HÃY
NHỚ ĐẾN NGÀY TẬN SỐ MÀ CHẤM DỨT THÙ HẬN!
... Chứng từ của Đức Cha Olivier
de Germay giám
mục giáo phận Ajaccio trên đảo Corse ở miền Nam nước Pháp, về Tha Thứ trong Gia Đình.
Ai trong chúng ta lại không khao khát hòa bình? Chúng ta ước nguyện biết bao thứ hòa bình này! Thế nhưng trong cuộc sống thường nhật, lại khó tìm thấy chừng nào niềm an bình, đặc biệt ngay giữa lòng mỗi gia đình!
Chúng ta biết rõ không nên ngây thơ mơ mộng những mối giao hảo ”thiên thần” không va-chạm cũng không đụng-độ. Trái tim dễ bị tổn thương của chúng ta thường khiến cho mối liên hệ giữa chúng ta trở nên quanh-co mơ-hồ và chúng ta hay làm thương tổn lẫn nhau! Nhưng cám ơn Chúa là vẫn hiện hữu một ơn thánh tuyệt vời qua đó hòa bình có thể thực hiện được: tên gọi của nó là Tha Thứ!
Gia Đình chẳng những là môi trường đặc thù thuận lợi nơi chúng ta được mời gọi sống tha thứ mà còn là nơi chúng ta học tha thứ nữa! Có một số người rất khó tha thứ chỉ vì lý do đơn giản là đã không bao giờ bắt đầu việc tha thứ nơi gia đình! Vậy thì nên phát triển ngay nơi gia đình nền văn hóa tha thứ.
Hãy dạy cho con trẻ ngay từ thơ ấu biết nói xin lỗi trong những việc nhỏ - như đến trễ hoặc một lời cay-cú giận dữ - hầu cho phép không bi-thảm-hóa tha thứ và biết làm quen với việc xin lỗi.
Thay vì xí-xóa tìm cách chạy tội hãy dạy cho con trẻ biết nói: ”Con xin cha mẹ tha thứ”. Như thế, đứa trẻ sẽ làm quen với việc không bao giờ tìm cách nói quanh chữa mình, nhưng biết nhìn nhận lỗi lầm và xin tha thứ - như một ơn huệ -.
Khi sống kinh nghiệm được cha mẹ tiếp nhận ôm vào vòng tay, đứa trẻ thâm hiểu rằng: xin lỗi và được tha thứ sẽ trao ban an bình và chữa lành vết thương trong mối liên hệ. Thật quan trọng khi làm cho đứa trẻ ý thức tầm quan trọng của việc nó tự ý xin lỗi. Không nên ép buộc đứa bé.
Ngoài ra còn có một kinh nghiệm thật đẹp cho đứa trẻ khi nó được người lớn nói lời xin lỗi nó. Nó hiểu rằng xin lỗi là một hành động tự phát và không hề bị mất mặt. Một bậc cha mẹ biết xin lỗi con cái - khi lỡ nói lời quá đáng hoặc cư xử bất công đối với con cái - sẽ không bị mất uy tín, trái lại, uy quyền được củng cố.
Nếu xảy ra những lầm lẫn đáng tiếc trầm trọng hơn thì phải dành thời giờ để nói chuyện với con cái. Đừng có những lối xin lỗi vụ hình thức. Đứa trẻ bị tổn thương cần học biết nhìn nhận và xóa đi tâm tình đôi khi rất giận dữ nổi lên trong lòng nó.
Khi chúng ta đi vào thực tế với lời nói khách quan rằng: ”Khi làm như thế, con đã làm cha mẹ đau lòng biết bao” sẽ khởi đầu một chặng đường hòa giải chân thật, không tránh né, không tìm quên đi cũng không đóng kín thủ phạm trong lầm lỗi, nhưng phân biệt giữa điều lỗi và người làm lỗi rằng: ”Con đã xúc phạm đến cha mẹ, nhưng con không hoàn toàn xấu, con vẫn còn được yêu thương”.
Khi xử sự như thế, chúng ta có thể chuyển từ oán hận hay ý muốn trả thù sang niềm ước ao hòa giải. Khi giơ tay cho người xúc phạm để cụ thể hóa cử chỉ hòa giải, rất có thể người kia chưa sẵn sàng. Nhưng không sao hết. Cần phải chờ đợi. Thời gian là phương dược thần diệu để chữa lành các vết thương và tạo mối giao hảo tốt đẹp. Mối giao hảo kết dệt từ những lời xin lỗi và sự tha thứ!
Cách thức học hỏi xin lỗi và trao ban tha thứ trong môi trường gia đình là một món quà của cuộc sống. Nó cho phép đứa trẻ - một khi trưởng thành - sống tốt đẹp các mối giao hòa khác. Tha Thứ nối tiếp Tha Thứ, với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa, chúng ta có thể tiến bước trên con đường của hòa bình, hòa giải và tình yêu!
... ”Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài. Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của THIÊN CHÚA, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin THIÊN CHÚA chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó? Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt thù hận, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điều răn. Hãy nhớ đến các điều răn mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi” (Sách Huấn Ca 27,30/28,1-7).
(”Église de Corse”, No 1, Janvier 2014, trang 5)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ai trong chúng ta lại không khao khát hòa bình? Chúng ta ước nguyện biết bao thứ hòa bình này! Thế nhưng trong cuộc sống thường nhật, lại khó tìm thấy chừng nào niềm an bình, đặc biệt ngay giữa lòng mỗi gia đình!
Chúng ta biết rõ không nên ngây thơ mơ mộng những mối giao hảo ”thiên thần” không va-chạm cũng không đụng-độ. Trái tim dễ bị tổn thương của chúng ta thường khiến cho mối liên hệ giữa chúng ta trở nên quanh-co mơ-hồ và chúng ta hay làm thương tổn lẫn nhau! Nhưng cám ơn Chúa là vẫn hiện hữu một ơn thánh tuyệt vời qua đó hòa bình có thể thực hiện được: tên gọi của nó là Tha Thứ!
Gia Đình chẳng những là môi trường đặc thù thuận lợi nơi chúng ta được mời gọi sống tha thứ mà còn là nơi chúng ta học tha thứ nữa! Có một số người rất khó tha thứ chỉ vì lý do đơn giản là đã không bao giờ bắt đầu việc tha thứ nơi gia đình! Vậy thì nên phát triển ngay nơi gia đình nền văn hóa tha thứ.
Hãy dạy cho con trẻ ngay từ thơ ấu biết nói xin lỗi trong những việc nhỏ - như đến trễ hoặc một lời cay-cú giận dữ - hầu cho phép không bi-thảm-hóa tha thứ và biết làm quen với việc xin lỗi.
Thay vì xí-xóa tìm cách chạy tội hãy dạy cho con trẻ biết nói: ”Con xin cha mẹ tha thứ”. Như thế, đứa trẻ sẽ làm quen với việc không bao giờ tìm cách nói quanh chữa mình, nhưng biết nhìn nhận lỗi lầm và xin tha thứ - như một ơn huệ -.
Khi sống kinh nghiệm được cha mẹ tiếp nhận ôm vào vòng tay, đứa trẻ thâm hiểu rằng: xin lỗi và được tha thứ sẽ trao ban an bình và chữa lành vết thương trong mối liên hệ. Thật quan trọng khi làm cho đứa trẻ ý thức tầm quan trọng của việc nó tự ý xin lỗi. Không nên ép buộc đứa bé.
Ngoài ra còn có một kinh nghiệm thật đẹp cho đứa trẻ khi nó được người lớn nói lời xin lỗi nó. Nó hiểu rằng xin lỗi là một hành động tự phát và không hề bị mất mặt. Một bậc cha mẹ biết xin lỗi con cái - khi lỡ nói lời quá đáng hoặc cư xử bất công đối với con cái - sẽ không bị mất uy tín, trái lại, uy quyền được củng cố.
Nếu xảy ra những lầm lẫn đáng tiếc trầm trọng hơn thì phải dành thời giờ để nói chuyện với con cái. Đừng có những lối xin lỗi vụ hình thức. Đứa trẻ bị tổn thương cần học biết nhìn nhận và xóa đi tâm tình đôi khi rất giận dữ nổi lên trong lòng nó.
Khi chúng ta đi vào thực tế với lời nói khách quan rằng: ”Khi làm như thế, con đã làm cha mẹ đau lòng biết bao” sẽ khởi đầu một chặng đường hòa giải chân thật, không tránh né, không tìm quên đi cũng không đóng kín thủ phạm trong lầm lỗi, nhưng phân biệt giữa điều lỗi và người làm lỗi rằng: ”Con đã xúc phạm đến cha mẹ, nhưng con không hoàn toàn xấu, con vẫn còn được yêu thương”.
Khi xử sự như thế, chúng ta có thể chuyển từ oán hận hay ý muốn trả thù sang niềm ước ao hòa giải. Khi giơ tay cho người xúc phạm để cụ thể hóa cử chỉ hòa giải, rất có thể người kia chưa sẵn sàng. Nhưng không sao hết. Cần phải chờ đợi. Thời gian là phương dược thần diệu để chữa lành các vết thương và tạo mối giao hảo tốt đẹp. Mối giao hảo kết dệt từ những lời xin lỗi và sự tha thứ!
Cách thức học hỏi xin lỗi và trao ban tha thứ trong môi trường gia đình là một món quà của cuộc sống. Nó cho phép đứa trẻ - một khi trưởng thành - sống tốt đẹp các mối giao hòa khác. Tha Thứ nối tiếp Tha Thứ, với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa, chúng ta có thể tiến bước trên con đường của hòa bình, hòa giải và tình yêu!
... ”Oán hờn và giận dữ là những điều ghê tởm, về chuyện đó kẻ tội lỗi có biệt tài. Kẻ báo thù sẽ chuốc lấy báo thù của THIÊN CHÚA, tội lỗi nó, Người xem xét từng ly. Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin THIÊN CHÚA chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó? Hãy nhớ đến ngày tận số mà chấm dứt thù hận, nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết mà trung thành giữ các điều răn. Hãy nhớ đến các điều răn mà đừng oán hờn kẻ khác, nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao mà không chấp nhất điều lầm lỗi” (Sách Huấn Ca 27,30/28,1-7).
(”Église de Corse”, No 1, Janvier 2014, trang 5)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét