Thứ Hai sau Chúa nhật III Phục Sinh
Cv
6,8-15 ; Tv 118 ; Ga 6,22-29.
(Tê-pha-nô đang rao giảng)
Bài đọc Cv
6,8-15
8
Thời đó,
ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn
lao trong dân. 9 Có
những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc
Ky-rê-nê và A-lê-xan-ri-a, cùng với một số người gốc Ki-li-ki-a và A-xi-a, đứng
lên tranh luận với ông Tê-pha-nô. 10 Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã
ban cho ông. 11 Bấy giờ, họ mới xui mấy
người phao lên rằng : "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm đến
ông Mô-sê và Thiên Chúa." 12 Họ sách động dân và các kỳ mục cùng kinh sư, rồi ập đến bắt ông
và điệu đến Thượng Hội Đồng. 13 Họ đưa mấy người chứng gian ra khai rằng : "Tên này không ngừng
nói những lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. 14 Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giê-su người
Na-da-rét sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Mô-sê đã truyền lại
cho chúng ta." 15
Toàn thể cử toạ trong Thượng Hội Đồng đều nhìn thẳng vào ông Tê-pha-nô, và họ
thấy mặt ông giống như mặt thiên sứ.
Đáp ca Tv
118,23-24.26-27.29-30
(Đ. c. 1)
Đáp :
Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi
theo luật pháp Chúa Trời.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
23 Mặc
quan quyền họp nhau mưu hại,
tôi tớ Ngài đây cứ gẫm suy
thánh chỉ.
24 Vâng,
thánh ý Ngài làm con vui sướng thoả thuê,
chỉ bảo con như những người
cố vấn. Đ.
26 Con
kể lể đường đời, Chúa đáp lại,
xin dạy cho con biết thánh
chỉ Ngài.
27 Đường
lối huấn lệnh Ngài, xin cho con hiểu rõ,
để con suy gẫm những kỳ
công của Ngài. Đ.
29 Xin
giúp con tránh đường xảo trá
và
thương ban cho con luật pháp Ngài.
30 Đường
chân lý, này con đã chọn,
quyết định của Ngài, con
khao khát đợi trông. Đ.
Tung hô Tin Mừng Mt 4,4b
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Người ta sống không
chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ lời miệng Thiên Chúa phán ra. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 6,22-29
22 Hôm ấy, các môn đệ thấy Đức Giê-su đi trên mặt
Biển Hồ. Hôm sau, đám đông dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở
đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giê-su lại không cùng xuống thuyền đó với các
môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi. 23 Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Ti-bê-ri-a đến gần nơi dân chúng đã
được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. 24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở
đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người. 25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói :
"Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?" 26 Đức Giê-su đáp : "Thật, tôi bảo thật các ông,
các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã
được ăn bánh no nê. 27 Các ông hãy ra công làm việc không
phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc
trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con
Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận." 28 Họ liền hỏi Người : "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc
Thiên Chúa muốn ?" 29 Đức Giê-su trả lời : "Việc Thiên
Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến."
Suy Niệm:
Sau phép lạ hóa bánh để nuôi
dân chúng, nhiều người đã tìm đến với Ðức Giêsu. Ðức Giêsu dạy họ hãy lao công
đừng vì lương thực hư nát, đừng vì những của cải phù hoa chóng qua - nay còn
mai mất, nhưng hãy lao công vào việc của Thiên Chúa là tin vào "Ðấng được
sai đến".
Trong cuộc sống, chúng ta có
rất nhiều mối lo toan: lo cho bản thân, lo cho gia đình: lo trau dồi kiến thức,
lo luyện tập tài năng; lo cơm không đủ ăn, lo áo không đủ mặc; lo cho ngày nay,
lo cho ngày mai... Chúng ta mất bao nhiêu thời giờ, bao nhiêu công sức để lo cuộc
sống vật chất đời này. Nhưng thử hỏi chúng ta đã dành bao nhiêu thời giờ cho cuộc
sống vĩnh cửu?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, lời Chúa dạy
chúng con hôm nay làm chúng con giật mình về sự vô ý thức của chúng con. Nhiều
lúc chúng con đã quên đi và hầu như tưởng trần gian này là quê hương đích thực.
Một ngày với hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chúng con dành gần hết thời gian cho
cuộc sống hôm nay mà chúng con vẫn cho là ít. Còn thời gian dành cho Chúa, cho
cuộc sống mai sau, dù chỉ một chút, chúng con đã cảm thấy quá nhiều. Xin Chúa
cho chúng con có một ý thức đúng đắn cuộc sống hôm nay là chuẩn bị cho cuộc sống
mai sau. Chúng con luôn biết tìm vinh danh Chúa và ơn cứu độ cho chúng con.
Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Hãy Tin Ðấng Thiên Chúa Ðã Sai
Khởi đầu cho nghề nghiệp phim
ảnh của nhà đạo diễn kiêm sản xuất phim nổi tiếng khá đặc biệt so với những người
khác, đó là Charlot. Năm lên 17 tuổi, Charlot đến New York để học về âm nhạc, và mộng ước của
anh đã toại nguyện, anh đã trở thành một nhạc sĩ. Nhưng để có tiền ăn học trong
thời gian này, anh đã xin một chân giữ trật tự trong rạp hát. Anh được trao cho
một bộ quần áo đặc biệt với chiếc mũ rộng vành và lên trước sân khấu ra hiệu lệnh:
"Xin quí vị vui lòng vào chỗ ngồi. Buổi chiếu phim bắt đầu".
Charlot chẳng thích mấy câu
hiệu lệnh ngắn ngủi và nhàm chán này. Thay vào đó, anh giới thiệu một vài điều
về cuốn phim sắp chiếu. Khán giả rất hài lòng về cách giới thiệu ấy, và khi cần,
hiệu lệnh vẫn được ổn định. Tuy nhiên, nếu muốn lôi cuốn khán giả, Charlot lại
phải tìm hiểu về phim ảnh nhiều hơn. Và rồi từ giấc mộng trở thành nhạc sĩ, anh
đã trở thành nhà đạo diễn kiêm sản xuất phim lúc nào chẳng hay.
Anh chị em thân mến!
Từ lúc nghe tiếng gọi: "Hãy theo Ta" và từ lúc theo Ðức Giêsu, chắc
chắn các tông đồ chẳng hiểu bao nhiêu về Thầy mình và những giáo lý của Thầy.
Hai thánh tông đồ Philipphê và Giacôbê cũng không nằm ngoài nhóm ấy.
Ðược gọi là môn đệ của Ðức
Giêsu nhưng lại chẳng hiểu biết bao nhiêu về giáo huấn của Ngài quả là một điều
đáng trách. Tuy nhiên, nó không khiến cho con người bị quở trách cho bằng một
thái độ tự mãn và cố chấp trong những điều không hiểu biết ấy. Như Chúa Giêsu
đã không tiếc lời với biệt phái và luật sĩ, những kẻ tự cho mình là những người
nắm giữ chìa khóa khôn ngoan.
Sai lầm và ngộ nhận là thân
phận của con người, con người sẽ không bị trách phạt về những khiếm khuyết ấy,
nếu họ biết thành thật trao đổi với Ðức Giêsu. Phêrô đã âu lo hỏi Thầy:
"Chúng con bỏ mọi sự mà theo Thầy thì sẽ được gì?" Gioan và Giacôbê
đã nhờ mẹ xin cho được một chỗ ngồi bên phải và bên trái Thầy. Philipphê xin được
thấy Chúa Cha. Khiếm khuyết đã làm cho các ông trở thành đối tượng của khinh
ghét, coi thường, nhưng lại là những cơ hội quí báu cho các ông hoặc cho những
ai đang nghe Chúa giảng được thật sự thấu hiểu về Chúa Giêsu và giáo lý của
Ngài.
Ðằng khác, những thiếu sót và
hiểu biết cũng không cất đi sứ mạng rao giảng của người môn đệ. Không phải đợi
đến lúc đầy kiến thức con người mới giới thiệu Thiên Chúa cho kẻ khác, chỉ cần
mới biết về Ngài là họ đã nhận nhiệm vụ nói về Ngài. Vừa được gặp Ðức Giêsu
xong, Philipphê liền giới thiệu cho Nathanael, và có lẽ suốt thời gian theo Thầy
ông cũng không ngừng giới thiệu Thầy. Vì thế mà nhóm người Hy Lạp lúc về dự lễ
tại Giêrusalem đã nhờ ông dẫn đến gặp Chúa Giêsu.
Rao giảng Ðức Giêsu, đó là
nhiệm vụ được trao ban cho những ai đã được nghe biết về Ngài, dù cho đó chỉ là
một lần gặp gỡ, dù cho đó là thời gian thuận tiện hay không.
Trong cuộc sống hằng ngày, ước
mong mỗi người trong chúng ta sẽ học biết nơi hai thánh Philipphê và Giacôbê
thái độ đối thoại chân thành, không hổ thẹn về các khiếm khuyết nhưng sẵn sàng
rộng mở để rồi chúng sẽ trở thành những cơ hội quí báu được hiểu biết thêm về
Chúa và về anh em. Ðồng thời cũng không quên nhiệm vụ giới thiệu Ðức Kitô cho
người khác, một nhiệm vụ được trao ban từ ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội.
(Veritas Asia)
Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát (Ga
6,27)
Suy niệm:
Vì còn mang thân xác
nên con người còn bám víu quá nhiều vào những thứ thỏa mãn các nhu cầu của thân
xác. Thế nhưng là tín hữu, chúng ta đã biết ngoài sự sống thân xác này còn sự sống
linh hồn nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở dân chúng ngày xưa cũng là nhắc nhở chúng ta
ngày nay: hằng ngày chúng con thường tìm gì? Tìm những thứ thoả mãn nhu cầu
thân xác hay những thứ thoả mãn nhu cầu tâm linh?
Một lời nhắc nhở khác
của Chúa: chúng con thường ra công làm việc vì cái gì: vì thức ăn hay hư nát
hay thức ăn tồn tại đến cuộc sống đời đời?
“Nhà đấu quyền anh J.
Demsey chỉ có thể thiếp ngủ vào lúc 2 giờ sáng sau khi đoạt giải vô địch chiều
hôm trước. Nhưng nằm ngủ được một tiếng đồng hồ, anh ta bỗng thức giấc vì nằm
mơ thấy mình bị mất chức vô địch. Rồi vì không ngủ được, anh đi ra phố mua tờ
báo vừa mới xuất bản để đọc lại những lời tường thuật trận đấu, hầu trấn an là
mình còn giữ chức vô địch. Demsey ghi lại cảm tưởng của mình thế này: “Sau khi
đọc bài báo, tôi hiểu rằng sự thành công không có mùi vị thơm ngon như tôi hằng
mơ tưởng trước đó. Sau biến cố, tôi vẫn còn cảm thấy trống rỗng…”
Có bao giờ chúng ta cảm
nghiệm được như anh J. Demsey không? Chúng ta dồn tất cả tài năng, sức lực cho
một danh vọng, một địa vị nào đó. Nhưng cuối cùng chỉ thấy trống rỗng, vô
nghĩa; bởi vì nó không giúp ta đạt tới hạnh phúc đích thực. Trong Tin Mừng hôm
nay, Chúa Giêsu lên tiếng cảnh tỉnh: “Đừng mải mê chạy theo những gì không đem
lại hạnh phúc đích thực.”
“Hãy ra công làm việc
không phải vì của ăn mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc
trường sinh.”
Tôi đến nhà thờ mỗi
tuần hầu như chỉ vì thói quen, vì khoe khoang quần áo hay chỉ vì tỏ ra mình là
người đạo đức. Tôi đến với Chúa hầu như để giảm bớt cơn sầu hay xin xỏ điều này
điều nọ.
Mặt khác tôi sống,
làm việc và học tập chẳng qua chỉ vì muốn tìm cho mình một việc làm có lương bổng
cao, một địa vị kha khá để mọi người phải kiêng nể.
Tôi nào có biết mình
đã nhắm sai mục đích. Mục đích trọng yếu là: “Sự sống đời đời.” Điều mà tôi chỉ
thoáng nghĩ đến như một ý niệm mơ hồ.
Mùa Phục Sinh, Giáo Hội
luôn mời gọi chúng ta ý thức về sức sống thần linh đang trào tràn trong tâm hồn
người tín hữu. Sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian đó là chỗ đứng
của người tín hữu trong trần thế này.
Mưu cầu cuộc sống tạm
bợ nhưng người tín hữu luôn hướng về trời cao: bôn ba về của cải vật chất,
nhưng không quên gắn bó với những giá trị Nước Trời như công lý, hoà bình, tình
huynh đệ, lòng bác ái. Trong mọi sự, họ phải luôn nhớ lời khuyên của thánh Phaolô:
“Anh em hãy tưởng nghĩ đến những sự trên trời.”
Một cách cụ thể, người
tín hữu tìm kiếm và xây dựng Nước Trời ngay giữa những thực tại trần thế, bằng
cách không bán rẻ lương tâm vì một chút lợi lộc chóng qua, không chối bỏ hình ảnh
cao quí của Thiên Chúa nơi bản thân, không chà đạp nhân phẩm của người anh em.
Trong mọi sự họ tìm kiếm Chúa như gia nghiệp duy nhất của cuộc đời.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết ra đi tìm kiếm
Chúa, biết quy tụ mọi điểm về Chúa, biết tìm kiếm của ăn không hư nát là chính
Chúa và giáo lý của Ngài. Nguyện xin Đức Kitô Phục sinh hướng dẫn và củng cố
chúng con trong niềm tin.
23/04/12 THỨ HAI TUẦN 3
PS
Th. Giócgiô, tử đạo
Cv 6,8-15
Th. Giócgiô, tử đạo
Cv 6,8-15
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
Có những người thuộc hội đường xúi mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn (Têphanô) nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa”… “Tên này không ngừng nói lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét sẽ phá hủy nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta.” (Cv 6,11-12)
Suy niệm: Người Do Thái vu cáo Têphanô cùng một tội như đã gán cho Chúa Giêsu: “Xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa”. Với tội này, họ đã lên án và ném đá ông tới chết, như họ đã từng lên án và giết chết Chúa Giêsu. Số phận của người môn đệ trung thành của Chúa không khác số phận của Thầy mình: bị chống đối, bị ghét bỏ, bị vu oan và bị loại khỏi đời sống xã hội.
Mời Bạn: Người môn đệ của Chúa là người dám nói sự thật về Thiên Chúa. Cho dù bị chống đối, bị khích bác và bị hãm hại, người môn đệ Chúa vẫn cứ nói Lời của Chúa, vẫn yêu như Chúa yêu và vẫn sống như Chúa đã dạy và sống để làm chứng cho Sự Thật. Bạn dám làm chứng cho Chúa theo tinh thần của Têphanô không?
Chia sẻ: Nói thật lắm khi bị “thiệt thòi,” dù vậy chúng ta vẫn cần có can đảm nói thật, sống thật. Mời bạn chia sẻ một kinh nghiệm về việc này.
Sống Lời Chúa: Nhớ lời Chúa Giêsu trong ngày sống hôm nay: “Thầy là Đường đi, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, vì yếu đuối và vì những mối lợi trước mắt, nhiều khi chúng con không dám nói thật và sống thật. Xin Chúa giúp chúng con can đảm sống và nói thật trong cuộc sống để trở nên là những nhân chứng cho Sự Thật là chính Chúa.
Có những người thuộc hội đường xúi mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn (Têphanô) nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa”… “Tên này không ngừng nói lời phạm đến Nơi Thánh và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nadarét sẽ phá hủy nơi này và thay đổi những tục lệ mà ông Môsê đã truyền lại cho chúng ta.” (Cv 6,11-12)
Suy niệm: Người Do Thái vu cáo Têphanô cùng một tội như đã gán cho Chúa Giêsu: “Xúc phạm đến ông Môsê và Thiên Chúa”. Với tội này, họ đã lên án và ném đá ông tới chết, như họ đã từng lên án và giết chết Chúa Giêsu. Số phận của người môn đệ trung thành của Chúa không khác số phận của Thầy mình: bị chống đối, bị ghét bỏ, bị vu oan và bị loại khỏi đời sống xã hội.
Mời Bạn: Người môn đệ của Chúa là người dám nói sự thật về Thiên Chúa. Cho dù bị chống đối, bị khích bác và bị hãm hại, người môn đệ Chúa vẫn cứ nói Lời của Chúa, vẫn yêu như Chúa yêu và vẫn sống như Chúa đã dạy và sống để làm chứng cho Sự Thật. Bạn dám làm chứng cho Chúa theo tinh thần của Têphanô không?
Chia sẻ: Nói thật lắm khi bị “thiệt thòi,” dù vậy chúng ta vẫn cần có can đảm nói thật, sống thật. Mời bạn chia sẻ một kinh nghiệm về việc này.
Sống Lời Chúa: Nhớ lời Chúa Giêsu trong ngày sống hôm nay: “Thầy là Đường đi, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, vì yếu đuối và vì những mối lợi trước mắt, nhiều khi chúng con không dám nói thật và sống thật. Xin Chúa giúp chúng con can đảm sống và nói thật trong cuộc sống để trở nên là những nhân chứng cho Sự Thật là chính Chúa.
Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến
Bài đọc: Acts 6:8-15; Jn 6:22-29.
Cùng chứng kiến một
sự kiện, nhưng mỗi người nhìn dưới góc cạnh khác nhau: Có những người nhìn ra sự
thật ngay; có những người mất thời gian lâu dài mới có thể nhận ra sự thật;
nhưng cũng có những người cố giữ thái độ ngoan cố không chịu nhìn nhận sự thật.
Trong biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô cũng thế: Khi các Tông-đồ và nhiều
người Do-thái nhận ra lầm lỗi của họ, qua việc kết án và đóng đinh Con Thiên
Chúa, họ đã ăn năn sám hối và trở lại làm chứng cho Ngài; nhưng ngược lại, vẫn
có những người ngoan cố không chịu tin, họ tiếp tục dùng sức mạnh và mưu mô để
truy tố và luận tội các môn đệ của Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay
vạch ra những cái nhìn sai trái và hành động không đúng của con người. Trong
Bài Đọc I, Phó-tế Stephanô tranh luận với những người Do-thái thuộc Nhóm nô lệ
được giải phóng về giáo lý của Chúa Giêsu về Đền Thờ và Lề Luật. Dù họ không địch
nổi với ông, họ vẫn tìm người phao tin đồn thất thiệt để có cớ bắt ông trao cho
Thượng Hội Đồng. Trong Phúc Âm, dân chúng đi tìm Chúa Giêsu, không phải vì nhận
ra Ngài là Đấng Thiên Sai, nhưng vì để có lương thực hàng ngày. Chúa Giêsu sửa
sai lối nhìn của họ: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát,
nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực
Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã
ghi dấu xác nhận.”
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Họ thấy mặt ông
giống như mặt thiên sứ.
1.1/ Xung đột giữa
Phó-tế Stephanô và hội đường của Nhóm nô lệ được giải phóng: Ông
là một trong 7
Phó-tế mới được chọn để phục vụ cho các bà góa theo văn hóa Hy-lạp. Ông được đầy
ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân.
Đối thủ của ông là
những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc
Cyrene và Alexandria .
Họ cùng với một số người gốc Cilicia và Asia ,
đứng lên tranh luận với ông Stephanô; nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan
mà Thánh Thần đã ban cho ông. Khi không dùng trí khôn ngoan để thắng ông được,
họ quay qua dùng những thủ đoạn hèn hạ. Họ bầy mưu tố cáo Stephanô bằng cách
xui mấy người phao lên rằng: "Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm
đến ông Moses và Thiên Chúa."
1.2/ Phó-tế
Stephanô bị bắt và buộc tội: Những người này sách động dân và các kỳ mục cùng
kinh sư, rồi ập đến bắt ông và điệu đến Thượng Hội Đồng. Họ đưa mấy người chứng
gian ra khai rằng: "Tên này không ngừng nói những lời phạm đến Nơi Thánh
và Lề Luật. Vì chúng tôi đã nghe hắn nói rằng Giêsu người Nazareth sẽ phá huỷ nơi này và thay đổi những
tục lệ mà ông Moses đã truyền lại cho chúng ta." Phó-tế Stephanô có lẽ đã
tranh luận với họ về 3 điểm chính:
(1) Nơi Thánh (tức
Đền Thờ) phải qua đi để mọi người có thể thờ phượng Chúa trong tinh thần và
chân lý (Jn 4:20-24). Sự thật hiển nhiên là tuy Đền Thờ Jerusalem đã bị phá hủy
hoàn toàn vào năm 70 AD, Dân Chúa vẫn tiếp tục thờ phuợng Chúa ở mọi nơi, mọi
thời, và mọi lúc.
(2) Lề Luật phải hướng
tới sự làm nên trọn vẹn của Đức Kitô, và Tin Mừng của Ngài cần được rao giảng
cho mọi người; chứ không phải để họ tự ý phiên dịch Lề Luật, rồi bóc lột dân
nghèo và đàn áp những người công chính.
(3) Ơn Cứu Độ dành
cho mọi người: Người Do-thái vẫn tự tôn nghĩ rằng chỉ có họ mới là con Thiên
Chúa và xứng đáng được cứu độ, mọi dân tộc khác chỉ xứng đáng làm nô lệ cho họ
và tiền định để sa hỏa ngục. Họ không biết rằng đặc quyền Thiên Chúa ban cho họ,
là để họ mang nhiều người về cho Thiên Chúa.
Họ biết ông vô tội
qua lời trình thuật: “Toàn thể cử toạ trong Thượng Hội Đồng đều nhìn thẳng vào
ông Stephanô, và họ thấy mặt ông giống như mặt thiên sứ.” Nhưng họ vẫn ngoan cố
buộc tội ông như đã từng buộc tội Chúa Giêsu.
2/ Phúc Âm: "Việc Thiên
Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến."
2.1/ Dân chúng kéo
nhau đi tìm Chúa Giêsu vì muốn được ăn no: Trình thuật hôm nay tiếp tục trình
thuật Chúa làm phép lạ “Bánh hóa nhiều” cho dân chúng ăn no nê; sau đó, họ muốn
tôn Ngài làm vua. Chúa Giêsu truyền lệnh cho các Tông-đồ chèo thuyền qua Capernaum trước, còn Ngài
đi lên núi cầu nguyện. Ngài đến cứu các ông khi Biển Hồ dậy sóng và đưa các ông
cặp bến bình an.
Hôm sau, đám đông
dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền
và Đức Giêsu lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các
ông đi mà thôi. Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Tiberias đến gần nơi dân
chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn. Vậy khi dân chúng thấy Đức
Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Capernaum tìm Người.
Khi gặp thấy Người ở
bên kia Biển Hồ, họ nói: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?"
Đức Giêsu thấu hiểu
những gì trong lòng họ, nên Ngài đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông
đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn
bánh no nê.”
2.2/ Chúa Giêsu
khuyên họ hãy tìm những giá trị vĩnh cửu.
(1) Lương thực hư
nát và không hư nát: Ngài khuyên bảo họ: “Các ông hãy ra công làm việc, không
phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc
trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con
Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận." Lương thực mau hư nát
Chúa Giêsu muốn nói ở đây là của ăn uống nuôi dưỡng phần xác, chúng vào qua cửa
miệng rồi tan biến đi. Lương thực không hư nát là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa
như sẽ được đề cập đến gần cuối chương 6; những lương thực này sẽ nuôi dưỡng phần
linh hồn của con người, và giúp họ đạt đến cuộc sống vĩnh cửu sau này.
(2) Thi hành thánh
ý của Thiên Chúa: Họ liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện
những việc Thiên Chúa muốn?" Đức Giêsu trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn
cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến." Ngoài những lương thực
mà Chúa Giêsu sẽ ban cho, họ còn phải luôn mong muốn chu toàn thánh ý Thiên
Chúa, như chính Chúa Giêsu đã tuyên bố với các Tông-đồ khi các ông thúc giục
Ngài ăn: “Của ăn Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta” (Jn 4:34). Ý của Thiên Chúa
muốn cho mọi người là tin vào Chúa Kitô để được hưởng ơn Cứu Độ.
II. ÁP DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải giữ
một thái độ khách quan và thiện chí khi đi tìm sự thật, và cầu xin để Chúa
Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn chúng ta nhận ra sự thật.
- Chúng ta phải
dùng sự khôn ngoan của Thiên Chúa ban để nhận ra và hướng dẫn người khác nhận
ra và chấp nhận sự thật. Đừng bao giờ dùng sức mạnh để bắt ép, và dùng những
mưu mô thủ đọan để truy tố những người công chính.
- Chúng ta hãy ra sức
tìm những của ăn không hư nát: Thiên Chúa, Lời Chúa, Mình Chúa, Ý Chúa, sự thật,
cuộc sống đời sau, công bằng và bác ái… Đừng để những lo lắng và cám dỗ thế
gian làm chúng ta quên đi hay không dám sống cho những giá trị vĩnh cửu này.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Giorgiô, tử đạo, Thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo;
Cv 6, 8-15; Ga: 6, 22-29
LỜI SUY NIỆM: “Vây khi dân chúng thấy
Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi
Caphácnaum tìm người” (Ga 6,24)
Sau khi
Chúa Giêsu làm phép lạ cho đám đông ăn no nê, họ thấy Các tông đồ xuống thuyền
mà không có Chúa Giêsu cùng đi thì họ nghĩ Chúa Giêsu vẫn còn ở với họ, nhưng
khi hỏi ra thì không có Ngài ở cùng họ, nên họ cùng kéo nhau xuống thuyền đi
theo hướng của các tông đồ và họ tin chắc sẽ gặp được Ngài.
Trong đời sống
hoạt động tông đồ giáo dân của mỗi chúng ta phải học với Chúa Giêsu là sau mỗi
lần thành công trong một công việc, cần phải khiêm tốn, đừng để đám đông tâng bốc,
khen ngợi. Chúng ta cần phải ẩn mình, cần phải rời đi nơi khác, đừng bám víu
vào đó rồi chôn mình tại đó. Điểm thứ hai là hãy học kinh nghiệm của đám đông khi
tìm kiếm Chúa Giêsu: Họ đã biết nhìn theo hướng đi các môn đệ của Chúa Giêsu đã
đi và đã tới. Giúp cho chúng ta chắc chắn sẽ gặp được Chúa và sống với Ngài
trong yêu thương và bình an.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 23-04:
Thánh GIORGIÔ
Tử
Đạo (+303)
Thánh Giorgiô chịu chết vì đạo ở Lydda, Palestine có lẽ trước thời
vua Constantinô. Đó là tất cả những gì chúng ta biết chắc về vị thánh thời danh
này. Nhưng lòng tôn kính dành cho Ngài lan rộng cách mau chóng. Người Đông
phương gọi Ngài là vị tử đạo vĩ đại, người Hy lạp mừng kính Ngài, các hiệp sĩ
suy tôn Ngài, nước Anh chọn Ngài làm thánh bổn mạng và lễ kính của Ngài được
coi là lễ nghỉ bắt buộc, tại đây cho tới năm 1778.
Có nhiều sách viết về thánh Giorgio nhưng lại
khác biệt và không liên hệ gì với nhau:
Một tài liệu kể rằng: Thánh nhân sinh ra tại
Cappatocia trong một gia đình quyền quí. Cha Ngài là lương dân, mẹ Ngài là một
Kitô hữu. Khi thân phụ qua đời, Ngài theo người mẹ về Palestine . Sau này, Ngài ôm mộng làm lính chiến.
Diocletianô đã nhận thấy khả năng chiến đấu của Ngài nên dù còn rất trẻ,
Ngài đã được xếp vào hàng sĩ quan cao cấp. Nhưng
khi vị vua này ra sắc chỉ cấm đạo, Giorgiô đã can đảm chỉ trích ông trước hội
nghị về sắc chỉ bất công này. Lời biện hộ làm mủi lòng người nghe, nhưng nhà
vua đã nổi giận và ra lệnh hành hạ thánh nhân, Ông còn cho cột thánh nhân lại
và giam vào ngục tối. Ông còn cho cột thánh nhân vào bánh xe với dao bén và mũi
nhọn mà xoay vòng. Những hình phạt còn nhiều thứ độc dữ như đánh đòn, dầu
sôi...
Tuy nhiên, khi tưởng thánh nhân đã chết, thì một
phép lạ đã chữa lành mọi vết thương. Thấy mọi cực hình đều vô hiệu, nhà vua dịu
giọng mở lời khuyên nhủ. Thánh nhân xin vua cho đến đền thờ. Tưởng thành công,
ông đã triệu tập dân chúng lại và dọn sẵn lễ vật cho Giorgiô dâng kính các ngẫu
thần.
Tại đền thờ, thánh nhân dùng tượng thần Apolô mà
hỏi: - Người có phải là Thiên Chúa để cho chúng tôi dâng lễ vật không ?
Tượng thần bỗng lên tiếng : - Không, tôi không
phải là Thiên Chúa.
Thánh Giorgiô liền làm dấu thánh giá và tượng thần
đổ vỡ tan tành.
Mọi
người run sợ. Nhà vua truyền lệnh chém đầu thánh nhân ngày hôm đó. (Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
23 Tháng Tư
Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục
Một ký giả kia được phép
xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm một bản phóng sự về đời sống của nhân
dân tại đó.
Sau một cuộc hành trình
gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh
ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói
hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng lúc các kiều dân địa
ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy
mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến
khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc
dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng
thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất.
Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để thay vì đưa
thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một
bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ
dày vẫn trống rỗng.
Quá sợ hãi, chàng ký giả
lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên thiên đàng. Ðến nơi cũng
đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn ngon miệng. Quan sát nhân
dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh, tuy đôi tay họ cũng được gắn
chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ cố gắng đưa thức ăn vào miệng
mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang lên những giọng
nói cười vui, thỏa mãn.
Kết thúc bài phóng sự tường
trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết: Ích kỷ và vị tha là
hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.
Kết thúc thời gian sáng
thế, Thiên Chúa phán với hai ông bà nguyên tổ: "Hãy sinh sôi nảy nở và hãy
nên đầy dẫy trên đất. Hãy làm bá chủ nó. Hãy trị trên cá biển và chim trời và mọi
loài sinh vật nhung nhúc trên đất. Này Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ lá sinh
hạt giống có trên mặt đất, và mọi thứ cây có quả sinh hạt giống, chúng sẽ làm
thức ăn cho các ngươi".
Với công trình sáng tạo
và lời chúc phúc trên, Thiên Chúa muốn biến mặt đất thành Vườn Ðịa Ðàng, nhưng
con người đã chia mặt đất thành đông, tây, nam, bắc, thành những nước thống trị
và những nước bị đô hộ, thành những quốc gia giàu và những nước nghèo. Ðó là
chưa kể con người đã và đang biến Vườn Ðịa Ðàng thành địa ngục qua bao nhiêu cuộc
chiến tranh lớn nhỏ mà xét cho cùng cũng chỉ vì tranh giành quyền lợi, tranh
nhau miếng ăn, manh áo. Thật vậy, ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa
ngục và thiên đàng.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 23
Thánh Giorgiô, tử đạo
Thánh Adalberto, Giám mục, tử đạo
Đền thờ của Chúa Thánh Thần
Đức Kitô không đi tìm cái chết! Người tự chấp nhận bị đối xử thật bất công, bị kết án và bị giết chết do sự điên cuồng của con người. Nhưng Người đã vượt qua cái chết, không phải để xóa nó đi, nhưng mở ra con đường cho cuộc sống vĩnh cửu. Như thế cần phải nhắc lại, cái chết thuộc vào số phận trần thế của chúng ta. Nếu xã hội của chúng ta không muốn đón nhận, nhưng chúng ta cũng không bao giờ quên chúng ta là loài phải chết. Viễn cảnh của cái chết không làm chúng ta nản chí, nhưng buộc chúng ta phải sống tích cực hơn và giúp đỡ những ai thất vọng vì cuộc hiện sinh, tìm lại được can đảm. Đức Kitô phục sinh mời gọi chúng ta không gì phải sợ hãi để tái sinh vào đời sống vĩnh cửu, nghịch lại cái chết, đối với Kitô hữu không phải là cuộc sống, nhưng là tái sinh. Một sự tái sinh mà mỗi ngày chúng ta sẵn sàng đón nhận để trẻ trung dù ở bất cứ tuổi nào.
Dù cái chết không làm chúng ta sợ hãi, chúng ta được mời gọi tôn trọng thân xác và chăm sóc “như chúng ta sẽ sống trong nhiều năm nữa". Việc chú trọng đến thân xác là điều cơ bản. Thật vậy, thân xác của chúng ta là "Đền Thờ của Chúa Thánh Thần"
Thánh Giorgiô, tử đạo
Thánh Adalberto, Giám mục, tử đạo
Đền thờ của Chúa Thánh Thần
Đức Kitô không đi tìm cái chết! Người tự chấp nhận bị đối xử thật bất công, bị kết án và bị giết chết do sự điên cuồng của con người. Nhưng Người đã vượt qua cái chết, không phải để xóa nó đi, nhưng mở ra con đường cho cuộc sống vĩnh cửu. Như thế cần phải nhắc lại, cái chết thuộc vào số phận trần thế của chúng ta. Nếu xã hội của chúng ta không muốn đón nhận, nhưng chúng ta cũng không bao giờ quên chúng ta là loài phải chết. Viễn cảnh của cái chết không làm chúng ta nản chí, nhưng buộc chúng ta phải sống tích cực hơn và giúp đỡ những ai thất vọng vì cuộc hiện sinh, tìm lại được can đảm. Đức Kitô phục sinh mời gọi chúng ta không gì phải sợ hãi để tái sinh vào đời sống vĩnh cửu, nghịch lại cái chết, đối với Kitô hữu không phải là cuộc sống, nhưng là tái sinh. Một sự tái sinh mà mỗi ngày chúng ta sẵn sàng đón nhận để trẻ trung dù ở bất cứ tuổi nào.
Dù cái chết không làm chúng ta sợ hãi, chúng ta được mời gọi tôn trọng thân xác và chăm sóc “như chúng ta sẽ sống trong nhiều năm nữa". Việc chú trọng đến thân xác là điều cơ bản. Thật vậy, thân xác của chúng ta là "Đền Thờ của Chúa Thánh Thần"
Linh mục Patrice Gourrier
Thứ Hai 23-4
Thánh George
(c. 304)
gười ta
thường vẽ hình Thánh George đang giết con rồng để cứu thoát một phụ nữ xinh đẹp.
Con rồng tượng trưng cho sự dữ. Người phụ nữ tượng trưng cho chân lý thánh
thiện của Thiên Chúa. Thánh George là vị tử đạo can đảm đã chiến thắng sự dữ.
Cuộc đời
Thánh George thì đầy những huyền thoại đến nỗi thật khó để phân biệt thực hư.
Người ta cho rằng Thánh George xuất thân từ
Lúc bấy
giờ, Diocletian là người ngoại đạo và thù ghét Kitô Giáo. Ông giết bất cứ
Kitô Hữu nào mà ông gặp. Thánh George là một Kitô Hữu can đảm, một người lính
đích thực của Ðức Kitô. Không sợ hãi, ngài đến gặp Hoàng Ðế và nghiêm nghị quở
trách sự tàn ác của ông. Sau đó ngài từ bỏ địa vị trong quân đội La Mã. Vì lý
do đó ngài bị tra tấn bằng mọi cách khủng khiếp nhất và sau cùng bị chém đầu.
(Cuộc tử đạo của thánh George-tranh của Paolo Veronese,1564)
Sự can
đảm và hăng hái tuyên xưng đức tin của Thánh George đã đem lại niềm phấn khởi
cho các Kitô Hữu thời ấy. Nhiều bài hát và bài thơ đã được sáng tác về vị tử
đạo này. Ðặc biệt, các quân nhân là những người sùng kính ngài.
Ngài được
phong thánh năm 494, Ðức Giáo Hoàng Gelasius tuyên xưng ngài là một trong những
người "mà tên tuổi thật xứng đáng để người đời kính trọng, và chứng từ tử
đạo của ngài đáng để dâng lên Thiên Chúa."
Thánh
George được đặt làm quan thầy của nước Anh, Bồ Ðào Nha,
(Tượng đài thánh George tại Tbilisi, Georgia)
Lời
Bàn
Tất cả
chúng ta đều có những "con rồng" để khuất phục. Nó có thể là sự
kiêu ngạo, sự nóng giận, sự lười biếng, sự tham lam, hoặc bất cứ gì khác. Hãy
biết rằng chúng ta chiến đấu những "con rồng" đó với sự trợ giúp của
Thiên Chúa. Và rồi, chúng ta có thể tự hào mình là chiến sĩ đích thực của Ðức
Kitô.
Lời
Trích
"Mỗi
khi nhìn đến đời sống của những người đã trung tín theo Ðức Kitô, chúng ta lại
có thêm một lý do nữa để phấn khởi tìm kiếm Thành Thánh tương lai" (Hiến Chế Tín Lý Về Giáo
Hội, 50)
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét