Thứ Hai trong Tuần Bát
Nhật Phục Sinh
Cv 2,14.22b-33 ; Tv 15 ; Mt
28,8-15.
Bài đọc Cv
2,14.22b-33
14 Trong ngày lễ Ngũ Tuần,
ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng : "Thưa
anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết
cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây.
22b Đức Giê-su Na-da-rét,
là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ mệnh của
Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ giữa
anh em. Chính anh em biết điều đó. 23 Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giê-su ấy
đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết
đi. 24 Nhưng Thiên Chúa đã làm
cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái
chết không tài nào khống chế được Người mãi. 25 Quả vậy, vua Đa-vít đã nói về Người rằng : Tôi
luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao
lòng. 26 Bởi thế tâm hồn con mừng
rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. 27 Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc
linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. 28 Chúa sẽ dạy con biết đường
về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.
29 "Thưa anh em, xin
được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ Đa-vít rằng : người đã chết và được
mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay. 30 Nhưng vì là ngôn sứ và
biết rằng Thiên Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên
ngai vàng của người, 31
nên người đã thấy trước và loan báo sự phục sinh của Đức Ki-tô khi nói : Người
đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát. 32 Chính Đức Giê-su đó,
Thiên Chúa đã làm cho sống lại ; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. 33 Thiên Chúa Cha đã ra
tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống
: đó là điều anh em đang thấy đang nghe.
Đáp ca Tv 15,1-2a và 5.7-8.9-10.11 (Đ. c.
1)
Đáp : Lạy Chúa Trời,
xin giữ gìn con,
vì bên Ngài, con đang ẩn náu.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
1 Lạy Chúa
Trời, xin giữ gìn con,
vì bên Ngài, con đang ẩn
náu.
2a Con
thưa cùng Chúa : "Ngài là Chúa con thờ,
5 Chúa
là phần sản nghiệp con được hưởng,
là chén phúc lộc dành cho
con ;
số mạng con, chính Ngài nắm
giữ. Đ.
7 Con
chúc tụng Chúa hằng thương chỉ dạy,
ngay cả đêm trường, lòng dạ
nhắn nhủ con.
8 Con
luôn nhớ có Ngài trước mặt,
được Ngài ở bên, chẳng nao
núng bao giờ. Đ.
9 Vì
thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan,
thân xác con cũng nghỉ
ngơi an toàn.
10 Vì
Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty,
không để kẻ hiếu trung này
hư nát trong phần mộ. Đ.
11 Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống :
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề,
ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi ! Đ.
Tung hô Tin Mừng Tv 117,24
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Đây là ngày Chúa đã làm ra,
nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 28,8-15
8 Khi ấy, các người phụ nữ vội
vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn
đệ Đức Giê-su hay.
9 Bỗng Đức Giê-su đón gặp các
bà và nói : "Chào chị em !" Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân,
và bái lạy Người. 10 Bấy giờ, Đức Giê-su
nói với các bà : "Chị em đừng sợ ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến
Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
11 Các bà đang đi,
thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết
mọi việc đã xảy ra. 12 Các thượng tế liền họp với
các kỳ mục ; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, 13 và bảo :
"Các anh hãy nói như thế này : Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ
của hắn đã đến lấy trộm xác. 14 Nếu sự việc này
đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh
được vô sự." 15 Lính đã nhận tiền và làm theo
lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.
(bản văn UB.Kinh Thánh/HĐGMVN)
Suy Niệm:
Sự kiện Phục Sinh được sáng tỏ
qua các chứng từ: Viên đá được lăn ra, ngôi mộ trống, Thiên Thần loan báo... Một
biến cố đưa đến hai thái độ, hai hậu quả đối nghịch: Các bà Maria vui mừng hân
hoan ra đi loan Tin Mừng Phục Sinh, còn các tư tế, hàng niên trưởng và quân
lính lo sợ lui vào chỗ kín để bàn bạc, trốn chạy.
Sự Phục Sinh chỉ đem niềm vui
cho những người tin, còn với kẻ không tin, biến cố càng làm cho họ thất vọng ê
chề.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, sự Phục Sinh
của Chúa làm cho chúng con suy ngắm đến phục sinh của chúng con. Tất cả chúng
con đều được sống lại trong ngày Chúa quang lâm. Thế nhưng trong ngày đó chúng
con vui thật hay hãi hùng còn tùy thuộc vào sự chúng con tin hay chối từ Ðức
Giêsu. Nếu chúng con gắn chặt với Ðức Giêsu, ngày Phục Sinh là ngày hạnh phúc
tuyệt với của chúng con. Còn nếu chúng con từ chối Ðức Giêsu thì không ngày nào
bất hạnh cho bằng!
Lạy Chúa Giêsu xin thương cót
chúng con. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Hãy Về Báo Tin Cho Các
Anh Em Ta
Cách đây hai thế kỷ, giả sử như có một lon bia hay có một lon thực phẩm
tươi, chắc chắn người ta vẫn không dám yên tâm thưởng thức những món ăn uống tiện
dụng này. Ngày nay, chúng ta yên tâm thưởng thức là nhờ công trình nghiên cứu của
ông Louis Paster, nhà ký sinh trùng học người Pháp sống vào thế kỷ XIX. Ông đã
nghiên cứu các vi sinh để rồi dùng chúng hoặc tiêu diệt chúng. Dùng vi sinh
trong việc tiêm các thuốc chủng ngừa, chữa bệnh chó dại, hoặc tiêu diệt chúng
trong các quá trình lên men trong đồ ăn, thức uống. Ðây là những đóng góp lớn
lao cho toàn thể gia đình nhân loại.
Tuy nhiên, ông còn có các đóng góp khác ít được ai nhắc đến, đó là những
đóng góp cho niềm tin. Trong lúc các bạn đồng nghiệp nhìn vào kính hiển vi chỉ
thấy có một số tế bào liên kết với nhau, chẳng có gì hơn nữa, thì trái lại, khi
nhìn vào chiếc kính hiển vi, Louis Paster lại reo lên: "Thật kỳ diệu! Còn
một điều gì ẩn nấp ở đàng sau nữa: đó là Thượng Ðế".
Anh chị em thân mến!
Qua những khám phá nhà bác học thời danh Louis Paster đóng góp cho nhân loại,
chúng ta có thể rút ra được nhiều điều, đặc biệt là cách nhìn các diễn biến và
thái độ phải có trước các diễn biến ấy. Cùng một sự kiện, nhưng mỗi nhà bác học
lại có một cái nhìn khác nhau. Cùng một tìm tòi khám phá, những mỗi người lại đạt
được kết quả riêng biệt.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng đề cập đến hai thái độ khác nhau trước biến cố Chúa
Kitô Phục Sinh. Một bên là các phụ nữ và một bên là nhóm lính canh. Ðối diện với
họ đều là ngôi một trống. Với nhóm phụ nữ, ngôi một trống là dấu chỉ Tin Mừng
Phục Sinh và là khởi điểm cho niềm hy vọng. Tuy lo âu, nhưng họ vội vã đi báo
tin vui cho các môn đệ. Nhóm lính canh, họ cũng được nhìn thấy ngôi mộ trống và
điều đó không lạ gì đối với họ. Vì thế, ngôi mộ trống không là khởi điểm và tin
tưởng của niềm tin, mà còn khiến cho họ càng rời xa niềm tin, càng muốn khỏa lấp
niềm tin. Lời đồn đãi ấy vẫn còn vang dội đối với người Do Thái cho đến ngày
nay.
Với sự kiện Chúa sống lại, lời nói của nhóm lính canh là những chứng từ có
thể đáng tin cậy, vì họ là những người canh giữ mồ đêm hôm ấy. Nếu không vì sợ
hãi quyền lực của hội đường Do Thái hoặc không vì chút lợi lộc, tiền của thì chắc
chắn họ sẽ là sứ giả loan Tin Mừng Phục Sinh.
Trước Tin Mừng Phục Sinh ai
cũng vội vã: các bà thì loan tin cho các môn đệ, còn nhóm lính canh thì vội vã
báo tin cho hội đường Do Thái. Ai cũng vội vã, nhưng tùy thái độ mỗi bên mà Tin
Mừng Phục Sinh được công bố hay bị dập tắt. Người Kitô hữu cũng là những người
được đối diện với Tin Mừng Phục Sinh. Họ được trao cho nhiệm vụ loan báo lại
cho người khác biết tin vui này. Chắc chắn lời nói của họ là những chứng từ giá
trị, vì họ đã được đón nhận sức sống Phục Sinh của Ðức Kitô.
Tuy nhiên, như nhóm lính
canh, có thể vì sợ hãi trước những áp lực trần thế, hoặc vì sức quyến rũ của chức
tước, lợi lộc... họ đành tâm phản bội Tin Mừng. Vì thế cho đến hôm nay, họ còn
hiểu biết lệch lạc về Chúa Kitô, về Giáo Hội.
Nguyện xin Chúa Kitô Phục
Sinh, Ðấng đã chiến thắng quyền lực của tội lỗi, ban cho mỗi người chúng ta
lòng tin yêu và can đảm. Tin yêu để chúng ta nhận biết được sự hiện diện của
Ngài qua các biến cố cuộc sống, dù cho có vẻ trống vắng, u buồn như ngôi mồ trống
của Ðức Kitô. Và khi nhận ra được Ngài, chúng ta sẽ can đảm loan truyền Ðức
Kitô cho tất cả mọi người, bất chấp mọi gian lao thử thách.
Lạy Chúa, xin cho chúng
con được bắt chước các tông đồ cũng như các phụ nữ nhiệt thành tìm kiếm Chúa
trong yêu mến và hăm hở ra đi rao truyền tin vui Phục Sinh của Chúa Kitô. Amen.
09/04/12 THỨ HAI TUẦN BÁT
NHẬT PS
Mt 28,8-15
Mt 28,8-15
NHỎ MÀ KHÔNG NHỎ
“Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”(Mt 28,10)
Suy niệm: Đức Kitô Phục Sinh –một Tin Mừng trọng đại, thế mà chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các phụ nữ. Cũng vậy, Đấng Cứu Thế sinh ra, một Niềm Vui cho toàn dân, vậy mà tin vui ấy chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các mục đồng (x. Lc 2,8-14). ‘Nhóm nhỏ’ –Thánh Kinh gọi là ‘người nghèo của Thiên Chúa’ (anawim)– đó là cách hành động của Thiên Chúa. Quả thật Ngài thích thực hiện những công trình vĩ đại bắt đầu từ những gì bé nhỏ, nghèo hèn. Nước Trời như hạt cải bé nhỏ nhưng mọc lên thành cây lớn, chim trời có thể nương náu. Đức Kitô cũng đã sinh ra làm người nghèo khó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại. Đó là niềm xác tín mà thánh Phaolô chia sẻ: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1,27).
Mời Bạn: Bạn có sợ không, khi thấy sứ mạng loan báo Tin Mừng thì cao cả, thế giới thì bao la mà mình thì quá bé nhỏ, yếu đuối? Sứ mạng cao cả đâu có phải vì bạn nhưng vì chính Đấng mà bạn được gọi để loan báo. Chúa trấn an các phụ nữ: “Chị em đừng sợ!” Bạn cũng thế, đừng sợ nhưng hãy vững tin và làm chứng với niềm xác tín của mình.
Chia sẻ: Điều gì giúp bạn xác tín rằng Chúa Kitô thực sự đã phục sinh?
Sống Lời Chúa: Trung thành suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để luôn xác tín vào Chúa Kitô Phục Sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa hành động trên nhóm nhỏ, nhưng sứ mạng của họ không hề nhỏ, vì họ phải đem Tin Mừng đến với toàn dân và mang ơn cứu độ đến tận cùng thế giới. Xin chọn con vào nhóm nhỏ của Chúa.
“Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”(Mt 28,10)
Suy niệm: Đức Kitô Phục Sinh –một Tin Mừng trọng đại, thế mà chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các phụ nữ. Cũng vậy, Đấng Cứu Thế sinh ra, một Niềm Vui cho toàn dân, vậy mà tin vui ấy chỉ được loan báo cho một nhóm nhỏ các mục đồng (x. Lc 2,8-14). ‘Nhóm nhỏ’ –Thánh Kinh gọi là ‘người nghèo của Thiên Chúa’ (anawim)– đó là cách hành động của Thiên Chúa. Quả thật Ngài thích thực hiện những công trình vĩ đại bắt đầu từ những gì bé nhỏ, nghèo hèn. Nước Trời như hạt cải bé nhỏ nhưng mọc lên thành cây lớn, chim trời có thể nương náu. Đức Kitô cũng đã sinh ra làm người nghèo khó và chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại. Đó là niềm xác tín mà thánh Phaolô chia sẻ: “Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1Cr 1,27).
Mời Bạn: Bạn có sợ không, khi thấy sứ mạng loan báo Tin Mừng thì cao cả, thế giới thì bao la mà mình thì quá bé nhỏ, yếu đuối? Sứ mạng cao cả đâu có phải vì bạn nhưng vì chính Đấng mà bạn được gọi để loan báo. Chúa trấn an các phụ nữ: “Chị em đừng sợ!” Bạn cũng thế, đừng sợ nhưng hãy vững tin và làm chứng với niềm xác tín của mình.
Chia sẻ: Điều gì giúp bạn xác tín rằng Chúa Kitô thực sự đã phục sinh?
Sống Lời Chúa: Trung thành suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để luôn xác tín vào Chúa Kitô Phục Sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa hành động trên nhóm nhỏ, nhưng sứ mạng của họ không hề nhỏ, vì họ phải đem Tin Mừng đến với toàn dân và mang ơn cứu độ đến tận cùng thế giới. Xin chọn con vào nhóm nhỏ của Chúa.
Hãy rao giảng Tin Mừng “Chúa đã sống lại” khắp thế gian
Bài đọc: Acts 2:14, 22-32; Mt 28:8-15.
Để tin một điều là sự thật, chúng ta có nhiều cách: hoặc chính
chúng ta chứng kiến, hoặc qua các chứng nhân, hoặc qua hậu quả mà nó để lại.
Không ai nhìn thấy Chúa sống lại từ mộ đi ra, nhưng các chứng nhân nhìn thấy
Chúa sau khi Ngài sống lại. Chúng ta nhờ những chứng nhân này, hậu quả của sự
kiện Chúa sống lại trên con người họ, và những lời Kinh Thánh để tin “Chúa đã sống
lại thật.”
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh biến cố Chúa Giêsu sống lại.
Trong Bài Đọc I, thánh Phêrô và các Tông đồ làm chứng Chúa sống lại qua những dữ
kiện thực tế và lời tiên tri của Vua David trong Thánh Vịnh 16. Trong Phúc Âm,
sứ thần của Chúa làm chứng Chúa Giêsu sống lại, và chính Chúa Giêsu xuất hiện với
các phụ nữ và truyền họ mang tin Ngài sống lại cho các Tông đồ.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa đã
phác họa Kế hoạch Cứu Độ qua cái chết và sự sống lại của Đức Kitô.
1.1/ Đức Kitô là Đấng Thiên Sai: Vấn đề cốt yếu mà Phêrô phải
minh chứng cho người Do-thái là Đấng Thiên Sai phải ngang qua con đường đau khổ,
cái chết, và sống lại vinh quang; vì người Do-thái mong muốn một Đấng Thiên Sai
uy quyền, họ không thể chấp nhận một Đấng Thiên Sai chịu đau khổ. Phêrô chứng
minh điều này đầu tiên bằng những sự kiện thực tế đã xảy ra, sau đó ông chứng
minh bằng lời Kinh Thánh.
Về những sự kiện thực tế, ông nhắc lại những gì Đức Kitô đã làm
giữa họ: “Đức Giêsu Nazareth, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em.
Và để chứng thực sứ mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu,
điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó.”
Thiên Chúa đã tiền định cái chết và sống lại của Đức Kitô: “Theo
kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã
dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã
làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ
cái chết không tài nào khống chế được Người mãi.”
1.2/ Vua David đã nói tiên tri về sự chết và sự sống lại của Đức
Kitô: Việc Chúa Giêsu sống lại làm trọn lời tiên báo của Vua David.
(1) Thánh Vịnh 16:8-11: Tác giả TĐCV trích dẫn lời TV 16 như
sau: “Tôi luôn nhìn thấy Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng
nao lòng. Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con
cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng. Vì Chúa
chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài
phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng
tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.”
Câu quan trọng là câu 10 của TV 16, các học giả tranh luận: Lời
này áp dụng cho Vua David hay Đức Kitô? Giải thóat cho khỏi cái chết bất tử và
phục hồi sự liên hệ thần linh hay giải thóat cho khỏi sự hư nát sau khi chết?
Vì chữ “hư nát, shahat” có thể dịch là sự hủy họai như bản LXX hay dịch đơn giản là vực thẳm.
(2) Phêrô cắt nghĩa lời Thánh Vịnh: Vua David là nhân vật có thật:
“Thưa anh em, xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ David rằng: người
đã chết và được mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày
nay.” Đức Kitô là giòng dõi Vua David: “Nhưng vì là ngôn sứ và biết rằng Thiên
Chúa đã thề với người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên ngai vàng của người.”
Đức Kitô hòan thành lời tiên tri của Vua David khi Ngài sống lại từ cõi chết sống
lại: “Người đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty
và thân xác Người không phải hư nát.”
“Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều
này, tất cả chúng tôi xin làm chứng.”
2/ Phúc Âm: Chúa đã thực sự sống
lại.
2.1/ Chúa Giêsu truyền các bà loan Tin Mừng cho các Tông-đồ.
(1) Sứ thần loan báo Tin Mừng Phục Sinh: Những bà đồng hành với
Chúa trong Cuộc Thương Khó của Ngài ra mộ từ sáng sớm để niệm xác Chúa. Vừa tới
nơi, họ thấy một sự thể ngòai sức tưởng tượng: Tảng đá mà các thượng tế đã niêm
phong đã được mở ra dưới con mắt ngạc nhiên và run rẩy của các lính canh gác, một
sứ thần của Thiên Chúa trắng như tuyết đang ngồi trên tảng đá và nói với các
bà: “Đừng sợ! Tôi biết các bà đang tìm gì, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh. Ngài
không còn ở đây; vì Ngài đã sống lại như lời Ngài đã nói. Hãy đến và nhìn nơi
Ngài đã nằm. Hãy đi ngay và nói cho các môn đệ biết: Ngài đã sống lại từ cõi chết.
Và Ngài đi trước các ông tới Galilee ; tại đó họ
sẽ gặp Ngài” (Mt 28:1-7). Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất
đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay.
(2) Chúa Giêsu hiện ra với các bà: Trên đường đi, bỗng Chúa
Giêsu đón gặp các bà và nói: "Chào chị em!" Các bà tiến lại gần Người,
ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: "Chị em
đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilee .
Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
Thương yêu Chúa không phải giữ Chúa ở với mình, nhưng phải loan
Tin Mừng của Chúa để mọi người cùng tin vào Chúa. Chúng ta sẽ thấy điều quan trọng
này được nhắc đi nhắc lại trong những ngày tới. Mọi người cần được nghe Tin Mừng
Phục Sinh: cuộc sống không chỉ chấm dứt với cái chết ở đời này, nhưng mở rộng đến
cuộc sống muôn đời mai sau với Thiên Chúa.
2.2/ Kế hoạch bưng bít sự thật:
(1) Trước khi Chúa sống lại: Người Do-thái đến gặp quan Philatô
và yêu cầu ông sai lính canh giữ mộ Chúa Giêsu cẩn thận, vì khi còn sống Chúa
đã tuyên bố Ngài sẽ sống lại sau ba ngày. Họ sợ các môn đệ của Chúa sẽ đến đánh
cắp xác rồi phao tin là Chúa đã sống lại; lúc đó họ sợ sự sai trá sẽ nguy hại
hơn trước. Philatô nói với họ: “Các ông có lính của Đền Thờ, hãy sai họ đi và
canh chừng cẩn mật như các ông có thể làm.” Họ đi và niêm phong tảng đá vào cửa,
và đặt lính canh giữ mộ (x/c Mt 27:62-66).
(2) Sau khi Chúa sống lại: Trong khi các bà đi báo cho các môn đệ
biết tin mừng Chúa sống lại; có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo
cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục;
sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo quân lính: "Các anh
hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến
lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan Tổng Trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp
với quan và lo cho các anh được vô sự." Lính đã nhận tiền và làm theo lời
họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.
Khi con người đã làm điều sai trái, họ sẽ tiếp tục làm điều sai
trái, sự sai trái này sẽ kéo theo sự sai trái khác. Người Do-thái tìm lý do
gian trá “Chúa phạm thượng” để bắt Chúa, rồi lại tìm một cớ gian khác “Ông này
xưng mình là Vua” để xin Philatô buộc Chúa chống lại Caesar, giờ lại dùng tiền
để bịt miệng lính canh giữ mồ Chúa. Không phải họ không biết sự thật, nhưng họ
cố tình ở trong sự gian trá, vì ghen ghét và vì những lợi lộc họ đang được hưởng.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- “Chúa đã thực sự sống lại.” Chúng ta phải tin điều này và loan
báo cho mọi người biết Tin Mừng Phục Sinh; đồng thời phải sống và làm chứng cho
mọi người biết: có cuộc sống đời sau.
- Như mưu mô của các thượng tế trong trình thuật hôm nay, ma quỉ
và thế gian vẫn đang tìm các để bưng bít sự thật này bằng tiền của và hưởng thụ
vật chất.
Anthony Đinh Minh
Tiên, Op.
Lời Chúa Trong Gia Đình
THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH; Cv
2,14.22-23; Mt: 28, 8-15
LỜI SUY NIÊM: “Có mấy người trong đội
lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng
tế họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc; họ cho lính một số tiền lớn, và bảo:
‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi đang ngủ, các môn đệ của
hắn đã đến lấy trộm xác’ (Mt:11-13)
Các Thượng
tế và kỳ mục, đã đem hết những xảo trá và gian dối để loại trừ Chúa Giêsu. Họ
đã dùng đến sự phản bộ của Giuđa, họ đã sử dụng luật bất hợp pháp để xét xử
Ngài, họ đã kết bè kéo lũ, xúi giục đám đông nhẹ dạ, yếu đuối, sợ hãi đứng lên
vu khống để tố giác Ngài với Philatô. Bây giờ họ lại dùng tiền lớn để hối lộ
lính canh mộ, để bưng bít sự thật về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Trong bất cứ
thời đại nào, trong mọi xã hội nào. Những kẻ cầm quyền luôn luôn muốn loại bỏ
Chúa ra khỏi môi trường sống của con người, chỉ vì họ sợ sự thật, sợ ánh sáng sẽ
vạch mặt sự gian dối và phản bội đồng loại để thâu tóm quyền hành và của cải vật
chất về cho bản thân và phe nhóm. Còn chúng ta khi đứng trước một sự thật thì
sao?
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
09 Tháng Tư
Lạc Hướng
Mỗi năm có đến hàng trăm
con cá voi bơi vào bờ biển và bị mắc cạn. Nếu được kéo ra biển, chúng lại tự ý
bơi trở vào bờ nữa mà không ai hay biết lý do tại sao... Hiện tượng này đã xảy
ra từ nhiều thế kỷ và bao nhiêu giả thuyết đã được đưa ra.
Mới đây, trong tạp chí
New Scientist, một nữ bác sĩ thuộc trường đại học Cambridge bên Anh Quốc đã
nghiên cứu trên 3,000 hồ sơ ở bảo tàng viện Anh Quốc và đưa ra kết luận rằng: tất
cả các giống vật sống ở đại dương như cá heo, cá voi đều tự ý làm cho mình mắc
cạn trên khắp thế giới. Có thể nói đây là một loại tự sát của thú vật.
Nữ bác sĩ nói trên cho rằng
cá voi bơi vào bờ vì chúng đã sử dụng địa từ trường của trái đất như một thứ bản
đồ. Bà giải thích rằng cá voi không sử dụng sự chỉ hướng rộng rãi trên mặt đất
như ta sử dụng đại bàn, nhưng chúng chỉ dùng những sự khác biệt tương đối nhỏ
trong từng vùng hoàn toàn địa phương. Chúng bơi vào bờ vì không phải chúng đi
tìm bờ biển hay muốn tự sát, nhưng cũng giống như người đọc sai hải đồ, nhắm hướng
này nhưng lại ra hướng khác.
Những chú cá voi mắc cạn
hằng năm trong bờ chắc chắn không phải là những con thú đã quyết chí đi tìm cái
chết. Bản năng sinh tồn, ước muốn sinh tồn có nơi con người cũng như súc vật.
Chúng đi tìm sự sống nhưng đã lạc hướng.
Cũng thế, không có người
nào tự tử vì chính cái chết cả. Quả cái chết ấy, người ta vẫn còn ước muốn được
giải thoát. Do đó, tìm giải thoát cũng là ước muốn được sống.
Tất cả chúng ta ai cũng
khao khát sự sống. Thế nhưng, lắm khi chúng ta lầm đường lạc lối. Cũng như người
thủy thủ đọc sai hải bàn, cũng như người phi công đọc sai bản đồ, chúng ta đọc
sai những bản chỉ dẫn đi tìm sự sống của chúng ta. Những ảo ảnh và phù phiếm của
cuộc sống lôi kéo chúng ta đến những bóng mờ của chết chóc mà chúng ta không
hay biết. Khi chợt tỉnh, thấy mình mắc cạn như những chú cá voi thì đã quá muộn.
Chúa Giêsu chính là Ðường Ði của chúng ta. Chỉ có Ngài mới dẫn đưa chúng ta đến
Sự Sống đích thực.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 09
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Lắng nghe thế giới. Để Phúc Âm tìm được một tiếng vang trong đời sống con người, đời sống con người phải tìm được một tiếng vang trong chúng ta: Thiên Chúa tự mạc khải trong tất cả mọi hiện sinh và Thánh Thần không bị ràng buộc chỉ ở trong Hội Thánh.
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Lắng nghe thế giới. Để Phúc Âm tìm được một tiếng vang trong đời sống con người, đời sống con người phải tìm được một tiếng vang trong chúng ta: Thiên Chúa tự mạc khải trong tất cả mọi hiện sinh và Thánh Thần không bị ràng buộc chỉ ở trong Hội Thánh.
P. Jean- Noël Bezancon
Sự Phục sinh
Trong khi tôi nói, tôi bị ánh sáng chói lòa của y phục thiên thần làm chói mắt; cơn run động nhẹ của trái đất đã làm cho viên đá cửa mộ lăn đi, làm lay động con tim vui sướng: cơn địa chấn này đã mở cánh cửa Phục sinh cho mọi người.
Cả chúng ta nữa, hãy vội vã đến chiêm ngắm hiện tượng ngoại thường này (ngày Sabbát đã qua), không để cho các phụ nữ đi trước chúng ta. Hãy cầm trong tay thuốc thơm là chính niềm tin và ý thức, chỉ vì nơi đó tỏa hương thơm của Đức Kitô. Đừng tìm kẻ sống nơi người chết, vì Chúa đã ngăn người đi tìm, khi nói rằng: "Đừng chạm đến Thầy (Ga 20,17) nhưng khi Thầy sẽ lên cùng Cha Thầy, bấy giờ hãy chạm đến Thầy". Điều này có nghĩa là: "Đừng trình diện trong niềm tin dưới hình thức thể xác và nô lệ, nhưng hãy tôn thờ Đấng đã đi vào vinh quang của Chúa Cha, Đấng đang mang hình dạng Thiên Chúa, Đấng là Ngôi Lời, hãy quên đi hình dạng tôi tớ"
Thánh Grégoire de Nysse
Thứ Hai 9-4
Chân Phước Innocent ở Berzo
(c. 1890)
inh năm
1844 ở gần Brescia thuộc phía bắc nước Ý, Innocent xin gia nhập dòng Capuchin
Phanxicô khi 30 tuổi và đã là một linh mục triều. Ngài giữ chức vụ phó giám đốc
đệ tử viện và sau đó là cha giám tập.
Cha
Innocent có biệt tài giúp đỡ các người trẻ theo đuổi ơn gọi tu trì trong đời
sống dòng Phanxicô. Ngài yêu mến họ và ngược lại họ rất quý trọng ngài. Ngài
kêu gọi sự hãm mình phạt xác, nhất là gìn giữ miệng lưỡi, nhưng ngài biết sự
kỷ luật bề ngoài chỉ là giả dối nếu không có sự hãm mình bên trong.
Vị tu
sĩ khắc khổ này từ trần ngày 3 tháng Ba 1890, khi mới 45 tuổi, vì bị bệnh cúm
khi trên hành trình rao giảng. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII phong
chân phước năm 1961. Những phép lạ được ghi nhận trong tiến trình phong thánh
đều là việc chữa lành các trẻ em bệnh tật.
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét