Thượng Hội Đồng về gia đình: diễn văn bế mạc của
Đức Phanxicô
Ngày 18 tháng Mười, trong diễn văn kết thúc THĐ về
gia đình tại Vatican, Đức Phanxicô đã cám ơn các vị giám mục về các cố gắng của
các ngài tại THĐ đặc biệt và nói tới một số cám dỗ có thể có trong cuộc họp đặc
biệt này.
Ngài khuyến khích các vị giám mục sống trong thế căng thẳng, khi nói rằng “bản thân tôi rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này… Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước chúng ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”.
Nhìn trước THĐ năm 2015, ngài kết luận “nay ta vẫn còn một năn nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, làm cho các ý niệm đã đề xuất được chin mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Thưa các đức Hồng Y, các thượng phụ, các Đức Cha, thưa các anh chị em,
Với một tâm hồn đầy tràn trân trọng và biết ơn, tôi muốn cùng với qúy vị cám ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hướng dẫn ta trong những ngày qua bằng ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn Đức HY Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký THĐ, Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký, và cùng với các vị, tôi cám ơn qúy tường trình viên, Đức HY Peter Erdo, người đã làm việc rất nhiều trong những ngày qua, và Thư Ký Đặc Biệt, Đức Cha Bruno Forte, ba vị Chủ Tọa Thừa Nhiệm, các người ghi chép, các tham vấn viên, các thông dịch viên và rất nhiều nhân công, tất cả những người này đã làm việc với lòng trung thành đích thực và tận tâm hoàn toàn ở hậu trường và không nghỉ ngơi. Xin cám ơn tất cả từ tận đáy lòng tôi.
Tôi cũng xin cám ơn qúy vị, các nghị phụ THĐ thân yêu, các đại biểu anh em, các dự thính viên và các lượng giá viên, về sự tham dự tích cực và hữu hiệu của qúy vị. Tôi sẽ nhớ qúy vị trong lời cầu nguyện, xin Chúa thưởng công cho qúy vị bằng tràn đầy ơn thánh của Người.
Tôi có thể sung sướng nói rằng, bằng tinh thần hợp đoàn và công đồng, ta đã sống thực kinh nghiệm “THĐ”, con đường liên đới, “cùng hành trình với nhau”.
Và quả đây là “một hành trình”, và cũng như mọi cuộc hành trình khác, đã có những lúc chạy rất nhanh như thể muốn chinh phục thời gian và đạt tới đích càng sớm càng tốt; những lúc khác thì mệt mỏi, như thể muốn nói “chán lắm rồi”; lại có những lúc phấn khởi và hăng hái. Có những lúc được an ủi tràn trề vì được nghe chứng từ của các mục tử đích thực, những người khôn ngoan đem theo trong trái tim mình cả niềm vui lẫn nước mắt của tín hữu. Những thời khắc an ủi, ơn thánh và phấn khởi được nghe chứng từ của các gia đình đang tham dự THĐ và chia sẻ với ta vẻ đẹp và niềm vui trong cuộc sống lứa đôi của họ. Một hành trình trong đó, người mạnh hơn cảm thấy được thúc đẩy giúp đỡ người yếu hơn, trong đó, người nhiều kinh nghiệm hơn được dẫn tới chỗ phục vụ người khác, cho dù là qua nhiều chạm trán. Và vì là một cuộc hành trình của những con người nhân bản, nên với an ủi còn có những giây phút phiền muộn, căng thẳng và cám dỗ, mà ta có thể nhắc tới một vài khả thể như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (thần khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (xem Ga 8:7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (Lc 11:46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Anh chị em thân mến, các cơn cám dỗ không nên làm ta sợ hãi hay luống cuống, hoặc thậm chí ngã lòng, vì không đồ đệ nào lớn hơn thầy mình; bởi thế, nếu chính Chúa Giêsu đã bị cám dỗ, thậm chí còn bị gọi là qủy Bendêbút (xem Mt 12:24), thì các đồ đệ của Người không mong gì được xử tốt hơn.
Bản thân tôi có lẽ sẽ rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cơn cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này, những chuyển động tinh thần này, như thánh Inhaxiô vốn gọi (Linh Thao, 6), nếu mọi sự đều được nhất trí, hay im lặng trong một lối bình an giả tạo kiểu duy tĩnh (quietist). Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước mắt ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”. Và luôn phải có điều này, như ta đã nói ở đây tại Phòng Họp này, mà không đặt nghi vấn đối với các chân lý nền tảng của bí tích hôn nhân: tính bất khả tiêu, tính đơn nhất, tính trung thành, tính hoa trái, tức việc cởi mở đối với sự sống (xem Giáo Luật Điều 1055, 1056; và Gaudium et spes, số 48).
Và đây là Giáo Hội, là vườn nho của Chúa, là Người Mẹ phong phú và là Cô Giáo biết chăm lo, người không sợ phải sắn tay áo để đổ dầu và rượu vào vết thương người ta; người không coi nhân loại như căn nhà bằng kính để phê phán hay phạm trù hóa con người. Đây là Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền và bao gồm những kẻ tội lỗi, cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là Giáo Hội, là hiền thê đích thực của Chúa Kitô, là người luôn cố gắng trung thành với phu quân và tín lý của Người. Đây là Giáo Hội không sợ ăn uống với đĩ điếm và người thu thuế. Giáo Hội này luôn có cửa mở rộng để tiếp đón người thiếu thốn, người hối lỗi, chứ không phải chỉ người công chính hay những người tin rằng mình hoàn hảo. Giáo Hội này không xấu hổ vì anh em sa cơ của mình mà giả vờ như không thấy họ, nhưng trái lại, cảm thấy có liên hệ và gần như bó buộc phải nâng họ dậy và khuyến khích họ tiếp tục cuộc hành trình một lần nữa và đồng hành với họ cho tới lúc dứt khoát gặp được phu quân của Giáo Hội, trong Giêrusalem trên trời.
Đây là Giáo Hội, Mẹ ta! Và khi Giáo Hội, trong tính đa dạng của đặc sủng, tự phát biểu mình ra trong hiệp thông, thì không thể sai lầm: đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của cảm thức đức tin, cảm thức siêu nhiên của đức tin vốn do Chúa Thánh Thần ban cấp để cùng nhau, tất cả chúng ta bước vào tâm điểm Tin Mừng và học được cách theo chân Chúa Giêsu trên đường đời. Và điều này không bao giờ bị coi như nguồn của rối loạn và xích mích.
Nhiều nhà bình luận, hay những người hay nói, đã tưởng tượng rằng họ thấy một Giáo Hội cãi cọ nhau, trong đó, thành phần này chống lại thành phần kia, hoài nghi luôn cả Chúa Thánh Thần, Đấng cổ vũ và bảo đảm sự hợp nhất và hòa hợp của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần mà suốt trong lịch sử, luôn sử dụng các thừa tác viên của Giáo Hội, để hướng dẫn con thuyền, cả những lúc gặp sóng to gió cả, và cả những thừa tác viên bất trung và người tội lỗi.
Và, như tôi từng dám nói và đã nói từ đầu THĐ, điều cần là phải sống qua tất cả những điều trên trong thanh thản, trong bình an nội tâm, để THĐ này diễn ra cum Petro (với Phêrô) và sub Petro (dưới Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng bảo đảm mọi việc trên.
Giờ đây, ta sẽ nói một chút về Giáo Hoàng, trong tương quan với các giám mục [cười]. Vậy, nhiệm vụ của Giáo Hoàng là bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội; là nhắc các tin hữu nhớ bổn phận của họ phải trung thành bước theo Tin Mừng của Chúa Kitô; là nhắc các mục tử nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của họ là nuôi dưỡng đoàn chiên, vâng nuôi dưỡng đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho họ, và tìm cách chào đón những con chiên lạc, bằng một sự chăm sóc và từ tâm của người cha không biết sợ sệt. Tôi lầm ở chỗ này. Tôi nói chào đón: nhưng đúng hơn nên đi ra ngoài để tìm kiếm chúng.
Nhiệm vụ của ngài là nhắc nhở mọi người nhớ rằng thẩm quyền trong GH là phục vụ, như Đức GH Bênêđíctô XVI đã giải thích rõ ràng, với những lời tôi xin trích nguyên văn “Giáo Hội được kêu gọi và cam kết thi hành loại thẩm quyền này vốn là một việc phục vụ và thi hành nó không nhân danh mình mà nhân danh Chúa Giêsu Kitô… thực tế, qua các mục tử của Giáo Hội: chính Người hướng dẫn, che chở và sửa trị họ, vì Người yêu mến họ cách sâu đậm. Nhưng Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử tối cao của các linh hồn, muốn rằng Hợp Đoàn Tông Đồ, ngày nay là các giám mục, trong dân Chúa, có nhiệm vụ giáo dục họ trong đức tin, hướng dẫn, gây hứng và nâng đỡ cộng đồng Kitô hữu, hay như Công Đồng từng dạy, ‘lo liệu sao để mỗi thành phần tín hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn tới việc phát triển trọn vẹn ơn gọi của mình phù hợp với lời giảng dạy của Tin Mừng, và tới đức ái chân thành và tích cực’ và thi hành quyền tự do của mình mà với nó Chúa đã giải phóng ta (xem Presbyterorum Ordinis, số 6)… và chính qua ta” Đức GH Bênêđíctô XVI nói tiếp “Thiên Chúa đã tới với các linh hồn, giáo huấn, che chở và hướng dẫn họ. Thánh Augustinô, trong bài bình luận Tin Mừng Thánh Gioan, nói rằng: ‘cho nên nó hãy trở thành sự cam kết yêu thương nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa’ (xem 123,5); đây là qui luật hành xử tối cao đối với các thừa tác viên của Thiên Chúa, một tình yêu không có điều kiện, giống tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, đầy niềm vui, hiến thân cho mọi người, chú tâm tới những ai gần gũi ta và lo lắng cho những người ở xa (xem Thánh Augustinô, Discourse 340, 1; Discourse 46, 15), dịu hiền với người yếu đuối nhất, người bé nhỏ, người tầm thường, người tội lỗi, để biểu lộ lòng thương xót vô lượng của Thiên Chúa với những lời hy vọng đầy trấn an (xem vừa trích, Epistle, 95, 1).”
Như thế, Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa Kitô, GH là nàng dâu của Người, và mọi giám mục, hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo Hội và phục vụ Giáo Hội, không như những ông chủ mà như các đầy tớ. Trong bối cảnh này, Giáo Hoàng không phải là ông chúa tối cao mà đúng hơn là đầy tớ tối cùng, “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa”; người bảo đảm đức vâng lời và việc Giáo Hội sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng Chúa Kitô, và với truyền thống của mình, để qua một bên mọi tùy hứng của bản thân, bất kể, nhờ thánh ý của Chúa Kitô, mình là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749) và bất kể được hưởng “thẩm quyền tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát trong Giáo Hội” (xem giáo luật điều 331-334).
Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình Của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta).
Xin Chúa đồng hành với chúng ta, và hướng dẫn ta trên hành trình này vì vinh quang Danh Người, với sự cầu bầu của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria và Thánh Giuse. Và xin qúy anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn!
Ngài khuyến khích các vị giám mục sống trong thế căng thẳng, khi nói rằng “bản thân tôi rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này… Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước chúng ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”.
Nhìn trước THĐ năm 2015, ngài kết luận “nay ta vẫn còn một năn nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, làm cho các ý niệm đã đề xuất được chin mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ngài:
Thưa các đức Hồng Y, các thượng phụ, các Đức Cha, thưa các anh chị em,
Với một tâm hồn đầy tràn trân trọng và biết ơn, tôi muốn cùng với qúy vị cám ơn Chúa, Đấng đã đồng hành và hướng dẫn ta trong những ngày qua bằng ánh sáng Chúa Thánh Thần.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn Đức HY Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký THĐ, Đức Cha Fabio Fabene, Phó Tổng Thư Ký, và cùng với các vị, tôi cám ơn qúy tường trình viên, Đức HY Peter Erdo, người đã làm việc rất nhiều trong những ngày qua, và Thư Ký Đặc Biệt, Đức Cha Bruno Forte, ba vị Chủ Tọa Thừa Nhiệm, các người ghi chép, các tham vấn viên, các thông dịch viên và rất nhiều nhân công, tất cả những người này đã làm việc với lòng trung thành đích thực và tận tâm hoàn toàn ở hậu trường và không nghỉ ngơi. Xin cám ơn tất cả từ tận đáy lòng tôi.
Tôi cũng xin cám ơn qúy vị, các nghị phụ THĐ thân yêu, các đại biểu anh em, các dự thính viên và các lượng giá viên, về sự tham dự tích cực và hữu hiệu của qúy vị. Tôi sẽ nhớ qúy vị trong lời cầu nguyện, xin Chúa thưởng công cho qúy vị bằng tràn đầy ơn thánh của Người.
Tôi có thể sung sướng nói rằng, bằng tinh thần hợp đoàn và công đồng, ta đã sống thực kinh nghiệm “THĐ”, con đường liên đới, “cùng hành trình với nhau”.
Và quả đây là “một hành trình”, và cũng như mọi cuộc hành trình khác, đã có những lúc chạy rất nhanh như thể muốn chinh phục thời gian và đạt tới đích càng sớm càng tốt; những lúc khác thì mệt mỏi, như thể muốn nói “chán lắm rồi”; lại có những lúc phấn khởi và hăng hái. Có những lúc được an ủi tràn trề vì được nghe chứng từ của các mục tử đích thực, những người khôn ngoan đem theo trong trái tim mình cả niềm vui lẫn nước mắt của tín hữu. Những thời khắc an ủi, ơn thánh và phấn khởi được nghe chứng từ của các gia đình đang tham dự THĐ và chia sẻ với ta vẻ đẹp và niềm vui trong cuộc sống lứa đôi của họ. Một hành trình trong đó, người mạnh hơn cảm thấy được thúc đẩy giúp đỡ người yếu hơn, trong đó, người nhiều kinh nghiệm hơn được dẫn tới chỗ phục vụ người khác, cho dù là qua nhiều chạm trán. Và vì là một cuộc hành trình của những con người nhân bản, nên với an ủi còn có những giây phút phiền muộn, căng thẳng và cám dỗ, mà ta có thể nhắc tới một vài khả thể như sau:
* Thứ nhất, cám dỗ bất mềm dẻo một cách thù nghịch, nghĩa là, muốn tự khóa chặt mình bên trong chữ viết và không để mình được Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, Đấng Thiên Chúa của ngạc nhiên, (thần khí); khoá chặt mình trong lề luật, trong sự chắc mẩm điều mình biết chứ không phải điều mình vẫn còn cần phải học và đạt cho được. Từ thời Chúa Kitô, vốn đã có cơn cám dỗ của kẻ ghen tương, người quá thận trọng, quá lo lắng và người ngày nay gọi là “duy truyền thống” và của những nhà trí thức nữa.
* Cơn cám dỗ của khuynh hướng muốn phá hủy sự thiện [tiếng Ý: buonismo], tức là nhân danh lòng từ tâm lừa đảo băng bó các vết thương mà trước đó không chữa chạy gì cả; là chỉ trị các triệu chứng mà không chịu trị nguyên nhân và gốc rễ. Đây là cơn cám dỗ của “người lo làm điều tốt” (do-gooders), của người sợ sệt, và của cả những người gọi là “cấp tiến và duy tự do”.
* Cơn cám dỗ muốn biến đá thành cơm để đã cơn chay tịnh lâu dài, nặng nề và đau đớn (xem Lc 4:1-4); cũng như biến cơm thành đá và dùng nó liệng vào người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn (xem Ga 8:7), nghĩa là, biến nó thành những gánh nặng không thể nào chịu đựng nổi (Lc 11:46).
* Cơn cám dỗ bước xuống khỏi thập giá, để làm vui lòng người, chứ không chịu ở trên đó, ngõ hầu chu toàn thánh ý Chúa Cha; là rạp mình trước tinh thần thế gian thay vì phải thanh tẩy nó và bắt nó rạp mình trước Thần Trí Thiên Chúa.
* Cơn cám dỗ lãng quên “kho tàng đức tin”, không nghĩ mình là người canh giữ mà là chủ nhân ông hay ông chúa của nó; hoặc, mặt khác, cơn cám dỗ lãng quên thực tại, sử dụng những ngôn ngữ cầu kỳ, những ngôn ngữ êm tai để nói thật nhiều mà cũng là chẳng nói được chi. Người ta gọi họ là “chủ nghĩa Bigiăngtin” (byzantinism), tôi nghĩ thế, đại loại như vậy…
Anh chị em thân mến, các cơn cám dỗ không nên làm ta sợ hãi hay luống cuống, hoặc thậm chí ngã lòng, vì không đồ đệ nào lớn hơn thầy mình; bởi thế, nếu chính Chúa Giêsu đã bị cám dỗ, thậm chí còn bị gọi là qủy Bendêbút (xem Mt 12:24), thì các đồ đệ của Người không mong gì được xử tốt hơn.
Bản thân tôi có lẽ sẽ rất lo ngại và buồn bã nữa nếu không có những cơn cám dỗ và những cuộc thảo luận hào hứng này, những chuyển động tinh thần này, như thánh Inhaxiô vốn gọi (Linh Thao, 6), nếu mọi sự đều được nhất trí, hay im lặng trong một lối bình an giả tạo kiểu duy tĩnh (quietist). Thay vào đó, tôi đã vui mừng và biết ơn được thấy và được nghe những bài nói và tham luận đầy đức tin, đầy nhiệt tâm mục vụ và tín lý, đầy khôn ngoan, chân thành và can đảm: và cả parrhesia (bộc trực) nữa. Và tôi thấy đặt trước mắt ta là thiện ích của Giáo Hội, của các gia đình, và ‘luật tối cao’, ‘lợi ích của các linh hồn (xem Giáo Luật Điều 1752)”. Và luôn phải có điều này, như ta đã nói ở đây tại Phòng Họp này, mà không đặt nghi vấn đối với các chân lý nền tảng của bí tích hôn nhân: tính bất khả tiêu, tính đơn nhất, tính trung thành, tính hoa trái, tức việc cởi mở đối với sự sống (xem Giáo Luật Điều 1055, 1056; và Gaudium et spes, số 48).
Và đây là Giáo Hội, là vườn nho của Chúa, là Người Mẹ phong phú và là Cô Giáo biết chăm lo, người không sợ phải sắn tay áo để đổ dầu và rượu vào vết thương người ta; người không coi nhân loại như căn nhà bằng kính để phê phán hay phạm trù hóa con người. Đây là Giáo Hội, duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền và bao gồm những kẻ tội lỗi, cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là Giáo Hội, là hiền thê đích thực của Chúa Kitô, là người luôn cố gắng trung thành với phu quân và tín lý của Người. Đây là Giáo Hội không sợ ăn uống với đĩ điếm và người thu thuế. Giáo Hội này luôn có cửa mở rộng để tiếp đón người thiếu thốn, người hối lỗi, chứ không phải chỉ người công chính hay những người tin rằng mình hoàn hảo. Giáo Hội này không xấu hổ vì anh em sa cơ của mình mà giả vờ như không thấy họ, nhưng trái lại, cảm thấy có liên hệ và gần như bó buộc phải nâng họ dậy và khuyến khích họ tiếp tục cuộc hành trình một lần nữa và đồng hành với họ cho tới lúc dứt khoát gặp được phu quân của Giáo Hội, trong Giêrusalem trên trời.
Đây là Giáo Hội, Mẹ ta! Và khi Giáo Hội, trong tính đa dạng của đặc sủng, tự phát biểu mình ra trong hiệp thông, thì không thể sai lầm: đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của cảm thức đức tin, cảm thức siêu nhiên của đức tin vốn do Chúa Thánh Thần ban cấp để cùng nhau, tất cả chúng ta bước vào tâm điểm Tin Mừng và học được cách theo chân Chúa Giêsu trên đường đời. Và điều này không bao giờ bị coi như nguồn của rối loạn và xích mích.
Nhiều nhà bình luận, hay những người hay nói, đã tưởng tượng rằng họ thấy một Giáo Hội cãi cọ nhau, trong đó, thành phần này chống lại thành phần kia, hoài nghi luôn cả Chúa Thánh Thần, Đấng cổ vũ và bảo đảm sự hợp nhất và hòa hợp của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần mà suốt trong lịch sử, luôn sử dụng các thừa tác viên của Giáo Hội, để hướng dẫn con thuyền, cả những lúc gặp sóng to gió cả, và cả những thừa tác viên bất trung và người tội lỗi.
Và, như tôi từng dám nói và đã nói từ đầu THĐ, điều cần là phải sống qua tất cả những điều trên trong thanh thản, trong bình an nội tâm, để THĐ này diễn ra cum Petro (với Phêrô) và sub Petro (dưới Phêrô), và sự hiện diện của Giáo Hoàng bảo đảm mọi việc trên.
Giờ đây, ta sẽ nói một chút về Giáo Hoàng, trong tương quan với các giám mục [cười]. Vậy, nhiệm vụ của Giáo Hoàng là bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội; là nhắc các tin hữu nhớ bổn phận của họ phải trung thành bước theo Tin Mừng của Chúa Kitô; là nhắc các mục tử nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của họ là nuôi dưỡng đoàn chiên, vâng nuôi dưỡng đoàn chiên mà Chúa đã ủy thác cho họ, và tìm cách chào đón những con chiên lạc, bằng một sự chăm sóc và từ tâm của người cha không biết sợ sệt. Tôi lầm ở chỗ này. Tôi nói chào đón: nhưng đúng hơn nên đi ra ngoài để tìm kiếm chúng.
Nhiệm vụ của ngài là nhắc nhở mọi người nhớ rằng thẩm quyền trong GH là phục vụ, như Đức GH Bênêđíctô XVI đã giải thích rõ ràng, với những lời tôi xin trích nguyên văn “Giáo Hội được kêu gọi và cam kết thi hành loại thẩm quyền này vốn là một việc phục vụ và thi hành nó không nhân danh mình mà nhân danh Chúa Giêsu Kitô… thực tế, qua các mục tử của Giáo Hội: chính Người hướng dẫn, che chở và sửa trị họ, vì Người yêu mến họ cách sâu đậm. Nhưng Chúa Giêsu Kitô, vị Mục Tử tối cao của các linh hồn, muốn rằng Hợp Đoàn Tông Đồ, ngày nay là các giám mục, trong dân Chúa, có nhiệm vụ giáo dục họ trong đức tin, hướng dẫn, gây hứng và nâng đỡ cộng đồng Kitô hữu, hay như Công Đồng từng dạy, ‘lo liệu sao để mỗi thành phần tín hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn tới việc phát triển trọn vẹn ơn gọi của mình phù hợp với lời giảng dạy của Tin Mừng, và tới đức ái chân thành và tích cực’ và thi hành quyền tự do của mình mà với nó Chúa đã giải phóng ta (xem Presbyterorum Ordinis, số 6)… và chính qua ta” Đức GH Bênêđíctô XVI nói tiếp “Thiên Chúa đã tới với các linh hồn, giáo huấn, che chở và hướng dẫn họ. Thánh Augustinô, trong bài bình luận Tin Mừng Thánh Gioan, nói rằng: ‘cho nên nó hãy trở thành sự cam kết yêu thương nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa’ (xem 123,5); đây là qui luật hành xử tối cao đối với các thừa tác viên của Thiên Chúa, một tình yêu không có điều kiện, giống tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, đầy niềm vui, hiến thân cho mọi người, chú tâm tới những ai gần gũi ta và lo lắng cho những người ở xa (xem Thánh Augustinô, Discourse 340, 1; Discourse 46, 15), dịu hiền với người yếu đuối nhất, người bé nhỏ, người tầm thường, người tội lỗi, để biểu lộ lòng thương xót vô lượng của Thiên Chúa với những lời hy vọng đầy trấn an (xem vừa trích, Epistle, 95, 1).”
Như thế, Giáo Hội là Giáo Hội của Chúa Kitô, GH là nàng dâu của Người, và mọi giám mục, hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, có nhiệm vụ bảo vệ Giáo Hội và phục vụ Giáo Hội, không như những ông chủ mà như các đầy tớ. Trong bối cảnh này, Giáo Hoàng không phải là ông chúa tối cao mà đúng hơn là đầy tớ tối cùng, “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa”; người bảo đảm đức vâng lời và việc Giáo Hội sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa, với Tin Mừng Chúa Kitô, và với truyền thống của mình, để qua một bên mọi tùy hứng của bản thân, bất kể, nhờ thánh ý của Chúa Kitô, mình là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749) và bất kể được hưởng “thẩm quyền tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát trong Giáo Hội” (xem giáo luật điều 331-334).
Anh chị em thân mến, giờ đây ta còn một năm nữa để, với việc biện phân thiêng liêng chân thực, ta làm cho các ý niệm đã đề xuất được chín mùi; để tìm ra các giải pháp cụ thể cho rất nhiều khó khăn và man vàn thách thức các gia đình hiện đang phải đối phó; để đem lại các giải đáp cho nhiều nỗi thất vọng đang bủa vây và làm ngột ngạt các gia đình”.
Một năm nữa để làm việc dựa trên Bản Tường Trình Của THĐ, vốn là bản tóm lược trung thành và rõ ràng mọi điều đã được nói ra và thảo luận trong phòng họp này và trong các nhóm nhỏ. Nó được trình cho các hội đồng giám mục làm “những nét hướng dẫn chính” (lineamenta).
Xin Chúa đồng hành với chúng ta, và hướng dẫn ta trên hành trình này vì vinh quang Danh Người, với sự cầu bầu của Trinh Nữ Diễm Phúc Maria và Thánh Giuse. Và xin qúy anh chị em vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi! Xin cám ơn!
Vũ Văn An10/19/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét