KỲ
MỤC PHẢI LÀ NGƯỜI KHÔNG CHÊ TRÁCH ĐƯỢC!
... Thứ bảy ngày 5-10-2013 tại nhà thờ chính
tòa Đức Bà Paris, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, truyền chức
phó tế vĩnh viễn cho 4 thầy. Xin giới thiệu chứng từ ơn gọi của thầy Jean-Marie Weinachter, 57 tuổi. Thầy lập gia đình với cô Isabelle và cả hai có 3
người con sống tại giáo xứ Saint-Denys du Saint-Sacrement nơi quận III của thủ
đô Paris.
Lần đầu tiên khi người ta nói với tôi về chức phó tế vĩnh viễn tôi trả lời ngay không chút do dự:
- Tuyệt đối tôi không muốn có mặt trên bàn thờ! Tôi đã lập gia đình đã có con cái nên đó không phải là chỗ đứng của tôi! Hơn nữa, mỗi người đều có ơn gọi riêng của mình!
Thế rồi theo dòng thời gian, ơn gọi trở nên rõ ràng cấp bách hơn. Vào một Thánh Lễ Chúa Nhật, vấn đề lại được đặt ra nhưng tôi vẫn cương quyết trả lời: ”Không!” Sau đó khi có dịp bàn luận với một chủng sinh của giáo xứ, chủng sinh bỗng đột ngột hỏi tôi:
- Anh không bao giờ nghĩ đến chức phó tế vĩnh viễn sao?
Lần này thì câu chuyện không thể rơi vào dửng dưng được! Tôi liền dành ra hai ngày đến đan viện các đan sĩ Solesmes để suy tư. Sau đó tôi đến gặp Cha Paul Quinson, Cha Sở giáo xứ. Cha Sở vui mừng nói ngay:
- Anh đến thật đúng lúc! Tôi đang nghĩ đến anh!
Thế là tôi bắt đầu lộ trình học hỏi chuẩn bị tiến đến chức phó tế vĩnh viễn.
Hai năm phân định và huấn luyện giúp tôi hiểu rõ hơn ơn gọi của chức phó tế vĩnh viễn. Đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo và hiền thê tôi giúp tôi rất nhiều trong việc phân định ơn gọi. Thật ra công việc phục vụ của một phó tế vĩnh viễn được cắm chặt trong bí tích hôn phối. Ơn gọi phó tế vĩnh viễn nhắm thẳng vào tôi nhưng nó tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của toàn thể gia đình tôi. Tôi luôn luôn nhắc mình nhớ rằng:
- Tôi không phải Cha Phó, cũng không phải một tín hữu giáo dân thuộc hạng siêu nhân!
Trong cộng đoàn giáo xứ, tôi giữ một nhiệm vụ tương ứng với lãnh vực bác ái. Đối với tôi, trong mọi lãnh vực cuộc sống, đức bác ái phải chiếm chỗ ưu tiên.
... Chứng từ thứ hai của thầy Henri-Olivier Duron 46 tuổi. Thầy lập gia đình với cô Béatrice và cả hai có 5 người con sống tại giáo xứ Saint-Séverin thuộc quận V của thủ đô Paris.
Với tâm tình khiêm tốn và thật ngay thẳng, lần đầu tiên khi người ta đem vấn đề phó tế vĩnh viễn nói với tôi, tôi phản ứng tức khắc:
- Không! Chức phó tế không dành cho tôi!
Tôi cảm thấy rõ ràng mình không được gọi vào chức vụ này. Thế rồi, dần dần chín mùi nơi tôi suy tư:
- Từ chối một đề nghị khi không có lý do chính đáng, là điều không đúng!
Tôi liền tìm hiểu thêm về chức phó tế vĩnh viễn. Sau cùng, với sự đồng ý của Béatrice - hiền thê tôi - tôi quyết định bước vào một năm phân định ơn gọi.
Vợ chồng chúng tôi là hội viên ”Các Nhóm Đức Bà” (Équipes Notre-Dame) và điều động nhiều sinh hoạt trong giáo xứ. Vì thế, các học hỏi trong năm phân định ơn gọi giúp tôi khám phá ra ơn gọi phó tế vĩnh viễn gắn liền với cuộc sống phu thê. Cả hai chúng tôi nhận được ơn hoán cải nội tâm. Chúng tôi may mắn có các vị huấn luyện đồng hành thiêng liêng thật nghiêm túc và được toàn cộng đoàn giáo xứ hỗ trợ bằng lời cầu nguyện.
Tôi cảm nhận rõ ràng bàn tay THIÊN CHÚA dẫn dắt nên tôi đặt trọn niềm tin tưởng nơi Người và sẵn sàng đi đến nơi nào Người dẫn tôi đi.
Đáp lại ơn gọi phó tế vĩnh viễn có nghĩa là phải sống ơn gọi. Chức phó tế vĩnh viễn trước tiên là một hồng ân cho phép tôi sống - nhờ cầu nguyện - điều tôi được kêu gọi. Tôi tin vững chắc nơi sự hỗ trợ của Đức Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp tôi chu toàn đúng đắn sứ vụ phó tế vĩnh viễn bởi lẽ tôi vẫn còn nhiều yếu đuối.
... ”Tôi đã để anh ở lại đảo Cơrêta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt những kỳ mục trong mỗi thành, như tôi đã truyền cho anh. Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của THIÊN CHÚA, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, chừng mực, công chính, thánh thiện, biết tự chủ; người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng giáo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối”(Titô 1,5-9).
(”PARIS NOTRE-DAME, L'Église en mission à Paris”, Journal du Diocèse de Paris, Hebdomadaire, No 1494, 3 Octobre 2013, trang 5-7)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Lần đầu tiên khi người ta nói với tôi về chức phó tế vĩnh viễn tôi trả lời ngay không chút do dự:
- Tuyệt đối tôi không muốn có mặt trên bàn thờ! Tôi đã lập gia đình đã có con cái nên đó không phải là chỗ đứng của tôi! Hơn nữa, mỗi người đều có ơn gọi riêng của mình!
Thế rồi theo dòng thời gian, ơn gọi trở nên rõ ràng cấp bách hơn. Vào một Thánh Lễ Chúa Nhật, vấn đề lại được đặt ra nhưng tôi vẫn cương quyết trả lời: ”Không!” Sau đó khi có dịp bàn luận với một chủng sinh của giáo xứ, chủng sinh bỗng đột ngột hỏi tôi:
- Anh không bao giờ nghĩ đến chức phó tế vĩnh viễn sao?
Lần này thì câu chuyện không thể rơi vào dửng dưng được! Tôi liền dành ra hai ngày đến đan viện các đan sĩ Solesmes để suy tư. Sau đó tôi đến gặp Cha Paul Quinson, Cha Sở giáo xứ. Cha Sở vui mừng nói ngay:
- Anh đến thật đúng lúc! Tôi đang nghĩ đến anh!
Thế là tôi bắt đầu lộ trình học hỏi chuẩn bị tiến đến chức phó tế vĩnh viễn.
Hai năm phân định và huấn luyện giúp tôi hiểu rõ hơn ơn gọi của chức phó tế vĩnh viễn. Đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo và hiền thê tôi giúp tôi rất nhiều trong việc phân định ơn gọi. Thật ra công việc phục vụ của một phó tế vĩnh viễn được cắm chặt trong bí tích hôn phối. Ơn gọi phó tế vĩnh viễn nhắm thẳng vào tôi nhưng nó tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của toàn thể gia đình tôi. Tôi luôn luôn nhắc mình nhớ rằng:
- Tôi không phải Cha Phó, cũng không phải một tín hữu giáo dân thuộc hạng siêu nhân!
Trong cộng đoàn giáo xứ, tôi giữ một nhiệm vụ tương ứng với lãnh vực bác ái. Đối với tôi, trong mọi lãnh vực cuộc sống, đức bác ái phải chiếm chỗ ưu tiên.
... Chứng từ thứ hai của thầy Henri-Olivier Duron 46 tuổi. Thầy lập gia đình với cô Béatrice và cả hai có 5 người con sống tại giáo xứ Saint-Séverin thuộc quận V của thủ đô Paris.
Với tâm tình khiêm tốn và thật ngay thẳng, lần đầu tiên khi người ta đem vấn đề phó tế vĩnh viễn nói với tôi, tôi phản ứng tức khắc:
- Không! Chức phó tế không dành cho tôi!
Tôi cảm thấy rõ ràng mình không được gọi vào chức vụ này. Thế rồi, dần dần chín mùi nơi tôi suy tư:
- Từ chối một đề nghị khi không có lý do chính đáng, là điều không đúng!
Tôi liền tìm hiểu thêm về chức phó tế vĩnh viễn. Sau cùng, với sự đồng ý của Béatrice - hiền thê tôi - tôi quyết định bước vào một năm phân định ơn gọi.
Vợ chồng chúng tôi là hội viên ”Các Nhóm Đức Bà” (Équipes Notre-Dame) và điều động nhiều sinh hoạt trong giáo xứ. Vì thế, các học hỏi trong năm phân định ơn gọi giúp tôi khám phá ra ơn gọi phó tế vĩnh viễn gắn liền với cuộc sống phu thê. Cả hai chúng tôi nhận được ơn hoán cải nội tâm. Chúng tôi may mắn có các vị huấn luyện đồng hành thiêng liêng thật nghiêm túc và được toàn cộng đoàn giáo xứ hỗ trợ bằng lời cầu nguyện.
Tôi cảm nhận rõ ràng bàn tay THIÊN CHÚA dẫn dắt nên tôi đặt trọn niềm tin tưởng nơi Người và sẵn sàng đi đến nơi nào Người dẫn tôi đi.
Đáp lại ơn gọi phó tế vĩnh viễn có nghĩa là phải sống ơn gọi. Chức phó tế vĩnh viễn trước tiên là một hồng ân cho phép tôi sống - nhờ cầu nguyện - điều tôi được kêu gọi. Tôi tin vững chắc nơi sự hỗ trợ của Đức Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ giúp tôi chu toàn đúng đắn sứ vụ phó tế vĩnh viễn bởi lẽ tôi vẫn còn nhiều yếu đuối.
... ”Tôi đã để anh ở lại đảo Cơrêta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt những kỳ mục trong mỗi thành, như tôi đã truyền cho anh. Kỳ mục phải là người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo và không mang tiếng là sống phóng đãng hay bất phục tùng. Thật vậy, giám quản, với tư cách là quản lý của THIÊN CHÚA, phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính, không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn; trái lại, phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, chừng mực, công chính, thánh thiện, biết tự chủ; người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý, để vừa có khả năng dùng giáo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những kẻ chống đối”(Titô 1,5-9).
(”PARIS NOTRE-DAME, L'Église en mission à Paris”, Journal du Diocèse de Paris, Hebdomadaire, No 1494, 3 Octobre 2013, trang 5-7)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét