30/05/2015
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
8 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Hc 51, 17-27
"Tôi
sẽ tôn vinh Ðấng ban cho tôi sự khôn ngoan".
Trích
sách Huấn Ca.
Tôi
tuyên xưng, ca ngợi và chúc tụng danh Chúa.
Khi
tôi còn trẻ, trước khi tôi đi đó đây, tôi đã công khai tìm kiếm sự khôn ngoan
trong khi cầu nguyện. Trước đền thờ, tôi đã xin sự khôn ngoan, và tôi sẽ còn
tìm nó cho đến ngày cuối đời tôi. Trước tinh hoa của sự khôn ngoan, như chùm
nho hồng, tâm hồn tôi vui sướng: chân tôi bước đi trên đường ngay chính. Từ buổi
thanh xuân, tôi đã tìm kiếm nó. Tôi đã lắng tai và nghe tiếng nó. Tôi đã tìm thấy
trong tôi sự khôn ngoan cao cả, và nhờ nó tôi đã được tiến triển nhiều. Tôi sẽ
tôn vinh Ðấng ban cho tôi sự khôn ngoan, vì tôi đã suy niệm để đem nó ra thực
hành, tôi đã hăng say làm điều lành và tôi không hổ thẹn. Cùng với sự khôn
ngoan, linh hồn tôi đã chiến đấu, và khi hành động, tôi được thêm vững chắc.
Tôi đã giơ hai tay lên cao, và đã than khóc, vì đã không biết đến nó. Tôi đã hướng
tâm hồn tôi về nó, và tôi đã tìm được nó với tâm hồn trong sạch.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Ðáp: Giới răn Chúa
chính trực, làm hoan lạc tâm can (c. 9a).
Xướng:
1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ
dốt. - Ðáp.
2)
Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng
soi con mắt. - Ðáp.
3)
Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực,
công minh hết thảy. - Ðáp.
4)
Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật
chảy tự tàng ong. - Ðáp.
Alleluia:
Gc 1, 18
Alleluia,
alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật,
để chúng ta nên như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 11, 27-33
"Ông
lấy quyền nào làm sự đó?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại
trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông
lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?"
Chúa Giêsu đáp: "Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì
Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan
bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi". Họ liền bàn riêng với nhau
rằng: "Nếu chúng ta trả lời "Bởi trời", ông ấy sẽ nói: "Vậy
sao các ông không tin Người?" Nhưng nếu chúng ta nói "Bởi người
ta", chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên
tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không biết". Và
Chúa Giêsu bảo họ: "Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền
phép nào Tôi làm sự đó".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Chất
vấn về quyền
Theo
Tin Mừng Marcô, Chúa Giêsu đã bắt đầu tranh luận với những người Do thái không
tin khi Chúa Giêsu lên Yêrusalem lần cuối cùng. Bầu không khí đối đầu giữa Chúa
và các vị lãnh đạo Do thái khởi sự với biến cố Chúa đuổi những kẻ buôn bán ra
khỏi Ðền Thờ. Ngày hôm sau, khi Chúa và các môn đệ trở lại Ðền Thờ, các Thượng
tế, Luật sĩ và Kỳ mục đến chất vấn Chúa: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều
ấy?". Tin Mừng hôm nay ghi lại cuộc tranh luận đầu tiên trong năm cuộc
tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái, trước khi Chúa Giêsu bước
vào cuộc tử nạn của Ngài.
Tinh
thần chân thành và đối thoại vốn là tinh thần của Phúc Âm. Là con người hiếu
hòa, Chúa Giêsu cũng tỏ ra chân thành và thích đối thoại. Tuy nhiên, khi những
người đối thoại với Ngài tỏ ra gian manh, thì Chúa Giêsu lại giữ thái độ yên lặng,
như khi Ngài đứng trước Caipha, Hêrôđê, Philatô. Nhưng trường hợp những kẻ đối
thoại bắt bẻ điều gì, thì Chúa lại chứng tỏ sự trổi vượt của Ngài. Ngài cũng
đáp lại bằng một phương thế khác, khi những người đối thoại muốn gây áp lực để
buộc Chúa phải trả lời, như khi họ hỏi Chúa có nên nộp thuế cho hoàng đế Cesar
không, hoặc có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tính
không?
Hôm
nay, chúng ta chứng kiến một cảnh đối ngoại, nhưng thật ra đó chỉ là một cách
gài bẫy để bắt bẻ Chúa: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?" Chúa
Giêsu nhận thấy thái độ không thành thật của họ nên Ngài hỏi vặn lại:
"Phép rửa của Gioan là do Trời hay do người ta?". Cách thức trả lời của
những kẻ chống đối Chúa cho thấy họ đã tìm ra giải đáp cho câu hỏi họ đặt ra. Họ
không thể chối cãi sự kiện phép rửa của Gioan là từ Trời, do quyền của một vị
Tiên tri. So sánh phép rửa của Gioan với những việc làm và những phép lạ của
Chúa Giêsu mà họ đã chứng kiến, thì chắc chắn những phép lạ của Chúa hơn phép rửa
của Gioan. Do đó, theo lý luận nghiêm chỉnh và thành thật, những kẻ chống đối
Chúa phải biết Chúa đã lấy quyền từ đâu để làm các điều ấy.
Như
thế, câu hỏi của Chúa Giêsu: "Phép rửa của Gioan là do Trời hay do người
ta?" là câu hỏi để đánh thức lương tâm và kêu gọi đến sự thành thật nơi những
kẻ chống đối Ngài. Chỉ những ai chấp nhận đi theo con đường sự thật với lòng
chân thành, người đó mới vào được Nước Chúa và được cứu rỗi. Ðể có thể vào Nước
Chúa, những kẻ chất vấn Chúa trong Tin Mừng hôm nay, cần phải canh tân đời sống,
cần phải có lòng chân thành, lương tâm ngay chính và tinh thần phục thiện.
Chúng
ta hãy nhìn về cuộc sống của mình và xét xem chúng ta đã sống thế nào? Chúng ta
hãy xin Chúa cho chúng ta nhận biết sự thật, khiêm tốn đón nhận và sống sự thật
của Chúa cho đến cùng.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Bảy Tuần 8 TN1,
Năm Lẻ
Bài
đọc:
Sir 51:12c-20; Mk 11:27-33.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Khôn ngoan là luôn
biết và sống theo sự thật.
Khôn
ngoan là một nhân đức trong bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần ban cho con người a
Tội và Thêm Sức. Giống như tất cả các nhân đức, khôn ngoan được ví như hạt giống
có đầy đủ tiềm năng, con người phải luyện tập tkhi họ chịu bí-tích Rửhì nhân đức
mới phát triển được; nếu không chịu luyện tập, con người có thể mất nó. Nhân đức
khôn ngoan giúp con người nhận ra các sự thật của Thiên Chúa và mau mắn thi
hành.
Các
bài đọc hôm nay tập trung trong nhân đức khôn ngoan: làm sao để tìm được và thi
hành khôn ngoan. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca cho độc giả những cái
nhìn rất thâm sâu về Đức Khôn Ngoan: nó là một tiến trình của cả đời người, con
người phải cầu nguyện mới có, con người phải thực hành những gì học được, giữ
luật Thiên Chúa, và nhất là phải biết giữ tâm hồn trong sạch mới sở hữu được Đức
Khôn Ngoan. Trong Phúc Âm, các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến chất vấn Chúa
Giêsu lý do tại sao Người đánh đuổi các con buôn ra khỏi Đền Thờ. Chúa đặt cho
họ một câu hỏi để thử xem họ có thành thật muốn đi tìm sự thật không; nhưng khi
thấu hiểu thâm tâm gian dối của họ, Ngài không trả lời cho họ biết sự thật.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Khi giữ mình trong sạch, tôi tìm được đức khôn ngoan.
1.1/
Kiên trung tìm kiếm Đức Khôn Ngoan: Vì khôn ngoan đến từ Thiên Chúa, chứ không đến từ
con người; vì vậy, để có được khôn ngoan, con người phải thành tâm cầu nguyện,
thì Thiên Chúa mới ban cho con người. Tác giả nói về kinh nghiệm của mình như
sau: “Thời còn trẻ, trước khi bôn ba đây đó, tôi đã công nhiên tìm kiếm đức
khôn ngoan khi dâng lời cầu nguyện.”
Đức
Khôn Ngoan không được ban cho con người một lúc, nhưng là tiến trình của cả đời
người; vì thế, con người phải học hỏi hàng ngày. Tác giả nói: “Tôi dõi theo đức
khôn ngoan từ thuở còn thanh xuân... và cho đến mãn đời, tôi vẫn tìm kiếm đức
khôn ngoan.”
1.2/
Cách thức học khôn ngoan: Để hấp thụ được Đức Khôn Ngoan, tác giả cho độc giả những lời
khuyên quan trọng.
(1)
Lắng nghe nhiều hơn nói: “Chỉ lắng tai một chút mà tôi đã hấp thụ được, và tìm
thấy cho bản thân một giáo huấn dồi dào.” Điều này dễ hiểu, vì khi nghe là con
người hấp thụ vào; còn khi nói là lúc con người cho đi. Nếu một người hay nói,
làm sao họ có thể hấp thụ được khôn ngoan của người khác?
(2)
Quyết tâm sống theo những gì Đức Khôn Ngoan dạy: “Vì tôi đã cương quyết sống
theo đức khôn ngoan, tôi hăng say tìm điều thiện và sẽ không xấu hổ thẹn
thùng.” Để sinh ích cho bản thân, một người không chỉ cần biết Đức Khôn Ngoan,
nhưng còn phải thực hành nó nữa. Khi thực hành, con người có thể phải vượt qua
xấu hổ, dèm pha, và truy tố của người không biết Đức Khôn Ngoan.
(3)
Thực hành Lề Luật: “Trong đức khôn ngoan, hồn tôi đã phấn đấu, và chuyên cần
tuân giữ Lề Luật.” Điều này hiển nhiên vì Lề Luật đến từ Thiên Chúa, nguồn gốc
của mọi khôn ngoan. Vì con người không biết tất cả, nên Thiên Chúa thân hành
ban cho con người Thập Giới qua Moses, để giúp con người biết sống thế nào mang
lại hạnh phúc.
(4)
Giữ mình trong sạch: “Tôi đã hướng lòng về đức khôn ngoan, và khi giữ mình
trong sạch, tôi tìm được đức khôn ngoan.” Trong Tân Ước, Chúa Giêsu dạy: “Phúc
cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được chiêm ngưỡng Thiên Chúa”
(Phúc thứ 6). Thánh Augustino và Thomas Aquinas cũng dạy điều này, và cho nhân
đức trong sạch rất cần thiết trong hành trình đi tìm khôn ngoan và nhìn thấy
Thiên Chúa. Người không trong sạch sẽ không được chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng
khôn ngoan và rất mực thánh thiện.
2/
Phúc Âm:
Con người có bổn phận phải thi hành sự thật.
2.1/
Chúa Giêsu không sợ đương đầu với quyền lực của Thượng Hội Đồng: Trình thuật này tiếp
tục trình thuật Chúa Giêsu vào Đền Thờ Jerusalem để đánh đuổi những kẻ đang mua
bán và đổi tiền trong Đền Thờ, vì họ biến nhà cầu nguyện của Cha Ngài thành
hang trộm cướp. Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục trong Đền Thờ rất tức giận với
Ngài, vì Ngài đã động tới nồi cơm và quyền lợi của họ. Nhiều người trong bọn họ
hay gia đình họ có những quầy hàng trong Đền Thờ, và những người buôn bán phải
trả tiền thuê cho họ.
Lẽ
ra họ phải vui mừng khi thấy Đền Thờ được Chúa Giêsu trả lại sự thánh thiện cho
việc thờ phượng; nhưng họ đâu để ý đến điều đó, mà chỉ để ý đến những mối lợi vật
chất, nên họ đến cùng Người và hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy,
hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?" Một lý do nữa là tự ái họ bị tổn
thương, vì Chúa Giêsu là người duy nhất dám đương đầu với thế lực của họ. Dân
chúng không ai dám chống lại họ, vì biết sẽ bị khoác trên đầu tội phạm thượng
và bị ném đá chết.
2.2/
Chúa Giêsu không dạy sự thật cho những người khinh thường sự thật. Trước khi trả lời
câu hỏi của họ, Chúa thách thức họ dám nói sự thật bằng việc đặt với họ một câu
hỏi: Phép rửa của Gioan bởi đâu? do Trời hay do người ta?
Họ
có đủ khôn ngoan để nhận ra sự thật; nhưng không dám nói thật. Họ bàn với nhau:
“Nếu mình nói: "Do Trời," thì ông ấy sẽ vặn lại: "Thế sao các
ông lại không tin ông ấy?” Nhưng chẳng lẽ mình nói: "Do người ta?" Họ
sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức
Giêsu: "Chúng tôi không biết."
Đức
Giêsu liền bảo họ: "Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy
quyền nào mà làm các điều ấy." Ngài biết chẳng ích lợi gì để giảng giải sự
thật cho những con người gian dối, không dám nói thật, chứ chưa nói tới việc
thi hành sự thật. Họ chỉ thờ phượng Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, họ nhân
danh Thiên Chúa và lợi dụng niềm tin của những con người ngây thơ chất phác để
kiếm lợi nhuận vật chất.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Đức Khôn Ngoan đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ ban nó cho những ai thành tâm cầu
nguyện và kiên trì học hỏi. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện trước khi bắt đầu
học hỏi Đức Khôn Ngoan.
-
Học khôn ngoan là tiến trình dài cả cuộc đời, chứ không phải chỉ trong ít phút
cuối tuần hay tham dự vài lớp căn bản. Vì thế, chúng ta cần phải học Đức Khôn
Ngoan suốt đời và trong mọi biến cố của cuộc đời.
-
Để sở hữu Đức Khôn Ngoan, chúng ta không phải chỉ học để biết, nhưng còn phải
tìm dịp thi hành trong cuộc đời thì mới sinh ích lợi. Một người chỉ biết mà
không thi hành, họ sẽ dần dần mất luôn những điều họ đã học được.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN
30/05/15 THỨ BẢY TUẦN 8 TN
Mc 11,27-33
Mc 11,27-33
Suy niệm: Đối
thoại là một trong những phương thế giải quyết mâu thuẫn, đem lại sự hiểu biết
và trân quý nhau hơn. Tuy thế, đối thoại chỉ mang lại hiệu quả khi đôi bên đến
với nhau với lòng chân thành, cởi mở và tinh thần tôn trọng sự thật. Cuộc đối
thoại giữa Chúa Giê-su và giới lãnh đạo Do thái trong bài Tin Mừng hôm nay xảy
ra sau khi Chúa Giê-su thanh tẩy Đền thờ (x. Mc 11,15-19), một sự kiện náo động
đụng chạm trực tiếp đến quyền hành của những người đứng đầu Ír-ra-en. Vì thế,
cuộc gặp gỡ này đã không diễn ra trong bầu khí của một cuộc đối thoại đúng
nghĩa, bởi lẽ các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đã đến với thái độ ganh ghét,
thù nghịch. Kết quả là sự thật về Chúa Giê-su đã không được vén mở cho họ, hay
nói đúng hơn, chính họ đã khép kín mình và không muốn đón nhận sự thật. Bi kịch
của giới lãnh đạo Do thái nằm ở chỗ họ đã không có đủ lòng chân thành và khiêm
tốn. Nỗi sợ mất uy tín, địa vị đã khiến họ không dám nhìn nhận sự thật, đẩy họ
đến một câu trả lời vô trách nhiệm: “chúng tôi không biết.” Cuộc đối thoại giữa họ và Chúa Giê-su đã đi
vào chỗ bế tắc.
Mời Bạn: Nền văn hóa hướng đến đại kết của thời đại
chúng ta ưu tiên coi đối thoại là hình thức gặp gỡ để thấu hiểu và cùng cộng
tác xây dựng hòa bình (x. EG 244). Bạn có nhận thức được điều này không?
Chia sẻ: Bạn
chia sẻ kinh nghiệm về những thành công hoặc thất bại khi đối thoại với người
khác.
Sống Lời Chúa: Tôi
quyết tâm xây dựng sự đoàn kết trong giáo xứ bằng việc đối thoại chân thành.
Cầu nguyện: Hát Kinh Hòa Bình.
Chúng tôi không biết
Làm thế nào để chúng ta không
tìm cách tránh né sự thật, dù chấp nhận sự thật đòi chúng ta phải thay đổi tận
căn và trả giá? Làm thế nào để chúng ta can đảm nhận mình sai để lại bắt
đầu?
Suy niệm:
“Ông lấy quyền nào mà làm
các điều ấy
hay ai đã cho ông quyền
làm các điều ấy?” (c. 28).
Ba giới chức cao nhất của
Do Thái giáo
đã đặt câu hỏi như vậy
với Đức Giêsu khi Ngài đi đi lại lại
trong Đền Thờ Giêrusalem
vào những ngày cuối đời.
Ông lấy quyền nào mà dám
đuổi những kẻ buôn bán ở đây?
Ông lấy quyền nào mà lật
bàn của những người đổi tiền,
và xô đổ ghế của những
người bán bồ câu? (c. 15).
Tất cả những người làm
chuyện buôn bán
đều nhằm phục vụ cho nhu
cầu tế tự của Đền Thờ.
Nếu không cho buôn bán ở
đây thì người dân lấy gì mà dâng cúng?
Có phải ông định phá hoại
các sinh hoạt ở Đền Thờ không?
Tại sao ông dám nói nơi
Thánh này đã trở nên hang ổ của bọn cướp ?
Các thượng tế, kinh sư và
kỳ mục muốn giết Đức Giêsu (c. 18).
Họ nghiêm chỉnh đến gặp
Ngài và đòi Ngài phải trả lời câu hỏi của họ.
Họ muốn biết người nào đã
cho Đức Giêsu quyền đó.
Đức Giêsu dùng phương
pháp của các rabbi,
trả lời một câu hỏi bằng
cách đặt ngược một câu hỏi khác.
“Tôi chỉ xin hỏi các ông
một điều thôi.
Các ông trả lời đi, rồi
tôi sẽ nói cho các ông biết
tôi lấy quyền nào mà làm
các điều ấy” (c. 29).
Ngài đặt cho họ câu hỏi
về nguồn gốc của phép rửa bởi Gioan:
“Phép rửa của ông Gioan
là do Thiên Chúa hay do loài người?” (c. 30).
Câu hỏi tưởng như đơn
giản này lập tức đưa họ vào thế kẹt.
Nếu trả lời phép rửa của
Gioan là bởi Thiên Chúa
thì họ sẽ bị tố cáo vì đã
không tin vào lời giảng của Gioan.
Hơn nữa khi tin vào
Gioan, họ cũng phải tin vào Đức Giêsu,
Đấng đã được Gioan hết
lòng khiêm cung làm chứng.
Nếu trả lời phép rửa của
Gioan là bởi loài người
thì họ sẽ vấp phải sự
chống đối từ phía dân chúng,
vì họ tin Gioan là một vị
ngôn sứ đích thực.
Như thế câu hỏi của Đức
Giêsu đã đưa họ vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Câu hỏi của Ngài dồn họ
vào thế phải trả lời:
“Chúng tôi không biết.”
(c. 33).
Có thật họ không biết hay
chỉ là né tránh sự thật?
Họ đã không tin Gioan, vì
sợ tin Gioan sẽ phải tin cả Giêsu nữa.
Nhưng họ lại sợ không dám
nói ra điều đó cho dân chúng biết.
Nỗi sợ bị mất uy tín, mất
chỗ đứng, khiến họ trở nên câm lặng.
Câu hỏi của Đức Giê su
đòi họ trở về với lòng mình
để tự tìm thấy câu trả
lời cho câu hỏi của họ: “Ông lấy quyền nào?”
Quyền của Đức Giêsu là
quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta
thoát khỏi thành kiến và nỗi sợ hãi
để có được sự tự do khi
trao đổi với nhau?
Làm thế nào để chúng ta
không tìm cách tránh né sự thật,
dù chấp nhận sự thật đòi
chúng ta phải thay đổi tận căn và trả giá?
Làm thế nào để chúng ta
can đảm nhận mình sai để lại bắt đầu?
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết
cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước
Trời ở trần gian.
Xin cho chúng con đến với nhau
không
chút thành kiến,
và
tin tưởng vào thiện chí của nhau.
Khi cộng tác với nhau,
xin
cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ
đó chúng con vượt qua
những
tự ái nhỏ nhen,
những
tham vọng ích kỷ
và
những định kiến cằn cỗi.
Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để
tìm kiếm chân lý
ở
mọi nơi và mọi người,
nhất
là nơi những ai khác quan điểm.
Lạy Cha,
xin
sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để
chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và
hiểu nhau ngay trong những dị biệt.
Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin
cho chúng con được triển nở không ngừng
và
Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
Tháng Ba
30
THÁNG NĂM
Công
Cuộc Của Thiên Chúa Ba Ngôi
“Khi
Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ tôn vinh Thầy, vì Ngài sẽ lấy những gì của Thầy
mà loan báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy; vì thế Thầy đã nói:
Ngài sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (Ga 16, 13 – 15).
Đức
Kitô đã nói những lời đó vào buổi tối trước khi vào cuộc Khổ Nạn. Người đang
nói về Chúa Cha, về chính Người, và về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng
“lấy từ Chúa Con” – trong sự hoàn thành nhiệm cục cứu độ. Ngài lấy những gì thuộc
về Chúa Con và những gì – nơi Chúa Con – thuộc về Chúa Cha: “Mọi sự Chúa Cha có
đều là của Thầy”.
Từ
Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần – đó là công cuộc sáng tạo. Từ
Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần – đó là công cuộc cứu chuộc. Đó
là công cuộc đổi mới thiêng liêng của tất cả những gì đã được tạo dựng. Bất luận
cái gì được đổi mới trong Chúa Thánh Thần qua cuộc hy sinh của Chúa Con đều phải
qui hồi về với Chúa Cha là Đáng Sáng Tạo. Và, như vậy, mọi sự đều tham dự vào sự
sống. Thiên Chúa “không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống”
(Mc 12, 27).
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Thứ Bảy tuần 8
quanh năm
Hc
51,12-20; Mc 11, 27-33
LỜI SUY NIỆM: Trong câu chuyện các thượng tế, kinh sư và các kỳ
mục chất vấn Đức Chúa Giêsu về thẩm quyền của Ngài, khi Ngài xua đuổi những con
buôn ra khỏi Đền Thờ, cũng như Ngài giảng dạy dân chúng trong Đền Thờ. Chúa
Giêsu đã đặt lại câu hỏi về phép Rửa của Gioan, nhưng những kẻ chất vấn đã tính
toán, và cuối cùng, họ chọn sự im lặng, để che đậy cái tâm không thành thật của
mình. Bởi vì Công việc của Chúa Giêsu đã đụng chạm đến vị thế và quyền lợi vật
chất của họ. Qua câu chuyện này Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết quan tâm
đến chân lý và sự thật, đồng thời luôn phải tự xét mình đã có đủ điều kiện, đủ
thiện tâm, thiện chí để chất vấn người anh em? Chất vấn là để giúp cho mình
hiểu đủ và hiểu đúng; đồng thời tôn trọng, nâng cao người anh em lên hơn mình.
Mạnh Phương
30
Tháng Năm
Một Chỗ Khủng Khiếp
Câu
chuyện xảy ra tại một nhà giam bên Liên Xô. Một cựu tù nhân, bà Arsenjeff, thuật
lại một kinh nghiệm mắt thấy tai nghe diễn ra tại đó, nơi bà gọi là "Một
chỗ khủng khiếp" như sau: Một buổi chiều kia, một cô gái trẻ cùng bị giam
với chúng tôi kề miệng vào tai tôi khẽ nói: chị biết mai là ngày gì không? Rồi
không đợi tôi trả lời, cô ta nói tiếp: "Mai là ngày lễ Phục Sinh".
Nghe
thế, tôi tự hỏi: "Lễ Phục Sinh đã đến rồi sao, lễ của niềm vui và hy vọng?
Nhưng trong tù, niềm vui của chúng tôi đã héo úa và khô cằn. Còn niềm hy vọng?...".
Tôi đi lại trong phòng và không dám suy nghĩ tiếp.
Bỗng
một tiếng reo vang nổi lên phá tan bầu không khí nặng nề: "Ðức Kitô đã sống
lại thật".
Quá
sức sửng sốt, các nhân viên trở nên bất động như những tượng gỗ. Có lẽ trong
tâm trí, họ giận dữ lên án một diễn tiến không bao giờ xảy ra tại đây. Sau một
lúc yên lặng, tôi nghe tiếng giày nặng nề tiến đến gần phòng giam của chúng
tôi. Rồi cửa phòng được mở tung. Hai nhân viên giận dữ hỏi ai đã xướng câu mê
tín dị đoan và hùng hổ túm lấy cô gái, lôi cô ta sền sệt ra khỏi phòng.
Một
tuần lễ sau, cô ta được thả về phòng giam, mặt cô ta xanh xao, người gầy đi thấy
rõ. Qua tuần lễ Phục Sinh, người ta đã biệt giam cô vào một phòng không có lò
sưởi, để cái lạnh thấu xương và cơn đói hành hạ thân thể một con người họ cho
là cuồng tín. Sau khi nằm yên tại một góc phòng hồi lâu, cô ta vẫy tay gọi tôi
lại thều thào: "Dù sao tôi cũng đã tuyên xưng niềm tin vào sự Phục Sinh
trong trại giam. Những cái khác không quan trọng gì cho lắm". Nói xong cô
cố gắng mỉm cười và tôi thấy ánh mắt cô vẫn lóe sáng lên như dạo nào.
Ðược
dịp tuyên xưng niềm tin Phục Sinh cách đặc biệt như cô gái trên thật hiếm hoi.
Nhưng mẫu gương can đảm của cô phải nhắc nhở chúng ta cố gắng thực thi lời nguyện
chúng ta luôn cùng nhau xướng lên sau những lời truyền phép: "Chúng con
loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi
Chúa lại đến".
Tuyên
xưng việc Chúa sống lại bằng cách hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của sự chết, của
những đau khổ, của những vấn đề khó khăn. Cuộc sống của chúng ta không chỉ đóng
khung và chấm cùng tại đó. Nhưng người mang niềm tin Phục Sinh phải chiến đấu để
vượt qua, để lướt thắng những khó khăn, hạn chế những đau khổ, những sự dữ, những
tội lỗi, để phát huy cuộc sống mới của những tạo vật được tái sinh nhờ cái chết
và sự Phục Sinh của Chúa Kitô.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét