TAM NHẬT VƯỢT QUA - Thánh lễ TIỆC LY
Xh
12,1-8.11-14 ; Tv 115 ; 1 Cr 11,23-26 ; Ga 13,1-15.
Bài đọc 1 Xh 12,1-8.11-14
1 Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất
Ai-cập : 2 "Tháng
này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. 3 Hãy nói với toàn thể cộng
đồng Ít-ra-en : Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình
mình, mỗi nhà một con. 4 Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người
hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi
người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. 5 Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một
tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. 6 Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể
đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, 7 lấy máu bôi lên khung cửa
những nhà có ăn thịt chiên. 8 Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không
men và rau đắng. 11 Các ngươi phải ăn thế này : lưng thắt gọn, chân đi dép,
tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã : đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. 12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất
Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến
loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập : vì Ta là Đức Chúa. 13 Còn vết máu trên nhà các
ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và
các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập. 14 Các ngươi phải lấy ngày
đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải
mừng ngày lễ này : đó là luật quy định cho đến muôn đời.
Đáp ca Tv
115,12-13.15-16bc.17-18 (Đ. x. 1 Cr 10,16)
Đáp :
Khi nâng chén chúc tụng,
Ta được dự phần vào Máu
Đức Ki-tô.
12 Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ
vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?
13 Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và kêu cầu thánh danh Đức Chúa. Đ.
15 Đối với Chúa thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.
16bc Vâng lạy Chúa, con là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi. Đ.
17 Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.
18 Lời khấn nguyền với Chúa, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người. Đ.
Bài đọc 2 1 Cr
11,23-26
23 Thưa anh em, điều tôi
đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em : trong đêm bị nộp,
Chúa Giê-su cầm lấy bánh, 24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói : "Anh em cầm lấy
mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em ; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để
tưởng nhớ đến Thầy." 25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói : "Đây là chén
Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới ; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy
vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." 26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống
Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.
Tung hô Tin Mừng
Chúa nói : Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em
hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương anh em.
Tin Mừng Ga 13,1-15
1
Trước lễ Vượt
Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa
Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu
thương họ đến cùng.
2
Ma quỷ đã
gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. 3 Đức Giê-su biết rằng :
Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp
trở về cùng Thiên Chúa, 4 nên
trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà
thắt lưng. 5 Rồi Đức Giê-su đổ nước
vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.
6
Vậy, Người
đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người : "Thưa Thầy ! Thầy mà
lại rửa chân cho con sao ?" 7 Đức Giê-su trả lời : "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa
hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu." 8 Ông Phê-rô lại thưa : "Thầy mà rửa chân cho con, không
đời nào con chịu đâu !" Đức Giê-su đáp : "Nếu Thầy không rửa cho anh,
anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy." 9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa : "Vậy, thưa Thầy,
xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa." 10 Đức Giê-su bảo ông :
"Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa ; toàn thân người ấy đã sạch. Về
phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu !" 11 Thật vậy, Người biết ai
sẽ nộp Người, nên mới nói : "Không phải tất cả anh em đều sạch."
12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc
áo vào, về chỗ và nói : "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không
? 13 Anh em gọi Thầy là ' Thầy ', là ' Chúa
', điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. 14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân
cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm
như Thầy đã làm cho anh em.
(bản văn theo UB.Kinh Thanh/HĐGMVN)
Suy Niệm:
Hôm nay toàn thể Giáo Hội bắt
đầu bước vào tam nhật Thánh, tưởng niệm việc Ðức Giêsu thiết lập Giao Ước mới
trong Mình và Máu Thánh Chúa. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể chức Tư Tế và
trao giới răn mới như trăn trối cuối cùng của Ðức Giêsu, trước khi Ngài giã từ
trần thế. Ðức Giêsu đã yêu mến các kẻ thuộc về Ngài còn ở trong thế gian. Ngài
đã yêu họ đến cùng. Tình yêu được diễn tả bằng việc rửa chân môn đệ.
Tình yêu phải như vết dầu
loang lan tỏa tới khắp cả mọi người. Tình yêu càng rộng, cuộc chiến thắng của Ðức
Giêsu càng mau tới giai đoạn hoàn tất.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, trong ngôi vị
Thiên Chúa, nhưng Ngài đã trở nên thấp hèn để cảm thông, chia sẻ với chúng con.
Còn chúng con cùng trong thân phận làm người như nhau, đáng lẽ chúng con phải
biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhưng chúng con thường để cho ganh ghét, hận
thù thắng thế. Ðiều răn mới Chúa truyền cho chúng con: hãy yêu thương. Xin cho
chúng con mau mắn thi hành điều Chúa truyền trong gia đình, trong xóm đạo, nơi
công sở... của chúng con. Ước gì nước Tình Yêu Chúa mau hiển trị. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Rửa Chân Cho Môn Ðệ
Sellahuk là một giáo sư người
Canada; trong một buổi chiều mùa hè, Sellahuk làm việc thiện nguyện với Mẹ
Têrêsa Calcutta để giúp người nghèo Ấn Ðộ. Ngày kia cô được nhờ tắm cho một người
đàn bà đầy ghẻ lở, cô rùng mình ghê tởm việc đó, nhưng rồi cô nhớ lại lời Mẹ
Têrêsa nói: "Khi con đụng chạm đến người nghèo là con đụng chạm đến chính
Chúa Giêsu". Lúc đó Sellahuk vực người đàn bà bằng cặp mắt đức tin và nàng
không còn thấy khó khăn khi tắm rửa cho người đàn bà ghẻ chốc đó nữa. Tôi hiểu
câu đó bằng cặp mắt đức tin như thế nào? Làm thế nào tôi học thấy bằng cặp mắt
đức tin? Helgerl có nói: "Chỉ khi chúng ta thấy Ðấng vô hình, chúng ta sẽ
học làm những chuyện không có thể được".
Anh chị em thân mến!
Giữa nói và làm đôi khi có một khoảng cách không vượt qua được. Nói rằng
mình yêu mến Chúa thì dễ, nhưng khi ta thể hiện cụ thể tình yêu đó thì quả thật
là khó. Nở một nụ cười tha thứ cho một người vừa xúc phạm đến mình, cúi lượm cọng
rác người bạn vừa ném bừa bãi trong lớp học, hay giúp người bị ghẻ lở đầy mình
kia đi tắm, hoặc săn sóc cho một bệnh nhân khó tính. Tất cả đều là những thách
thức với tình yêu và lòng đạo đức đích thực của người đồ đệ Chúa Giêsu.
Thánh Giacôbê đã lưu ý đến các tín hữu của ngài như sau: "Thưa anh em,
nếu ai nói mình có đức tin song không làm việc theo đức tin thì có ích gì
không? Giả như có anh chị em nào không có quần áo mặc và thiếu của ăn hằng ngày
mà nói với người ấy rằng: Hãy đi về bình an, hãy sưởi cho ấm, hãy ăn cho no
nhưng chẳng chịu giúp đỡ những sự cần thiết về phần xác thì nào ích chi. Ðức
tin cũng vậy, đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Geb 2,14-16).
Thánh Giacôbê nhắc đến sự cần
thiết của việc làm cụ thể để minh chứng cho đức tin. Lòng tin phải được thể hiện
qua việc làm. Tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em cũng cần phải
được rõ ràng trong việc làm, nhưng để đạt đến mức độ thực hành thì đức tin đó,
lòng yêu mến đó phải khá mạnh thì mới có thể đủ sức thôi thúc chúng ta rất cần
đến ơn Chúa trơ giúp để có thể đạt đến mức độ siêu nhiên này.
Lạy Chúa, chúng con cần sự
trợ giúp của ân sủng Chúa để được thanh luyện và lớn lên trong đức tin và tình
thương, đặc biệt hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, ngày Chúa thiết lập Bí Tích Tình
Yêu. Xin soi sáng và nâng đỡ chúng con thi hành tốt đẹp mệnh lệnh sống yêu
thương của Chúa. Xin cho mỗi người chúng con biết siêng năng đến với Chúa trong
Bí Tích Thánh Thể để có đủ sức mạnh mà thực hiện những điều đẹp ý Chúa, đó là
thực thi giới luật mến Chúa và yêu thương anh em. Không Thầy chúng con không thể
làm gì được, không nhờ Chúa trợ giúp chúng con không thể sống giới răn của Chúa
như Chúa đã nêu gương cho chúng con.
(Veritas Asia)
Thầy mà rửa chân cho con sao?
NĂM B – 05-04-2012
Ga 13,1-15
Đã từ lâu, cứ mỗi Thứ Năm Tuần Thánh tôi đi lễ và
khi chứng kiến linh mục rửa chân cho các môn đệ, tôi không cầm được nước
mắt. Tôi liên tưởng linh mục chính là Đức Giêsu. Tôi không hiểu ý nghĩa việc
Thiên Chúa lại rửa chân cho các đồ đệ của mình. Và hôm nay, chính Phêrô cũng
không hiểu nên ông đã thốt lên “Thầy
mà lại rửa chân cho con sao?”
Ý nghĩa việc rửa chân
Theo quan niệm của
người Do Thái, việc rửa chân cho người khác là một việc thấp hèn nên chỉ dành
cho người nô lệ ngoại bang, chứ người nô lệ Do Thái cũng không phải làm công việc
này. Rửa chân cho người khác là việc thấp hèn nên việc tự nguyện rửa chân cho
người khác là để tỏ lòng hiếu thảo và một tình yêu cao độ dành cho người được rửa
chân.
Như vậy, việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ cho thấy
rằng Đức Giêsu yêu thương các môn đệ bằng một tình yêu cao độ đến nỗi Người sẵn
sàng hoán đổi vị trí từ Chúa hoá thành người phục vụ, từ Thầy hoá thành trò.
Người sẵn sàng làm nô lệ cho các môn đệ, tức là hạ mình và phục vụ. Các môn đệ
không thể hiểu được một Thiên Chúa lại rửa chân cho môn đệ, nên Phêrô đã thốt
lên: “Thầy mà lại rửa chân cho con
sao? Không khi nào con chịu”. Nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho các
môn đệ: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh
sẽ chẳng được chung phần với Thầy”.
Việc rửa chân là dấu
hiệu ám chỉ đến phép rửa của Đức Giêsu, đồng thời việc rửa chân cũng ám chỉ đến
sự thanh tẩy nhờ cái chết của Đức Giêsu trên thập giá. Vì thế, nếu Đức Giêsu
không rửa chân cho Phêrô thì Phêrô sẽ không được chung phần với Người, tức là
được hưởng phúc trường sinh.
Bài học Đức Giêsu muốn dạy chúng ta
“Thầy đã nêu gương cho anh em, để
anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” Vì yêu thương, Đức Giêsu là Thiên
Chúa, đã cúi xuống rửa chân cho con người, tức là cứu lấy con người. Qua việc rửa
chân, Người mời gọi mỗi chúng ta điều này là chúng ta phải có một lòng yêu
thương anh em cao độ. Chúng ta không thể rửa chân cho anh em như Chúa đã rửa
chân cho môn đệ, nhưng chúng ta rửa chân cho anh em qua hành vi phục vụ anh em.
Bởi vì hành vi phục vụ chính là việc làm của tình yêu.
Hơn nữa, sẽ không
thể được hưởng hạnh phúc Nước Trời nếu cuộc sống trần thế của chúng ta còn thiếu
tinh thần phục vụ anh em. Đức Giêsu không thuyết giáo nhưng Người âm thầm cúi
xuống phục vụ. Hành vi rửa chân là một việc thấp hèn nhất trong các công việc,
vậy mà Thiên Chúa đã đón nhận một cách tự nguyện. Vì thế, việc phục vụ của
chúng ta cũng phải xuất phát từ tình yêu và tinh thần tự nguyện, vô vị lợi.
Đức Giêsu đã cúi xuống
rửa chân cho các môn đệ. Người đã cúi xuống để tẩy rửa những bàn chân tội lỗi của
con người, những bàn chân mang đầy thương tích, những bàn chân lầm đường lạc lối.
Người không trách móc, không kêu ca, nhưng một lòng yêu mến con người nên Người
đã nâng niu từng bàn chân. Thiên Chúa đã cúi xuống đón nhận tội lỗi của con người
và mang lấy tội lỗi của con người, chữa lành cho con người. Thiên Chúa đã cúi
xuống để tha thứ, để cứu vớt cho con người. Vì thế, chúng ta cũng được mời gọi
trở nên những lương y cho anh em mình đó là lòng tha thứ. Tha thứ không phải chỉ
là việc nói lên lời tha thứ cho anh em nhưng còn là hành động cụ thể để nâng đỡ
những người anh em đã xúc phạm đến ta, những người anh em lầm đường lạc lối. Bằng
sự an ủi, động viên, sự khích lệ trước mặc cảm tội lỗi của họ.
Là con cái cha Đa
Minh, chúng ta càng bị thúc bách hơn để yêu thương tha nhân. Noi gương cha
thánh, người đã bán sách quý lấy tiền giúp người nghèo, niềm nở và khoan dung với
người tội lỗi, như với người lạc giáo, để tha thứ và đón nhận sự ăn năn của họ.
Nguyện xin Đức Giêsu Tình Yêu ban cho chúng con sức mạnh tình yêu của Ngài để
chúng con quảng đại phục vụ anh chị em và thứ tha cho anh chị em vì những lỡ lầm
của họ. Amen.
Gợi ý chia sẻ: Tôi
và các anh chị em, chúng ta thử trả lời cho câu hỏi này: “Phần tôi, tôi đã làm
gì cho anh chị em tôi?”
Học viện Đa Minh
(CSTMHĐGDĐM tháng
4.2012)
Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho
anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13,15)
Suy niệm:
Tại một ngôi làng nhỏ
bên Tây Đức, trước năm 1940 là nơi gặp gỡ của các danh họa Âu Châu, nhưng kể từ
thế chiến thứ hai, nó trở thành nhà tù giam giữ những phạm nhân của Đức Quốc
xã, có mặt một Phó tế được phong chức linh mục tại đây. Sau khi chết, ngài để lại
chúc thư "Tình yêu và đền bù". Thế rồi 15 năm sau, nhà tù đó biến
thành Dòng kín Carmel, các nữ tu đến đó để sống cho lý tưởng tình yêu và đền
bù.
Tình yêu chính là ý
nghĩa của Bí tích Thánh Thể. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã quì gối rửa chân
cho các Tông đồ và cũng trong Bữa Tiệc ly Ngài đã thiết lập Bích tích Thánh Thể
cũng như loan báo về cái chết của Ngài. Phêrô đại diện các Tông đồ đã có lý khi
khước từ Chúa Giêsu rửa chân cho ông, vì đây là công việc của tôi tớ trong nhà.
Theo tục lệ người Do Thái, trước khi vào bàn ăn tôi tớ trong nhà phải đi rửa
chân cho khách. Chúa Giêsu đã muốn thực hiện cử chỉ ấy để thực thi chính điều
Ngài đã nói: Con người không đến để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống
làm giá chuộc nhiều người.
Cử chỉ yêu thương mà
Chúa Giêsu đã làm cho các Tông đồ là một quyết tâm sống trọn ý nghĩa yêu thương
của Ngài, cũng như người tôi tớ không sống cho mình mà cho người khác. Nhưng
Ngài chưa lấy làm đủ, Ngài còn biểu lộ tình yêu qua hình ảnh một miếng bánh
trao ban để ở mãi với con người. Bị bẻ ra và tiêu tan, Chúa Giêsu đã sống đến
cùng những đòi hỏi của yêu thương. Thánh Gioan đã tóm gọn cuộc sống Chúa Giêsu
qua câu: "Ngài đã yêu các kẻ thuộc về Ngài và đã yêu đến cùng", nghĩa
là sẵn sàng sống chết cho người mình yêu. Tình yêu đến cùng ấy, Chúa Giêsu đã
thể hiện qua cái chết trên Thập giá, và Ngài còn muốn tái diễn hàng ngày dưới
hình dạng Bánh và Rượu trong bí tích Thánh Thể. Cũng như tôi tớ chỉ sống và chết
cho người khác, chiếc bánh chỉ hiện hữu để được ăn, được hao mòn, được tiêu
tán. Dưới hình thức lương thực, Chúa Giêsu muốn thể hiện tình yêu của Ngài đối
với chúng ta; tiếp nhận Ngài qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta sống bằng chính sự
sống của Ngài, ăn uống Ngài, chúng ta cũng được mời gọi nên giống Ngài và chia
sẻ sự sống của Ngài cho người khác.
Sống và chết cho người
khác, nên một với Ngài là thực hiện sứ mệnh của Ngài tức là phục vụ và phục vụ
cho đến cùng. Sứ mệnh phục vụ ấy Chúa Giêsu truyền lại cho chúng ta qua Bí tích
Truyền chức. Linh mục là người được ủy thác để lặp lại lời của Chúa Giêsu.
"Các con hãy làm việc này, mà nhớ đến Ta". Làm việc này không những
là cử hành Bí tích Thánh Thể để Chúa Giêsu luôn ở mãi giữa nhân loại, mà con
chu toàn sứ mệnh phục vụ của Ngài. Không chỉ riêng Linh mục, nhưng tất cả những
ai nhờ phép rửa được tháp nhập vào sự sống Đức Kitô, nghĩa là mọi kitô hữu
trong lời nói và hành động cũng yêu thương và chết để nhớ đến Ngài. Mỗi cử chỉ
và hành vi bác ái đều là một nghĩa cử tưởng nhớ đến Chúa Giêsu, đều là một tiếp
tục, hay đúng hơn là một hiến lễ được dâng trên bàn thờ.
Tưởng nhớ việc Chúa lập
Bí tích Thánh Thể và truyền chức Linh mục trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta
nhớ đến cách đặc biệt các Linh mục. Xin chúa ban cho các ngài luôn trung thành
với sứ mệnh phục vụ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã để lại cho chúng
con một gia sản quý giá là bài học yêu thương phục vụ. Bài học này chính Chúa
đã làm gương cho chúng con trước. Xin cho nếp sống của chúng con họa lại bức
chân dung của Thầy Chí Thánh ngày càng rõ nét hơn. Xin cho tình yêu Chúa luôn
ngự trị trong tâm hồn chúng con để chúng con cũng biết sống yêu thương và phục
vụ.
(TGP.TpHCM)
05/04/12 THỨ NĂM TUẦN
THÁNH
Ga 13,1-15
Ga 13,1-15
NOI GƯƠNG ĐỨC KITÔ PHỤC
VỤ
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13,14)
Suy niệm: Trong thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh có một nghi thức độc đáo mà chỉ hôm nay mới có: Sau bài giảng là nghi thức diễn lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly. Dù chỉ là nghi thức mang tính minh hoạ nhưng những người được chọn trong vai các tông đồ cũng cảm thấy được đánh động sâu xa vì bài học đầy ấn tượng này khi chính vị chủ tế quì xuống rửa chân cho mình. Chỉ là nghi thức mà đã thế, huống chi là các tông đồ hẳn đã ngỡ ngàng biết bao khi Chúa Giêsu làm thật như vậy! Bài học khiêm nhường phục vụ mà Chúa Giêsu dạy qua việc rửa chân quá rõ ràng không thể nào nhầm lẫn. Mẫu gương sống động như thế, lẽ nào các môn đệ không làm theo như chính Ngài đã căn dặn:“Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”?
Mời Bạn: Khi tham dự và suy niệm cử hành của ngày hôm nay, chúng ta được mời gọi sống như Chúa Giêsu đã sống và nêu gương cho chúng ta. Với Chúa Kitô, yêu thương đồng nghĩa với hiến thân phục vụ anh chị em mình cách khiêm tốn. Bạn đã làm gì để biến bài học yêu thương này trở thành những việc phục vụ cụ thể, trước tiên cho những người thân trong gia đình mình, và tiếp đến cho những người thân cận mà mình tiếp xúc mỗi ngày?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc phục vụ và làm lễ vật dâng Chúa khi tham dự thánh lễ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, cho con luôn sẵn lòng phục vụ tha nhân trong tinh thần vui tươi và khiêm tốn.
“Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13,14)
Suy niệm: Trong thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh có một nghi thức độc đáo mà chỉ hôm nay mới có: Sau bài giảng là nghi thức diễn lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly. Dù chỉ là nghi thức mang tính minh hoạ nhưng những người được chọn trong vai các tông đồ cũng cảm thấy được đánh động sâu xa vì bài học đầy ấn tượng này khi chính vị chủ tế quì xuống rửa chân cho mình. Chỉ là nghi thức mà đã thế, huống chi là các tông đồ hẳn đã ngỡ ngàng biết bao khi Chúa Giêsu làm thật như vậy! Bài học khiêm nhường phục vụ mà Chúa Giêsu dạy qua việc rửa chân quá rõ ràng không thể nào nhầm lẫn. Mẫu gương sống động như thế, lẽ nào các môn đệ không làm theo như chính Ngài đã căn dặn:“Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”?
Mời Bạn: Khi tham dự và suy niệm cử hành của ngày hôm nay, chúng ta được mời gọi sống như Chúa Giêsu đã sống và nêu gương cho chúng ta. Với Chúa Kitô, yêu thương đồng nghĩa với hiến thân phục vụ anh chị em mình cách khiêm tốn. Bạn đã làm gì để biến bài học yêu thương này trở thành những việc phục vụ cụ thể, trước tiên cho những người thân trong gia đình mình, và tiếp đến cho những người thân cận mà mình tiếp xúc mỗi ngày?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc phục vụ và làm lễ vật dâng Chúa khi tham dự thánh lễ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, cho con luôn sẵn lòng phục vụ tha nhân trong tinh thần vui tươi và khiêm tốn.
05 Tháng Tư
Câu chuyện được thuật lại
xảy ra tại vùng Nam Italia, nơi dân chúng không được sung túc cho lắm, so với
những vùng khác. Câu chuyện trên mang tựa đề là : "Chiếc bong bóng bay màu
hồng".
Chiếc bong bóng này là kết
quả của sự góp nhặt và tiết kiệm từng xu của Beppo, một em bé lên tám. Hôm ấy,
trong lúc các trẻ đồng tuổi cắp sách đến trường, Beppo chốn học, chạy nhanh lên
ngọn đồi để thả chiếc bong bóng màu hồng bay lên không trung. Cùng với chiếc
bong bóng, Beppo cẩn thận cột bức thư nó đã nắn nót viết từng chữ như sau:
"Chúa ơi, vài tuần nữa con sẽ có một đứa em. Gia đình con đã có sáu anh
em, nhưng cha mẹ con nghèo lắm. Nhà cửa chật chội và không có đủ giường chiếu,
nên chúng con phải ngủ chung ba đứa một giường. Lần này con không xin gì cho
con, nhưng con xin Chúa cho đứa em sắp sinh của chúng con một ít quần áo và tã,
quần áo xài rồi cũng được. Nhà con ở làng Arcol miền
Nam nước Italia. Con tên là Beppo Sala".
Sau
khi thả chiếc bong bóng hồng mang bức tâm thư lên trời, Beppo đứng ngước mắt
nhìn lên trời mãi đến khi chiếc bong bóng mất hút trong đám mây, nó mới thơ thẩn
đi về nhà.
Những
ngày sau đó là những ngày tháng hồi hộp nhất đời của Beppo. Nhưng nó vẫn tiếp tục
hy vọng và cầu nghuyện. Sáu ngày nặng nề trôi qua, nhưng một buổi kia, lúc đang
chơi với các trẻ khác cùng xóm, Beppo thấy người giao bưu phẩm mang vào nhà một
thùng quà. Nó hồ hởi chạy nhanh về và nghe cha nó đang lớn tiếng cãi vã với
nhân viên bưu điện: "Chắc anh lầm rồi, tôi đâu có quen ai ở thành Rovigo.
vả lại chúng tôi đào đâu ra tiền để mua quà cáp". Người giao bưu phẩm phân
trần: "Món hàng đề tên và địa chỉ nhà ông, nếu không phải gửi cho ông thì
còn gửi cho ai nữa? Ông nhận nhanh lên, tôi còn phải đi giao nhiều món hàng nữa
chứ có phải chỉ có thùng này thôi đâu". Cha của Beppo trả lời: "Thôi
đi ông ơi, nhận hàng không phải của mình để rồi sau đó mang họa, làm gì có tiền
mà bồi thường".
Thấy
câu chuyện dai dẳng, Beppo bạo phổi nói xen vào: "Thì cha cứ mở ra xem thử,
nếu không phải là của mình thì mình gói trả lại".
Thùng
đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh.Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí
ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc
kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên.Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất
là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn
đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt
nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Tuổi
trẻ thường được gọi là tuổi thơ, mà nói đến thơ là nói đến mộng. Trẻ thơ thường
có những mơ ước đơn sơ: mong bắt được nhiều dế, mơ con diều mình đang thả được
bay cao, mong cho mình khéo tay ăn được nhiều đạn trong cuộc chơi bi, mơ đội
banh mình được thắng trong cuộc đá bóng sắp tới. Nhưng đã có những mái đầu xanh
đã bắt đầu lo lắng cho cha mẹ, cho anh chị em như trong trường hợp của em bé mới
lên tám tuổi Beppo.
Theo cha Michel Bonnet,
đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc
trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ emvì hoàn cảnh gia đình hay xã
hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều
hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Cũng theo cha Bonnet, đã
đến lúc các tín hữu phải đọc dòng Phúc Âm mà mọi người đều thuộc nằm lòng,
nhưng với cái nhìn khác: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta, chớ ngăn cản
chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống như chúng".
Và cha Bonnet đề nghị:
câu Phúc Âm trên tạo dịp cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trong những trẻ con bị cưỡng
bách phải làm việc nặng nhọc. Qua các em, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta:
"Hãy đến và theo Ta".
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần Thánh
Bài đọc: Exo 12:1-8, 11-14; I
Cor 11:23-26; Jn 13:1-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Tình yêu Thiên
Chúa: khiêm nhường phục vụ và
yêu thương đến cùng.
Con người thường quan niệm: người có tài năng hay địa vị quan
trọng không thể hạ mình
làm các việc hèn kém; vì nếu làm như thế, người khác nhìn thấy sẽ khinh
thường, và
địa vị của họ sẽ bị giảm đi. Vì thế, nếu
không được người khác nhận ra và trọng dụng tài năng, người có tài sẽ bất mãn
và từ chối
không tham gia; ví dụ, thành viên của HĐMV không được ăn nói trước công chúng,
thành viên của ca đòan khi không được hát solo.
Các Bài Đọc hôm nay mở mắt cho
chúng ta thấy thế nào
là tình yêu và phục vụ của Thiên Chúa. Ngài là Đấng uy quyền dựng nên và điều khiển muôn
lòai, thế mà luôn hạ mình
để phục vụ và yêu thương mọi người, cho dẫu con
người vô ơn và
không xứng đáng với tình
yêu của Ngài. Trong Bài Đọc I, vì quá yêu thương và
muốn giải
thóat người
Do-thái khỏi cảnh nhục nhằn và tủi hổ của kiếp nô lệ, Thiên Chúa đã “cõng dân Do-thái như đại bàng cõng con trên cánh” ra khỏi đất Ai-cập và đưa dân vào Đất Hứa.
Ngài truyền cho dân phải cử hành
Lễ Vượt Qua để tưởng nhớ đến tình
yêu và những việc Ngài
làm. Trong Bài Đọc II, Chúa Giêsu sẵn sàng chịu bẻ nhỏ tấm bánh là thân thể của
Ngài, và hy sinh đến giọt máu
cuối cùng cho các môn đệ để tỏ tình yêu và nuôi sống các ông. Ngài cũng truyền cho các ông năng cử hành Thánh Lễ để dừng quên tình yêu của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ bài học
khiêm nhường và
yêu thương đến cùng bằng
cách rửa chân cho các ông và Ngài cũng dạy: “Vậy, nếu Thầy là
Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân
cho nhau.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lễ Vượt Qua của người Do-thái.
Lễ Vượt Qua là lễ trọng nhất
trong ba lễ trọng của người Do-thái; vì là lễ kỷ niệm ngày Thiên Chúa đã dùng uy quyền của Ngài
để đánh phạt vua
Pharao, đưa dân Do-thái thóat khỏi làm
nô lệ cho Ai-cập, và
dẫn đưa dân vào Đất Hứa:
“Các ngươi phải lấy ngày
đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này:
đó là luật quy định cho
đến muôn đời.” Có
nhiều điều tương xứng với Lễ Vượt Qua mơi của Đức Kitô; nên cần một sự hiểu biết chi tiết về Lễ Vượt Qua của người Do-thái.
1.1/ Con Chiên
Vượt Qua:
Ngày mừng Lễ Vượt Qua là 14
tháng Nissan (tháng tư): “Đức Chúa
phán với ông Moses và ông Aaron trên đất Ai-cập:
Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các
tháng, tháng thứ nhất
trong năm.”
- Mỗi gia đình phải có một con
chiên để ăn mừng Lễ Vượt Qua, và phải có sẵn vào
ngày 10 tháng này: “Ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con.
Nếu nhà ít người, không ăn hết một con,
thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ
theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà
chọn con chiên.”
- Phẩm chất của con chiên đó: “phải toàn vẹn, phải là con đực,
không quá một tuổi. Các
ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó
cho tới ngày mười bốn
tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng
Israel đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu
bôi lên khung cửa những nhà
có ăn thịt chiên.” Còn thịt, sẽ ăn
ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng.
1.2/ Cách ăn Lễ Vượt Qua: Vì dân Do-thái phải ra đi vội vã
và trong đêm tối, nên họ phải chuẩn bị sẵn sàng
mọi sự: “lưng thắt gọn,
chân đi dép, tay cầm gậy.” Vì
vua Pharao từ chối
không để cho dân Do-thái ra đi, nên Thiên Chúa sẽ sát hại tất cả các
con đầu lòng trên đất Ai-cập:
“Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các
con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài
thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập: vì
Ta là Đức Chúa.” Nhà dân Do-thái nào có máu
chiên bôi trên cửa, thiên thần sẽ đi
qua, và không vào tàn sát các con đầu lòng
của họ.
Cuộc đời con
người là một hành trình vượt qua, từ đời này
đến đời sau.
Giống như người Do-thái, chúng ta dễ bị cám dỗ làm nô lệ cho vật chất để bằng
lòng với cuộc sống đời này,
mà quên đi cuộc sống
vĩnh cửu mai sau. Để tránh nguy hiểm này, chúng ta hãy noi gương họ làm hai việc quan trọng:
(1) Luôn chuẩn bị sẵn sàng để lên đường về Nhà Cha bằng
cách: “lưng thắt gọn,
chân đi dép, tay cầm gậy.” Đừng sở hữu quá nhiều của cải,
chúng ta sẽ ngại
ngùng không dám lên đường.
(2) Có máu
chiên bôi sẵn trên cửa: Máu
Chiên chúng ta cần là Máu cực
thánh của Đức Kitô
đã đổ ra. Tham dự Thánh Lễ và rước lễ thường xuyên bảo đảm chúng ta khỏi bị tiêu
diệt muôn đời.
2/ Bài đọc II: Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, anh em loan truyền Chúa đã chịu chết.
Trong Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, Lễ Vượt Qua của Cựu Ước là hình ảnh Lễ Vượt Qua mới của Đức
Kitô: Khi biết giờ Ngài
sắp sửa vượt qua cuộc đời này
để về cùng
Thiên Chúa, Ngài đã yêu thương con người và yêu thương họ đến
cùng; Chúa Giêsu làm cho con người hai việc
chính:
2.1/ Hiến mình làm Chiên Vượt Qua để cứu độ con người: Máu chiên bôi trên cửa của nhà
người
Do-thái có sức mạnh để cứu các
con đầu lòng và súc vật của họ; thịt
chiên có sức mạnh để giúp họ vượt qua Biển Đỏ để vào Đất Hứa. Cũng vậy, Máu
Thánh của Chúa Giêsu đổ ra có sức mạnh để cứu nhân lọai khỏi mọi tội; Mình Thánh giúp con người vượt qua mọi trở ngại của biển đời để vào đất
Thiên Chúa hứa là thiên đàng.
2.2/ Lập Bí-tích Thánh Thể để tiếp tục ở lại với con người: Bữa Tiệc Ly chính là bữa tiệc Vượt Qua. Chúa
Giêsu đã lập Bí-tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly.
(2) Bánh không
men chính là Mình Chúa: Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy
bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà
ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm
để tưởng nhớ đến Thầy.”
(3) Máu của Chiên Vượt Qua chính là Máu Chúa: Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén
Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao
Ước Mới; mỗi khi
uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm
để tưởng nhớ đến Thầy."
Giống như Thiên Chúa truyền cho người Do-thái phải tái diễn Lễ Vượt Qua mỗi năm,
Chúa Giêsu cũng truyền các tín hữu phải cử hành Bữa Tiệc Ly thường xuyên để loan
truyền và hưởng lợi ích
từ cuộc tử nạn của Ngài: “Thật vậy, cho
tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” vì
yêu thương con người.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu khiêm nhường và yêu thương rửa chân cho các môn đệ.
3.1/ Chúa biết tất cả mọi sự sẽ xảy ra và Ngài sửa sọan tất cả:
Thánh sử Gioan tường thuật ba
điều quan trọng
Chúa Giêsu biết rõ trước Cuộc Thương Khó
của Ngài:
(1) Biết giờ của Ngài sắp về với
Thiên Chúa: “Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.”
(2) Biết giờ phải từ biệt các môn đệ: “Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình
còn ở thế gian,
và Người yêu
thương họ đến
cùng.”
(3) Biết giờ cứu độ cho
con người sắp xảy ra:
“Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong
tay Người.”
3.2/ Chúa Giêsu
rửa chân cho các môn đệ: Ba điều biết quan trọng
trên thúc đẩy Chúa Giêsu sẵn sàng tỏ tình
yêu cho các môn đệ qua những việc mà các tông đồ không bao giờ dám nghĩ tới: Trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn
ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân
cho các môn đệ và lấy khăn
thắt lưng mà lau.
- Cuộc đối thọai giữa Chúa
Giêsu và Phêrô: Ông thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân
cho con sao?" Đức Giêsu trả lời:
"Việc Thầy làm,
bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau
này anh sẽ hiểu."
Ông Phêrô lại thưa: "Thầy mà rửa chân
cho con, không đời nào con chịu đâu!"
Phêrô, cũng giống như bao nhiêu con người, ông nghĩ
Chúa Giêsu, là Thầy và là Chúa, không thể hạ mình
làm công việc hèn hạ như vậy. Khi Chúa Giêsu làm như thế, Ngài tự hạ mình xuống như một người đầy tớ.
- Chúa Giêsu cắt nghĩa cho Phêrô: "Nếu Thầy
không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy." Ông Simon Phêrô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con
nữa." Đức
Giêsu bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì
không cần phải rửa nữa;
toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh
em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!" Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói:
"Không phải tất cả anh em đều sạch."
Các nhà chú giải đều nhìn
hành động rửa chân
như là biểu tượng của
Bí-tích Rửa Tội: phải được rửa sạch trước khi tội được tha để chung hưởng hạnh
phúc với Chúa.
3.3/ Chúa Giêsu
cắt nghĩa bài học rửa
chân: Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức
Giêsu mặc áo vào, về chỗ và
nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là
"Thầy," là "Chúa," điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là
Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân
cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”
Rửa chân là công việc của đầy tớ. Chúa
Giêsu làm công việc của đầy tớ để phục vụ các môn đệ. Ngài
dạy các ông không có công việc hèn, nếu các
ông muốn chứng tỏ tình yêu cho Thiên Chúa và cho tha
nhân, hãy làm những công việc đó.
Có một sự tương phản giữa cách
thức suy nghĩ của Thiên Chúa và của con người: khi con người muốn làm lớn, họ tránh làm việc nhỏ. Chúa
Giêsu dạy làm những việc nhỏ để trở thành
lớn. Đây phải là
bí quyết thành công Thiên Chúa muốn dạy con
người: làm
gương sáng trong những việc nhỏ là
cách dạy tốt nhất, vì lời nói
lung lay, gương bày lôi kéo. Nếu các
nhà lãnh đạo và cha mẹ muốn thành công trong việc dạy dỗ, hãy làm gương
sáng cho những người dưới quyền
mình. Cha mẹ sẽ hiếm có cơ hội để chết cho
con, nhưng những việc nhỏ như: nhịn ăn
cho con, săn sóc con khi bệnh tật, đau khổ khi
con buồn tủi, có
hiệu quả tương tự như những việc lớn vậy.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Khi yêu ai,
chúng ta hãy bắt chước Thiên Chúa yêu người đó đến cùng; đừng yêu
nửa chừng rồi bỏ, vì nếu làm như thế,
chúng ta đã không trung thành, và hoang phí những gì
mình đã cố gắng từ đầu. Làm
như thế chúng ta sẽ mất thời giờ và có
thể sẽ phải làm lại từ đầu lần nữa.
- Lãnh đạo bằng yêu
thương và phục vụ, không bằng
truyền lệnh và
đòi được phục vụ, là
cách lãnh đạo hiệu quả nhất. Khi
con người cảm thấy mình
được yêu
thương và chăm sóc, họ sẽ theo nhà lãnh đạo đến
cùng.
- Không có công
việc hèn, chỉ có người hèn. Nếu muốn người khác làm việc đó, mình hãy làm gương thi
hành trước.
Chúng ta hãy cử hành Lễ Vượt Qua và “rửa chân cho anh chị em” thường xuyên để đừng bao giờ quên
thế nào là yêu thương và
phục vụ chân
thành.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
SUY NIỆM
Người biết mình sắp qua đời thường để lại di chúc cho con
cái.
Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh truyền của người sắp ra đi.
Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu :
Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể.
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy.
Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh truyền của người sắp ra đi.
Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu :
Ngài đã rửa chân cho các môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể.
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy.
Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu lộ tình yêu đối với Ngài.
Có nhiều điểm giống nhau nơi việc Rửa chân và lập Bí tích Thánh Thể.
Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận kề cái chết.
Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua.
Vào lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ,
Thầy Giêsu muốn gói ghém trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình.
Cả hai đều tượng trưng cho cái chết tự hạ trên thập giá.
Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở thành tôi tớ phục vụ.
Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ,
thì bây giờ Thầy làm cho trò.
Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn tả qua việc rửa chân.
Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết hy sinh ấy.
Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi.
Rượu trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.
Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận kề cái chết.
Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua.
Vào lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ,
Thầy Giêsu muốn gói ghém trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình.
Cả hai đều tượng trưng cho cái chết tự hạ trên thập giá.
Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở thành tôi tớ phục vụ.
Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ,
thì bây giờ Thầy làm cho trò.
Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn tả qua việc rửa chân.
Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết hy sinh ấy.
Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi.
Rượu trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.
Trong cả hai biến cố Rửa chân và Bí tích Thánh Thể,
Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực.
Tham dự vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân,
hay tham dự bằng cách ăn uống Mình và Máu Ngài.
Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần bởi Thầy Giêsu.
Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những cử chỉ đó.
“Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14).
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19).
Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể
sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực.
Tham dự vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân,
hay tham dự bằng cách ăn uống Mình và Máu Ngài.
Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần bởi Thầy Giêsu.
Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những cử chỉ đó.
“Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14).
“Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19).
Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể
sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa Giêsu.
Muốn ở lại trong tình thương của Thầy Giêsu,
cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10).
Mà “đây là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
Hơn nữa, Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy :
“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi,
và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10).
Mà “đây là lệnh truyền của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).
Hơn nữa, Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy :
“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi,
và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của Tình Yêu theo đúng nghĩa nhất.
Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho tha nhân như Thầy Giêsu.
Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ biết yêu.
Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho tha nhân như Thầy Giêsu.
Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ biết yêu.
LỜI NGUYỆN
Lạy Thầy Giêsu,
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
khi Thầy rửa chân cho các môn đệ
chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng
khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn,
khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ.
Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người.
Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
Lạy Thầy Giêsu,
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy.
Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi.
Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình.
Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải.
Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử.
Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ.
Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy,
chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động.
Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc.
Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con,
để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Ngày 05
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Thánh Vincent Ferré, linh mục
Được mời vào bàn tiệc
Một bàn tiệc dành cho những người thân cận... Giây phút vĩnh cửu nơi tất cả được nói lên và được lắng nghe. Người biết mình sẽ ra đi cho những ngày lễ vĩ đại hơn, cho lễ VƯỢT QUA vĩnh cửu, bằng những con đường khó leo. Người sẽ ra đi, nhưng sẽ không rời bỏ họ. Người sẽ ban cuộc sống của mình; Người tự hiến; Người tự hiến thành của ăn thức uống, trong sự hiện diện vĩnh cửu, để giúp chúng ta đi đường, tấm bánh hiệp nhất. Một tấm bánh duy nhất, Thân Thể Đức Kitô; một thứ rượu duy nhất, Máu Thánh Đức Kitô. Chúng ta được mời đến dự tiệc. Chúng ta được gọi tiến vào sự hiệp nhất trong tình yêu trọn vẹn, chúng ta là Hội Thánh, Thân mình Đức Kitô, hiển thị trước mắt mọi người. "Anh em hãy yêu nhau, như chính Thầy đã yêu anh em!" Người thường lặp lại sứ điệp đơn sơ này, nhưng trước khi ra đi, Người ban cho họ một tấm gương mới: Yêu thương, có nghĩa là ban tặng cuộc sống của chính mình, ban chính Thân mình trong Bí tích Thánh Thể; như thế trước tiên là đặt tình yêu trong mọi hành động của mình, trên con đường khiêm tốn của sự trung tín. "Anh em hãy làm như thế" Là môn đệ của Đức Giêsu Kitô, chúng ta phải rửa chân của anh em chúng ta, có nghĩa là yêu thương họ với trái tim của Thiên Chúa. Chia sẻ lương thực, mỉm cười với những ai đau khổ, nắm tay một người bệnh, thăm viếng người già. “Như Thầy đã làm cho anh em; anh em cũng làm như thế!"
Thánh Vincent Ferré, linh mục
Được mời vào bàn tiệc
Một bàn tiệc dành cho những người thân cận... Giây phút vĩnh cửu nơi tất cả được nói lên và được lắng nghe. Người biết mình sẽ ra đi cho những ngày lễ vĩ đại hơn, cho lễ VƯỢT QUA vĩnh cửu, bằng những con đường khó leo. Người sẽ ra đi, nhưng sẽ không rời bỏ họ. Người sẽ ban cuộc sống của mình; Người tự hiến; Người tự hiến thành của ăn thức uống, trong sự hiện diện vĩnh cửu, để giúp chúng ta đi đường, tấm bánh hiệp nhất. Một tấm bánh duy nhất, Thân Thể Đức Kitô; một thứ rượu duy nhất, Máu Thánh Đức Kitô. Chúng ta được mời đến dự tiệc. Chúng ta được gọi tiến vào sự hiệp nhất trong tình yêu trọn vẹn, chúng ta là Hội Thánh, Thân mình Đức Kitô, hiển thị trước mắt mọi người. "Anh em hãy yêu nhau, như chính Thầy đã yêu anh em!" Người thường lặp lại sứ điệp đơn sơ này, nhưng trước khi ra đi, Người ban cho họ một tấm gương mới: Yêu thương, có nghĩa là ban tặng cuộc sống của chính mình, ban chính Thân mình trong Bí tích Thánh Thể; như thế trước tiên là đặt tình yêu trong mọi hành động của mình, trên con đường khiêm tốn của sự trung tín. "Anh em hãy làm như thế" Là môn đệ của Đức Giêsu Kitô, chúng ta phải rửa chân của anh em chúng ta, có nghĩa là yêu thương họ với trái tim của Thiên Chúa. Chia sẻ lương thực, mỉm cười với những ai đau khổ, nắm tay một người bệnh, thăm viếng người già. “Như Thầy đã làm cho anh em; anh em cũng làm như thế!"
Henri Caro - (Bayard)
Thứ Năm 5-4
Thánh Vinh Sơn Ferrer
(1357 - 1419)
ự phân
hóa trong Giáo Hội ngày nay chỉ là cơn gió nhẹ so với trận cuồng phong đã xé
Giáo Hội ra từng mảnh trong thời Thánh Vinh Sơn Ferrer. Ngài là quan thầy của
những người xây cất vì ngài nổi tiếng đã "xây dựng" và kiên cường
Giáo Hội qua công việc rao giảng, dạy dỗ của ngài.
Sinh ở
Valencia, Tây Ban Nha năm 1357, khi lên 17 tuổi, bất kể sự chống đối của cha
mẹ, ngài gia nhập Dòng Ða Minh trong thành phố gần nơi sinh trưởng. Sau khi
hoàn tất việc học một cách tốt đẹp, ngài được thụ phong linh mục bởi Ðức Hồng
Y Phêrô "de Luna" -- là người đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời ngài.
Với bản
tính hăng say, ngài tận tụy thi hành nhân đức khắc khổ theo quy luật dòng.
Sau khi được thụ phong linh mục không lâu, ngài được chọn làm bề trên tu viện
Ða Minh ở
Cuộc Ðại
Ly Giáo Tây Phương đã chia cắt Kitô Giáo, lúc đầu với hai giáo hoàng, sau đó
là ba giáo hoàng. Ðức Clêmentê ở
Cha
Vinh Sơn được Ðức Bênêđictô triệu về làm việc trong Tòa Ân Giải Tối Cao và là
Trưởng Ðiện Tông Tòa. Nhưng vị giáo hoàng ở
Cha
Vinh Sơn vỡ mộng và lâm bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đã đảm nhận công việc
"rao giảng Ðức Kitô cho thế giới," dù rằng bất cứ sự canh
tân nào trong Giáo Hội thời ấy đều tùy thuộc vào việc hàn gắn sự ly giáo. Là
một người có tài rao giảng và hăng say, Cha Vinh Sơn dành 20 năm sau cùng của
cuộc đời để loan truyền Tin Mừng ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Ðiển, Hòa Lan và
vùng Lombardy, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu sám hối và khuyên nhủ mọi người hãy
lo sợ ngày phán xét. (Ngài có tên là "Thiên Thần của Sự Phán Xét").
Vào những
năm 1408 và 1415, ngài cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục
người bạn cũ của ngài từ chức. Sau cùng, Cha Vinh Sơn phải kết luận rằng Ðức
Bênêđictô không phải là giáo hoàng thật. Mặc dù đang bệnh nặng, Cha Vinh Sơn
đã lên tòa giảng trước một giáo đoàn mà chính Ðức Bênêđictô chủ sự và mạnh mẽ
tố giác người đã tấn phong chức linh mục cho ngài. Từ đó trở đi, Ðức
Bênêđictô bỏ trốn, để lại sau lưng những người trước đây đã hỗ trợ mình.
Cha
Vinh Sơn sống cho đến ngày được chứng kiến sự chấm dứt ly giáo, với việc bầu
cử tân giáo hoàng là Ðức Martin V. Cha từ trần ngày 5 tháng Tư 1419 và được
phong thánh năm 1455.
Lời
Bàn
Sự chia
cắt trong Giáo Hội thời Thánh Vinh Sơn Ferrer quả thật là một tai họa -- 36
năm trường với hai "thủ lãnh." Chúng ta không thể tưởng tượng được
điều gì sẽ xảy ra cho Giáo Hội ngày nay nếu, trong một thời gian dài như vậy,
một nửa theo các giáo hoàng ở Rôma, và một nửa khác theo số giáo hoàng
"chính thức", tỉ như ở
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét