05/03/2019
Thứ Ba tuần 8 thường niên
BÀI ĐỌC I: Hc 35, 1-15
(Hl 1-12)
"Chuyên giữ các điều răn
là dâng của lễ hy tế cứu độ".
Trích sách Huấn Ca.
Ai tuân giữ lề luật,
là dâng nhiều lễ vật. Chuyên giữ các điều răn và xa lánh mọi điều gian ác, là
dâng lễ hy tế cứu độ.
Hãy dâng của lễ xin ơn
tha thứ cho những bất công, hãy cầu nguyện xin ơn tha tội, và hãy xa lánh những
điều gian tà.
Ai thực thi bác ái, là
hiến dâng của lễ hoàn hảo; ai làm phúc bố thí, là dâng của lễ hy tế.
Điều làm đẹp lòng Chúa
là xa lánh gian ác. Lánh xa bất công là dâng của lễ đền tội.
Ngươi đừng đến trước mặt
Chúa với bàn tay không; vì tất cả những điều đó là do mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Của lễ người công chính làm cho bàn thờ nên phong phú, và hương thơm êm dịu của
nó bay lên trước dung nhan Đấng Tối Cao. Lễ vật hiến tế của người công chính đã
được chấp nhận, và Chúa sẽ không quên kẻ ấy. Ngươi hãy tôn vinh Thiên Chúa với
tâm hồn quảng đại, và đừng rút bớt lại của lễ đầu mùa do công lao tay ngươi làm
ra.
Mỗi lần ngươi dâng của
lễ, nét mặt ngươi hãy vui tươi, và hãy hân hoan thánh hiến một phần mười của
ngươi dâng. Ngươi hãy dâng lên Đấng Tối Cao tuỳ theo như Người đã ban cho
ngươi, và hãy dâng với tâm hồn quảng đại theo sự ngươi đang có trong tay, vì
Chúa là Đấng thưởng công và sẽ trả lại cho ngươi gấp bảy lần. Ngươi chớ dâng những
lễ vật hèn kém, vì Người sẽ không nhận của lễ như vậy đâu, ngươi cũng đừng
trông gì nơi những của lễ bất chính, vì Chúa là Đấng xét xử, Người không thiên
vị ai đâu.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 49, 5-6.
7-8. 14 và 23
Đáp: Ai đi đường
ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).
Xướng:
1) "Hãy tập họp
cho Ta các tín đồ đã ký lời giao ước của Ta cùng hy sinh lễ". Và trời cao
sẽ loan truyền sự công chính của Người, vì chính Thiên Chúa, Người là thẩm
phán. - Đáp.
2) Hỡi dân tộc của Ta,
hãy nghe Ta nói, hỡi Israel, Ta sẽ chứng tỏ lời phản đối ngươi: Ta là Thiên
Chúa, Đức Thiên Chúa của ngươi. Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật,
vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. - Đáp.
3) Hãy hiến dâng Thiên
Chúa lời khen ngợi, và làm trọn điều khấn hứa cùng Đấng Tối Cao. Ai hiến dâng lời
khen ngợi, người đó trọng kính Ta, ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn
Thiên Chúa cứu độ. - Đáp.
ALLELUIA: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia!
- Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các
điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 10, 28-31
"Ngay ở đời này, lúc bị bắt
bớ, các con lãnh được gấp trăm, còn đời sau các con sẽ được sự sống vĩnh cửu".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Phêrô thưa
cùng Chúa Giêsu rằng: "Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?" Chúa
Giêsu trả lời rằng: "Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em,
chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại
không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng
nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ
trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất".
Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Phần thưởng
gấp trăm
Bài Tin Mừng hôm
nay tiếp liền những lời dạy của Chúa Giêsu cho các môn đệ về sự nguy hiểm của
tiền của. Sau khi người thanh niên rời lìa Chúa, vì anh ta không thể từ bỏ của
cải, Chúa Giêsu đã nói: "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu
vào Nước Thiên Chúa". Ở đây rõ ràng Chúa Giêsu sử dụng kiểu nói khuyếch đại
như người Ðông phương thường dùng để kích thích sự chú ý. Hình ảnh con lạc đà
chở nặng trên mình cho thấy sự say mê dính bén tiền của là một ngăn trở không
cho con người trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
Trước sự sửng sốt của
các môn đệ: "Thế thì ai có thể được cứu?", Chúa Giêsu xác quyết rằng
ơn cứu độ hoàn toàn vượt quá những khả năng của loài người; đó là một ơn nhưng
không của Thiên Chúa, vì chỉ mình Ngài mới có thể cứu độ con người. Nhưng quan
điểm này còn khiến các môn đệ hoang mang hơn. Bằng chứng là phản ứng của Phêrô.
Nhân danh Nhóm Mười Hai, ông thắc mắc muốn biết sự dấn thân của các ông có được
thưởng gì không? Chẳng lẽ lòng quảng đại của các ông lại vô ích sao? Nếu những
người giàu có, mặc dù nhiều của cải không thể vào Nước Thiên Chúa đã đành, còn
những người đã từ bỏ những của cải hợp pháp nhất, liệu họ không có cơ may được
vào đó được sao?
Trả lời cho câu hỏi của
Phêrô, Chúa Giêsu hứa ban gấp trăm ngay ở đời này và đời sau được hưởng sự sống
đời đời. Kiểu nói "gấp trăm ở đời này" cần được hiểu theo nghĩa phẩm
chất hơn là theo nghĩa số lượng: từ bỏ cha mẹ không có nghĩa là để được một trăm
cha mẹ ngay ở đời này, nhưng là để được điều quý giá hơn cha mẹ, đó là cộng
đoàn anh em sống hiệp nhất với nhau trong đức tin. Trong câu trả lời của Chúa,
cần lưu ý một chi tiết, đó là ngoài những gì nhận được bây giờ, còn có sự bách
hại nữa. Bị bách hại, bị ngược đãi là vận mệnh của người môn đệ; bước theo Chúa
là chấp nhận phiêu lưu với Ngài trên con đường sống đức tin với những đau khổ,
thử thách không thể tránh được.
Nguyện xin Chúa ban sức
mạnh tình yêu để chúng ta sống trọn ơn gọi và chu toàn sứ mệnh Chúa đã trao
phó.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI
NGÀY
Thứ Ba Tuần 8 TN1,
Năm Lẻ
Bài đọc: Sir
35:1-12; Mk 10:28-31.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa thưởng công xứng đáng những người rộng lượng
cho đi.
Con người thường rất
tính toán trong việc đối xử với nhau, họ nghĩ: “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại;”
có nghĩa mọi người phải công bằng trong cách xử thế: Nếu tôi mừng cho con anh
100 đồng trong lễ cưới thì anh cũng phải mừng cho con tôi 100 đồng khi nó thành
hôn. Nếu con tôi không nhận được đồng nào hay chỉ nhận 50 đồng, mối liên hệ hai
bên sẽ có vấn đề.
Các bài đọc hôm nay tập
trung trong cách cư xử của con người với Thiên Chúa. Con người cần nhận ra những
hồng ân Thiên Chúa đã đổ xuống trên cuộc đời mình, để biết cách đáp trả làm sao
cho xứng đáng. Trong bài đọc I, tác giả sách Huấn Ca mô tả những cách thức khác
nhau con người có thể làm để trả ơn Thiên Chúa, và thái độ rộng lượng và chân
thành con người cần có khi dâng lễ vật. Trong Phúc Âm, thánh Phêrô hỏi thẳng
Chúa Giêsu những gì ông sẽ nhận được, sau khi ông đã bỏ tất cả để đi theo làm
môn đệ của Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Chúa là Đấng thưởng công, sẽ trả lại cho con gấp bảy lần.
1.1/ Có nhiều cách để
dâng lễ vật làm đẹp lòng Thiên Chúa: Tác giả
sách Huấn Ca chỉ ra bốn việc con người có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, chứ
không phải chỉ việc dâng lễ phẩm:
(1) Nghe và giữ lệnh
truyền của Thiên Chúa: “Tuân giữ Lề Luật là làm cho lễ phẩm thêm phong phú. Gắn
bó với lệnh truyền là dâng lễ kỳ an.” Thiên Chúa chắc chắn sẽ không nhận lễ vật
của những người xúc phạm đến Lề Luật, và Ngài hài lòng vì người biết bước đi
trong đường lối Thiên Chúa hơn người dâng nhiều lễ vật mà sống ngoài vòng pháp
luật.
(2) Biết cám ơn những
gì Thiên Chúa đã làm cho trong cuộc đời: Nhiều người tuy nghèo, nhưng biết nhận
ra và cám ơn những hồng ân Thiên Chúa làm, được kể như “dâng bột tinh hảo.”
(3) Giúp đỡ người
nghèo: Làm ơn cho tha nhân là làm cho chính Thiên Chúa. Ngài kể “làm việc bố
thí là dâng lễ ngợi khen.”
(4) Từ bỏ gian tà, bất
công: Khi dâng lễ vật, Thiên Chúa đòi người dâng phải “tay sạch, lòng thanh.”
Không có điều kiện này, lễ vật của người dâng sẽ không bao giờ được Thiên Chúa
nhận lời. Thiên Chúa kể những người “từ bỏ gian tà thì đẹp lòng Đức Chúa,” và
những người “chấm dứt bất công là dâng lễ đền tội.”
1.2/ Thái độ phải có khi
dâng lễ vật: Tuy nhiên, cách thông thường nhất
người Do-thái hay làm là dâng lễ vật để cám ơn và đền tội. Tác giả sách Huấn Ca
mô tả bổn phận và thái độ cần có của người dâng lễ vật.
(1) Bổn phận: “Đừng đến
trước nhan Đức Chúa tay không, vì tất cả những gì phải dâng đều do lệnh truyền.
Lễ phẩm của người công chính như mỡ đổ trên bàn thờ xông mùi thơm ngào ngạt trước
Đấng Tối Cao. Hy lễ của người công chính được chấp nhận, và phần kỷ vật sẽ
không bị lãng quên.” Lề Luật mô tả rõ bổn phận của mỗi người phải làm đối với
Thiên Chúa: Họ phải dâng toàn bộ của đầu mùa để được Thiên Chúa chúc lành. Tác
giả khuyên: “đừng bớt xén của đầu mùa tay con làm ra.” Luật cũng buộc dân phải
dâng thuế thập phân, tức là 1/10 các hoa lợi thâu nhập được.
(2) Thái độ: Khi con
người dâng lễ vật cho Thiên Chúa, họ phải có thái độ vui vẻ và quảng đại: “Dâng
cúng chi, cũng phải giữ nét mặt tươi cười... Với tấm lòng quảng đại, hãy dâng
hiến Đấng Tối Cao tuỳ theo những gì Người ban tặng và tuỳ theo khả năng con có.”
Trong lịch sử, Thiên Chúa đoái nhận của lễ của Abel hơn của lễ của Cain, vì
Abel dâng cho Thiên Chúa với lòng quảng đại và vui vẻ, vì ông biết Thiên Chúa
thấu suốt tâm hồn con người.
1.3/ Phần thưởng cho người
dâng lễ vật: Thiên Chúa không bao giờ chịu
thua lòng quảng đại của con người, Ngài “sẽ trả cho con gấp bảy lần.” Nếu mỗi lần
dâng lễ vật, người dâng nhận lại nơi Thiên Chúa gấp bảy lần, tại sao không dâng
cho Thiên Chúa mà lại keo kiệt giữ lại cho mình? Điều quan trọng khi dâng lễ vật
cho Thiên Chúa là phải có tấm lòng chân thành. Dâng lễ vật là để cám ơn những
gì Thiên Chúa đã làm cho mình, chứ không phải dâng như dâng quà hối lộ để được
Thiên Chúa nhận lời. Cũng không phải dâng lễ vật để cầu xin Thiên Chúa cho
trúng số hay cho thành công trong những thương vụ bất chính.
2/ Phúc Âm: Những ai rộng lượng dâng hiến cho Thiên Chúa sẽ nhận lại gấp
trăm.
2.1/ Phần thưởng cho những
người từ bỏ mọi sự để theo Chúa: Phêrô là
con người rất chân thật, có lẽ Chúa thương chọn ông vì đức tính rất thành thật
của ông. Phêrô không e dè khi hỏi Chúa Giêsu, dù mới bị Thầy mắng là Satan:
"Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!" Đức
Giêsu đáp: "Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị
em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời
này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp
trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.”
Câu trả lời của Chúa
Giêsu cần được phân tích cẩn thận:
(1) Nhận được gấp trăm
ở đời này: Chúng ta chỉ cần lấy cuộc đời của Phaolô làm ví dụ. Sự trở lại của
Phaolô làm gia đình và bạn bè công khai khước từ ông; nhưng ông đã được Thiên
Chúa cho nhận lại cả hàng ngàn anh/chị/em tín hữu từ các cộng đoàn ở khắp nơi,
trong đó có những môn đệ thân tín mà ông coi như con của mình, có những cộng sự
viên đắc lực sẵn sàng đóng góp mọi sự cho việc rao giảng Tin Mừng.
(2) Cùng với sự ngược
đãi: Chúa Giêsu không giấu Phêrô những ngược đãi mà ông sẽ phải trả giá cho việc
làm môn đệ của Ngài. Ông và Phaolô cũng phải chịu biết bao gian khổ, tù đày,
roi đòn, và sau cùng chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô. Những sự ngược đãi được
coi như phần thưởng, vì nó cung cấp cho các ông cơ hội nhận phúc lành của Thiên
Chúa.
(3) Sự sống vĩnh cửu đời
sau: Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho Phêrô biết phần thưởng ở đời này cho dù lớn đến
đâu chăng nữa, cũng không thể so sánh với sự sống vĩnh cửu mà Ngài sẽ ban cho
các môn đệ trung thành ở đời sau.
2.2/ Trong Nước Thiên
Chúa, mọi giá trị của thế gian bị đảo ngược. Chúa
Giêsu tiếp tục nói với Phêrô: “Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng
chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu." Ngài có ý muốn nói với
ông: đừng phán xét mình theo tiêu chuẩn của thế gian, cũng đừng phán xét theo
những gì mình nghĩ. Phêrô có thể hãnh diện vì sự từ bỏ của ông, và ông có thể
nghĩ ông xứng đáng được hưởng những ân thưởng của Chúa. Cách hay nhất của người
môn đệ là hãy cố gắng hết sức chu toàn bổn phận Thiên Chúa trao, việc ân thưởng
sẽ tới và hoàn toàn tùy thuộc nơi Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải khôn
ngoan nhận ra mọi sự Thiên Chúa đã làm cho chúng ta để biết cách đền đáp cho xứng
đáng.
- Chúng ta đừng bao giờ
so đo và tính toán với Thiên Chúa, vì Ngài là Cha rất nhân lành. Ngài sẽ ban
cho chúng ta gấp trăm lần những gì chúng ta dâng cho Ngài hay giúp đỡ tha nhân.
Lm. Anthony Đinh Minh
Tiên, OP.
05/03/2019
THỨ BA TUẦN 8 TN
Mc 10,28-31
Mc 10,28-31
BỎ GÌ? – ĐƯỢC GÌ?
“….Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em…vì Thầy và vì
Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị
em…, gấp trăm…, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.” (Mc 10,29-30)
Suy niệm: Trên hành trình đi theo
Chúa, đã có những lúc ta tự hỏi như Thánh Phê-rô: tôi từ bỏ mọi
sự mà theo Chúa, vậy tôi sẽ được phần thưởng gì? Vì
Chúa, tôi đã hy sinh bỏ mình, đã ép mình ép xác giữ các giới răn; chấp nhận bị
thua lỗ thiệt thòi, thậm chí bị nhạo cười khổ đau, tôi được bù lại gì? Nhất là
nhiều lúc tôi nhìn thấy những người sống bất nhân thất đức, lại gặp nhiều may mắn
thành công sung sướng; còn theo Chúa lại gặp khổ đau thất bại nghèo đói. Dường
như theo Chúa là “dại khờ”?!
Mời Bạn: Không! Chúa đã hứa ban phần
thưởng gấp trăm cho ta ngay từ đời này. Dù ta không thấy được rõ ràng điều ấy,
nhưng ta phải tin cuộc sống ta, ngay ở đây và lúc này, là điều quá tốt đẹp mà
Chúa đang thưởng cho ta. Chúa luôn ban cho ta gấp trăm ngàn lần điều
ta không dám cầu xin hay nghĩ tới. Chúa vẫn luôn quảng đại với ta hơn
ta đáng được, vì Chúa là Đấng nhân từ và tốt lành vô cùng.
Chia sẻ: Chúa sẽ thưởng công bội hậu cho những ai từ bỏ mọi sự vì
Chúa, nhưng phần thưởng cao cả nhất, là được chung chia số
phận đau khổ và sự sống vinh quang với Ngài.
Sống Lời Chúa: Làm một hy sinh, nhịn bớt
một chi tiêu không cần thiết, kiềm chế một phản ứng nóng nảy, để bước vào Mùa
Chay thánh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con cảm nếm niềm hạnh phúc theo Chúa và
đồng số phận với Chúa. Xin ban cho con một đức tin vô vị lợi, không tính toán.
(5 phút Lời Chúa)
Bỏ mọi sự vì Thầy (5.3.2019 – Thứ Ba Tuần 8 Thường niên)
Suy niệm:
Bình thường con người
làm gì cũng ít nhiều nghĩ đến cái lợi cho mình.
Không lợi vật chất thì cũng lợi tinh thần.
Không lợi đời này thì cũng lợi đời sau.
Không lợi cho cá nhân mình
thì cũng lợi cho gia đình mình, tôn giáo của mình, quê hương của mình.
Con người dám hy sinh bỏ cái này để được cái kia lớn hơn.
Nếu biết giữ cho đúng mực, khuynh hướng này không phải là xấu.
Không lợi vật chất thì cũng lợi tinh thần.
Không lợi đời này thì cũng lợi đời sau.
Không lợi cho cá nhân mình
thì cũng lợi cho gia đình mình, tôn giáo của mình, quê hương của mình.
Con người dám hy sinh bỏ cái này để được cái kia lớn hơn.
Nếu biết giữ cho đúng mực, khuynh hướng này không phải là xấu.
Anh thanh niên giàu có
đã không dám bán và cho tất cả tài sản
để nhẹ nhàng thanh thản bước theo Thầy Giêsu.
Đối với anh, cái mất ở đời này lớn quá so với cái được ở tương lai.
Ngược lại, các môn đệ đã bỏ gia đình và nghề nghiệp ổn định
để đi theo một vị Thầy không chỗ tựa đầu,
sống cuộc sống bấp bênh, vất vả, thiếu thốn.
Khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của cả nhóm đang theo Thầy,
Phêrô đại diện anh em đặt câu hỏi:
“Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” (c. 28).
Vậy chúng con sẽ được gì? (x. Mt 19, 27).
để nhẹ nhàng thanh thản bước theo Thầy Giêsu.
Đối với anh, cái mất ở đời này lớn quá so với cái được ở tương lai.
Ngược lại, các môn đệ đã bỏ gia đình và nghề nghiệp ổn định
để đi theo một vị Thầy không chỗ tựa đầu,
sống cuộc sống bấp bênh, vất vả, thiếu thốn.
Khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của cả nhóm đang theo Thầy,
Phêrô đại diện anh em đặt câu hỏi:
“Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” (c. 28).
Vậy chúng con sẽ được gì? (x. Mt 19, 27).
Thầy Giêsu không coi
thường hay gạt bỏ câu hỏi này của Phêrô.
Thầy còn muốn long trọng trả lời câu hỏi này
cho cả những người ở thế hệ kế tiếp.
Bất cứ ai vì Thầy và vì Tin Mừng
mà bỏ những điều được coi là thiết yếu đối với cuộc sống
như tương quan máu mủ: cha mẹ, anh chị em, con cái,
như phương tiện để sống và sống còn: nhà cửa, ruộng đất (c. 29),
những người ấy, ngay bây giờ, ở đời này,
sẽ được gấp trăm về những điều đã mất.
Hơn nữa, họ còn được sự sống vĩnh cửu ở đời sau (c. 30),
điều mà anh thanh niên giàu có mơ ước.
Nhưng Thầy cũng không giấu những bách hại đang chờ đợi họ.
Thầy còn muốn long trọng trả lời câu hỏi này
cho cả những người ở thế hệ kế tiếp.
Bất cứ ai vì Thầy và vì Tin Mừng
mà bỏ những điều được coi là thiết yếu đối với cuộc sống
như tương quan máu mủ: cha mẹ, anh chị em, con cái,
như phương tiện để sống và sống còn: nhà cửa, ruộng đất (c. 29),
những người ấy, ngay bây giờ, ở đời này,
sẽ được gấp trăm về những điều đã mất.
Hơn nữa, họ còn được sự sống vĩnh cửu ở đời sau (c. 30),
điều mà anh thanh niên giàu có mơ ước.
Nhưng Thầy cũng không giấu những bách hại đang chờ đợi họ.
Hẳn các môn đệ sau khi
theo Chúa đã chẳng có thêm nhà đất, vợ con.
Nhưng họ đã thuộc về một cộng đoàn rộng lớn hơn gia đình xưa của họ.
Nơi cộng đoàn Kitô này, gia đình nào cũng là nhà của họ,
mảnh đất nào cũng là nơi họ gắn bó thân quen như của mình.
Và rõ ràng họ có nhiều anh chị em và con cái hơn xưa.
Hạnh phúc đến ngay từ đời này khi con tim và vòng tay rộng mở.
Hạnh phúc này chỉ là hưởng trước chút hạnh phúc đời sau.
Nhưng họ đã thuộc về một cộng đoàn rộng lớn hơn gia đình xưa của họ.
Nơi cộng đoàn Kitô này, gia đình nào cũng là nhà của họ,
mảnh đất nào cũng là nơi họ gắn bó thân quen như của mình.
Và rõ ràng họ có nhiều anh chị em và con cái hơn xưa.
Hạnh phúc đến ngay từ đời này khi con tim và vòng tay rộng mở.
Hạnh phúc này chỉ là hưởng trước chút hạnh phúc đời sau.
Người kitô hữu hôm nay
sống ở thế kỷ hai mươi mốt
cũng có lúc nghĩ về cái mất, cái được của việc một đời theo Giêsu.
Chúa Giêsu đòi chúng ta đặt mọi sự dưới Ngài và sau Ngài.
Điều đó kéo theo những từ bỏ đớn đau, những thập giá thầm lặng.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình phải bỏ thế gian với bao quyến rũ.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình không thể chiều theo cái tự nhiên.
Nhưng theo Giêsu, chúng ta được điều lớn hơn cả.
Đó là chính Giêsu.
cũng có lúc nghĩ về cái mất, cái được của việc một đời theo Giêsu.
Chúa Giêsu đòi chúng ta đặt mọi sự dưới Ngài và sau Ngài.
Điều đó kéo theo những từ bỏ đớn đau, những thập giá thầm lặng.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình phải bỏ thế gian với bao quyến rũ.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình không thể chiều theo cái tự nhiên.
Nhưng theo Giêsu, chúng ta được điều lớn hơn cả.
Đó là chính Giêsu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
khi đến với Chúa
con tháo bỏ đôi giày: những tham vọng của con
con cởi bỏ đồng hồ: thời khóa biểu của con,
con đóng lại bút viết: các quan điểm của con,
con bỏ xuống chìa khóa: sự an toàn của con,
để con được ở một mình với Ngài,
lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
khi đến với Chúa
con tháo bỏ đôi giày: những tham vọng của con
con cởi bỏ đồng hồ: thời khóa biểu của con,
con đóng lại bút viết: các quan điểm của con,
con bỏ xuống chìa khóa: sự an toàn của con,
để con được ở một mình với Ngài,
lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Sau khi được ở với
Ngài,
con sẽ xỏ giày vào
để đi theo đường của Chúa,
con sẽ đeo đồng hồ
để sống trong thời gian của Chúa,
con sẽ đeo kính vào
để nhìn thế giới của Chúa,
con sẽ mở bút ra
để viết những tư tưởng của Chúa,
con sẽ cầm chìa khóa lên
để mở những cánh cửa của Chúa.
con sẽ xỏ giày vào
để đi theo đường của Chúa,
con sẽ đeo đồng hồ
để sống trong thời gian của Chúa,
con sẽ đeo kính vào
để nhìn thế giới của Chúa,
con sẽ mở bút ra
để viết những tư tưởng của Chúa,
con sẽ cầm chìa khóa lên
để mở những cánh cửa của Chúa.
(Graham
Kings)
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
5 THÁNG BA
Xu Hướng Về
Một Thứ Tự Do Vô Giới
Hạn
Cuộc Vượt Qua của giao
ước cũ là hình ảnh báo trước cuộc Vượt Qua mới của Đức Kitô. Trong biến cố dân
It-ra-en trốn thoát ra khỏi Ai-cập, Thiên Chúa tự thể hiện chính Ngài như Đấng
giải phóng họ khỏi tình cảnh nô lệ. Giờ đây, Ngài tự biểu lộ như Đấng cứu độ tất
cả những ai tin vào Ngài xuyên qua sức mạnh của Thập Giá và Phục Sinh.
Ta là Đức Chúa, là
Thiên Chúa của các ngươi. Nhờ hy tế Thập Giá của Đức Kitô, Ta có thể đưa các
ngươi ra khỏi tình cảnh nô lệ. Tội lỗi là ách nô lệ tai ác nhất. Nó dẫn tới sự
chết. Khi các ngươi lạm dụng tự do, chính là các ngươi đang ở trong tình cảnh
nô lệ. Và hậu quả của điều đó chỉ có thể là sự chết. Khi cố bám lấy một thứ tự
do vô giới hạn, phải chăng chúng ta, những con người hiện đại, đã lựa chọn sự
câu thúc và đã tự dối gạt chính mình?
Để vãn hồi sự tự do khỏi
tội lỗi, cần phải có một hành động quyết liệt của Thiên Chúa. Mọi tội lỗi phải
được vạch mặt đích danh. Ơn cứu độ của Thiên Chúa phải được trao ban lại cho đời
sống chúng ta.
Điều chúng ta cần có
chính là ánh sáng giúp ta nhận thức về tội lỗi mình, ánh sáng đến từ sự hiện diện
của Thiên Chúa hằng sống. Aùnh sáng ấy giúp mỗi người chúng ta có thể đi vào ngả
đường tự do đích thực trong Đức Kitô.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Hạnh Các Thánh
Ngày 5 Tháng 3
Thánh Gioan Giuse của Thánh Giá
(1654 - 1734)
Sự khắc kỷ tự nó không
phải là cùng đích nhưng chỉ là một trợ giúp để sống bác ái hơn -- như cuộc đời
Thánh Gioan Giuse đã minh chứng.
Gioan Giuse sống rất
khắc khổ ngay từ khi còn trẻ. Năm 16 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô ở
Naples; ngài là người Ý đầu tiên theo phong trào cải cách của Thánh Phêrô
Alcantara. Sự thánh thiện nổi tiếng của Gioan Giuse là động lực khiến cha bề
trên giao cho ngài trách nhiệm thành lập một tu viện mới, ngay cả trước khi được
thụ phong linh mục.
Với đức vâng lời, ngài
chấp nhận mọi bổ nhiệm, từ giám đốc đệ tử, quản gia và, sau cùng là bề trên
giám tỉnh. Những năm dài hãm mình phạt xác đã giúp ngài thi hành các nhiệm vụ
trên với lòng bác ái cao cả. Khi là quản gia ngài không ngần ngại làm việc
trong nhà bếp, hoặc gánh củi, gánh nước cho các tu sĩ. Khi thời gian làm giám tỉnh
đã mãn, Cha Gioan Giuse tận tụy trong công việc giải tội và hãm mình phạt xác,
là hai điều trái ngược với tinh thần ban đầu của Thời Khai Minh (*). Ngài cũng
được ban cho nhiều ơn siêu nhiên, tỉ như ơn tiên tri và làm phép lạ. Ngài từ trần
vào năm 80 tuổi ở tu viện Naples.
Cha Gioan Giuse được
phong thánh năm 1839.
Lời Bàn
Sự hãm mình phạt xác của
Thánh Gioan Giuse đã giúp ngài trở nên một bề trên đầy khoan dung mà Thánh
Phanxicô đã nhắm đến. Sự khắc kỷ phải đưa chúng ta đến đức ái -- chứ không phải
sự cay đắng; nó phải giúp chúng ta nhận ra đâu là những ưu tiên trong cuộc sống,
và giúp chúng ta sống yêu thương hơn. Thánh Gioan Giuse là bằng chứng sống động
của điều mà Chesterton nhận xét: "Ðể thời đại lôi cuốn thì quá dễ; sự
khó khăn là giữ được lập trường của mình" (G.K. Chesterton, Orthodoxy,
trang 101).
(*) Thời Khai Minh
(Age of Enlightenment), là trào lưu tư tưởng trong thế kỷ 17 và 18, chủ trương
dùng lý trí con người để chế ngự toàn thể văn hóa hay tư duy nhân loại.
Trích từ
NguoiTinHuu.com
05 Tháng Ba
Bệnh Quên
Trưa ngày
25/12/1985, sau khi dự lễ Giáng Sinh ở nhà thờ về, bà cụ Anne Mc Donnell ở tiểu
bang New York, thấy một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông già Noel đang đứng
trước cửa nhà. Thoạt nhìn, bà cụ tưởng một người nào đó giả dạng ông già Noel để
đùa, nhưng sau khi nhìn kỹ, bà cụ nhận ra đó là chồng mình, đã biệt tích từ 15
năm qua...
Nguyên do vào ngày
24/12/1971, ông James Mc Donnell bị té xuống thang lầu, rồi qua hôm sau bị tai
nạn xe hơi. Gần một tháng sau ông lại bị tai nạn xe hơi một lần nữa, bị chấn động
não và bất tỉnh. Vài ngày sau đó, ông đi bách bộ ngoài trời cho thoáng khí, rồi
từ đó đi biệt tích luôn.
Về sau, ông Mc
Donnell kể lại rằng: "Tôi không còn nhớ gì cả. Tôi không biết tôi đã đến
Philadelphia bằng phương tiện gì và bằng cách nào". Ông cũng không nhớ tên
họ hay địa chỉ của mình, nên khi đi ngang qua một cửa hiệu có tên là Peter, ông
tự đặt tên cho mình là Jim Peter, rồikiếm việc làm ăn trên đó gần 15 năm.
Ngày Giáng Sinh năm
1985 vừa qua, tình cờ va đầu vào trần nhà ở sở làm, ông Mc Donnell bỗng phục hồi
được trí nhớ. Ông nhớ lại tên tuổi, nơi sinh, chỗ ở cũng như quãng đời trước đó
15 năm. Ông liền tìm đến cuốn niên giám điện thoại để xem vợ còn ở chỗ cũ
không. Khi biết chắc vợ mình chưa thay đổi địa chỉ, ông Mc Donnell đã đáp xe lửa
về lại nhà cũ vào đúng ngày lễ Giáng Sinh...
Trong vòng 15 năm, ông
Mc Donnell đã mắc một chứng bệnh: đó là bệnh quên. Quên có thể là một chứng bệnh
như trường hợp ông Mc Donnell bị té thang lầu, bị tai nạn xe hơi... Quên cũng
có thể là những chứng bệnh thông thường của nhiều người lớn tuổi, như nhiều cụ
già thường quên bẵng những sự việc vừa xảy ra, nhưng họ lại nhớ rất rõ ràng tỉ
mỉ những việc đã xảy ra hằng ba bốn chục năm về trước. Nhưng cũng có những trường
hợp con người muốn quên đi một dĩ vãng đau lòng nào đó, như trường hợp nhiều
người tìm quên lãng trong men rượu khói thuốc...
Quên lãng có thể giúp
con người tìm lại được đôi chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng cũng có thể đưa
con người đến chỗ vô ân. Người không còn muốn nhớ đến nguồn gốc và công ơn sinh
thành của cha mẹ mình là người đáng trách. Người không còn muốn nhớ đến những
liên hệ mình với người khác cũng là một người đáng trách. Người khép mắt bịt
tai trước những nỗi đau khổ của người khác cũng là một người đáng thách...
Người Kitô luôn được
nhắc nhở để tìm ra dấu chỉ của thời gian qua các biến cố, để nhờ đó luôn nhận
ra sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa. "Hãy làm việc này mà nhớ đến
Ta". Ðó là khẩu hiệu hàng đầu của người Kitô. Họ được mời gọi để ôn lại bước
chân đi qua của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Ðó là thái độ tỉnh thức
mà Ðức Kitô không ngừng mời gọi chúng ta hãy có trong từng giây phút.
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét