Việt Nam. Chúng ta thường chỉ biết các ngài tử đạo nghĩa là chịu chết vì đạo.
Cùng lắm chúng ta chỉ hay nghĩ tới lòng can đảm, chí chịu đựng của các ngài khi
bị tra tấn, hành hạ. Nhưng chúng ta cần phải biết: Tử đạo là ơn rất lớn. Nó đưa
thẳng người ta về thiên quốc và lên bàn thờ các thánh ngay ở đời này. Một ơn
như vậy không dành cho bất cứ một người nào đâu, nhưng chỉ dành để cho những phần
tử ưu tú được Chúa lựa chọn. Ở thời các tử đạo, rất nhiều tín hữu đã bị bắt. Có
những người đã chối Chúa. Vì họ không mến đủ! Và sở dĩ như vậy vì như lời thánh
Yoan nói: người ta không mến Chúa vô hình khi không yêu mến Người nơi anh em hữu
hình. Các tử đạo, dù ở chức năng nào, trước khi tuyên chứng lần cuối cùng về
lòng yêu mến Ðấng vô hình, cũng đã trải qua nhiều thử thách trong đời sống phục
vụ tha nhân. Chúng ta cứ đọc lại mà xem! Hết mọi hạnh thánh tử đạo Việt Nam đều
kể rằng trước khi ra pháp trường hay chịu chết trong ngục để xưng đạo, các ngài
đã là những người mẹ, người cha chu toàn phận sự gia đình; những người chồng
người vợ thi hành tốt mọi phận sự công dân; những người con hiếu thảo và những
người lính dũng cảm; những y sĩ và lý trưởng được đồng bào quý mến việc phục vụ.
Bởi vì không ai có thể trở thành công dân Nước Trời sau này, nếu đã không là những
công dân tốt trên mặt đất.
Ngay cái chết của các tử đạo Việt Nam cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về
khía cạnh vừa nói. Anh em Macabê được tử đạo trong một hoàn cảnh đơn giản hơn. Họ
là những người Israel bị ngoại xâm Batư bắt phải bỏ đạo của tổ tiên. Trong một
cái chết họ đã tỏ ra trung thành với Thiên Chúa và Tổ Quốc. Trường hợp các tử đạo
Việt Nam éo le hơn. Những người bắt các ngài bỏ đạo lại là vua quan "phụ mẫu
chi dân". Thế nên các ngài không có một lời nào xúc phạm đối với các quan
tòa. Và cho đến lúc chết các ngài vẫn chứng tỏ đã chu toàn tốt đẹp mọi nghĩa vụ
xã hội. Các ngài đã chết trong tình mến Chúa yêu người và thương nhà thương Nước.
Các ngài đã hy sinh mạng sống cho đức tin và chân lý ở trên giải đất này... Cho
nên Giáo hội toàn cầu chỉ biết các ngài là tử đạo của Việt Nam.
Do đó khi mừng lễ các ngài, chúng ta phải biết để ý đến nét Việt Nam nơi
các ngài. Chúng ta phải soi gương các ngài chu toàn các nhiệm vụ xã hội một
cách thánh thiện. Và cho được như vậy chúng ta phải tìm hiểu động lực bên trong
thúc đẩy đời sống của các ngài.
Bài thư Phaolô có thể giúp chúng ta làm công việc này.
B. Ði Theo Ðường Lối Của
Các Tử Ðạo
Quả thật các Tử đạo Việt Nam có thể mượn những lời thư Phaolô hôm nay để
nói với chúng ta. Một đàng các ngài không giấu giếm sự thật. Bí quyết khiến các
ngài có thể vượt thắng trăm ngàn thử thách là chính sự sống và sự sống lại của
Chúa Yêsu trong thân xác yếu hèn của các ngài. Các ngài nói: chúng tôi chứa đựng
những kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song ấy là của
Thiên Chúa chứ không phải phát xuất tự chúng tôi. Các ngài chịu khổ cực tư bề
nhưng không bị đè bẹp, bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi... bởi vì sự sống của Ðức
Kitô tỏ hiện nơi thân xác của các ngài. Chính Ðức Kitô trong bài Tin Mừng cũng
đã nói không phải các tử đạo ở trước tòa nhưng là Thánh Thần nói trong các
ngài.
Và để có Thánh Thần và sự sống của Ðức Kitô ở trong mình như vậy, các tử
đạo đã phải hư vô hóa mình, tức là chết cho bản thân, không sống theo xác thịt
tự nhiên nữa, nhưng theo Thần trí của Ðức Kitô, tức là đường lối của Người. Hết
mọi tử đạo đều đã chết cho đức tin và vì đức tin; nhưng đức tin ở đây không phải
là một hệ thống tư tưởng vũ trụ nhân sinh quan mà là đức tin sống động, tin
Thiên Chúa và tin Ðức Yêsu Kitô đã yêu thương mình cho đến chết. Ðó là đức tin
đầy lòng mến và đầy lòng trông cậy, chắc chắn rằng nếu cùng chết với Ðức Kitô
và vì Ðức Kitô thì sẽ được sống lại với Ngài và được đồng thừa tự với Ngài. Thế
nên, các tử đạo là những người đầy Chúa Yêsu sau khi đã tát cạn bản ngã và các
khuynh hướng xấu xa ở nơi mình.
Và cũng chính nhờ đó mà đàng khác, các vị tử đạo trước khi hy sinh mạng sống
mình vì Chúa, đã có một đời sống xã hội đáng khâm phục. Ðiều này cũng rất dễ hiểu!
Lời thư Phaolô viết: sự chết hoành hành nơi chúng tôi còn sự sống hoạt động nơi
anh em. Các tử đạo cũng có thể nói: chúng tôi đã chết cho bản thân để sự sống
tăng trưởng nơi anh em. Thật vậy, con người đã chết đi cho chính mình, thì sống
cho Chúa. Nhưng đối với họ, Thiên Chúa không phải chỉ là Ðấng Vô hình, mà hơn nữa
còn là Ðấng đang hiện diện trong Hội Thánh và trong anh em. Mọi hành vi làm cho
người anh em nhỏ mọn nhất là làm cho Chúa. Thành ra các đấng thánh là những người
nhìn thấy Thiên Chúa ngay ở đời này và cụ thể trên mặt đất này nơi Hội Thánh và
nơi anh em. Và vì họ không còn sống cho chính bản thân và vì bản thân nữa, nên
mọi phục vụ của họ chỉ còn quy vào một đối tượng. Ðó là Thiên Chúa nơi tha
nhân... Ðó là tha nhân trong cái nhìn của đức tin và lòng mến. Các tử đạo làm tốt
các nhiệm vụ xã hội là vì thế. Và mọi người thật có lý để nghi ngờ những kẻ đã
phản bội đức tin của mình.
Như thế, nếu hôm nay mừng lễ các Tử đạo Việt Nam, chúng ta phải để ý đến
nét Việt Nam nơi các ngài, tức là phải soi gương các ngài trong đời sống xã hội
phục vụ anh em đồng bào, thì chúng ta � người có đức tin � phải luôn duy trì và phát triển
động lực thúc đẩy đời sống xã hội kia tức là Thánh Thần và Ðức Kitô ở trong
mình. Và cho được như vậy, chúng ta phải mang sự chết của Ngài trong thân xác,
là biết chết cho bản thân và các khuynh hướng vị kỷ. Phải làm như vậy mới đi
vào được đường lối của các tử đạo và mới có thể theo các ngài cho đến cùng. Bởi
vì muốn nên giống các ngài hoàn toàn, chúng ta không những phải biết sống như
các ngài mà còn phải biết chết như các ngài. Mà muốn chết như các ngài, chúng
ta phải sống đạo như trên mà vẫn không quên Lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm
nay.
C. Tin Tưởng Như Các Tử
Ðạo
Chúa nhắc nhở chúng ta biết số phận thông thường của các môn đệ Người:
"Người ta sẽ bắt bớ các con". Và trong sách Tin Mừng Yoan, Người còn
nói rõ hơn: đó là điều thật dễ hiểu, vì tôi tớ không trọng hơn Thầy. Có lạ
chăng là việc thế gian yêu các con chứ các con có thuộc về thế gian nữa đâu mà
thế gian quý mến các con! Và lịch sử làm chứng Hội Thánh của Ðức Yêsu, Hội
Thánh tiếp nối sứ mạng cứu thế của Người, luôn luôn có các tử đạo, không ở nơi
này thì ở nơi khác, không dưới hình thức này thì dưới hình thức khác. Ðó là mầu
nhiệm, nhưng là mầu nhiệm tương đối dễ hiểu.
Sứ mệnh của Ðức Yêsu cũng như của Hội Thánh Người là sứ mệnh tuyên chứng.
Tuyên chứng về chân lý, về những chân lý siêu phàm; thế mà chân lý thì như ánh
sáng và thế gian đã bị tối tăm bao phủ nên luôn luôn muốn vùi dập ánh sáng. Và
cũng đồng thời tuyên chứng về tình yêu, tình yêu của Thiên Chúa yêu thương loài
người và chẳng tình yêu nào lớn bằng tình yêu nơi người hy sinh mạng sống vì
người mình muốn yêu.
Thế nên chính khi chịu chết vì đạo, người tín hữu trở thành chứng tá hoàn
toàn hơn cả. Cái chết của họ vừa nói lên niềm tin chắc chắn, vừa nói lên tình mến
tận cùng. Chỉ những kẻ có niềm tin yếu ớt mới sợ tử đạo. Nhưng nếu chúng ta yếu
thì đã có Chúa ban Thánh Thần của Người đến nâng đỡ sự yếu đuối nơi chúng ta.
Và việc này tùy ở chúng ta trong lúc bình thường có cầu xin và sống đạo để nhận
được nhiều Thánh Thần hay không?
Giờ đây chúng ta cử hành thánh lễ. Chung quang bàn thờ này hiện diện vô
hình đoàn thể các tử đạo Việt Nam. Các ngài ước mong chúng ta dâng lễ này sốt sắng
và hiệu quả. Nếu chúng ta cầu xin và nhất là phó thác bản thân trong tay Chúa
thì Người sẽ ban sự sống của Chúa Yêsu và Thánh Thần của Người cho chúng ta.
Chính Thánh Thần sẽ là sức mạnh cải tạo cho chúng ta một nếp sống mới để chúng
ta dần dần sống bớt đi cho mình và nhiều hơn cho Chúa, tức là cho Người ở trong
anh em. Như vậy chúng ta sẽ có đời sống trần gian này tốt để chúng ta cũng sẽ
chết tốt như các tử đạo. Chúng ta sẽ tuyên xưng Chúa khi sống và khi chết.
Chúng ta sẽ khơi được lòng ngưỡng mộ của mọi người. Chúng ta sẽ xứng đáng với tổ
tiên đức tin của mình, những vị mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
(Trích dẫn từ tập
sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục
Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Các Thánh Tử Đạo Việt-Nam
Bài đọc: II Mac
7:1, 20-23, 27b-29; Rom 8:31b-39; Lk 9:23-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự sống, tình yêu, và sự
đau khổ
Sự sống, tình yêu, và
đau khổ là ba mầu nhiệm khó hiểu trong cuộc sống con người; vì thế, không phải
ai cũng hiểu đúng. Chẳng hạn khi nói về nguồn gốc của sự sống, có người cho là
do cha mẹ, có người cho là tự nhiên, có người cho là từ Thiên Chúa. Hay khi phải
định nghĩa tình yêu, có người định nghĩa "yêu là chết trong lòng một
ít;" có người cho là "cùng nhìn về một hướng;" hay "yêu ai
là muốn mọi sự tốt đẹp cho người ấy." Khi nói về đau khổ, quan niệm của
nhà Phật cho "cần diệt dục để tránh đau khổ;" trong khi Kitô giáo
quan niệm con người không thể tránh đau khổ, và nó cần thiết để con người chứng
tỏ niềm tin yêu nơi Thiên Chúa.
Các Bài Đọc trong ngày
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay giúp chúng ta thấu hiểu tại sao các bậc tiền
nhân của chúng ta sẵn sàng hy sinh thân mình để làm chứng cho Chúa. Trong Bài Đọc
I, bà mẹ của bảy anh em nhà Maccabees xác tín: Thiên Chúa là Đấng ban sự sống
và hơi thở cho con người. Ngài sẽ trả lại sự sống cho ai trung thành làm chứng
cho Ngài. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành
cho con người qua biến cố Nhập Thể của Đức Kitô, Người Con của Ngài; để gánh tội
cho nhân loại. Một khi đã cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa, không một ai hay một
quyền lực nào có thể ngăn cản con người đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Trong
Phúc Âm, Đức Kitô mặc khải cho con người nghệ thuật sống theo thánh ý Thiên
Chúa. Đây là cách sống duy nhất mang lại sự sống đầy tràn cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống.
1.1/ Ai ban cho con người
hơi thở và sự sống? Vua Antiochus nghĩ mình
có quyền trên sự sống của bảy anh em nhà Maccabees; nên bắt bảy anh em cùng với
bà mẹ thay đổi tôn giáo bằng cách cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ
ăn thịt heo là thức ăn luật Moses cấm. Sách Khôn Ngoan còn nói rõ hơn: những kẻ
ngông cuồng muốn tra tấn như thế để thử xem Thiên Chúa có đến cứu những ai tin
cậy Ngài hay không!
Là con người, ai cũng
ham sống và sợ chết; tại sao bà mẹ vẫn bình tĩnh khi chứng kiến bảy người con
trai phải chết nội trong có một ngày? Có phải người mẹ và bảy anh em nhà
Maccabees khinh thường sự sống? Trình thuật hôm nay nói rõ lý do: Bà mẹ là người
rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà vẫn can đảm chịu đựng
được là nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa.
Là người cưu mang tất
cả các con, mà Bà lại nói với các con: "Mẹ không rõ các con đã thành hình
trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng
không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo
Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài.
Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con hơi thở và sự sống,
bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình."
Theo niềm tin Kitô
giáo, Thiên Chúa ban sự sống cho con người bằng các ban hơi thở và thần khí,
Ngài có quyền chấm dứt sự sống của con người bằng cách rút hơi thở ra. Hơn nữa,
Ngài còn có quyền ban lại sự sống đời đời cho con người, nếu họ trung thành làm
chứng cho Ngài.
1.2/ Tình yêu mạnh hơn
đau khổ và sự chết: Tình mẫu tử được con người
ở mọi nơi và mọi thời ca tụng, vì sự hy sinh chịu đựng của người mẹ dành cho
con mình. Rất nhiều bà mẹ đã hy sinh cuộc sống cả đời cho tương lai của con
cái; và nếu có phải chết vì con, nhiều bà mẹ cũng sẵn sàng hy sinh để con được
sống. Tuy nhiên, tình mẫu tử chỉ là phản ánh của tình yêu Thiên Chúa, chính
Ngài đã phú bẩm tình yêu của Ngài vào các bà mẹ để họ sẵn sàng hy sinh cho con
cái. Vì thế, khi phải chọn giữa Thiên Chúa và con cái, các bà chọn Thiên Chúa,
vì các bà biết Thiên Chúa sẽ trả lại con cái cho các bà. Chúng ta cảm nhận được
niềm tin này qua lời của bà mẹ nói với người con út: "Con ơi, con hãy
thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến
ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà
nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo
thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các
anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con
và các anh con cho mẹ."
2/ Bài đọc II: Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên
Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô.
2.1/ Tình yêu Thiên Chúa
dành cho con người: được diễn tả rất hay và
đầy đủ qua ngòi viết của thánh-sử Gioan: "Thiên Chúa đã quá yêu thế gian đến
nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được
sống muôn đời" (Jn 3:16). Không phải chỉ Thiên Chúa Cha yêu thế gian, mà
Người Con cũng yêu thế gian qua sự kiện Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết đau
thương trên Thập Giá: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của
người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Jn 15:13). Tuy con người
chưa bao giờ nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng khi nhìn lên Thập Giá, con người cảm
nhận được tình yêu Thiên Chúa. Thánh Phaolô rút ra hai hệ luận quan trọng từ
tình yêu vô biên của Thiên Chúa:
(1) Thiên Chúa không
tiếc con người bất cứ điều gì: Thánh Thomas Aquinas nói: yêu ai là muốn mọi sự
tốt lành cho người ấy. Thiên Chúa yêu con người và muốn cho con người mọi sự tốt
lành như Phaolô diễn tả: "Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng
tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ
nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?" Ngài còn rất nhiều
quà tặng cho con người, và quà tặng quí giá nhất là cho chúng ta được sống đời
đời với Ngài trên Thiên Đàng.
(2) Tình yêu Thiên
Chúa không quan tâm đến việc xét xử: Nhiều người sợ Thiên Chúa và coi Ngài như
vị hung thần chỉ chờ con người phạm tội là ra tay trừng phạt. Phaolô hoàn toàn
chống lại quan niệm này: "Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn?
Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức
Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa
mà chuyển cầu cho chúng ta?" Thánh Gioan đồng ý với quan niệm này và cắt
nghĩa rõ hơn: Con người xét xử chính mình khi không tin vào Đức Kitô là Con
Thiên Chúa: "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải
để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai
tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi,
vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" (Jn 3:17-18).
2.2/ Tình yêu con người
dành cho Thiên Chúa: Tình yêu chỉ hoàn hảo
khi người được yêu chấp nhận tình yêu của người cho đi; nếu không, muôn đời nó
chỉ là tình đơn phương. Để có thể đáp trả tình yêu Thiên Chúa, con người phải cảm
nhận được tình yêu Thiên Chúa dành cho họ. Trong cuộc tử đạo của vị thánh trẻ
Anrê Phú Yên, ngài khuyên các tín hữu đang thương khóc ngài những lời cuối
cùng: "Anh chị em: chúng ta phải lấy tình yêu để đáp trả tình yêu, lấy mạng
sống để đáp trả mạng sống!" Nếu Đức Kitô đã yêu thương và chết cho chúng
ta, đến lượt, chúng ta cũng phải yêu thương và chết để làm chứng tình yêu của
chúng ta dành cho Ngài.
Chấp nhận hy sinh và
chịu đau khổ là hai dấu chứng chắc chắn để bày tỏ tình yêu. Thánh Phaolô chắc
chắn đã cảm nhận được tình yêu của Đức Kitô dành cho, nên đã đặt câu hỏi cho
mình và cho các tín hữu: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức
Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm
giáo?"
Chấp nhận đau khổ
không nhất thiết là hậu quả của tội lỗi một người gây ra. Như Đức Kitô, Đấng
không bao giờ phạm tội, mà Thiên Chúa muốn Ngài gánh mọi hình phạt của tội lỗi
con người. Noi gương Đức Kitô, các môn đệ của Ngài cũng phải chịu đau khổ để đền
tội cho mình và cho mọi người, như có lời chép: "Chính vì Ngài mà mỗi ngày
chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh" (LXT 43:23, RSV 44:22).
Và thánh Phaolô kết luận: "không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta."
3/ Phúc Âm: Ai được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt
thân, thì nào có lợi gì?
3.1/ Nghệ thuật sống trên
đời: Biết sống là một nghệ thuật phải học,
vì không phải ai cũng biết sống. Nhiều người tìm đọc cuốn Nghệ thuật Đắc
Nhân Tâm của Dale Carnegie, vì ông dạy cho con người biết sống. Tuy
nhiên, nếu so sánh sách này với sự dạy dỗ của Đức Kitô dành cho các môn đệ, những
lời chỉ giáo của Đức Kitô vượt xa những khôn ngoan của con người.
(1) Ba điều kiện để
làm môn đệ Đức Kitô: Đức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo."
- Từ bỏ chính mình:
Đây có lẽ là điều khó làm nhất, vì nó đòi con người phải từ bỏ ý riêng của mình
để sống hoàn toàn theo thánh ý Chúa trong mọi sự.
- Vác thập giá hằng
ngày của mình: Thập giá hằng ngày là tất cả những bệnh tật, hiểu lầm, trái ý,
thử thách do tha nhân và hoàn cảnh gây ra.
- Đi theo Đức Kitô:
Con người không chỉ tiêu cực từ bỏ chính mình và vác thập giá suông; nhưng làm
tất cả những điều đó cho một mục đích cao vời như Đức Kitô: đó là làm sao đem
Tin Mừng cứu độ đến cho muôn người.
(2) Nghịch lý của đời
sống: Nghệ thuật sống của Đức Kitô dạy không phải là một trong những cách để sống;
nhưng là cách thức duy nhất cho những ai muốn sống cách sung mãn và có ý nghĩa,
vì Chúa Giêsu tuyên bố rõ ràng: "Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì
sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy."
Chúa có ý muốn nói: Nếu con người không theo nghệ thuật sống trên, mà chỉ sống
theo ý riêng mình, họ sẽ mất mạng sống họ muốn giữ; nhưng nếu họ sống theo
thánh ý Thiên Chúa bằng cách sống hy sinh như Đức Kitô, họ sẽ cứu được mạng sống
họ.
3.2/ Hậu quả phải lãnh nhận
của những người không biết sống: Sống làm
sao sẽ gặt hái hậu quả tương xứng. Đối với những người chỉ biết vun quén cho
mình để trở nên giàu có, Chúa nhắc nhở họ: "Người nào được cả thế giới mà
phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?" Điều Chúa
muốn nói ở đây là phần rỗi linh hồn và cuộc sống đời sau.
Đối với những người
không sống Lời Chúa và không làm chứng cho Ngài khi có dịp, Chúa cho họ biết hậu
quả: "Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ
vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các
thánh thiên thần."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa là Đấng
duy nhất có quyền trên sự sống: Ngài có quyền ban sự sống và có quyền lấy đi.
Hơn nữa, Ngài còn có quyền cho lại sự sống đã mất và sự sống trường sinh.
- Thiên Chúa yêu
thương con người với tình yêu không biên giới. Ngài cũng đòi chúng ta yêu thương
Ngài và tha nhân như thế, cho dù có phải hy sinh đến tính mạng của mình.
- Hy sinh chịu đựng
đau khổ vì Chúa là cách thức duy nhất chúng ta có thể làm để minh chứng tình
yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
24/11/2017
THỨ SÁU TUẦN 33 TN
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lc 21,5-19
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lc 21,5-19
TẤT CẢ VÌ VINH DANH
CHÚA
“Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một
sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.” (Lc 21,17-18)
Suy niệm: Quan niệm ‘theo
đạo là bỏ ông bỏ bà' vẫn ám ảnh trong não trạng anh chị em đồng bào Việt
Nam, dù cho Giáo Hội đã và đang nỗ lực hội nhập văn hóa, làm cho đức tin gần
gũi hơn với bản sắc của dân tộc. Đây chỉ là một trong những cái cớ khiến những
tín hữu Chúa bị 'người đời thù ghét'. Suốt chiều dài lịch sử Hội
Thánh, người Ki-tô hữu đã phải chịu những hiểu lầm hoặc nghi kỵ ác ý. Cũng vậy,
trong 400 năm Tin Mừng có mặt trên đất nước chúng ta, ở giai đoạn nào người môn
đệ Chúa Ki-tô cũng bị ghét bỏ, đến độ rất nhiều tín hữu đã phải chịu cảnh thịt
nát xương tan. Bị đau đớn đến cùng cực, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã làm sáng
hình ảnh của Thầy Giê-su, chấp nhận cực hình để diễn tả tình yêu: lấy 'ơn
đền oán' nhằm hóa giải mọi hận thù.
Mời Bạn: Là con cháu Các Thánh Tử Đạo
Việt Nam, bạn và tôi cũng sẽ phải đối diện với những hiểu lầm, hận thù, ghen
ghét. Dưới bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng được mời gọi sống trung thành với
đức tin, lấy lòng khoan dung diễn tả tình yêu của Thầy Chí Thánh. Không sống
tinh thần độ lượng thì làm sao có thể chấp nhận đổ máu được?
Sống Lời Chúa: Sống hiền hoà vui tươi
trong những lúc gặp điều trái ý, đó là sống tinh thần tử đạo trong thời đại mới.
Cầu nguyện: Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng con cảm phục mẫu
gương can đảm, trung thành, khoan dung của các ngài. Xin cầu cho chúng con là
con cháu biết noi gương các ngài trong mọi nghịch cảnh, để luôn làm vinh danh
Thiên Chúa. Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Không thuộc về thế gian (24.11.2017 – Thứ sáu: Các thánh tử đạo Việt Nam)
Ơn gọi Kitô hữu đặt ta vào một thế đứng chênh vênh, thế đứng dễ ghét, thế đứng đòi phải trả giá.
Suy niệm:
“Tâu bệ hạ, đã 30 năm phục vụ dưới ba triều
vua,
lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước.
Nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Ðức Kitô.”
Ðó là câu trả lời của ông Micae Hồ Ðình Hy
khi vua Tự Ðức mời ông giả vờ bước qua thánh giá.
Ông là người thanh liêm, được nhà vua hết sức tín cẩn,
cho phụ trách ngành dệt trong cả nước.
Nhưng ông cũng là một Kitô hữu xông xáo làm việc tông đồ.
Ông không thấy có gì xung khắc
giữa việc phục vụ đất nước với việc phục vụ Giáo Hội.
Khi quân Pháp bắn phá cảng Ðà Nẵng thì ông bị bắt,
bị kết án là khinh luật nước, chống lại triều đình.
Ông Hy đã chấp nhận cái chết một cách bình thản.
Trước khi chịu chém, ông còn xin hút một điếu thuốc,
hương vị cuối cùng của trần gian mà ông muốn nếm
trước khi nếm hương vị của thiên đàng vĩnh cửu.
lúc nào hạ thần cũng là người hết lòng yêu nước.
Nay hạ thần cam chịu mọi cực hình để nên giống Ðức Kitô.”
Ðó là câu trả lời của ông Micae Hồ Ðình Hy
khi vua Tự Ðức mời ông giả vờ bước qua thánh giá.
Ông là người thanh liêm, được nhà vua hết sức tín cẩn,
cho phụ trách ngành dệt trong cả nước.
Nhưng ông cũng là một Kitô hữu xông xáo làm việc tông đồ.
Ông không thấy có gì xung khắc
giữa việc phục vụ đất nước với việc phục vụ Giáo Hội.
Khi quân Pháp bắn phá cảng Ðà Nẵng thì ông bị bắt,
bị kết án là khinh luật nước, chống lại triều đình.
Ông Hy đã chấp nhận cái chết một cách bình thản.
Trước khi chịu chém, ông còn xin hút một điếu thuốc,
hương vị cuối cùng của trần gian mà ông muốn nếm
trước khi nếm hương vị của thiên đàng vĩnh cửu.
Cuộc sống và cái chết của thánh Micae Hy
soi sáng cho đoạn Lời Chúa hôm nay.
Người Kitô hữu có hai đầu dây cần phải giữ.
“Như Cha đã sai Con đến trong thế gian,
Con cũng sai họ đến trong thế gian” (Ga 17,18).
Thế gian là nơi thánh Hy đã sống cho đến chết.
Thế gian là đất nước, là vua quan, là thứ dân...
Ngài đã yêu mến và sống tận tình cho thế gian đó.
Thế gian đã trở nên như máu thịt của người Kitô hữu
vì đó là nơi họ được Chúa sai đến để phục vụ,
và là nơi họ trở thành người Kitô hữu trọn vẹn.
“Họ không thuộc về thế gian,
cũng như Con không thuộc về thế gian” (Ga 17,16).
Ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian,
nghĩa là không hoàn toàn nghĩ và sống như thế gian.
Người Kitô hữu có hai đầu dây cần phải giữ.
“Như Cha đã sai Con đến trong thế gian,
Con cũng sai họ đến trong thế gian” (Ga 17,18).
Thế gian là nơi thánh Hy đã sống cho đến chết.
Thế gian là đất nước, là vua quan, là thứ dân...
Ngài đã yêu mến và sống tận tình cho thế gian đó.
Thế gian đã trở nên như máu thịt của người Kitô hữu
vì đó là nơi họ được Chúa sai đến để phục vụ,
và là nơi họ trở thành người Kitô hữu trọn vẹn.
“Họ không thuộc về thế gian,
cũng như Con không thuộc về thế gian” (Ga 17,16).
Ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian,
nghĩa là không hoàn toàn nghĩ và sống như thế gian.
Người Kitô hữu không coi thường mọi giá trị
của xã hội,
nhưng họ có một thang giá trị riêng.
Họ biết đâu là những giá trị mà họ phải tôn trọng.
Nếu hy sinh những giá trị đó, họ sẽ đánh mất chính mình
và chẳng đóng góp được gì cho bộ mặt thế giới.
Họ là nhúm men vùi trong đống bột.
Men không được tách khỏi bột,
và men cũng không được biến chất thành bột.
Trong cả hai trường hợp, men đều trở nên vô ích.
Chúng ta vẫn bị cám dỗ buông một trong hai đầu dây.
Bỏ một trong hai đều làm mất căn tính của người Kitô hữu.
Họ biết đâu là những giá trị mà họ phải tôn trọng.
Nếu hy sinh những giá trị đó, họ sẽ đánh mất chính mình
và chẳng đóng góp được gì cho bộ mặt thế giới.
Họ là nhúm men vùi trong đống bột.
Men không được tách khỏi bột,
và men cũng không được biến chất thành bột.
Trong cả hai trường hợp, men đều trở nên vô ích.
Chúng ta vẫn bị cám dỗ buông một trong hai đầu dây.
Bỏ một trong hai đều làm mất căn tính của người Kitô hữu.
Ơn gọi Kitô hữu đặt ta vào một thế đứng
chênh vênh,
thế đứng dễ ghét, thế đứng đòi
phải trả giá.
Tử đạo là cách làm chứng tuyệt vời trong thời bách hại.
Trong thời kinh tế thị trường, cần có những cách làm chứng khác.
Người Kitô hữu vẫn bị cám dỗ bước qua lương tâm mình
để mua lấy chút địa vị, lợi nhuận, an toàn, thoải mái...
Thế gian không ở ngoài ta, thế gian ở ngay trong lòng ta.
Ước gì chúng ta dám chấp nhận thiệt thòi, phiền hà, mất mát,
khi can đảm làm chứng cho lòng tin và tình yêu.
Tử đạo là cách làm chứng tuyệt vời trong thời bách hại.
Trong thời kinh tế thị trường, cần có những cách làm chứng khác.
Người Kitô hữu vẫn bị cám dỗ bước qua lương tâm mình
để mua lấy chút địa vị, lợi nhuận, an toàn, thoải mái...
Thế gian không ở ngoài ta, thế gian ở ngay trong lòng ta.
Ước gì chúng ta dám chấp nhận thiệt thòi, phiền hà, mất mát,
khi can đảm làm chứng cho lòng tin và tình yêu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau
lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ
bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ
được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức
sống.
Chúng con chẳng sợ mình
bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao
thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng
bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu
của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa
lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế
gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm
thấy niềm vui
của người được diễm phúc
nên giống Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
24 THÁNG MƯỜI MỘT
Hòa Bình,
Hoa Trái Của Sự
Chuyển Hóa Nội Tâm
Chính Thiên Chúa là Đấng
biến đổi trái tim con người, như Ngôn Sứ Eâdêkien đã diễn tả hùng hồn: “Ta sẽ
ban cho các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ
bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi, và sẽ ban tặng các ngươi một quả
tim bằng thịt” (Ed 36,26). Giáo Hội không ngừng công bố sự thật rằng hòa bình
thế giới bắt rễ từ trong chính cõi lòng con người, từ trong lương tâm của mọi
con người.
Hòa bình chỉ có thể là
hoa trái của một cuộc chuyển hóa nội tâm, bắt đầu trong lòng của mỗi người và
lan tỏa ra trong mọi xã hội tới mọi cộng đồng. Cộng đồng thứ nhất trong các cộng
đồng chính là gia đình. Gia đình là cộng đồng đầu tiên được mời gọi sống hòa
bình và cũng là cộng đồng đầu tiên được mời gọi tranh thủ hòa bình và hữu nghị
cho hết mọi người trên thế giới này.
Đó là lý do tại sao
suy tư hôm nay của chúng ta về hòa bình được tập chú vào gia đình. Chúng ta hy
vọng rằng trong các tế bào căn bản này của xã hội sẽ có một niềm khát vọng mãnh
liệt được sống hòa bình và hữu nghị với mọi con người.
Hạnh Các Thánh
24 Tháng Mười Một
Thánh Anrê Dũng Lạc
và Các Bạn
Thánh Anrê Dũng Lạc là
một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài
được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988.
Kitô Giáo được người Bồ
Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên
mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công
Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.
Vua chúa thời ấy cấm
các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ dỗ người
Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh,
các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.
Có đến ba lần bắt đạo
cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng
100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bi đầy ải. Trong đợt bách hại
đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Tu Hội Thừa Sai Ba
Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.
Vào năm 1847 xảy ra cuộc
bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và giáo dân Việt Nam
đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.
Các vị tử đạo sau cùng
là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính năm đó một
hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp nhằm đảm bảo sự tự do tôn giáo cho người
dân, nhưng hiệp ước đó không được tôn trọng.
Vào năm 1954, có khoảng
một triệu rưỡi người Công Giáo -- khoảng bảy phần trăm dân số -- sống ở miền Bắc.
Người Phật Giáo chiếm khoảng 60 phần trăm dân số. Vỉ sự tàn ác của chế độ cộng
sản, 670,000 người Công Giáo đã từ bỏ đất đai, nhà cửa và tài sản để di cư vào
miền Nam. Sau cuộc chiến Việt Nam, vào năm 1975 cộng sản đã làm chủ toàn thể
lãnh thổ quốc gia này.
Lời Bàn
Lịch sử tử đạo của dân
tộc Việt giúp cho những ai chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến giữa tự do và cộng
sản thấy rằng, ngay tự xa xưa, thập giá đã là một phần của đời sống người Việt.
Trong khi lý do của sự can thiệp hoặc bỏ rơi của Hoa Kỳ vào vấn đề Việt Nam
chưa được giải đáp thỏa đáng, thì chính đức tin Kitô Giáo từng ăn sâu vào lòng
đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt đức
tin ấy.
Lời Trích
"Giáo Hội Việt
Nam thì sống động và đầy sinh lực, với nhiều giám mục trung tín và hăng hái, và
nhiều giáo dân tận tụy và can đảm& Giáo Hội Việt Nam đang sống phúc âm
trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp với một sức mạnh đáng kể" (nhận định của ba vị tổng giám mục Hoa Kỳ sau chuyến
thăm viếng Việt Nam vào tháng Giêng 1989).
Trích từ NguoiTinHuu.com
24 Tháng Mười Một
Ðây Bài Ca Nghìn Trùng
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế, từ dạo Ðức Giêsu
gục đầu tắt thở trên thập giá, cuộc sống và cái chết của Ngài đã trở nên một
bài ca nghìn trùng, một bản tình ca muôn thuở nói lên mối tình Thiên Chúa yêu
thương nhân loại, được thể hiện qua cái chết tự ý thực tình của Ngài để sống trọn
từng chữ lời mình tuyên bố:
"Không có Tình Yêu nào lớn hơn mối
tình của người chết cho bạn hữu mình".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế,
bài ca nghìn trùng, bài ca muôn thuở của một cuộc đời sống cho tình yêu và một
cái chết, chết cho cuộc tình. Vì thế, cuộc sống khó nghèo, khiêm tốn, lam lũ để
dấn thân rao giảng Tin Mừng và cứu nhân độ thế của Ðức Giêsu phải kết thúc bằng
cái chết tang thương, tất tưởi, cái chết đầy đau đớn, tủi nhục trên thập giá, để
ngàn đời hai bàn tay bị đinh đâm thâu qua không thể nào nắm lại được nữa, nhưng
muôn thuở một bàn tay luôn xòe ra như muốn nói: "Vâng, Con hoàn toàn yêu mến
và vâng phục thánh ý Cha", và bàn tay kia luôn mở rộng như muốn nói:
"Vâng, Ta chọn tình thương yêu và sẵn sàng phục vụ mọi người cho đến khi đổ
giọt máu cuối cùng".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế,
bài ca nghìn trùng của cuộc sống dấn thân phục vụ được kết thúc trên thập giá để
từ dạo ấy thập giá là biểu tượng cho một quy luật muôn thuở của Tin Mừng do Ðức
Giêsu rao giảng: "Nếu hạt lúa gieo xuống đất không mục nát đi, nó cứ trơ
trọi một mình, nhưng nếu nó mục nát đi, nó sinh ra được nhiều hạt khác".
Ðây bài ca nghìn trùng! Vâng, đúng thế,
đây bài ca tình thương muôn thuở được sướng lên để chờ đợi những câu đáp trả.
Ngày hôm nay, nhân ngày lễ mừng thánh Andrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, chúng
ta hãy hân hoan dâng lên Thiên Chúa cuộc sống và cái chết vì đức tin, vì tình
yêu của các bậc đàn anh, đàn chị, của chúng ta như những câu đáp lại điệp khúc
bản tình ca của Chúa Giêsu: "Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của
người chết cho bạn hữu mình".
Một
điểm son nổi bật nhất trong những thành tích vẻ vang chứng tỏ niềm tin sắt đá
được các thánh tử đạo Việt Nam ghi vào những trang sử của Giáo Hội là: Lòng tôn
kính thập giá.
Không hiểu vì lý do gì mà các vua quan Việt Nam thời đó đã dùng thập giá làm
phương tiện để thách đố niềm tin của các vị tử đạo. Họ gọi đó là "Quá
khóa" để dùng thập giá vạch ranh giới giữa cái sống và cái chết. Nhưng
trăm ngàn hình khổ đã không làm cho các vị anh hùng đức tin Việt Nam tự ý bước
qua thập giá, dấu hiệu của Ðấng đã rao giảng và đã thực hiện lời mình xác quyết:
"Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình của người chết cho bạn hữu
mình".
Không bước qua thập giá để chứng tỏ mình không chối bỏ đạo, không chối bỏ niềm
tin vào Thiên Chúa, không chối bỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mình dù phải
chịu tan xương nát thịt, dù phải chịu kìm kẹp, giam cầm, dù phải chịu voi dày
ngựa xéo, dù phải chịu đầu rơi máu đổ, các vị tử đạo Việt nam đã nêu gương đáp
lại tình yêu của Ðấng chết treo trên thập giá để:
- Nợ
máu, các ngài đã trả bằng máu.
- Nợ
tình, các ngài đã trả bằng tình.
- Nợ
mạng sống, các ngài đã trả bằng những cái đứnng lặng im, không qua khóa, nhưng
cái đứng bất động này là những cử chỉ hùng hồn dẫn các ngài đến cái chết vì một
niềm tin, chết cho một cuộc tình như Ðức Giêsu đã nêu gương.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét