19/02/2014
Thứ Tư sau Chúa Nhật
6 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gc 1, 19-27
"Anh
em hãy thực thi lời đã nghe, chớ đừng nghe suông".
Trích
thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh
em thân mến, anh em hãy biết rằng: Mọi người hãy mau nghe, nhưng đừng vội nói
và vội nóng giận, vì sự nóng giận của người ta không thực hiện sự công chính của
Thiên Chúa. Cho nên anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác; anh
em hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, là lời có sức cứu độ
linh hồn anh em. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối
chính mình.
Vì
chưng, ai nghe lời mà không thực hành, thì giống như người soi mặt mình trong
gương: soi rồi, ra đi, và không nhớ mình thế nào. Còn kẻ suy ngắm luật tự do
hoàn hảo, và bền đỗ trong lề luật, thì không phải là kẻ nghe rồi quên, mà là
nghe rồi thực hành; kẻ đó sẽ có phúc vì đã thực hành.
Nếu
ai tưởng mình đạo đức mà lại không kìm hãm miệng lưỡi mình, nhưng lừa dối lòng
mình, thì lòng đạo đức của nó vô giá trị. Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền
đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ
mình khỏi mọi ô uế đời này.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Ðáp: Lạy Chúa, ai
được cư ngụ trên núi thánh của Chúa? (c. 1b)
Xướng:
1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều
ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống. - Ðáp.
2)
Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người
coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa. - Ðáp.
3)
Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền
lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay. - Ðáp.
Alleluia:
1 Sm 3, 9
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có
lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 8, 22-26
"Người
mù khỏi hẳn và thấy được mọi vật rõ ràng".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ đến Bếtsaiđa, người ta dẫn tới Chúa một người mù
và xin Chúa đặt tay trên người ấy. Chúa cầm tay người mù, dắt ra khỏi làng,
Chúa phun nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên anh mà hỏi: "Ngươi có thấy
gì không?" Anh nhìn lên và trả lời: "Tôi thấy người ta như những cây
cối đang đi". Chúa lại đặt tay trên mắt người mù, anh liền thấy rõ và khỏi
hẳn, thấy được mọi vật rõ ràng. Chúa Giêsu cho người ấy về nhà và căn dặn:
"Ngươi hãy về nhà, và nếu có vào làng thì đừng nói với ai".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ðôi
mắt đức tin
Có
một người đàn bà đạo đức nọ suốt đời chỉ có một khát vọng, đó là được thấy dung
nhan Chúa trước khi chết. Một đêm kia, trong giấc mơ, Thiên Chúa cho biết Ngài
sẽ đến thăm bà nội đêm mai. Thế là ngày hôm sau, người đàn bà dọn dẹp nhà cửa
và chuẩn bị bữa tiệc thịnh soạn để đón vị khách quí. Thế nhưng suốt buổi tối
người đàn bà chờ đợi vẫn không thấy Chúa đến, bà thiếp ngủ đi trong chán nản. Bỗng
có tiếng nói với bà rằng:
-
Tại sao Ta đến mà con không đón tiếp Ta"
Người
đàn bà giải thích cho Chúa là bà đã chờ Ngài ở trước cổng nhà. Người đàn bà ngạc
nhiên khi Chúa nói là Ngài đã đến ở cửa sau.
Thế
là cả ngày hôm sau, người đàn bà lại chuẩn bị với hy vọng sẽ gặp được Chúa. Ðêm
đến, bà hết chạy ra cửa trước lại vào cửa sau, nhưng tuyệt nhiên vẫn không thấy
Chúa. Lần này trong giấc mơ, Chúa lại hiện đến và trách người đàn bà. Ngài cho
biết là Ngài đã đến qua cửa sổ. Ngài giải thích cho bà hiểu như sau:
-
Nếu con chỉ muốn thấy Ta ở một nơi nào đó mà thôi, con sẽ không bao giờ có thể
thấy Ta ở mọi nơi. Ta muốn cho con thấy Ta, nhưng không phải một lần trước khi
con chết, mà là mỗi giây phút cuộc đời con. Và điều kiện để được thấy Ta là con
hãy từ bỏ khát vọng được thấy Ta bằng con mắt xác thịt, vì con mắt ấy qua yếu ớt
để có thể nhìn thấy sự vô biên của Ta. Con chỉ có thể xem thấy Ta bằng đôi mắt
của quả tim mà thôi.
Con
người chỉ có thể thấy Chúa bằng đôi mắt của quả tim, và đôi mắt này chính là
đôi mắt đức tin mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban cho con người.
Tin
Mừng theo thánh Marcô mà chúng ta lắng nghe hôm nay, thuật lại việc Chúa Giêsu
cho một người mù được thấy. Ðặt câu truyện này vào bối cảnh cuộc tranh luận giữa
Chúa Giêsu với nhóm Biệt phái cũng như với các môn đệ, thánh Marcô muốn cho
chúng ta thấy rằng đức tin tức ơn sáng mắt là một ơn nhưng không của Thiên
Chúa. Những người Biệt phái đã tự giam hãm trong sự mù quáng tức trong ánh sáng
riêng của họ để khước từ Chúa, đồng thời chối bỏ chính ánh sáng của Thiên Chúa;
trong khi đó, các môn đệ lại lơ đễnh đến độ không thể thấy được ý nghĩa các
phép lạ của Chúa Giêsu. Chữa lành cho người mù, Chúa Giêsu vừa tỏ quyền năng của
Ngài, vừa cho thấy chỉ mình Ngài mới có thể ban cho con người ánh sáng mới, nhờ
đó con người có thể thấy được Thiên Chúa.
Qua
phép Rửa, chúng ta nhận được ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta
chính đôi mắt của quả tim để có thể nhìn thấy Ngài trong mọi sự và trong từng
phút giây cuộc sống. Ước gì chúng ta luôn nhận ra sự hiện diện của Chúa, để
chúng ta có thể vượt thắng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống và luôn tin vững
nơi tình yêu của Chúa.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần VI TN2
Bài đọc: Jam 1:19-27; Mk
8:22-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần kiên nhẫn trong
mọi việc.
Con
người thường có khuynh hướng làm việc gì là muốn phải nhìn thấy kết quả ngay; nếu
không sẽ dễ dàng chán nản và bỏ cuộc. Nhưng “dục tốc bất đạt,” làm việc gì cũng
cần có thời gian, vội vã quá sẽ không mang lại kết quả mong muốn. Hơn nữa, việc
càng khó, thời gian chờ đợi càng lâu. Ví dụ, để có thể tốt nghiệp đại học, con
người cần ít nhất 16 năm, qua những giai đoạn: tiểu học, trung học đệ nhất cấp,
đệ nhị cấp, và đại học. Mỗi giai đoạn đều phải qua một kỳ thi để chứng tỏ khả
năng để tiến tới giai đoạn mới. Trong việc luyện tập các nhân đức cũng thế, con
người phải kiên nhẫn với mình và với người khác; bắt đầu luyện tập bằng các việc
nhỏ dễ làm, rồi tiến dần đến những nhân đức khó khăn hơn, trước khi có thể sống
các nhân đức cách dễ dàng.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong đề tài phải kiên nhẫn chờ đợi trong mọi sự.
Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Giacôbê khuyên các tín hữu cần kiên nhẫn trong việc
luyện tập các nhân đức; nhất là đức tự chủ trong việc kiềm chế miệng lưỡi của
mình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chữa người mù qua hai giai đoạn. Lần đầu, anh
mù chỉ thấy người ta đi đi lại lại như những cây cối. Lần thứ hai anh mới nhìn
thấy tất cả rõ ràng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Anh em hãy đem Lời Chúa ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính
mình.
1.1/
Phải biết tự chủ con người: "Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng: mỗi người
phải mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận."
(1)
Kiềm chế miệng lưỡi: là
dấu chỉ của người khôn ngoan. Người thiếu khôn ngoan là người nói búa xua, nói
không kịp thở, nói như sợ người khác giành nói hết. Vì nói không kịp suy nghĩ
nên dễ bị bắt bẻ, khuyếch đại, nói hành người khác, và chẳng có việc nào liên
quan đến việc nào. Có người cho Thiên Chúa rất khôn ngoan khi dựng nên con người
có hai tai và hai mắt; nhưng chỉ có một miệng và một lưỡi. Người khôn ngoan là
người biết lắng nghe và quan sát kỹ lưỡng trước khi cho người khác biết ý kiến
của mình. Các Sách Khôn Ngoan cho chúng ta rất nhiều lời khuyên về việc kiềm chế
miệng lưỡi để tránh những hậu quả tai hại cho mình.
(2)
Kiềm chế tính nóng giận (orgê): "vì khi nóng giận, con người không thực thi đường
lối công chính của Thiên Chúa." Chữ Hy-lạp tác-giả dùng ở đây (orgê),
không phải tính nóng giận do lòng nhiệt thành khi thấy điều sai trái; mà là
tính nóng giận vượt quá sự khôn ngoan của của con người nóng giận cách vô lý.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền nóng giận với con người, thế mà Ngài vẫn
kiên nhẫn chờ đợi và ban mọi cơ hội để giúp con người ăn năn tội lội của mình.
1.2/
Thực hành Lời Chúa: Lời
Chúa tự nó có tiềm năng giúp con người từ bỏ tội lỗi và tập tành nhân đức để mỗi
ngày một trở nên thánh thiện hơn. Để thực hiện được những điều này, con người cần
phải chuẩn bị, khiêm tốn đón nhận Lời Chúa, và đem ra thực hành. Dụ ngôn người
gieo giống và 4 chỗ mà hạt giống được gieo vào giúp chúng ta thấu hiểu điều
này. Vì thế, tác giả khuyên các tín hữu: "Anh em hãy đem Lời ấy ra thực
hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình." Ông đưa ra hai áp dụng cụ
thể của Lời Chúa:
(1)
Lời Chúa là gương soi giúp con người nhận ra tội lỗi của mình: "Thật vậy, ai
lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn
mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt
mình thế nào." Như ai cũng phải soi gương mỗi ngày trước khi ra đường,
chúng ta cũng phải soi gương bằng việc đọc hay lắng nghe Lời Chúa mỗi ngày để
nhận ra con người thật của mình. Khi soi gương, con người không chỉ soi gương
cho qua lần chiếu lệ; nhưng còn phải sửa sang sạch sẽ những gì nhơ bẩn và luộm
thuộm trên thân thể của mình. Cũng vậy, chúng ta cũng không thể nghe Lời Chúa
cho qua lần chiếu lệ; nhưng phải để Lời Chúa thấm nhập, xét đoán, và tinh luyện
những tật xấu trong con người.
(2)
Lời Chúa mang lại sự sống cho con người: Tác giả Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến việc thực
hành Lời Chúa; vì nếu chỉ nghe suông rồi quên mất, Lời Chúa sẽ chẳng sinh lợi
ích gì cho bản thân: "Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là
tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão." Lề Luật không giới hạn tự
do của con người; nhưng giúp con người nhận ra những nguy hiểm của tội lỗi và đừng
làm nô lệ cho chúng. Vì thế, việc thực hành Lề Luật giúp con người tránh tội, tự
do thực sự, và thành công trong mọi việc mình làm.
Tôn
giáo thực thụ không chỉ hời hợt bằng các lễ nghi bên ngoài; nhưng phải sinh lợi
ích cho tha nhân và cho chính mình. Yêu Chúa phải chứng tỏ qua việc yêu thương
tha nhân; nhất là việc thăm viếng và giúp đỡ các "cô nhi quả phụ lâm cảnh
gian truân" và luyện tập con người sao cho càng ngày càng tốt lành thánh
thiện hơn.
2/
Phúc Âm:
Chúa chữa người mù qua hai giai đoạn.
2.1/
Điểm đặc biệt của phép lạ: Phép lạ này chỉ được tường thuật bởi Marcô mà thôi. Trong các
phép lạ Chúa Giêsu làm, rất ít khi Ngài dẫn bệnh nhân ra nơi khác như trình thuật
hôm nay và trình thuật khi Chúa Chúa Giêsu chữa người điếc và ngọng. Tác-giả
không cho biết lý do, nhưng có lẽ cho lợi ích của bệnh nhân. Người mù ở trong
bóng tối lâu năm, nên rất nhạy cảm với ánh sáng. Đức Giêsu chữa anh qua hai
giai đoạn:
(1)
Người cầm lấy tay
anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi:
"Anh có thấy gì không?" Anh ngước mắt lên và thưa: "Tôi thấy người
ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại."
(2)
Rồi Người lại đặt
tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự.
Giống
như những trình thuật khác trong Marcô, để bảo đảm “bí mật Đấng Thiên Sai,”
Chúa Giêsu cho anh về nhà và dặn: "Anh đừng có vào làng."
2.2/
Hành trình đức tin trong việc nhận ra Thiên Chúa: Nếu so sánh phép lạ
này với phép lạ Chúa chữa người mù từ lúc mới sinh trong Tin Mừng Gioan, chúng
ta thấy có những điểm tương đồng và khác biệt: Điểm giống nhau là Chúa Giêsu lấy
nước miếng trộn với đất và đem xức vào mắt người mù; điểm khác biệt là Chúa
Giêsu lại đặt tay trên mắt anh trong Marcô và anh thấy rõ ràng; trong khi Chúa
Giêsu sai anh mù đi rửa mắt ở Hồ Siloam trong Gioan, và sau khi rửa, anh được
sáng.
Trình
thuật Gioan nhấn mạnh đến sự khai mở niềm tin của người mù qua những giai đoạn
khác nhau. Trong mỗi giai đoạn, anh tuyên xưng Chúa Giêsu bằng những tên khác
nhau theo sự thật đầy đủ hơn: Lần thứ nhất khi được hỏi bởi hàng xóm ai đã chữa
anh, anh tuyên xưng “Người tên là Giêsu.” Lần thứ hai, khi bị tra vấn bởi nhà cầm
quyền, anh tuyên xưng: “Người là một tiên-tri.” Lần thứ ba, khi bị tra vấn bởi
các kinh-sư, anh nói: “Người phải đến từ Thiên Chúa.” Lần cuối cùng, khi được hỏi
bởi chính Chúa Giêsu, anh nhìn nhận: “Người là Đấng Thiên Sai.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thời gian chờ đợi là kẻ thù của con người. Rất nhiều người đã chán nản bỏ cuộc
vì phải chờ đợi quá lâu, nhưng như lời Chúa phán: “Ai bền vững đến cùng, kẻ ấy
mới được cứu thoát.”
-
Để có thể thành công, chúng ta đừng vội phải nhắm ngay đích điểm, nhưng biết
chia thành những giai đoạn với những đích nhỏ hơn. Người kiên nhẫn, tuy chậm,
nhưng bò lâu ngày rồi cũng tới đích.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc
8,22-26
A.
Hạt giống...
Muốn
hiểu ý nghĩa phép lạ này (Chúa Giêsu chữa một người mù), ta phải đọc nó trong
văn mạch những chuyện phía trước : Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mc
8,1-10), nhưng các người pharisêu chẳng những không tin vào quyền năng của Ngài
mà lại còn thách Ngài làm một dấu lạ từ trời (Mc 8,11-13). Chính các môn đệ
cũng không thấy được điều gì cao hơn là những miếng bánh (Mc 8,14-21). Họ đúng
là những người mù không đọc ra ý nghĩa những dấu chỉ.
Người
mù trong chuyện này là hình ảnh của những người không hiểu (pharisêu, các môn đệ,
và chúng ta ngày nay) :
-
Việc làm cho họ hiểu rất là khó. Vì thế Chúa Giêsu phải đặt tay vào mắt anh mù
tới hai lần thì anh mới thấy.
-
Tuy nhiên phép lạ này cũng khuyến khích chúng ta : nếu kiên trì tìm hiểu Chúa
thì cuối cùng cũng sẽ thấy được Ngài : người mù ban đầu không thấy gì cả, sau
khi được Chúa Giêsu sờ vào mắt thì anh thấy mờ mờ, sau khi Ngài đặt tay lần thứ
hai thì anh hoàn toàn thấy rõ.
B....
nẩy mầm.
1.
Ngày chúng ta được rửa tội, Linh mục cũng thay mặt Chúa nói với chúng ta
"Epphata" nghĩa là hãy mở ra. Nhưng đức tin của chúng ta chỉ như một
con mắt mới mở hé, cho nên phần nào đó chúng ta cũng còn giống như người mù.
Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa một lần nữa đặt tay Ngài trên mắt chúng ta, để cặp
mắt đức tin của chúng ta được mở ra trọn vẹn để nhìn thấy Ngài.
2.
Một học giả kia rất thông thái nhưng cũng rất đãng trí. Một hôm ông cỡi lừa đi
thăm một người bạn. Dù đang cỡi lừa, ông vẫn cứ dán mắt vào quyển sách, tay
buông lỏng dây cương. Do đó con lừa sau khi đi một đoạn đường đã quay trở lại
chính ngôi nhà của ông. Ông tưởng đó là ngôi nhà của người bạn. Ông nhìn ngôi
nhà từ trên xuống dưới, từ trước tới sau, và kết luận : "Ông bạn của ta cẩu
thả quá, nhà hư gần sập tới nơi mà không sửa sang gì cả." Vợ ông bước ra
tiếp lời : "Ông nhận xét đúng đấy. Nhưng đây là ngôi nhà của chính
ông". Nhiều người rất sáng về chuyện người khác, nhưng rất mù về những
khuyết điểm của chính mình. (Ernst Wilhelm Nusselein).
3.
Hai ông cháu đi dạo trên hè phố. Họ đến cạnh hàng rào hoa hồng rất đẹp. Cô bé
thở nhẹ nói : "Nội ơi, nội có thể ngửi những bông hồng này ? Chúng rất
thơm phải không ?" Rồi hai ông cháu nghe giọng nói của một bà từ trong mái
hiên vọng ra : "Cứ làm tất cả những gì các bạn muốn".
Hai ông cháu ngắt một bông hoa rồi cám ơn bà và khen luống hoa thật đẹp. Bà nói
: "Tôi trồng những bông hồng này mục đích là để những người khác được hạnh
phúc. Tôi không thấy họ. Tôi mù" (Góp nhặt)
4.
"Chúa Giêsu và các môn đệ đến Bétsaiđa. Người ta dẫn một người mù và xin
Chúa Giêsu sờ vào anh ta… Người đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn"
(Mc 8,22-25)
Tối
14-12-1995, hàng triệu người Việt nam hồi hộp đón xem trận đấu giữa Việt Nam và
Mianma để tranh vào vòng chung kết Cúp vô địch Bóng đá Sea Games 18. Khoảng 22g30,
đội tuyển VN đã làm nên một giây phút lịch sử khi ghi được tỉ số 2-1, thắng đội
Mianma. Ngay lập tức, hàng vạn thanh niên thành phố đã tràn xuống đường trong
niềm vui sướng tột độ. Họ diễn hành thành từng đoàn, cùng hô vang những khẩu hiệu
"Việt nam vô địch. Việt nam chiến thắng".
Sài
gòn một đêm tuyệt vời, một đêm không ngủ. Tuyệt vời vì những con người vốn xa lạ
bỗng trở nên gần gũi thân quen. Muôn người như một hiệp nhất trong niềm vui. Hạnh
phúc tưởng đâu xa, hóa ra thật gần khi con người yêu thương nhau.
Vậy
mà đôi mắt con, vì bị che khuất bởi những tham vọng, bởi lòng hẹp hòi ích kỷ
nên đã không nhận ra được hạnh phúc quanh mình.
Lạy
Chúa, xin cho con có cái nhìn bao dung để có thể nhận ra những cái hay cái tốt
nơi kẻ khác và cùng họ xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
19/02/14 THỨ TƯ TUẦN 6
TN
Mc 8,22-26
Mc 8,22-26
CUỘC SỐNG CÓ THẦY GIÊSU
Người lại đặt tay trên mắt
anh ta, anh trông rõ và khỏi hẳn: anh thấy tỏ tường mọi sự. (Mc 8,25)
Suy niệm: Anh
mù ở Bétxaiđa từ chỗ ở xa Chúa Giêsu, không thấy cũng không biết Chúa, nay được
dẫn đến gần Ngài. Chúa còn muốn anh gần gụi với Ngài hơn nữa. Ngài nắm lấy tay
anh, dắt anh ra khỏi làng. Ngài lại đụng chạm đến anh, lấy nước miếng của Ngài
xức mắt anh. Chưa hết, Ngài hỏi anh hai câu, anh trả lời hai lần. Anh tin và
anh được sáng: từ chỗ thấy người ta như cây cối đi đi lại lại, tới chỗ anh thấy
tỏ tường mọi sự. Chúa nói anh đừng trở vào làng nữa. Tại sao? Để anh ở lại gần
hơn với Ngài, Đấng đã chữa lành anh. Thầy Giêsu ở đó trước mắt anh. Anh đã rất
gần Chúa, bằng xương bằng thịt; anh đã thấy Chúa rõ ràng. Cuộc sống của anh giờ
đây có Thầy Giêsu.
Bạn ơi, cuộc sống bạn có Thầy Giêsu,
bạn còn lo lắng chi? Hằng ngày, bạn vẫn nhìn thấy người ta, thấy mọi sự, nhưng
đôi khi bạn vội vã để mọi việc lướt đi quá nhanh trước mắt mình, nên không kịp
nhìn thấy tỏ tường. Nhất là bạn không nhận ra Thầy Giêsu vẫn ở gần bạn, không
nhận ra tha nhân ở chung quanh bạn. Xin Thầy Giêsu ở với bạn, với tôi để chúng
ta nhìn thấy nhau và nhìn nhau bằng con mắt của Ngài.
Chia sẻ: Có
khi nào bạn cảm nhận Thầy đặt tay trên bạn chưa?
Sống Lời Chúa: Đọc lại đoạn Tin Mừng này vài lần và để nghe
Chúa nói và cảm nhận Thầy Giêsu đang hiện diện bên cạnh mình.
Cầu nguyện: Thầy Giêsu ơi! xin cho chúng con luôn xác tín rằng: có Thầy con có
thể làm được mọi sự. Xin xen vào đời sống của con, đứng giữa con và mọi việc,
giúp con nhìn thấy rõ ràng Thầy đang ở với con và trong anh em con.
Anh
có thấy gì không?
“Anh có thấy gì không?” Hôm nay Đức Giêsu cũng hỏi
chúng ta như vậy. Hãy để Ngài chạm đến sự mù lòa của ta để ta được sáng mắt.
Suy niệm:
Trong phong trào hướng
đạo có ngành Ấu.
Các em thuộc ngành này
được gọi là sói con.
Các em sói con qua hai
giai đoạn huấn luyện: mở một mắt, rồi mở hai mắt.
Sau khi được mở hai mắt,
các em đã tiến bộ về kỹ năng hơn trước nhiều.
Trong bài Tin Mừng hôm
qua, Thầy Giêsu đã phàn nàn về sự mù lòa của môn đệ:
“Anh em có mắt mà không
thấy sao?” (Mc 8, 18).
Bài Tin Mừng hôm nay kể
chuyện Đức Giêsu chữa anh mù ở vùng Bếtsaiđa.
Chuyện này có một số nét
giống chuyện Chúa chữa người câm điếc (Mc 7, 31-37).
Cả hai anh đều được người
ta đem đến cho Đức Giêsu và xin Ngài đụng đến.
Cả hai anh đều được dẫn
đến một nơi riêng và được chữa lành bằng bôi nước miếng.
Chỉ mình Máccô kể lại hai
câu chuyện lý thú trên.
Đức Giêsu đã không chữa
người mù khỏi ngay lập tức.
Ngài phải chữa lần thứ
hai anh mới thấy rõ hẳn.
Đây là chuyện lạ, vì nơi
các sách Tin Mừng, chẳng bao giờ có chuyện như thế.
Đặc biệt nơi Tin Mừng
Máccô, mọi sự đều xảy ra rất nhanh.
Trong chương 1, có 8
từ lập tức (euthus) ở các câu 12, 18, 20, 23, 28, 29, 30, 42.
Sau khi được Đức Giêsu
bôi nước miếng trên mắt và đặt tay lần đầu
anh mù mới chỉ thấy lờ
mờ, thấy người ta như những cái cây biết đi (c. 24).
Sau khi được Đức Giêsu
đặt tay lần thứ hai trên mắt
anh mới thấy tỏ tường mọi
sự (c. 25).
Đức Giêsu phải chữa đến
hai lần, chắc không phải vì trường hợp này khó hơn.
Nhưng vì chuyện anh mù
được sáng mắt ở đây
tượng trưng cho hành
trình mở mắt đức tin của các môn đệ.
Họ sẽ phải đi từng bước
một để nhận ra con người của Thầy Giêsu.
Lúc đầu họ chỉ thấy một
phần con người Ngài, thấy không rõ như anh mù.
Phải đợi sau này, khi
Thầy Giêsu được phục sinh, họ mới thấy Ngài trọn vẹn.
“Anh có thấy gì không?”
Hôm nay Đức Giêsu cũng
hỏi chúng ta như vậy.
Hãy để tay Ngài nắm lấy
tay ta mà dắt vào chỗ riêng tư kín đáo.
Hãy để Ngài chạm đến sự
mù lòa của ta để ta được sáng mắt,
nhờ đó ta thấy được Ngài,
thấy được sự thật về mình và về tha nhân.
Nhưng ta cũng cần kiên
nhẫn vì con đường giác ngộ là con đường dài.
Chỉ mong hôm nay tôi sáng
hơn hôm qua, và ngày mai hơn hôm nay.
Cầu nguyện:
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin
cho con trở nên mù lòa
vì
ánh sáng chói chang của Chúa,
để
nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin
cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh
sáng phá tan bóng tối trong con
và
đòi buộc con phải hoán cải.
Xin
cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ
vì chút tự ái cỏn con.
Xin
cho con khiêm tốn
để
đón nhận những tia sáng nhỏ
mà
Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối
cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để
Chân lý cho con được tự do.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Phó thác
Có thể nói rằng người mù trong bài tin mừng hôm
nay là một người may mắn. Anh là người may mắn vì anh đã gặp Chúa Giêsu, được
Ngài đặt tay và được sáng mắt. Để được trở nên một người có đôi mắt sáng bình
thường như thế, trước hết và trên hết, anh ta phải là người có đức tin mạnh mẽ.
Với đức tin, anh ta đã để cho Chúa Giêsu làm bất cứ điều gì Ngài muốn, và rồi
anh đã được sống trong hạnh phúc.
Cuộc đời nơi trần gian là một cuộc hành trình với
nhiều thăng trầm thử thách gian nguy vất vả. Có vui có buồn và rất nhiều lúc
tôi cảm thấy mình bị giống như người mù vì những khủng hoảng và bế tắc trong
cuộc đời.
Bài tin mừng hôm nay rất ý nghĩa đối với tôi. Khi
gặp khủng hoảng bế tắc, tôi đến với Chúa, gặp Chúa và phó thác mọi sự cho Chúa
như người mù. Có Chúa và nhờ ơn Chúa, chắc chắn tôi sẽ vượt qua tất cả và sống
trong bình an hạnh phúc.
Lạy Chúa, trước những khó khăn thử thách và những
vui buồn trong cuộc đời, xin cho con biết đến với Chúa và tin tưởng và phó thác
vào Chúa trong mọi sự. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19
THÁNG HAI
Khám Phá Tận Sâu Thẳm
Con Người Mình
Làm
thế nào chúng ta có thể hoán cải, trở về với Thiên Chúa? Hoán cải bắt đầu bằng
việc nhìn lại nội tâm mình và lắng đọng tâm hồn trong sự hiện diện của Thiên
Chúa. Rồi, trái tim và lương tâm bạn có thể bắt đầu sực tỉnh.
“Hãy
vào phòng, đóng kín cửa lại”, Đức Giêsu đã dạy chúng ta như thế (Mt 6, 6). Hoán
cải trở về với Thiên Chúa – điều đó không thể xảy ra giữa những xao động chộn rộn
của lòng trí. Cần phải hồi tâm và qui hướng về Chúa. Chúng ta phải khám phá ra
con người thật của mình ở mức độ cao nhất và sâu xa nhất.
Tại
sao phải khám phá ra con người thật, cao nhất và sâu xa nhất? Bởi vì sự nhận hiểu
này về con người có liên hệ với thế giới tạo vật. Trong tương quan với tất cả tạo
vật chung quanh mình, con người là chủ. Con người được kêu gọi làm chủ mọi vật
và thống trị trái đất. Đây là mệnh lệnh đầu tiên mà con người nhận được từ Đấng
Tạo Hóa.
Thiên
Chúa không chỉ trao cho con người địa vị thống trị tạo vật, Ngài còn định hình
con người theo chính hữu thể Ngài. Vì con người cũng là tinh thần, nên con người
có thể đạt đến tầm mức mà mọi tạo vật khác không thể đạt đến được. Bản tính căn
bản của con người – vừa tinh thần vừa thể xác – không cho phép con người tìm kiếm
ý nghĩa cuối cùng duy chỉ nơi những gì là vật chất.
Khát
vọng thâm sâu nhất của con người không thể được lấp đầy bởi thế giới vật chất hữu
hình này. Con người cũng không thể gặp được hạnh phúc sâu xa đích thực ngay cả
nơi việc chinh phục tạo vật và nơi việc tăng triển khả năng khám phá và sáng tạo
của mình. Đức Giêsu đã nêu dấu hỏi: “Được cả thế gian thì ích gì?” (Mt 16, 26).
Không, con người không thể lấp đầy khát vọng của mình bằng con đường ấy.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 19-02
Gc 1, 19-27; Mc 8, 22-26.
LỜI SUY NIỆM: “Đức Giêsu và các môn đệ đến Bết-xai-đa. Người ta dẫn một người mù
đến và nài xin Đức Giêsu sờ vào anh ta.”
Trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa người mù tại Bết-xai-đa
có một sự đặc biệt là Chúa cầm lấy tay anh ta và đưa ra khỏi làng, đặt tay trên
anh đến hai lần, lần đầu anh chỉ thấy lờ mờ, lần sau anh ta mới thấy tỏ tường.
Trong đời sống thiêng liêng của mỗi con người, cần phải biết tìm kiếm Chúa, đến
gần Chúa, nghe Lời Chúa và trả lời với Chúa. Khi đó, Chúa Thánh Thần cũng sẽ
khai mở từ từ để chúng ta hiểu rõ về Thiên Chúa và thờ phượng Ngài một cách xứng
hợp.
Lạy Chúa Giêsu. Chúng con đang có nhiều cái mù về
chính mình, về tha nhân, về Giáo Hội và về Chúa. Xin cho mọi thành viên trong
gia đình chúng con biết đến với các lớp giáo lý và Kinh Thánh để chúng con nhìn
thấy rõ hơn.
Mạnh
Phương
19
Tháng Hai
Thiên Chúa Quan
Phòng
Người
Do Thái thường nói đến sự Quan Phòng của Thiên Chúa bằng mẩu chuyện như sau: Có
hai người bộ hành đi lên đường đi đến một phương xa. Họ dùng một con lừa để
chuyên chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang theo một chú gà cồ. Và đêm đến
họ đốt đuốc để soi đường.
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúa. Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước
khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm. Họ gõ cửa
khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành phải ra khỏi làng và
tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời chiếu đất, người bạn cứng lòng
tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có tốt không?". Người bạn đồng
hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt
nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một
gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp
đốt lên ngọn đuốc thì một tiếng mạnh từ xa vang lại. Thì ra, chỉ trong chớp
nhoáng, một chú sư tử đã đến cắn xé con lừa và mang đi. Vừa thương tiếc cho chú
lừa, vừa lo sợ cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên
cây để tránh tai họa.
Vừa
tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của
anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố:
"Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào
trên chúng ta rồi. Chúa là Ðấng tốt lành".
Một
vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới trèo cao
hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú mèo rừng. Người
bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào, thì người tín hữu
ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh của con gà cồ lại một
lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa
vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc bỗng tắt ngụm
đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con người cứng lòng tin lại
lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa của anh làm việc phụ trội
trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng
hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết rằng
đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài sản của dân
làng. Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự toàn vẹn của mình,
người tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho người bạn như sau:
"Anh đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Giá như đêm hôm qua, chúng ta thuê được
một chỗ trọ trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng không thoát khỏi tay của bọn cướp.
Nếu cơn gió lớn không làm tắt ngọn đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn
thấy chúng ta. Bạn thấy chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".
Tin
ở Thiên Chúa quan phòng không có nghĩa là bảo rằng tất cả mọi tai họa rủi ro xảy
đến trong cuộc sống đều do Chúa gửi đến, nhưng có nghĩa là, khi đứng trước một
bất hạnh mà mình không thể tránh khỏi, chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa thiện
hảo và quyền năng đến độ có thể biến sự bất hạnh ấy thành khởi điểm của một hồng
ân cao cả hơn.
Trong
ánh sáng Phục Sinh của Ðức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến cố
trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô nhục của Ðức
Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác, nhưng Thiên Chúa quyền
năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của nguồn ơn cứu thoát.
Giữa
muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng
Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của
chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
(Lẽ
Sống)
(1290
- 1350)
Conrad đến một nơi hoang vắng ở Sicily và sống ẩn dật ở đây
trong 36 năm, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho thế gian. Sự cầu nguyện và
ăn năn đền tội là cách ông đáp trả với những cám dỗ cản trở ông nên thánh. Ông
từ trần khi còn quỳ gối trước tượng thánh giá.
Sinh trong một gia đình giầu có thuộc miền bắc
nước Ý, Conrad kết hôn với Euphrosyne, con gái của một người quý phái.
Một ngày kia, trong khi đi săn Conrad ra lệnh
đốt một số bụi rậm để lùa thú ra ngoài. Lửa cháy lan ra cánh đồng kế cận và
thiêu hủy cả một cánh rừng. Một nông dân vô tội bị cầm tù, bị đánh đập ép phải
nhận tội và bị kết án tử hình. Tuy nhiên Conrad đã ra thú tội, cứu mạng người
nông dân ấy và ông phải bồi thường thiệt hại.
Sau biến cố ấy không lâu, Conrad và vợ đồng ý
ly thân: bà gia nhập tu viện Dòng Thánh Clara Nghèo Hèn và ông đến với một nhóm
người sống ẩn dật theo quy luật Dòng Ba Phanxicô. Tuy nhiên, không bao lâu, sự
thánh thiện nổi tiếng của ông lan tràn. Vì sự cô quạnh bị khuấy động bởi các
khách thăm viếng, Conrad di chuyển đến một nơi hoang vắng ở Sicily và ông sống
ẩn dật ở đây trong 36 năm, cầu nguyện cho chính mình cũng như cho thế gian.
Sự cầu nguyện và ăn năn đền tội là cách ông
đáp trả với những cám dỗ cản trở ông nên thánh. Ông từ trần khi còn quỳ gối
trước tượng thánh giá. Ông được phong thánh năm 1625.
Lời Bàn
Thánh Phanxicô Assisi vừa quý trọng sự chiêm
niệm vừa yêu quý đời sống rao giảng; giai đoạn cầu nguyện mãnh liệt là để nuôi
dưỡng sức mạnh rao giảng. Tuy nhiên, một số môn đệ đầu tiên của ngài cảm thấy
được mời gọi đến đời sống chiêm niệm, và ngài chấp nhận điều đó. Mặc dù đời
sống Thánh Conrad ở Piacenza không phải là một quy tắc trong Giáo Hội, nhưng
ngài và các vị chiêm niệm khác nhắc nhở chúng ta về sự vĩ đại của Thiên Chúa và
niềm vui của thiên đàng.
Lời Trích
Trong Huấn Thị về Ðời Sống Chiêm Niệm, Ðức
Giáo Hoàng Phaolô VI có viết như sau: "Rút lui vào nơi vắng vẻ là để người
Kitô kết hợp chính mình một cách mật thiết với sự thống khổ của Ðức Kitô, và
trong một phương cách đặc biệt, giúp họ chia sẻ mầu nhiệm vượt qua và hành
trình của Ðức Kitô từ trần thế đến quê trời" (#1).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét