28/11/2018
Thứ Tư tuần 34 thường niên
BÀI ĐỌC I: Kh 15, 1-4
“Hãy xướng ca bài ca vãn Môsê
và ca vãn Con Chiên”.
Trích sách Khải Huyền
của Thánh Gioan Tông đồ.
Tôi là Gioan đã nhìn
thấy điềm lạ vĩ đại và huyền diệu khác trên trời, là bảy thiên thần cai bảy tai
ương sau hết, những tai ương này làm cho Thiên Chúa hết cơn thịnh nộ.
Và tôi đã thấy như biển
thuỷ tinh chan hoà ánh lửa và những kẻ đã thắng được mãnh thú và hình tượng
cùng số tên của nó, đều đứng trên biển thuỷ tinh gảy đàn cầm ngợi khen Thiên
Chúa, và xướng bài ca vãn Môsê tôi tớ Chúa, cùng bài ca vãn Con Chiên rằng:
Chúa là Thiên Chúa
toàn năng, các công trình của Chúa thật vĩ đại và lạ lùng. Lạy Chúa là vua hằng
có đời đời, đường lối của Chúa thật công minh, chính trực. Lạy Chúa, ai lại
không kính sợ Chúa và không ngợi khen danh Chúa? Vì chỉ có mình Chúa là Đấng
nhân lành: mọi dân tộc sẽ đến thờ lạy trước mặt Chúa, bởi vì sự xét xử của Chúa
đã tỏ bày minh bạch”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 97, 1.
2-3ab. 7-8. 9
A+B:Lạy Chúa là
Thiên Chúa toàn năng, các công trình của Chúa thật là vĩ đại và lạ lùng (Kh 15,
3b).
A)Hãy ca mừng Chúa một
bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho
Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
B)Chúa đã công bố ơn cứu
độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh, Người nhớ lại lòng
nhân hậu và trung thành, để sủng ái nhà Israel.
A)Biển khơi và muôn vật
trong đó hãy rống tiếng lên, cả địa cầu và những dân cư ngụ ở trong cũng thế.
Các sông ngòi hãy vỗ tay reo, đồng thời các núi non hãy hân hoan nhảy nhót.
B)Trước thiên nhan
Chúa vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người cai quản địa cầu với đức công
minh và cai quản chư dân trong đường chính trực.
A+B:Lạy Chúa là Thiên
Chúa toàn năng, các công trình của Chúa thật là vĩ đại và lạ lùng (Kh 15, 3b).
ALLELUIA: Mt 24, 41a và 44- Các con hãy tỉnh thức và sẵn sàng, vì
lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 21, 12-19
“Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ
vì danh Thầy, nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: “Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con
đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì
danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hãy ghi nhớ điều này trong
lòng là chớ lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. Vì chính Thầy sẽ ban cho
các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống
lại và bắt bẻ các con.
Cha mẹ, anh em, bà
con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết chết. Các con sẽ
bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ
chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con cũng sẽ giữ được linh hồn các con”. Đó
là lời Chúa.
Suy Niệm : Cơ hội làm
chứng
Bài Tin Mừng hôm nay
là một đoạn ngắn trong diễn từ về ngày tận thế. Có một câu chúng ta cần lưu ý,
trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Các con sẽ bị người ta bắt bớ,
ngược đãi, nộp cho Hội đường, và điệu đến trước nhà cầm quyền, vì Danh Thầy. Ðó
là cơ hội để các con làm chứng về Thầy". Thật lạ lùng: bị bắt bớ, ngược
đãi, tống ngục là chuyện đau khổ, nhục nhã, thất bại, thế mà Chúa Giêsu lại cho
là hân hoan, là cơ hội tốt để làm chứng.
Trong thực tế, các môn
đệ đã sống và thực hành điều đó. Phêrô và Gioan bị bắt và bị điệu ra trước Công
nghị Do thái, các ngài chẳng những không buồn phiền, lo sợ, mà còn hân hoan,
vui vẻ, vì nhờ đó có dịp để nói về Chúa Giêsu cho người khác. Phaolô bị bắt và
bị xét xử, ngài cũng mạnh dạn nói về Chúa Giêsu cho các nhân vật cỡ lớn, như Tổng
trấn Felix, Festo, và cả Hoàng đế Herode Agrippa nữa.
Nhưng cái gì đã tạo ra
sự biến đổi nơi các môn đệ, cũng là bắt bớ, bách hại mà có người cho là thất bại,
người khác lại cho là cơ may? Thánh Augustinô giải thích: cuộc sống con người là
sự xung đột giữa hai tình yêu: yêu Chúa đến độ khinh mình, hoặc yêu mình đến
coi rẻ Thiên Chúa. Nếu tội là yêu mình đến coi rẻ Thiên Chúa thì dĩ nhiên tôi sẽ
bám vào những gì tôi cho là sung sướng ở trần gian, như tiền bạc, danh vọng, sắc
đẹp, và khi bị bắt bớ, tôi bị mất tất cả, lúc đó, bắt bớ bị coi là thất bại.
Nhưng nếu tôi yêu Chúa đến độ coi thường bản thân, thì có bị bắt bớ vì Chúa,
cũng chẳng mất mát gì; người ta có thể lấy tiền bạc, danh vọng, địa vị của tôi,
chứ không thể lấy mất Chúa của tôi được, và đó còn là dịp để tôi rao giảng về
Chúa cho họ là khác. Do đó, chẳng sợ gì hết, chỉ sợ tội mà thôi; cái căn bản là
tình yêu đối với Chúa, nó làm thay đổi cuộc đời.
Trong thực tế, muốn biết
chúng ta có yêu Chúa hay không, cứ nhìn vào cuộc sống hàng ngày xem chúng ta có
dám vì Chúa mà can đảm khước từ những đam mê bất chính, những tham vọng không hợp
ý Chúa, những thú vui không đẹp lòng Chúa, cho dẫu có vì thế chúng ta phải
nghèo túng, phải vất vả hay không? Nếu trong cuộc sống, chúng ta dám hy sinh tất
cả vì Chúa, lúc đó chúng ta mới có thể coi trường hợp bị bắt bớ vì Chúa là cơ hội
để làm chứng cho Chúa.
Xin cho chúng ta được
luôn mạnh mẽ trong niềm xác tín đó, và sẵn sàng làm chứng cho Chúa trong tất cả
cảnh huống nào của cuộc đời.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần 34 TN2
Bài đọc: Rev 15:1-4; Lk 21:12-19.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy kiên trì
chịu đựng để làm chứng cho Thiên Chúa.
Lịch sử nhân lọai đã
nhiều lần chứng minh chân lý: “Gian khổ tạo anh hùng.” Bên Tây Phương có A-lịch-sơn
Đại-đế, bên trời Nam chúng ta có Đại-vương Nguyễn Huệ. Các vị này đã nằm gai nếm
mật trước khi chiến thắng quân thù và lưu danh cho hậu thế. Nhà chiến sĩ Nguyễn
Thái Học thách thức mọi người phải biết chấp nhận gian khổ: “Ví thử đường đời bằng
phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?” Một khi đã nhận ra chân lý, người anh
hùng phải biết chấp nhận gian khổ để sống cho chân lý đó. Việt Nam ta có tấm
gương anh dũng của anh hùng Trần Bình Trọng, khi bị bắt và dụ để làm quan cho địch,
đã can đảm thốt lên câu: “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Đối
với các Kitô hữu, chúng ta có một anh hùng trên hết các anh hùng: Đức Kitô, Con
Thiên Chúa, đã hy sinh chấp nhận nhập thể từ Trời, trải qua biết bao gian khổ
và chấp nhận cái chết, để chết thay cho con người. Hậu quả là Ngài đã sống lại
hiển vinh, đã chiến thắng thần chết, và thống trị vinh quang Nước Chúa muôn đời.
Các Kitô hữu là những người theo chân Chúa, cũng phải chịu một số phận tương tự
như Chúa đã báo trước: “Tôi tớ không trọng hơn chủ; nếu họ bắt bớ Thầy, họ cũng
sẽ bắt bớ anh em” (Jn 15:20). Hơn nữa, theo Mối Phúc thứ 8, “Người có phúc là
người bị bắt bớ vì Nước Trời” (Mt 5:11-12).
Các Bài đọc hôm nay đều
khuyên con người phải kiên trì chịu đựng đau khổ; vì chỉ có những ai kiên trì bền
vững tới cùng, những người đó sẽ được cứu thóat. Bài đọc I của Sách Khải Huyền
tiên báo các tai ương sẽ xảy ra trước và trong Ngày Phán Xét; nhưng như Đức
Kitô đã chiến thắng khải hòan, những người tin vào Ngài cũng sẽ chiến thắng vẻ
vang như vậy. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước: các môn đệ của Ngài sẽ bị bắt
bớ, nhưng Ngài sẽ luôn ở cùng họ, để giúp họ chịu đựng gian khổ và chiến thắng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải chịu đựng gian khổ mới có thể chiến thắng.
1.1/ Chịu đựng gian khổ để
chiến thắng Con Thú và đồng bọn của nó:
(1) Thị kiến 7 chén
tai ương cuối cùng: “Rồi tôi thấy một điềm khác trên trời, một điềm lớn lao và
kỳ diệu: bảy thiên thần mang bảy tai ương, đó là những tai ương cuối cùng, vì với
những tai ương này, cơn lôi đình của Thiên Chúa đã hoàn tất.” Những tai ương
này biểu tỏ cơn lôi đình của Thiên Chúa với con người; cả người lành lẫn kẻ dữ
đều bị ảnh hưởng.
(2) Chịu đựng gian khổ
để thanh luyện con người như thử vàng trong lửa: “Tôi thấy có cái gì như biển
trong vắt pha ánh lửa, và những người thắng Con Thú, thắng tượng của nó, và con
số tương đương với tên nó; tôi thấy họ đứng trên biển trong vắt ấy.” Biển trong
vắt là khỏang cách vô tận giữa trời và đất như đã đề cập đến trong (Rev 4:6).
Nhưng trình thuật ở đây thêm chữ “pha ánh lửa.” Như lửa tượng trưng cho sự
thanh tẩy để làm con người trở nên tinh tuyền thánh thiện như lửa thử vàng; đức
tin con người cũng phải được thanh luyện trong đau khổ, để con người chứng minh
cho Thiên Chúa họ một đức tin không gì có thể lay chuyển được. Những người chiến
thắng Con Thú, tượng của nó, và con số tương đương với tên nó (con số 666), là
những người tử đạo (Rev 12:11), những người không đầu hàng trước những bắt bớ của
các kẻ Phản Kitô (Rev 13:7, 15). Sự mô tả ở đây cũng giống như sự mô tả trong (Rev
7:9-17).
1.2/ Con Chiên và những
người đã chiến thắng mọi quyền lực thế gian:
(1) Bài ca chiến thắng:
“Họ cầm những cây đàn của Thiên Chúa và hát bài ca của ông Môsê, tôi tớ Thiên
Chúa, và bài ca của Con Chiên.” Bài ca của ông Môsê là bài ca chiến thắng sau
khi đã vượt qua Biển Đỏ và nhìn thấy quân đội mạnh mẽ của Vua Pharao bị nhận
chìm trong đó (x/c Exo 15:1-18, Deut 32:1-43). Bài ca của Con Chiên và của những
người thuộc về Con Chiên, được ví như chiến thắng Xuất Hành, và còn hơn thế nữa,
là tuyệt đỉnh và là đích điểm của Kế Họach Cứu Độ. Những ai chiến thắng gian khổ
theo Con Chiên sẽ được vào Đất Hứa, là cuộc sống muôn đời.
(2) Mọi người sẽ tôn
vinh Đức Kitô và Thiên Chúa: Họ hát rằng: “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, sự
nghiệp Ngài thật lớn lao kỳ diệu! Lạy Đức Vua trị vì muôn nước, đường lối Ngài
quả chân thật công minh!” Bài ca tôn vinh Thiên Chúa về quyền năng tuyệt đối và
sự công bằng của Ngài trong lịch sử cứu độ. Bài ca cũng tôn vinh Đức Kitô, Con
Chiên của Thiên Chúa, Người đã đưa Kế Họach Cứu Độ đến thành công.
2/ Phúc Âm: Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
2.1/ Chịu đựng gian khổ để
làm chứng cho Chúa: Chúa Giêsu báo trước cho
các môn đệ về những gian khổ sắp xảy đến cho họ: “Nhưng trước khi tất cả các sự
ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các
hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy.
Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.” Ngài nói rõ ràng: Gian khổ xảy
ra là cơ hội ngàn vàng để các môn đệ có cơ hội làm chứng cho Ngài. Nhường bước
trước gian khổ là mất cơ hội làm chứng cho Thiên Chúa.
2.2/ Đừng lo lắng phải đối
phó thế nào: Các môn đệ không chiến đấu một
mình, nhưng Chúa Giêsu sẽ cùng họ chiến đấu: “Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều
này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em
ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thù của anh em không tài nào chống chọi
hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt
nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người
thù ghét.” Khi một người biết có một quyền lực mạnh hơn quyền lực của địch thù
giúp họ, họ sẽ không còn sợ hãi và tự tin hơn trong việc chống cự lại. Thánh
Phaolô có kinh nghiệm này khi ngài nói: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà
là chính Đức Kitô sống trong tôi.”
2.3/ Bảo đảm sẽ chiến thắng:
Không có một quyền lực nào của thế gian có
thể thắng nổi quyền lực của Thiên Chúa. Quyền lực thế gian chỉ có hiệu quả tạm
thời vì Thiên Chúa cho phép xảy ra; nhưng một khi Thiên Chúa quyết định rút lại,
không một quyền lực nào có thể chống lại được. Chúa Giêsu bảo đảm điều này với
các môn đệ, mặc dù các ông sẽ phải chiến đấu, “nhưng dù một sợi tóc trên đầu
anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Gian khổ phải có
trong cuộc đời để tinh luyện con người, để phân biệt người anh hùng với kẻ tiểu
nhân; và nhất là để chúng ta chứng tỏ đức tin và tình yêu vào Thiên Chúa.
– Khi phải đương đầu với
gian khổ, chúng ta không chiến đấu một mình. Chính Chúa Giêsu hứa Ngài sẽ cùng
chúng ta chiến đấu. Sự khôn ngoan và sức mạnh để chiến đấu đến từ Đức Kitô.
– Chúa Giêsu bảo đảm sự
chiến thắng sẽ về tay chúng ta vì một sợi tóc trên đầu chúng ta cũng đã được
Thiên Chúa đếm. Hiểu biết tòan bộ trận chiến như thế, chúng ta còn chờ đợi gì
mà không xông vào cuộc chiến để làm chứng cho Thiên Chúa?
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
28/11/2018 – THỨ TƯ TUẦN 34 TN
Lc 21,12-19
LÀM CHỨNG NHÂN CHO THẦY
“Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.”(Lc 21,13)
Suy niệm: Nhân việc các môn đệ hỏi về
thời điểm và điềm báo thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá (x. Lc 21,7), Chúa Giê-su
cho biết trước khi sự việc ấy xảy ra, sẽ có một thời kỳ các ông phải làm chứng
cho Ngài giữa những cơn bách hại (cc. 12-13.16-19). Chính Ngài là vị Tử đạo đầu
tiên và tuyệt vời, đã hiến dâng mạng sống vì yêu Chúa Cha và nhân loại. Theo
gương Thầy, các vị tử đạo cũng đã sống những giá trị Tin Mừng và làm chứng cho
đức tin. Khi bị ép bỏ đạp, thánh Tô-ma Thiện, một chủng sinh, tuyên xưng rằng:
“Đạo dạy tôi thờ Thiên Chúa là đạo thật, tôi sẵn sàng chịu chết chứ không bỏ.”
Bị phơi nắng và bị kìm kẹp, nhưng vị anh hùng trẻ tuổi vẫn gan dạ; mỗi lần roi
quất xuống, thầy lại cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thêm sức cho con chịu đau khổ với
Chúa!”
Mời Bạn: Khi xưa, các vị chứng nhân
đã từ chối bước qua thập giá và “từng đoàn người anh dũng tiến lên pháp trường.”
Ngày nay, giữa một thế giới đầy dẫy sự khinh miệt và chế diễu những giá trị
thánh thiêng của nhân loại và của Thiên Chúa, dẫm đạp lên những giá trị và phẩm
giá con người, bạn được mời gọi bước qua những mời mọc và quyến rũ của nó, để sống
chứng nhân cho các giá trị Tin Mừng trong môi trường, bậc sống của mình.
Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa những mời mọc,
quyến rũ bạn đang gặp, và xin Người thêm sức cho bạn vượt thắng nó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng
con chẳng sợ mình bỏ đạo, chỉ sợ mình bỏ sống đạo, vì bị quyến rũ bởi bao thú
vui trần thế… Nếu thế gian ghét chúng con, thì xin cho chúng con cảm thấy niềm
vui của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen. (Rabbouni)
(5 Phút Lời Chúa)
Một sợi tóc (28.11.2018 – Thứ tư
Tuần 34 Thường niên)
Suy niệm:
Lúc trời còn tối, ngày 16 tháng 11 năm 1989, tại nước El Salvador,
một nhóm người có vũ trang đã xâm nhập vào Đại Học Trung Mỹ.
Chúng đã giết sáu linh mục Dòng Tên và hai mẹ con người nấu ăn.
Giết xong chúng đã kéo xác ra ngoài vườn và làm những trò man rợ.
Các linh mục này đều là những nhà trí thức, có ảnh hưởng trong xã hội.
Họ muốn nói lên tiếng nói của người nghèo, chịu cảnh bất công,
muốn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài khiến hơn 70 ngàn người chết.
Họ đã phải trả giá bằng vụ thảm sát bất ngờ,
đã chết như những chứng nhân, những vị tử đạo thời mới.
Chuyện ấy đã xảy ra cách đây hai mươi năm rồi.
một nhóm người có vũ trang đã xâm nhập vào Đại Học Trung Mỹ.
Chúng đã giết sáu linh mục Dòng Tên và hai mẹ con người nấu ăn.
Giết xong chúng đã kéo xác ra ngoài vườn và làm những trò man rợ.
Các linh mục này đều là những nhà trí thức, có ảnh hưởng trong xã hội.
Họ muốn nói lên tiếng nói của người nghèo, chịu cảnh bất công,
muốn chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài khiến hơn 70 ngàn người chết.
Họ đã phải trả giá bằng vụ thảm sát bất ngờ,
đã chết như những chứng nhân, những vị tử đạo thời mới.
Chuyện ấy đã xảy ra cách đây hai mươi năm rồi.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói về những cuộc bách hại
xảy ra trước khi Ngài trở lại trong ngày tận thế.
Các môn đệ sẽ phải chịu những gì Thầy mình đã chịu.
Họ sẽ bị bắt, bị ngược đãi, bị tù đày, bị đem ra tòa đạo, tòa đời (c. 12).
Họ sẽ bị nộp bởi chính người thân, bị mọi người thù ghét,
và thậm chí bị giết hại (cc. 16.17).
Tất cả những gì các môn đệ phải chịu đều là vì danh Thầy (cc. 12. 17).
xảy ra trước khi Ngài trở lại trong ngày tận thế.
Các môn đệ sẽ phải chịu những gì Thầy mình đã chịu.
Họ sẽ bị bắt, bị ngược đãi, bị tù đày, bị đem ra tòa đạo, tòa đời (c. 12).
Họ sẽ bị nộp bởi chính người thân, bị mọi người thù ghét,
và thậm chí bị giết hại (cc. 16.17).
Tất cả những gì các môn đệ phải chịu đều là vì danh Thầy (cc. 12. 17).
Chính tình yêu trung tín đối với Thầy và giáo huấn của Thầy
đã khiến bao Kitô hữu tự nguyện đón nhận khổ đau và cái chết.
Không phải chỉ chối Thầy cách công khai mới mang tội bất trung.
Không phải chỉ bước qua thập giá mới là phản bội.
Bất cứ khi nào chúng ta bước qua những giá trị ngàn đời của Kitô giáo,
như sự thật, sự sống, công bằng, bác ái, nhân phẩm, tự do, lương tâm,
khi ấy chúng ta chối bỏ Đức Kitô Giêsu.
Bất cứ khi nào chúng ta dám xả thân để sống cho những giá trị đó,
chúng ta đã làm chứng cho Ngài rồi.
Gioan Tẩy Giả đã chết vì nói sự thật mất lòng với Hêrôđê.
Maria Goretti đã chết vì muốn sống trong sạch.
Maximilien Kônbê đã xin chết thay cho người khác vì lòng bác ái.
Tất cả đều được Giáo Hội tôn kính như những vị tử đạo,
dù họ không chết vì tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu.
đã khiến bao Kitô hữu tự nguyện đón nhận khổ đau và cái chết.
Không phải chỉ chối Thầy cách công khai mới mang tội bất trung.
Không phải chỉ bước qua thập giá mới là phản bội.
Bất cứ khi nào chúng ta bước qua những giá trị ngàn đời của Kitô giáo,
như sự thật, sự sống, công bằng, bác ái, nhân phẩm, tự do, lương tâm,
khi ấy chúng ta chối bỏ Đức Kitô Giêsu.
Bất cứ khi nào chúng ta dám xả thân để sống cho những giá trị đó,
chúng ta đã làm chứng cho Ngài rồi.
Gioan Tẩy Giả đã chết vì nói sự thật mất lòng với Hêrôđê.
Maria Goretti đã chết vì muốn sống trong sạch.
Maximilien Kônbê đã xin chết thay cho người khác vì lòng bác ái.
Tất cả đều được Giáo Hội tôn kính như những vị tử đạo,
dù họ không chết vì tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu.
Đối với Đức Giêsu, giây phút đứng trước tòa là giây phút quan trọng.
Người môn đệ có cơ hội công khai làm chứng cho Thầy (c. 13).
Đức Giêsu không để họ một mình đối diện với sức mạnh của quyền uy.
Ngài hứa sẽ giúp họ trả lời những cáo buộc của tòa án (c. 15; Cv 6, 10).
Thế nên họ chẳng có gì phải xao xuyến, lo âu (c. 14).
Tòa án trở thành nơi làm chứng tuyệt vời của người môn đệ.
Điều quan trọng khi bị bách hại là phải kiên trì (c. 19).
Có nhiều kiểu hành hạ nhằm làm cho người môn đệ bỏ cuộc.
Nhưng một sợi tóc anh em cũng không bị mất (c. 18)
nghĩa là Chúa sẽ lo từng li từng tí cho môn đệ của mình.
Mạng sống của các môn đệ ở đời này có thể bị mất (c. 16),
nhưng nếu họ kiên trì và trung tín, họ sẽ giữ được nó ở đời sau.
Chúng ta cầu cho nhau được ơn kiên trì giữa thử thách của thời đại mới.
Người môn đệ có cơ hội công khai làm chứng cho Thầy (c. 13).
Đức Giêsu không để họ một mình đối diện với sức mạnh của quyền uy.
Ngài hứa sẽ giúp họ trả lời những cáo buộc của tòa án (c. 15; Cv 6, 10).
Thế nên họ chẳng có gì phải xao xuyến, lo âu (c. 14).
Tòa án trở thành nơi làm chứng tuyệt vời của người môn đệ.
Điều quan trọng khi bị bách hại là phải kiên trì (c. 19).
Có nhiều kiểu hành hạ nhằm làm cho người môn đệ bỏ cuộc.
Nhưng một sợi tóc anh em cũng không bị mất (c. 18)
nghĩa là Chúa sẽ lo từng li từng tí cho môn đệ của mình.
Mạng sống của các môn đệ ở đời này có thể bị mất (c. 16),
nhưng nếu họ kiên trì và trung tín, họ sẽ giữ được nó ở đời sau.
Chúng ta cầu cho nhau được ơn kiên trì giữa thử thách của thời đại mới.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
thì xin cho chúng con cảm thấy niềm vui
của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28 THÁNG MƯỜI MỘT
Lạy Chúa Giêsu, Xin
Hãy Đến!
Nhận thức được rằng
Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng, Ngài toàn năng, Ngài là sự khởi đầu và là cứu
cánh của mọi tạo vật, Giáo Hội lại mời gọi chúng ta chuẩn bị đón Chúa đến.
Đây là Đấng hoàn toàn ở
trên mọi tạo vật. Ngài là Thần Khí bất diệt. Tuy nhiên, Ngài đồng thời ôm lấy tất
cả những gì đã được dựng nên và tất cả những gì có hơi thở. Trong Ngài, chúng
ta sống, cử động và nhận lấy hữu thể của mình” (Cv 17, 28).
Như vậy, Ngài không chỉ
ở bên ngoài thế giới tạo vật. Ngài còn ở trong chính thế giới của chúng ta. Tạo
vật tràn ngập sự hiện diện của Ngài. Và sự hiện diện ấy luôn luôn công bố cho
ta biết rằng Ngài đang đến. Thiên Chúa, trong tư cách là Đấng Sáng Tạo và là Chủ
Tể mọi loài, đang đến với thế giới này, thế giới mà Ngài đã gọi vào hiện hữu từ
hư vô.
Ngài cũng nâng đỡ mọi
sự mà Ngài đã tạo thành. Ngài là chính sự quan phòng thần linh. Nơi Ngài, thế
giới có được vận mệnh đích thực của nó. Tất cả những gì đã được hiện hữu nhờ
quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu qua Ngài.
Mọi tạo vật đều “tường
thuật vinh quang Thiên Chúa”, đều làm chứng cho sự hiện diện của Ngài và cho sự
đến của Ngài. Sự đến của Thiên Chúa được biểu lộ nơi chính sự hiện hữu của thế
giới, nơi nguồn gốc của nó và nơi sự phát triển của nó.
Chúng ta phải luôn sống
trong niềm mong đợi Chúa đến, như Đức Kitô nói trong Tin Mừng Luca (21,
25-28.34-36).
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 28-11
Kh 15, 1-4; Lc
21, 12-19.
LỜI SUY NIỆM: “Vì Danh Thầy,
anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng
không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
Lời Chúa hôm nay đang giúp cho mỗi người trong chúng ta giữ vững đức tin và đầy
lòng trông cậy vào sự quan tâm của chính Chúa Giêsu. Khi đã mang danh Chúa
Giêsu và luôn tiến bước đi với Chúa, chúng ta có thể mất mạng sống của mình,
nhưng không thể mất linh hồn.
Lạy Chúa Giêsu. Mọi sự của con đều do Chúa ban và sắp đặt. Con xin phó vào bàn
tay quan phòng của Chúa. Xin cho chúng con được phần rỗi linh hồn.
Mạnh Phương
28 Tháng Mười Một
Bà Vợ Của Socrate
Nhà hiền triết Hy Lạp
Socrate chẳng may có một người vợ khó tính như chằng tinh. Nhưng ông đã chịu đựng
tất cả những dở chứng của bà một cách kỳ diệu. Một ngày nọ, ông đang làm đạo với
các môn sinh ngay trước cửa nhà, bà vợ bắt đầu dùng một lời lẽ thô tục để rủa sả
ông. Nhưng ông vẫn một mực điềm nhiên như không nghe biết gì. Bà vợ không cầm nổi
cơn giận, đã múc một gáo nước tạt vào người ông. Nhà hiền triết cũng không để lộ
một phản ứng. Mãi một lúc sau, ông mới bỗng đùa với đám môn sinh: “Sau cơn sấm
sét thì lại có mưa giông”.
Thánh Basiliô khuyên dạy
như sau: “Ðừng ăn miếng trả miếng”. Kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến phi lý
là người bất hạnh nhất, bởi vì người đó sẽ mang theo tất cả phần lỗi Hãy để cho
kẻ thù ta là thầy dạy ta. Ðừng bắt chước điều ta ghét bỏ. Ðừng trở nên gương
soi cho một kẻ đang giận dữ bằng cách phản chiếu chính khuôn mặt giận dữ của
người đó.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét