22/03/2019
Thứ sáu tuần 2 Mùa Chay
BÀI ĐỌC I: St 37, 3-4.
12-13a. 17b-28
“Này thằng chiêm bao đến kia rồi,
anh em hãy lại đây, chúng ta bắt giết nó”.
Trích sách Sáng Thế.
Israel mến thương
Giuse hơn mọi đứa con khác, vì ông sinh ra Giuse trong lúc tuổi già. Ông may
cho Giuse một chiếc áo nhiều mầu. Các anh của Giuse thấy cha mình thương Giuse
hơn mọi đứa con, nên sinh lòng ghen ghét và không thể nói chuyện thân mật với
Giuse.
Khi các anh Giuse đi
chăn những đoàn chiên của cha mình tại Sikem, thì Israel nói với Giuse: “Có phải
các anh con đang chăn chiên ở Sikem không? Con hãy lại đây, cha sai con đi tìm
các anh con”.
Giuse đi tìm các anh
mình và gặp các anh tại Đôtain. Khi các anh thấy Giuse từ đằng xa tiến lại gần,
họ liền âm mưu tìm cách giết Giuse. Họ nói với nhau rằng: “Này thằng chiêm bao
đến kia rồi, anh em hãy lại đây, chúng ta bắt giết nó, ném xác nó xuống một cái
giếng cạn và nói nó bị thú dữ ăn thịt, rồi xem các điềm chiêm bao của nó sẽ ra
sao?”
Ruben nghe nói thế, liền
định cứu Giuse khỏi tay anh em, nên nói rằng: “Chúng ta đừng giết nó, đừng làm
đổ máu, song ném nó xuống giếng nơi hoang vu này, và như thế, tay các em không
phải vấy máu”. Ruben nói như thế, vì có ý muốn cứu Giuse khỏi tay các anh em, để
đem Giuse về cho cha mình. Khi Giuse vừa đến gần, các anh liền cởi áo dài Giuse
đang mặc, và bắt ném xuống giếng cạn.
Đang khi các ông ngồi
ăn bánh, thì thấy một đoàn người Ismael từ Galaad tiến về Ai-cập, các con lạc
đà của họ chở đầy hương liệu, nhựa thơm và dầu thơm. Giuđa nói với các anh em rằng:
“Chúng ta giết em chúng ta và giấu máu nó đi, thì có ích lợi gì? Tốt hơn là
chúng ta đem bán nó cho người Ismael và tay chúng ta không phải vấy máu, vì
Giuse là em ruột thịt chúng ta”. Các anh em nghe theo lời Giuđa, nên khi các
người lái buôn từ Mađian đi ngang qua đó, các ông kéo Giuse lên khỏi giếng và
đem bán cho các người Ismael với giá hai mươi đồng bạc, và họ dẫn Giuse sang
Ai-cập. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 104, 16-17.
18-19. 20-21
Đáp: Các ngươi hãy
nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).
Xướng:
1) Chúa đã gọi cảnh cơ
hàn về trên đất nước, và rút đi mọi sự nâng đỡ bằng cơm bánh. Ngài đã sai một
người đi trước họ: Giuse đã bị bán để làm nô lệ. – Đáp.
2) Thiên hạ đã lấy xiềng
để trói chân người, và cổ người bị cột bằng xích sắt, cho tới khi ứng nghiệm lời
tiên đoán của người, lời của Chúa đã biện minh cho người. – Đáp.
3) Vua đã sai cởi trói
cho người, Chúa của chư dân cũng đã giải phóng người. Vua đã tôn người làm chủ
của mình, và làm chúa trên toàn diện lãnh thổ. – Đáp.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC
ÂM: Tv 94, 8ab
Hôm nay các ngươi đừng
cứng lòng, nhưng hãy nghe lời Chúa phán.
PHÚC ÂM: Mt 21, 33-43.
45-46
“Đứa con thừa tự kia rồi, nào
anh em, chúng ta hãy giết nó”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn
này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm
ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Đến mùa
nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm
vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ
lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy.
Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể
con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: “Đứa
con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của
nó”. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử
trí với bọn họ thế nào? Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ
cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”. Chúa Giêsu phán: “Các
ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:
” ‘Chính viên đá bọn
thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước
mắt chúng ta’? Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để
trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.
Các Thượng tế và biệt
phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người,
nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Thay Ðổi Hướng
Ði
Ðối với người Israel,
vườn nho là một hình ảnh rất quen thuộc. Các ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Edêkiel
thường dùng hình ảnh này để ám chỉ dân Israel được Thiên Chúa tuyển chọn và
chăm sóc để trở thành dân riêng của Người. Chúa Giêsu cố ý đưa hình ảnh quen
thuộc ấy vào trong phần mở đầu của dụ ngôn trên đây. Cách diễn tả của Chúa
Giêsu chắc chắn làm cho người nghe nhớ đến lời ngôn sứ Isaia nói về sự bất
trung của dân Israel. Cách mở đầu bài giảng như thế khiến cho các thượng tế và
kỳ mục phải ở trong tư thế chuẩn bị đối phó, bởi vì họ đang là những nhà lãnh đạo
của dân Israel, đang quản lý vườn nho của Thiên Chúa. Và sau phần mở đầu, Chúa
Giêsu tấn công ngay vào vị thế đó của họ. Chúa gọi họ là những tá điền, mà lại
là những tá điền bất nhân bất nghĩa. Người nói thẳng với họ: "Tôi nói cho
các ông hay, Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa mà ban
cho một dân khác với mục đích làm cho Nước ấy sinh hoa lợi."
Thoạt nghe dụ ngôn
trên đây, chúng ta có thể nói nó chẳng ăn nhập gì đến mình cả. Chúa Giêsu hiện
trước các thượng tế và các kỳ mục Do Thái thời xưa chứ Ngài đâu khiển trách
chúng ta. Chúng ta đâu có dính dự gì vào chuyện của họ. Chúng ta đâu có giết
các ngôn sứ của Thiên Chúa, chúng ta đâu có xử tử Chúa Giêsu. Thế nhưng, nếu chịu
khó xét cho kỹ thì chúng ta phải giật mình vì chúng ta đã có những phản ứng chẳng
khác gì họ, có khác chăng là trong một bối cảnh khác và với hành động như vậy,
chúng ta không giết các ngôn sứ, nhưng chúng ta bỏ ngoài tai những lời giảng dạy
của các vị, chúng ta không kết án tử Chúa Giêsu, nhưng chúng ta đẩy Người ra
ngoài lề cuộc sống chúng ta. Nếu chịu khó xét mình, không khéo chúng ta lại tìm
thấy hình ảnh của các thượng tế và kỳ mục của Israel nơi bản thân chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, nhiều
lần chúng con trách cứ dân Do Thái ngày xưa đã cứng đầu không nhận ra Chúa,
không nghe lời Chúa mà còn giết Chúa nữa, nhưng chúng con cũng đang bước theo lối
mòn ấy của họ. Xin Chúa tha thứ cho con và giúp con sửa đổi đời mình để được Nước
Trời làm gia nghiệp mãi mãi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần II MC
Bài đọc: Gen
37:3-4, 12-13ª, 17b-28; Mt 21:33-43, 45-46.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quan phòng
kỳ diệu của Thiên Chúa
Biến cố 30 tháng 4 năm
1975 tại Việt-nam được nhiều người gọi là Ngày Quốc Hận; nhưng cũng là cơ may
cho biết bao gia đình Việt-nam gởi các “Giuse” ra các nước ngòai. Các Giuse này
sau một thời gian lập nghiệp nơi xứ người, đã đưa cả gia đình còn kẹt ở Việt-nam
sang đòan tụ; hay ít nhất, cũng gởi bao nhiêu của cải về Việt-nam để cứu cả nước
khỏi đói khát. Nhìn lại biến cố 30 tháng 4, nhiều người Việt-nam nhận ra sự
quan phòng của Thiên Chúa. Ngài thực hiện nhiều điều tốt lành từ biến cố tang
thương này.
Các Bài Đọc hôm nay
cho chúng ta nhìn thấy sự quan phòng của Thiên Chúa: nhiều sự tốt lành được thực
hiện ngay cả từ những ghen tương, giận ghét của con người. Trong Bài Đọc I, ông
Giuse đầu tiên bị các anh bán sang Ai-cập với giá 20 đồng bạc, vì ghen tị em
mình được cha thương hơn tất cả mọi anh em. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên
Chúa, ông đã trở thành Tể-tướng của Ai-cập để chuẩn bị cứu đói và đưa cả gia
đình: cha và các anh em qua đòan tụ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra câu truyện
vườn nho của Thiên Chúa để ám chỉ sự bạc bẽo của dân và cái chết tương lai của
Ngài. Nhưng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại
trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu
trước mắt chúng ta.” Ngài chính là Tảng Đá đem lại Ơn Cứu Độ, không những cho
dân tộc Do-thái, mà còn cho tất cả các dân tộc.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ông Giuse bị các anh bán sang Ai-cập.
1.1/ Sự ghen tị và ác độc
của các anh: Ông Israel có lý do để yêu
Giuse hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu; nhưng khi các anh cậu
thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh, thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói
năng tử tế với cậu. Cơ hội báo thù đến khi cha gởi cậu mang cơm nước cho các
anh đang chăn chiên ngòai đồng, và cậu gặp các anh ở Dothan. Họ thấy cậu từ xa,
và trước khi cậu tới gần họ thì họ lập mưu giết chết cậu. Họ bảo nhau: “Thằng
tướng chiêm bao đang đến kia! Bây giờ, nào ta giết và ném nó xuống một cái giếng.
Ta sẽ nói là một thú dữ đã ăn thịt nó. Rồi ta sẽ thấy các chiêm bao của nó đi tới
đâu!”
Giuse có biệt tài về
việc giải thích các điềm chiêm bao. Cậu đã từng chiêm bao và giải thích nó cho
cha và các anh, vì cậu nói cha và các anh đều quỳ xuống lạy cậu. Chính điều này
làm cho các anh càng ghét và gọi cậu là “Thằng tướng chiêm bao.” Khi qua Ai-cập,
nhờ giải thích các điềm chiêm bao cho hai ông quan mà cậu được ra khỏi tù; và
cho Vua Pharao mà cậu được thăng chức Tể-tướng. Trong Cựu-ước, chiêm bao là
cách con người hiểu biết các kế họach kỳ diệu, nhưng ẩn giấu mà Thiên Chúa sắp
làm trên con người. Qua những điềm chiêm bao này, Giuse thấu hiểu tình yêu và sự
quan phòng của Thiên Chúa đã hướng dẫn ông, gia đình, và nhân lọai.
1.2/ Kế họach của con người
và sự quan phòng của Thiên Chúa: Các anh muốn
giết cậu để thủ tiêu ngay từ đầu, nhưng một người anh là Reuben tìm cách cứu em
khỏi tay họ, bằng cách đề nghị ném cậu xuống giếng; và họ đã ném cậu xuống một
cái giếng cạn không có nước. Sau đó, khi họ đang ngồi ăn, một người anh khác là
Judah đề nghị với các anh em: “Ta giết em và phủ lấp máu nó, nào có ích lợi gì?
Thôi, ta hãy bán nó cho người Ismael, nhưng đừng động tay tới nó, vì nó là em
ta, là ruột thịt của ta.” Các anh em nghe cậu. Khi thấy những lái buôn người
Madian đi qua đó, họ kéo Giuse lên khỏi giếng, rồi bán cậu cho người Ismael hai
mươi đồng bạc. Những người này đưa Giuse sang Ai-cập. Anh Judah này là hình ảnh
của Tông-đồ Judah sẽ bán Chúa Giêsu 30 đồng bạc. Qua biến cố này, chúng ta nhận
ra Thiên Chúa dùng cả tình thương của anh Reuven và lòng tham tiền của anh
Judah để cứu Giuse khỏi chết.
2/ Phúc Âm: Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.
2.1/ Câu truyện Vườn Nho
của Tân-ước: Sở dĩ chúng ta gọi như vậy là để
phân biệt với câu truyện Vườn Nho của Cựu-ước mà Tiên-tri Isaiah tường thuật
(Isa 5:1-7). Chúa Giêsu dùng thể văn lọai suy mà người nghe hiểu ngay Ngài đang
muốn ám chỉ ai và về điều gì:
Vườn nho là nhà Israel
và gia chủ là chính Thiên Chúa. Các tá điền là những người lãnh đạo trong
Israel: tư tế, kinh sư, và biệt phái. Đầy tớ của chủ là các tiên tri qua các thời
đại. Điểm khác biệt giữa hai câu truyện Vườn Nho là sự sai đi của Người Con.
Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào
ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng
ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. Chúa Giêsu muốn đối thọai với khán giả để
chính họ ra bản án cho các tá điền:
– “Khi ông chủ vườn
nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?”
– Họ đáp: “Ác giả ác
báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ
đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.”
2.2/ Sự quan phòng của
Thiên Chúa: Đức Giêsu bảo họ: “Các ông chưa
bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở
nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước
mắt chúng ta. Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy
đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
Câu Kinh Thánh Chúa Giêsu trích dẫn ở đây là Thánh Vịnh 118:22-23. Chúa Giêsu
muốn cắt nghĩa cho họ biết Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa đang được thực hiện
ngay trong sự ghen ghét và ác độc của các tá điền. Ngài chính là Tảng Đá mà các
nhà lãnh đạo Do-Thái sắp giết chết; nhưng chính cái chết của Ngài sẽ đem lại lợi
ích cho mọi người: Do-thái cũng như Dân-ngọai. Từ nay, Nước Thiên Chúa không chỉ
giới hạn trong dân tộc Do-thái nữa; mà sẽ mở rộng đến mọi dân tộc. Sẽ có những
dân tộc biết sinh hoa lợi cho Thiên Chúa nhiều hơn dân tộc Do-thái.
Các Thượng-tế và Biệt-phái
hiểu ngay là Người đang nói về họ qua dụ ngôn Người kể. Như là một sự sắp đặt,
“Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một
ngôn sứ.” Họ chưa thi hành kế họach được, vì giờ của Ngài chưa đến. Khi giờ đến,
họ sẽ làm theo Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa đã vạch sẵn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thiên Chúa đang điều
khiển và quan phòng mọi sự xảy ra trong thế giới này. Con người có thể nghĩ họ
là người điều khiển, nhưng thực ra họ đang làm những gì đã được xếp đặt trong sự
quan phòng của Ngài.
– Dĩ nhiên con người vẫn
có tự do để cộng tác hay làm nghịch lại ý của Thiên Chúa; nhưng họ không thể
làm cho những gì Thiên Chúa họach định đừng xảy ra. Ngài có thể dùng tất cả những
cái tốt cũng như cái xấu của con người để đạt những gì Ngài họach định.
– Sự quan phòng của
Thiên Chúa nhiều khi không dễ hiểu; nhưng chúng ta phải tin, vì nếu chúng ta hiểu
được mọi sự quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta không còn là người nữa.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
22/03/2019 – THỨ SÁU TUẦN 2 MC
Mt 21,33-43.45-46
MỌI SỰ LÀ HỒNG ÂN
“Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.
Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.” (Mt
21,42)
Suy niệm: “Thiên Chúa là Đấng toàn
năng toàn trí, là Đấng khôn ngoan vô hạn, là Tình yêu trọn hảo. Với tình yêu,
Ngài luôn muốn những gì tốt nhất cho ta. Với sự khôn ngoan, Ngài luôn biết những
gì là tốt nhất, và với sự toàn năng, Ngài có quyền phép làm cho nó xảy ra” (J.
Bridges). Ông chủ vườn nho, có vẻ quá nhu nhược, mềm mỏng cách lạ lùng trước sự
lộng hành của các tá điền. Họ đánh người này, giết chết người kia ư? Ông lại
kiên nhẫn gởi các đầy tớ khác đến! Ngây thơ đến độ tin họ sẽ nể con trai của
mình! Vậy mà đó là cung cách của Thiên Chúa toàn năng toàn trí, khôn ngoan vô hạn,
nhưng đồng thời cũng là Tình Yêu trọn hảo với Dân Ngài trong dòng lịch sử. Để rồi,
rốt cùng, Tình Yêu trọn hảo ấy chiến thắng khi Đức Giê-su, Con Một Thiên Chúa,
phục sinh vinh hiển từ nấm mồ sự chết.
Mời bạn: “Người Ki-tô hữu không
nghĩ rằng Chúa yêu họ vì họ tốt, nhưng tin rằng Chúa sẽ làm cho họ tốt vì Ngài
yêu họ” (C. Lewis). Lắm lúc bạn cũng cư xử như các tá điền, khi quên rằng sự sống,
cuộc đời, khả năng, những gì bạn có là ân huệ Chúa ban, khi hành xử như người
chủ đời mình. Bạn sẽ làm gì để tránh thái độ này?
Sống Lời Chúa: Mỗi sáng mở mắt dậy, tôi
dâng ngày mới cho Chúa, xác tín mọi sự là hồng ân của Chúa, để nỗ lực sử dụng mọi
sự theo ý Chúa muốn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
cảm tạ Chúa đã chết cho con, và sống lại, trở thành viên đá góc tường xây dựng
Hội thánh. Xin cho con luôn ý thức mọi sự là ơn huệ Chúa ban, là hồng ân Chúa tặng,
để sử dụng cho thích hợp. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Sinh hoa lợi (22.3.2019 – Thứ
Sáu Tuần 2 Mùa Chay)
Suy niệm:
Trong Mùa Chay, Giáo Hội cho chúng ta nghe dụ ngôn những tá điền.
Những tá điền này được chủ nhà cho canh tác vườn nho của mình,
để đến mùa hái nho họ giao lại cho ông hoa lợi.
Đây là một vườn nho được ông chủ quan tâm săn sóc.
Ông đã trồng, đã rào giậu, khoét bồn đạp nho và xây tháp canh.
Tiếc thay, khi ông chủ sai các đầy tớ đến để thu hoa lợi
các tá điền chẳng những không nộp, mà còn hành hạ họ và giết đi (c. 35).
Nhóm đầy tớ thứ hai cũng chịu chung số phận (c. 36).
Nhưng ông chủ vẫn không thất vọng trước sự độc ác của các tá điền.
Sau cùng, ông đã sai chính con trai mình đến với họ.
Đứa con thừa tự cũng chẳng được nể vì, bị lôi ra khỏi vườn nho và giết đi.
Những tá điền này được chủ nhà cho canh tác vườn nho của mình,
để đến mùa hái nho họ giao lại cho ông hoa lợi.
Đây là một vườn nho được ông chủ quan tâm săn sóc.
Ông đã trồng, đã rào giậu, khoét bồn đạp nho và xây tháp canh.
Tiếc thay, khi ông chủ sai các đầy tớ đến để thu hoa lợi
các tá điền chẳng những không nộp, mà còn hành hạ họ và giết đi (c. 35).
Nhóm đầy tớ thứ hai cũng chịu chung số phận (c. 36).
Nhưng ông chủ vẫn không thất vọng trước sự độc ác của các tá điền.
Sau cùng, ông đã sai chính con trai mình đến với họ.
Đứa con thừa tự cũng chẳng được nể vì, bị lôi ra khỏi vườn nho và giết đi.
Khi kể dụ ngôn này Đức Giêsu muốn nói mình chính là người con ấy,
người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa.
Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình
bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời.
Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ
là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử.
Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con.
Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết.
Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử,
không phải chỉ là lịch sử của dân tộc Ítraen, mà còn của cả nhân loại.
“Viên đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên viên đá đầu góc.
Đó là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (c. 42).
Giáo Hội sơ khai thích dùng trích dẫn trên đây của thánh vịnh 118, 22
để nói về việc Đức Giêsu bị loại trừ và được tôn vinh (x. Cv 4,11; 1Pr 2,7).
Bị loại bỏ là việc độc ác của con người,
còn trở nên viên đá góc là việc làm kỳ diệu của Thiên Chúa.
người Con của ông chủ vườn nho là Thiên Chúa.
Ngài tiên báo về cái chết sắp đến của mình
bởi tay những tá điền sát nhân là các nhà lãnh đạo Do thái giáo đương thời.
Cái chết của Đức Giêsu nằm trong chuỗi những cái chết của các ngôn sứ
là các đầy tớ đã được Thiên Chúa sai đến với dân Ítraen trong dòng lịch sử.
Tuy nhiên, cái chết ấy đặc biệt cao quý vì là cái chết của chính Người Con.
Hơn thế nữa, cái chết ấy không phải là một dấu chấm hết.
Nó là cánh cửa mở ra một trang mới của lịch sử,
không phải chỉ là lịch sử của dân tộc Ítraen, mà còn của cả nhân loại.
“Viên đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên viên đá đầu góc.
Đó là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta” (c. 42).
Giáo Hội sơ khai thích dùng trích dẫn trên đây của thánh vịnh 118, 22
để nói về việc Đức Giêsu bị loại trừ và được tôn vinh (x. Cv 4,11; 1Pr 2,7).
Bị loại bỏ là việc độc ác của con người,
còn trở nên viên đá góc là việc làm kỳ diệu của Thiên Chúa.
“Thu hoa lợi”, “nộp hoa lợi”, “sinh hoa lợi” (cc. 34, 41, 43).
Hoa lợi là điều mà ông chủ nhắm tới khi ông đầu tư cho vườn nho.
Ông đã không thu được hoa lợi gì từ những tá điền độc ác,
bởi đó ông đã lấy vườn nho lại, cho người khác làm để lấy hoa lợi.
Vườn nho bây giờ được hiểu là Nước Thiên Chúa.
Nước này không còn nằm trong tay giới lãnh đạo dân Do thái nữa,
nhưng được trao cho một dân biết sinh hoa lợi (c. 43).
Dân mới ấy chính là Giáo Hội phổ quát,
trong đó gồm cả dân ngoại và những người Do thái tin Đức Giêsu.
Hoa lợi là điều mà ông chủ nhắm tới khi ông đầu tư cho vườn nho.
Ông đã không thu được hoa lợi gì từ những tá điền độc ác,
bởi đó ông đã lấy vườn nho lại, cho người khác làm để lấy hoa lợi.
Vườn nho bây giờ được hiểu là Nước Thiên Chúa.
Nước này không còn nằm trong tay giới lãnh đạo dân Do thái nữa,
nhưng được trao cho một dân biết sinh hoa lợi (c. 43).
Dân mới ấy chính là Giáo Hội phổ quát,
trong đó gồm cả dân ngoại và những người Do thái tin Đức Giêsu.
Chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về đoàn dân mới.
Chúng ta hãnh diện vì được trao phó vườn nho là Nước Thiên Chúa,
và lo lắng trước trách nhiệm phải sinh hoa lợi cho xứng ở đời này.
Làm thế nào để Giáo Hội nộp hoa lợi đúng mùa cho Chủ?
Làm thế nào để chúng ta không rơi vào tội của các tá điền đi trước?
Chúng ta hãnh diện vì được trao phó vườn nho là Nước Thiên Chúa,
và lo lắng trước trách nhiệm phải sinh hoa lợi cho xứng ở đời này.
Làm thế nào để Giáo Hội nộp hoa lợi đúng mùa cho Chủ?
Làm thế nào để chúng ta không rơi vào tội của các tá điền đi trước?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con thường thấy mình không có thì giờ,
nhưng đồng thời cũng thấy mình
lãng phí bao thời gian quý báu.
Nhiều khi con tự hỏi
mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.
con thường thấy mình không có thì giờ,
nhưng đồng thời cũng thấy mình
lãng phí bao thời gian quý báu.
Nhiều khi con tự hỏi
mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.
Xin cho con biết quý trọng từng giây phút
đang trôi qua mà con không sao giữ lại được.
Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian,
để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa.
Xin cho con luôn làm việc như Chúa :
hăng say, tận tụy và vui tươi,
vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo.
đang trôi qua mà con không sao giữ lại được.
Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian,
để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa.
Xin cho con luôn làm việc như Chúa :
hăng say, tận tụy và vui tươi,
vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo.
Vì quá khứ thì đã qua,
và tương lai thì chưa đến,
nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại.
và tương lai thì chưa đến,
nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại.
Xin cho con thấy Chúa
lúc này đang ở đây bên con,
và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài
bằng những hành động cụ thể.
lúc này đang ở đây bên con,
và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài
bằng những hành động cụ thể.
Con xin hiến dâng Chúa giây phút này
như một hy lễ,
với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố.
như một hy lễ,
với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố.
Ước gì con dám sống hết mình giây phút hiện tại
để hiện tại đưa con vào vĩnh cửu của Chúa. Amen.
để hiện tại đưa con vào vĩnh cửu của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
22 THÁNG BA
Tiếng Gọi Hoán Cải
Thúc Bách Không Ngừng
Đức Giê-su Kitô xác nhận
tầm quan trọng của việc vâng phục lề luật Thiên Chúa như được công bố ở Núi
Si-nai. Nhưng sứ mạng của Đức Giêsu còn vượt quá những luật luân lý của giao ước
cũ. “Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một
Ngài, để những ai tin vào Người Con ấy … thì được sự sống đời đời” (Ga 3,16).
Đức tin vào Đức Kitô
không đơn thuần chỉ có nghĩa là vâng phục lề luật, dù sự vâng phục này đến từ
“niềm kính sợ Đức Chúa” như được nhắc đến trong Thánh Vịnh 111. Đức tin vào Đức
Kitô bao hàm việc nhìn nhận tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho chúng
ta.
Tình yêu của Chúa Cha
được kết đọng nơi món quà tuyệt hảo là chính Con Một Ngài. Đó là lý do tại sao
luật luân lý của giao ước mới đạt đến tột đỉnh và cốt lõi của nó trong giới răn
yêu thương.
Chúng ta có thể chu
toàn thánh ý của Thiên Chúa bằng cách tuân phục tất cả các giới răn mà Ngài
truyền dạy. Nhưng đó là vị Thiên Chúa Tình Yêu đã mạc khải chính Ngài nơi Đức
Kitô, nên chúng ta chỉ có thể đáp trả lại bằng tình yêu mà thôi! Vì thế, cuộc
khảo sát lương tâm của chúng ta trong Mùa Chay phải xoáy vào tiếng gọi mến Chúa
yêu người. Đây cũng là trục lộ mà Đức Kitô dẫn chúng ta đi trên con đường hoán
cải. Tiếng gọi mời yêu thương ấy cũng chính là tiếng gọi không ngừng hoán cải tận
đáy lòng. Cũng như chúng ta cần cầu nguyện thường xuyên, việc hoán cải cũng phải
là một tiến trình kéo dài suốt cuộc đời người tín hữu.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 22/3
St 37, 3-4. 12-13a.
17b-28; Mt 21, 33-43. 45-46.
LỜI SUY NIỆM: “Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi
không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
“Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ người ta riêng rẽ từng người một,
không liên kết với nhau, nhưng Ngài muốn thiết lập họ thành một Dân, là dân nhận
biết Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài một cách thánh thiện. Vì vậy, Ngài đã
chọn dân Ítraen làm dân của Ngài, thiết lập với họ một Giao Ước, giáo huấn họ dần
dần, bằng cách biểu lộ chính mình Ngài và ý muốn của Ngài trong lịch sử của họ
và thánh hiến họ cho Ngài. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là để chuẩn bị
và hình bóng của Giao Ước mới và hoàn hảo sẽ được ký kết trong Đức Kitô.” (GL
781). Nhưng khi Chúa Giêsu đến để thực hiện những điều này thì họ đã không đón
nhận. Nên Người đã cho họ biết: “Bởi đó tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên
Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm
cho Nước ấy sinh hoa lợi.”
Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay Chúa cũng đang giao cho chúng con bổn phận và
trách nhiệm phải làm cho Giáo Hội được phát triển theo thánh ý Chúa. Xin cho
chúng con học biết và vâng phục những gì Giáo Hội đang dạy chúng con qua Giáo
lý, Kinh Thánh và các Tông Huấn của các vị Giáo Hoàng trong Giáo Hội Chúa.
Mạnh Phương
22 Tháng Ba
Trái Tim, Bộ Óc Và Cái Lưỡi
Một ngày kia, trái
tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau là sẽ không bao giờ nói những lời đơn sơ
nhỏ bé nữa.
Trái tim phát biểu:
“Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho ta trở nên yếu
đuối. Sống trong thời buổi này trái tim phải trở nên cứng rắn, cương quyết, chứ
không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được”.
Bộ óc biểu đồng
tình: “Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng cao siêu, những công
thức tuyệt diệu, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ óc suy nghĩ tới. Những
lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, mà thời giờ là vàng bạc”.
Cái lưỡi nghe trái
tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy mình trở nên rất quan
trọng, mặc dù lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân thể, vì thế lưỡi cũng hội ý:
“Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự khôn ngoan. Nếu hai anh nghĩ thế thì,
tôi sẽ chỉ nói những danh từ chuyên môn, những câu nói văn hoa bóng bẩy, những
bài diễn văn sâu sắc, hùng hồn”.
Như đã đồng ý, kể từ
dạo ấy, trái tim chỉ gửi lên lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ óc chỉ sản xuất và
gửi xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi sẽ không còn nói những lời đơn
sơ nhỏ bé nữa.
Với thời gian, mặt
đất trở nên tẻ lạnh như cảnh vật vào mùa đông: Không có lấy một chiếc lá xanh,
không còn một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên chai đá như những thửa
ruộng khô cằn, nứt nẻ trong những tháng hè nóng bức.
Nhưng những ông
già, bà cả vẫn còn nhớ những lời đơn sơ nhỏ bé. Ðôi lúc miệng họ vô tình bật
phát nói ra chúng. Lúc đầu họ sợ bị bọn trẻ chê cười. Nhưng kìa, thay vì cười
chê, những lời nói đơn sơ nhỏ bé lại được truyền từ miệng này sang miệng khác,
từ bộ óc này đến bộ óc khác, từ trái tim này qua trái tim nọ. Cuối cùng, chúng
xuất phát như những chiếc hoa phá tan lớp tuyết giá lạnh để ngoi lên làm đẹp cuộc
đời.
Câu chuyện trên không
tiết lộ những lời đơn sơ nhỏ bé là gì, nhưng chúng ta có thể đoán: đó có thể là
hai chữ: “Xin lỗi!”, thốt lên để xin nhau sự tha thứ.
Hay đó là lời chào vắn
gọn: “Mạnh giỏi không?” đồng nghĩa với câu hỏi: “Tôi có thể làm gì được cho anh
cho chị không?”.
Nhất là hai tiếng :
“Cám ơn!” thốt lên chân thành từ cửa miệng của những kẻ được giúp đỡ, của những
con người mang công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, hay của những vợ chồng
trung tín chia sẻ với nhau những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống hoặc của những
người được bạn bè đỡ nâng sau những thất bại ê trề hay sau những lần vấp ngã.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina:
Mátthêu 21:33-43, 45-46
Thứ Sáu 22 Tháng Ba,
2019
Thứ Sáu Tuần II Mùa
Chay
1. Lời nguyện
mở đầu
Lạy Chúa, chúng con
không muốn chết;
Chúng con muốn sống.
Chúng con muốn được hạnh
phúc
Mà không phải trả giá.
Chúng con thuộc về thời
đại chúng con,
Khi hy sinh và đau khổ
là lỗi thời.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy
làm cho đời sống xứng đáng với nỗi đau đớn để được sống.
Xin hãy ban cho chúng
con sự nhận thức tự ngàn xưa,
Rằng đời sống có nghĩa
là được sinh ra
Không biết bao nhiều lần
trong đau đớn,
Để cho nó có thể lần nữa
trở thành
Cuộc hành trình hy vọng
tiến về Chúa,
Cùng với Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng con.
2. Phúc Âm
– Mátthêu 21:33-43, 45-46
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn
này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm
ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa.
Đến mùa nho, ông sai đầy
tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các
đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác.
Chủ lại sai một số đầy
tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy.
Sau cùng, chủ sai
chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình.
Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: ‘Đứa con thừa tự
kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó’. Rồi
họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết.
Vậy khi chủ về, ông sẽ
xử trí với bọn họ thế nào?” Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và
sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”.
Chúa Giêsu phán: “Các
ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao: ‘Chính viên đá bọn thợ loại ra,
đã trở nên viên đá góc; đó là, việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng
ta?’ Bởi vậy, Ta bảo các ông: “Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho
dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.
Các thượng tế và Kỳ
Lão nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người,
nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên Tri.
3. Suy Niệm
– Bài Tin Mừng hôm nay là một phần của toàn bộ câu
chuyện rộng lớn và bao quát hơn bao gồm trong đoạn Tin Mừng theo Mátthêu
21:23-40. Các thượng tế và Kỳ Lão đã hỏi Chúa Giêsu rằng Người đã lấy quyền nào
mà làm các việc ấy (Mt 21:23). Họ tự coi mình là những người bảo hộ tất cả mọi
việc và họ không muốn bất cứ ai làm việc gì mà không có sự cho phép của họ. Câu
trả lời của Chúa Giêsu được chia thành ba phần: 1) Lần lượt, Chúa hỏi họ một
câu hỏi bởi vì Người muốn biết câu trả lời của họ xem ông Gioan Tẩy Giả đã đến
từ trời hay từ thế gian (Mt 21:24-27). 2) Sau đó, Người nói cho họ nghe dụ ngôn
hai người con trai (Mt 21:28-32). 3) Rồi Người lại kể cho họ dụ ngôn vườn nho
(Mt 21:33-46) là bài Tin Mừng hôm nay.
– Mt 21:33-40: Dụ ngôn vườn nho. Chúa Giêsu bắt đầu
như sau: “Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: Có ông chủ nhà kia trồng được một
vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh”. Dụ ngôn
là một bản tóm tắt tuyệt đẹp của lịch sử dân tộc Israel, được trích từ sách
tiên tri Isaia (Is 5:1-7). Chính Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ lão (Mt
21:23) và với người Biệt Phái (Mt 21:45) và Chúa trả lời cho câu hỏi của họ về
nguồn gốc quyền bính của mình (Mt 21:23). Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu làm sáng
tỏ một vài điều: (a) Chúa mặc khải nguồn gốc quyền bính của mình: Người là Con
Thiên Chúa, người thừa kế. (b) Người lên án việc lạm dụng quyền lực của các kẻ
tá tiền, đó là các thượng tế và kỳ lão là những kẻ đã không màng đến và đã
không chăm sóc cho Dân Riêng của Chúa. (c) Người bênh vực quyền bính của các
tiên tri được Thiên Chúa sai đến, nhưng đã bị các thượng tế và kỳ lão giết đi.
(d) Người lột mặt nạ quyền bính mà họ lợi dụng tôn giáo và hãm hại Con Thiên
Chúa, bởi vì họ không muốn mất đi nguồn lợi tức mà họ đã tích lũy cho riêng họ,
qua suốt nhiều thế kỷ.
– Mt 21:41: Bản án mà họ trao cho chính họ. Vào cuối
dụ ngôn, Chúa Giêsu hỏi họ: “Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?”
Họ không biết rằng bài dụ ngôn đang nói về chính họ. Đây là lý do, với câu trả
lời mà họ đưa ra, họ quyết định lên án chính họ: “Các thượng tế và kỳ lão trả lời:
‘Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp
phần hoa lợi’. Nhiều lần, Chúa Giêsu đã sử dụng cùng một phương thức này. Chúa
khiến cho người ta nói thật về mình, mà không biết rằng người ấy đang lên án
chính mình. Ví dụ, trong trường hợp người Biệt Phái lên án người phụ nữ trẻ vì
coi chị ta là phường tội lỗi (Lc 7:42-43) và trong trường hợp của dụ ngôn hai
người con (Mt 21:28-32).
– Mt 21:42-46: Bản án họ đưa ra đã được khẳng định bởi hành
vi của họ. Từ việc làm sáng tỏ được đưa ra bởi Chúa Giêsu, các thượng tế, kỳ
lão và người Biệt Phái hiểu rằng bài dụ ngôn nói về họ, nhưng họ không thay đổi.
Trái lại là đằng khác! Họ tiếp tục kế hoạch của họ để giết Chúa Giêsu. Họ sẽ loại
bỏ “tảng đá góc tường”. Nhưng họ không có đủ can đảm để làm điều đó một cách
công khai, vì họ sợ phản ứng của dân chúng.
– Các nhóm khác nhau nắm giữ quyền lực trong thời Chúa
Giêsu. Trong bài Tin Mừng hôm nay có hai nhóm xuất hiện là những kẻ có quyền thế,
tại thời điểm ấy: các thượng tế, kỳ lão và những người Biệt Phái. Do đó, đây là
một ít dữ kiện ngắn gọn về quyền lực mà mỗi nhóm này và các nhóm khác đã có được:
a) Các thày tư tế: Họ là những người chịu trách nhiệm
thờ phượng trong Đền Thờ. Người ta đánh thuế thập phân cho Đền Thờ và các loại
thuế và dịch vụ khác để trả cho những lời khấn hứa. Thày Thượng Tế chiếm một vị
trí rất quan trọng trong đời sống của dân tộc, đặc biệt là sau thời kỳ lưu đày.
Ông ta được chọn và bổ nhiệm từ trong số ba hay bốn gia đình quý tộc là những kẻ
sở hữu nhiều quyền lực và của cải hơn.
b) Các kỳ lão hoặc Thượng Tế của Dân: Họ là những người
lãnh đạo địa phương ở các làng khác nhau trong thành. Nguồn gốc của họ đến từ
những tộc trưởng của các chi tộc cổ xưa.
c) Những người Sađốc: Họ là những người quý tộc ưu tú
của xã hội. Nhiều người trong bọn họ là các thương gia giàu có hay các địa chủ.
Dưới quan điểm tôn giáo, họ là những người bảo thủ. Họ không chấp nhận những
thay đổi được hỗ trợ bởi người Biệt Phái; ví dụ, niềm tin vào sự sống lại và sự
hiệu hữu của các thiên thần.
d) Người Biệt Phái: Biệt Phái có nghĩa là tách rời ra.
Họ cố gắng trong một cách mà nhờ vào việc tuân giữ hoàn hảo Luật Tinh Khiết,
người ta sẽ thành công trong việc trở nên tinh tuyền, sống tách rời và thánh
thiện như Lề Luật và Truyền Thống đòi hỏi! Do việc làm gương bằng đời sống của
họ theo các quy luật của thời ấy, thẩm quyền đạo đức của họ đã được phát triển
rộng rãi đến các làng quê của vùng Galilêa.
e) Kinh Sư hoặc Luật Sĩ: Họ là những người phụ trách
việc giảng dạy. Họ dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về Lề Luật Thiên Chúa và
dạy cho dân chúng phải làm gì để tuân giữ tất cả các Lề Luật Thiên Chúa. Không
phải tất cả các Kinh Sư thuộc cùng một nhóm. Có một số người đã liên kết với
người Biệt Phái, những người khác thì liên kết với nhóm Sađốc.
4. Một vài
câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
– Có khi nào bạn cảm thấy rằng bạn đã bị kiểm soát, ở
nhà, nơi làm việc, trong Giáo Hội, một cách thái quá không? Bạn đã phản ứng ra
sao? Nó có giống như phản ứng của Chúa Giêsu không?
– Nếu Chúa Giêsu trở lại ngày hôm nay và cho chúng ta một dụ
ngôn tương tự, thì chúng ta sẽ phản ứng ra sao?
5. Lời nguyện
kết
Như trời xanh trổi cao
hơn mặt đất,
Tình Chúa thương kẻ thờ
Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa
nhau ngàn dặm,
Tội ta đã phạm, Chúa
cũng ném thật xa ta.
(Tv 103:11-12)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét