Trang

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Hơn 3.700 ngôn ngữ vẫn đang chờ bản dịch Kinh Thánh


Hơn 3.700 ngôn ngữ vẫn đang chờ bản dịch Kinh Thánh
Kinh Thánh

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô, nhân dịp Ngày Quốc tế Dịch thuật, thần học gia Alexander Markus Schweitzer đã bày tỏ quan điểm về những thách đố liên quan đến việc dịch Kinh Thánh: Hơn 7.100 ngôn ngữ được nói trên hành tinh, thì có hơn 3.700 ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu, hiện nay chưa có bản dịch Kinh Thánh.
Ngọc Yến - Vatican
Tuy nhiên, theo thần học gia “sự đa dạng ngôn ngữ” có thể thúc đẩy “một sự phong phú và tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về Lời Chúa, được thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau”.
Ông Schweitzer cho biết: hiện nay, Kinh Thánh trọn bộ đã được dịch sang 700 ngôn ngữ, và hơn 1.500 ngôn ngữ có bản dịch Tân Ước; và mặc dù việc dịch toàn bộ Kinh Thánh hay Tân Ước mất vài năm, mỗi năm vẫn có rất nhiều ngôn ngữ nhận được bản dịch đầu tiên. Trong năm 2018, các Hiệp hội Kinh thánh từ khắp nơi trên thế giới đã góp phần hoàn thành các bản dịch sang 66 ngôn ngữ cho 440 triệu người sử dụng.
Thần học gia cũng đề cập đến những khó khăn trong việc dịch Kinh Thánh: “Từ góc độ văn hóa, các bản văn Kinh Thánh phản ánh các nền văn hóa của vùng Cận Đông cổ đại; mà liên quan đến văn hóa thường không dễ chuyển dịch. Khi dịch thuật các dịch giả phải cố gắng gìn giữ các đặc điểm văn hóa Semit, đặc biệt là một phần sứ điệp Kinh Thánh, nhưng đồng thời phải truyền đạt các khái niệm có ý nghĩa đối với văn hóa lãnh nhận bản dịch.”
Hơn nữa, từ quan điểm ngôn ngữ học Kinh Thánh, có nhiều thể loại văn học và nhiều ngôn ngữ không có trong văn chương Kinh Thánh. Ngoài ra, liên quan đến từ vựng thần học, các thuật ngữ chính như chuộc tội, tha thứ, tội lỗi, trong nhiều ngôn ngữ không hiện hữu.
Một thách đố khác liên quan các truyền thống thần học của các Giáo hội, cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình dịch thuật. Cuối cùng, là những khó khăn về tài chính, bao gồm vấn đề tài trợ, nhu cầu địa phương cũng như ý tưởng và mong muốn của các nhà tài trợ. (Osservatore Romano)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét