Đức
Thánh Cha chủ sự lễ tro
ROMA. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu sống mùa
chay qua việc gia tăng cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc giúp đỡ tha nhân.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 5-3-2014, sau cuộc rước thống hối lần đầu tiên ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Avventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có gần HY - trong đó có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, hơn 30 GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, trước tiên ĐTC mời gọi mọi người hãy cởi mở với Thiên Chúa và anh chị em: ”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta. Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Tiếp đến, dựa vào bài Phúc Âm của ngày lễ, ĐTC nhắc nhở các tín hữu hãy sống hành trình thiêng liêng mùa chay bằng việc cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc (Xc Mt 6,1-6.16-18). Ngài nói: ”cả ba điều này bao hàm sự cần thiết này, đó là đừng để mình bị những điều bề ngoài thống trị: điều đáng kể không phải là cái vẻ bề ngoài; giá trị sự sống không tùy thuộc sự ủng hộ của người khác hoặc thành công, nhưng tùy thuộc điều chúng ta có trong nội tâm”.
ĐTC lần lượt giải thích 3 yếu tố: trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”
”Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”
”Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận được cái gì bù lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Sau thánh lễ, tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cạnh thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ cộng đoàn các tu sĩ Đa Minh tại Roma, đặc biệt là các bề trên 8 tu viện tại thủ đô Giáo Hội. (SD 5-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ này trong bài giảng thánh lễ thứ tư lễ tro hôm 5-3-2014, sau cuộc rước thống hối lần đầu tiên ngài chủ sự, đi từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh trên đồi Avventino ở Roma.
Đi trong đoàn rước lúc quá 4 giờ rưỡi với ĐTC, có gần HY - trong đó có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, hơn 30 GM, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, trước tiên ĐTC mời gọi mọi người hãy cởi mở với Thiên Chúa và anh chị em: ”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta. Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.
Tiếp đến, dựa vào bài Phúc Âm của ngày lễ, ĐTC nhắc nhở các tín hữu hãy sống hành trình thiêng liêng mùa chay bằng việc cầu nguyện, chay tịnh và làm phúc (Xc Mt 6,1-6.16-18). Ngài nói: ”cả ba điều này bao hàm sự cần thiết này, đó là đừng để mình bị những điều bề ngoài thống trị: điều đáng kể không phải là cái vẻ bề ngoài; giá trị sự sống không tùy thuộc sự ủng hộ của người khác hoặc thành công, nhưng tùy thuộc điều chúng ta có trong nội tâm”.
ĐTC lần lượt giải thích 3 yếu tố: trước tiên là cầu nguyện, đây là sức mạnh của mỗi Kitô hữu: mùa chay là mùa cầu nguyện khẩn trương, siêng năng hơn, có khả năng đảm trách những nhu cầu của anh em, chuyển cầu trước Thiên Chúa cho bao nhiêu tình trạng nghèo đói và đau khổ.”
”Thứ hai là chay tịnh. Chay tịnh bao gồm việc chọn lựa một lối sống tiết độ, không phung phí, không vứt bỏ. Chay tịnh giúp chúng ta tập luyện tâm hồn quen với những gì là thiết yếu và sự chia sẻ. Đó là dấu chỉ sự ý thức và trách nhiệm trước những bất công, lạm quyền, đặc biệt là đối với những người nghèo hèn bé nhỏ, và là dấu chỉ niềm tín thác chúng ta đặt tới Thiên Chúa và sự quan phòng của Chúa.”
”Sau cùng là làm phúc, nó nói lên sự nhưng không, vì trong khi làm phúc, chúng ta cho một người khác mà không mong nhận được cái gì bù lại. Sự nhưng không phải là một trong những đặc tính của Kitô hữu. Ngày nay, sự nhưng không thường không thuộc về đời sống hằng ngày, vì trong đó người ta mua bán, tính toán, đo lường. Việc làm phúc giúp chúng ta sống sự nhưng không của hồng ân, là sự giải thoát khỏi ám ảnh chiếm hữu, sợ mất điều mình có, nỗi buồn phiền của kẻ không muốn chia sẻ với tha nhân sự sung túc của mình”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu, trong khi 12 LM Đa Minh và Biển Đức bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Sau thánh lễ, tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Đa Minh, cạnh thánh đường, ĐTC đã gặp gỡ cộng đoàn các tu sĩ Đa Minh tại Roma, đặc biệt là các bề trên 8 tu viện tại thủ đô Giáo Hội. (SD 5-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét