09/02/2014
Chúa Nhật 5 Quanh
Năm Năm A
(phần I)
Bài
Ðọc I: Is 58, 7-10
"Sự
sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Này
đây Chúa phán: "Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà
ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy
cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của
ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương của ngươi sẽ lành nhanh chóng; công
lý của ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang của Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi.
Như thế, ngươi gọi, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: "Này Ta
đây". Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu
xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được
vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở
thành như giữa ban ngày".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 111, 4-5. 6-7. 8a và 9
Ðáp: Trong u tối
người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay (c. 4a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Trong u tối, người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ
bi và công chính. Phước đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý
tài sản mình theo đức công bình. - Ðáp.
2)
Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời.
Người không kinh hãi vì nghe tin buồn thảm, lòng người vững vàng cậy trông vào
Chúa. - Ðáp.
3)
Lòng người kiên nghị, người không kinh hãi, người ban phát và bố thí cho những
kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng lên
trong vinh quang. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Cr 2, 1-5
"Tôi
đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài
hùng biện hoặc của sự khôn ngoan; tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật
vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô
chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến
với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ
của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền
năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa
vào quyền năng của Thiên Chúa.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 8, 12
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Ta là ánh sáng thế gian; ai theo Ta sẽ được ánh
sáng ban sự sống". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 5, 13-16
"Các
con là sự Sáng thế gian".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối
đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào
việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.
"Các
con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được.
Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá
đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu
giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi
khen Cha các con trên trời".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Trở
nên ánh sáng
Chúa
dạy chúng ta phải là muối đất và ánh sáng của thế gian. Người bảo chúng ta phải
làm việc lành để ánh sáng của chúng ta rực sáng lên trước mắt mọi người. Tiên
tri Isaia đan cử một số việc lành để thật sự chúng ta là ánh sáng; đang khi
thánh Phaolô khẳng định chính việc người rao giảng Ðức Kitô bị đóng đinh là sự
khôn ngoan soi sáng cho mọi người. Như vậy chủ đề trong Lời Chúa hôm nay là Ánh
Sáng. Và chúng ta phải suy nghĩ về vai trò ánh sáng của mình.
A.
Chúng Ta Là Ánh Sáng Thế Gian
Chúng
ta chỉ là người như mọi người. Hơn nữa xét về nhiều mặt, chúng ta còn thua kém
nhiều người. Chính Chúa đã gọi chúng ta là đàn chiên nhỏ và thánh Phaolô đã có
lần nhìn vào Giáo hội và bảo: anh em chỉ là những gì không không trước mặt thế
gian. Thế mà hôm nay Chúa lại khẳng định chúng ta là muối đất và là ánh sáng của
thế gian; Người muốn chúng ta phải vươn lên, sáng lên ở trước mặt mọi người, chẳng
khác nào thành xây ở trên núi và như đèn đặt trên đế. Dung hòa thế nào được giữa
những quan niệm mâu thuẫn như vậy? Bài giảng trên Núi, đọc ngày Chúa nhật trước,
bảo chúng ta phải khiêm nhường, hiền lành, sẵn sàng chịu khinh bỉ, bắt bớ...
Hôm nay tiếp nối Bài giảng ấy Chúa lại dạy chúng ta phải sáng lên trước mặt mọi
người. Như thế không mâu thuẫn sao? Và phải hiểu thế nào đây?
Chắc
chắn chúng ta không được bỏ mất những kết quả đã thu lượm được trong khi suy
nghĩ về Bài giảng trên Núi. Chúng ta luôn luôn phải có tinh thần khó nghèo. Và
chính tinh thần này phải giúp chúng ta đón nhận Lời Chúa hôm nay.
Trước
hết không nên bỏ qua Lời Chúa dạy: chúng ta là muối đất. Hình ảnh này khiêm tốn
hơn. Nó giúp chúng ta suy nghĩ về câu sau: chúng ta là ánh sáng thế gian. Chữ
"muối đất" đã làm tốn mực của nhiều học giả. Muối ướp đồ ăn hay là
phân muối? Muối thường hay là muối dùng rắc trên các tế vật? Muối ước mặn thì
chắc chẳng bao giờ hóa nhạt được. Phân muối thì có thể hư đi được lắm vì đó là
một hóa chất, không thể để lâu. Dù sao hình ảnh muối đất cũng rất khiêm tốn.
Hơn nữa, đi với câu Chúa phán sau, nó tạo nên một cảm giác đáng sợ. Chúa bảo: nếu
muối nhạt nó sẽ bị ném ra ngoài cho người ta đạp lên. Quả thật, phân muối hư rồi
thì sẽ bị quẳng đi. Nhưng Lời Chúa ở đây gợi lên những câu khác về ngày thẩm
phán: con cái trong nhà sẽ bị hất ra ngoài, tống vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải
khóc lóc nghiến răng. Phải, ở đây cũng như ở nhiều đoạn Tin Mừng khác, Chúa cảnh
cáo chúng ta nếu không sống đầy đủ ơn gọi của mình sẽ bị gạt ra ngoài Nước Trời.
Những ý tưởng này chúng ta không nên quên khi suy nghĩ về vai trò ánh sáng của
mình, vì chính Chúa đã gợi lên, trước khi dạy: "Chúng con là ánh sáng thế
gian".
Tự
nhiên, chúng ta không phải là ánh sáng. Trước kia chúng ta cũng ở nơi tối tăm.
Nhưng dân đi trong tăm tối đã nhìn thấy một ánh sáng lớn. Chính Chúa là Ánh
sáng đã soi dọi chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi tối tăm, đi vào Nước Ánh sáng của
Con yêu dấu Người. Như vậy mọi vẻ sáng ở nơi chúng ta chỉ là thứ vay mượn sao?
Không phải thế. Chúa yêu chúng ta vô ngần, không những đã đưa ta vào Nước sáng
láng để ta được sáng, mà còn cho ta tham dự vào bản tính sáng láng của Người để
thật sự chúng ta trở thành ánh sáng. Chúng ta mang trong mình sự sống của Chúa,
chúng ta mang Ðức Kitô trong mình, chúng ta là Kitô hữu. Như vậy, nhờ phép Rửa
tội, chúng ta thật sự đã trở nên tạo vật mới; chúng ta không còn là con cái của
tối tăm, nhưng đã là con cái sự sáng. Ngày chịu phép Rửa tội, chúng ta được
trao cây nến sáng, thắp từ ngọn nến Phục sinh biểu hiệu của Ðức Kitô sống lại,
để chúng ta đi trong ánh sáng và soi sáng mọi người mọi nơi.
Ðó
là việc Chúa làm cho chúng ta một cách nhưng không, hoàn toàn do lòng thương
xót vô bờ. Nếu có ai tự phụ, thì cũng chỉ được tự phụ trong Chúa. Nhưng tốt
hơn, nên chú tâm tìm hiểu ánh sáng mình đang mang và cố gắng để nó khỏi tắt.
B.
Ánh Sáng Ðó Là Gì?
Như
trên đã nói, bản chất chúng ta không phải là ánh sáng. Các việc chúng ta làm chỉ
là tối tăm. Nhưng nhờ ơn phép Rửa, chúng ta đã trở nên ánh sáng. Ðó là một sự
gì mới ở nơi chúng ta cần được tìm hiểu.
Nói
thật ra, chính sự sống mới mà phép Rửa mang đến cho chúng ta là ánh sáng ở nơi
ta. Ðó là sự sống Thiên Chúa, sự sống của Ðức Kitô phục sinh. Người đồng thời
là sự sống và là sự sáng. Nhưng diễn tả sự sống thần linh và phục sinh ấy như
thế nào để người ta có thể hiểu được? Trực tiếp trình bày sự sống ấy chắc chắn
là khó. Có lẽ dễ hơn nếu ta thử trỏ cho người ta thấy những gì đem lại sự sống
đó cho chúng ta.
Khi
đó chúng ta sẽ thấy chính Lời Chúa mà chúng ta tin đã khiến chúng ta được lãnh
nhận sự sống của Chúa vì: "Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được sống đời đời".
Như vậy, Lời Chúa và đức tin đã đưa chúng ta vào Nước sáng láng của Con Chúa. Lời
Chúa và đức tin đã soi sáng chúng ta và đang hướng dẫn ta đi trong ánh sáng.
Chúng ta là ánh sáng thế gian, khi mang Lời Chúa và đức tin trong mình. Lời
Chúa và đức tin càng sáng và càng sống ở nơi ta, ta càng có khả năng soi sáng
cho người khác. Do đó khi bảo ánh sáng của ta phải sáng lên trước mắt mọi người
và phải đặt lên nơi cao như đèn trên đế, như thành trên núi, Tin Mừng Luca muốn
dạy chúng ta phải suy tôn Lời Chúa, phải sống đức tin, phải đem Lời Chúa vào đời
sống, phải lấy niềm tin mà suy nghĩ cùng hành động. Cá nhân chúng ta có được
vinh dự thì cũng chỉ như cây đèn mang ánh sáng. Cây đèn không chiếu sáng; ánh
sáng mà mọi người được nhờ, phát ra từ ánh sáng trên cây đèn. Chúng ta có thể
nói như Yoan: Người phải tiến lên, tôi phải nhỏ đi, vì Yoan cũng đã được ví như
cây đèn và Ðức Kitô mới là ánh sáng thật đến trong thế gian.
Và
khi đến, không những Người đã trở thành Lời hằng sống ban đức tin, nhưng còn
ban Thịt Máu và chính sự sống Người cho chúng ta. Các Bí tích Người đã lập đều
quy về Thánh Thể đều đem lại sự sống hay gia tăng sự sống và sự sống của Người
là ánh sáng. Thế nên các bí tích chúng ta lãnh nhận thêm sức sáng cho chúng ta.
Phát triển các ơn bí tích là soi sáng thêm cho thế gian. Lễ nghi bí tích nào mà
không huy hoàng? Rửa tội, Thêm sức, Thánh Thể, Hôn nhân, Truyền chức... tất cả
đều được Giáo hội cử hành để làm sáng con người. Và nếu người ta phát triển ơn
bí tích đã lãnh nhận, đời sống nhất định phải đẹp, phải sáng. Sự sáng này không
phát xuất từ con người tín hữu, nhưng từ các bí tích mà họ đã lãnh nhận. Do đó
người ta sẽ ca tụng Cha trên trời hơn là khâm phục người mang ơn.
Và
để vắn tắt, không kể hết mọi yếu tố thần linh chiếu sáng nơi người tín hữu,
chúng ta hãy nói đến điều mà thánh Phaolô gọi là sự khôn ngoan và sức mạnh của
Thiên Chúa. Ðó chính là Thánh giá Chúa Kitô. Sự sống của Thiên Chúa du nhập vào
thế gian và xác thịt, đã tỏ ra mạnh mẽ hơn hết, sáng láng hơn hết ở trong chính
sự chết, khi làm nó nổ tung để chúng ta nhìn thấy sự sống lại. Chính Ðức Kitô
đã coi việc Người bị treo lên Thập giá là đường đưa Người tới vinh quang. Người
tuyên bố sẽ được vinh hiển khi bị treo lên. Ở nơi người tín hữu, Lời Chúa với đức
tin và các ơn bí tích tỏ ra thần diệu một cách đặc biệt trong đau khổ và sự chết.
Các tử đạo tức khắc được vinh quang. Các bậc chân tu dễ được người ta ngưỡng mộ.
Thế nên chúng ta hiểu lời thánh Phaolô "Ước gì tôi đừng có vinh vang nơi một
điều gì trừ phi là nơi Thập giá của Chúa chúng ta" (Ga 6,14). Hay như hôm
nay người nói: tôi không muốn biết gì ngoài Ðức Kitô và là Ðức Kitô bị đóng
đinh Thập giá.
C.
Chiếu Giải Ánh Sáng Ðó
Như
vậy chúng ta không cần nói thêm về thư Phaolô. Chúng ta đã biết ý của Chúa khi
Người dạy: chúng con là ánh sáng thế gian, và ánh sáng của chúng con phải rực
lên trước mắt mọi người. Chúng ta không sợ phải đề cao mình. Ngược lại khi biết
ánh sáng chúng ta đang mang là của Chúa, chúng ta phải có tinh thần khó nghèo để
luôn luôn nhận được thêm và phải có thái độ khiêm nhu kẻo "ánh sáng ấy tắt
đi vì gió kiêu ngạo". Hơn nữa các bài Kinh Thánh hôm nay thúc giục chúng
ta phải làm cho ánh sáng ấy rực lên.
Isaia
đã đề ra một số các việc làm giúp ta thi hành bổn phận trên. Thực ra không phải
Isaia, nhưng là một tác giả vô danh, một tiên tri mà ta không biết, đã sống với
Dân Chúa sau thời lưu vong. Từ Babylon về xây dựng lại Thánh địa, người ta đã tổ
chức lại đời sống tôn giáo, từ việc trùng tu Ðền Thờ đến việc cử hành lễ tế và
tuân thủ Luật pháp. Dân muốn trở nên huy hoàng, cậy dựa vào đạo Chúa. Nhưng kết
quả: đời sống vẫn không tiến bộ và dường như ánh sáng của Yêrusalem cứ tắt dần.
Chính lúc đó, nhà tiên tri xuất hiện. Ông công bố Lời Chúa. Dân muốn sáng lên
trong đêm tối và trở thành ánh sáng cho muôn nước, nhưng tại sao cứ làm những
việc bất công? Không thể lấy các lễ nghi, kinh kệ mà phủ lấp được tội lỗi. Lời
Chúa và đức tin, kinh kệ và các bí tích chỉ rực lên trong đời sống cụ thể của
con người. Tách biệt đời sống đạo đời để chỉ thờ phượng bằng môi miệng và lòng
thì ở xa Chúa, là giả hình, không phải tôn thờ chân thật.
Ðức
Kitô đã cho ta một tiêu chuẩn đơn sơ, sáng tỏ để kiểm điểm việc thờ phượng chân
thật là hãy thờ phượng trong ngôi đền mới, tức thân xác của Người đã sống lại
sau 3 ngày nằm xuống trong mầu nhiệm Tử nạn. Chỉ trong Ðền thờ đó, chúng ta mới
được soi sáng, mới trở nên ánh sáng và mới rực sáng lên trước mắt mọi người. Ði
vào Ngôi đền đó, ở trong Thánh điện ấy, chúng ta phải chấp nhận kết hiệp với mầu
nhiệm Thập giá. Ðọc Thánh Kinh mà không để Lời Chúa trở thành gươm hai lưỡi xé
nát xác thịt, đức tin không thể chiếu sáng nơi chúng ta. Lãnh nhận các bí tích
mà không tham dự vào mầu nhiệm Tử nạn - Phục sinh là làm một nghi lễ bề ngoài
chứ không có ý lãnh nhận sự sống mới của Ðức Kitô phục sinh. Sau cùng sống đạo
mà không đem tinh thần mới mẻ vào đời sống, không đưa mầu nhiệm Thập giá vào
các sinh hoạt, nhưng luôn luôn vị kỷ và trục lợi, thì chỉ khiến người ta lăng nhục
Danh Chúa.
Ðức
Kitô làm Hiển Danh Chúa Cha khi đi vào mầu nhiệm Thập giá; và chính khi ấy cũng
như chỉ khi ấy Ðức Kitô đã được tôn vinh. Ngày nay, đặc biệt trong các thánh lễ,
Người còn mở ra con đường ấy để kêu gọi chúng ta đi vào. Nếu chúng ta chấp nhận
từ bỏ mình, sự sống phục sinh của Người sẽ ùa vào trong chúng ta. Chúng ta sẽ
trở nên con cái sự sáng; đời sống của chúng ta sẽ có khả năng chiếu sáng, khi
trong thực tế chúng ta thực hiện tinh thần Thánh giá: hy sinh dục vọng ích kỷ
và phát triển lòng bác ái phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy tham dự Thánh lễ trong
chiều hướng ấy.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật V Thường
Niên, Năm A
Bài đọc: Isa 58:7-10; 1 Cor
2:1-5; Mt 5:13-16.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy trở nên khí cụ
hữu dụng khi Thiên Chúa dùng tới.
Thiên
Chúa có uy quyền làm mọi sự. Ngài có thể làm cho mọi người trở nên những người
con thánh thiện của Ngài, mà không cần dùng tới công sức của con người; nhưng
Ngài đã không làm như thế. Ngài cho con người được tham gia vào trong công
trình cứu chuộc, bằng cách trở nên những khí cụ Ngài dùng để đưa con người tới
Thiên Chúa, và Ngài kể những gì con người làm cho nhau là làm cho chính Ngài. Một
điều quan trọng con người cần nhận ra: họ không có năng lực đưa con người tới
Thiên Chúa, họ chỉ là khí cụ Thiên Chúa dùng mà thôi. Năng lực đưa con người tới
Thiên Chúa là do hoàn toàn nơi Thiên Chúa, vì Ngài hoạt động từ bên trong con
người. Vì thế, không ai có thể nói mình đưa một người vào đạo hay một tội nhân
trở về với Chúa, mà chỉ là một khí cụ Thiên Chúa dùng mà thôi. Một ví dụ điển
hình là lời thú nhận của Gioan Tẩy Giả: “Tôi chỉ là tiếng kêu trong sa mạc:
“Hãy dọn đường cho ngay thẳng để Ngài tới.””
Các
bài đọc hôm nay muốn làm nổi bật tư tưởng này. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah
sau khi đã đả kích thói ăn chay hình thức, đã giúp dân chúng hiểu ý nghĩa của
việc ăn chay là giúp cho người khác có cơ hội sinh sống; và qua sự giúp đỡ này,
những người được giúp đỡ sẽ nhận ra niềm tin của các tín hữu, để rồi họ cũng nhận
biết và tin vào Thiên Chúa. Trong bài đọc II, thánh Phaolô giải nghĩa tiến
trình một người tin nhận Đức Kitô: Ông chỉ là khí cụ (cái miệng) Thiên Chúa
dùng để nói những gì Ngài muốn nói. Tin Mừng là của Đức Kitô mặc khải cho ông.
Năng lực giúp một người hiểu sự thật và tin vào Đức Kitô là quyền năng của Chúa
Thánh Thần. Trong Phúc Âm, thánh Matthew dùng hai hình ảnh để diễn tả khí cụ
Thiên Chúa dùng nơi các tín hữu để giúp con người nhận ra những việc tốt các
tín hữu làm, và họ tôn vinh Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là chia cơm cho người đói.
1.1/
Thực hành đức bác ái trong lời nói cũng như trong hành động: Ngôn sứ Isaiah
nghiêm khắc đả phá việc chay tịnh hình thức và khoe khoang. Ông giúp dân chúng
nhận ra cốt lõi của việc ăn chay là để cho tha nhân cũng có cơ hội được sống xứng
nhân phẩm của một con người: “Cách ăn chay mà Thiên Chúa ưa thích chẳng phải là
chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy
ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt
nhục?” Đây là ba điều của 7 điều mà Giáo Hội dạy các tín hữu phải làm trong việc
tỏ lòng thương xót tha nhân về phần xác. Ngoài ra, Giáo Hội còn dạy 7 điều
thương tha nhân về phần linh hồn như: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ
mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ khinh dể ta, nhịn kẻ mất
lòng ta, cầu xin cho kẻ sống và kẻ chết.” Trong trình thuật hôm nay, ngôn sứ
Isaiah vắn tắt về việc thương linh hồn như sau: “Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người... làm thoả lòng người bị hạ nhục.”
1.2/
Thiên Chúa sẽ nhận lời khi người thực thi bác ái cầu xin: Tất cả của cải, ơn
thánh hay tài năng mà một người có được để giúp đỡ người khác đều đến từ Thiên
Chúa; nhưng Ngài “kể cho” là giúp đỡ chính Ngài. Những ai chuyên chăm thực thi
đức bác ái, Thiên Chúa tiếp tục ban nhiều của cải, ơn thánh và tài năng để họ
có thể ban phát nhiều hơn nữa, và đền bù mọi tội lỗi nếu họ đã xúc phạm đến
Ngài. Trình thuật của ngôn sứ Isaiah diễn tả hiệu quả của người biết thực thi
bác ái như sau: “Ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của
ngươi chẳng khác nào chính ngọ. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông,
vết thương ngươi sẽ mau lành.
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: "Có Ta đây!"”
Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: "Có Ta đây!"”
2/
Bài đọc II:
Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô.
2.1/
Rao giảng Lời Chúa không bằng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu: Đối phương của
thánh Phaolô tại thành Corintô chỉ trích sau lưng ngài với các tín hữu là không
biết những triết lý cao siêu của triết lý Hy-lạp, là nói năng không hùng biện
hay lợi khẩu như họ... Những lời chỉ trích này chẳng những không làm cho Phaolô
buồn, mà còn giúp chất liệu cho ngài để làm sáng tỏ đạo lý đức tin với các tín
hữu.
Trước
tiên, Phaolô muốn nói: người rao giảng Tin Mừng như ông không rao giảng đạo lý
của mình hay của bất cứ một ai khác, ngoài đạo lý mà Đức Kitô đã mặc khải cho.
Trọng tâm của Tin Mừng là Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thập Giá, tuy bị coi là
điên rồ đối với người Hy-lạp và sỉ nhục đối với người Do-thái; nhưng đó lại là
sức mạnh và uy quyền của Thiên Chúa dùng để đập tan xiềng xích của tội lỗi và
mang ơn cứu độ đến cho con người. Phaolô cũng như bất cứ nhà rao giảng Tin Mừng
nào phải lo lắng, sợ sệt, và run rẩy khi trình bày đạo lý của Đức Kitô; lý do
là phải trình bày sự thực làm sao cho xác thực như Đức Kitô trao phó, chứ không
được lẫn lộn và gây hiểu lầm nơi người nhận. Khi nhà rao giảng làm sai lạc sự
thật của Tin Mừng, ông chắc chắn sẽ phải lãnh nhận hình phạt nơi Thiên Chúa.
2.2/
Đức tin các tín hữu có được hoàn toàn do quyền năng của Thiên Chúa: Phaolô ý thức rất
rõ người rao giảng Tin Mừng chỉ là “cái miệng” Thiên Chúa dùng để loan báo những
gì Ngài muốn nói. Phần đạo lý là của Đức Kitô mặc khải. Làm cho độc giả hiểu biết
sự thật và tin vào Đức Kitô là do quyền năng Thánh Thần của Thiên Chúa. Phaolô
xác tín ông không phải là lý do đức tin của các tín hữu: “Tôi nói, tôi giảng mà
chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của
Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào
lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”
3/
Phúc Âm:
Làm chứng cho Thiên Chúa bằng cuộc sống chứng nhân.
Để
giúp các tín hữu nhận ra vai trò của mình trong chương trình cứu độ, Chúa Giêsu
đưa ra hai hình ảnh rất căn bản và quen thuộc:
3.1/
Muối:
"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó
cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta
chà đạp thôi.”
Từ
ngàn xưa, muối là chất liệu không thể thiếu cho đời sống con người. Muối rất
quí cho người tiền sử: một kí muối bằng một kí vàng. Lương bổng được trả bằng
muối (sal-ary). Sal là tiếng Latin cho muối. Thuế có thể trả bằng muối (1 Mac
10:29, 11:35). Một vài công dụng căn bản của muối:
(1)
Ướp để giữ cho đồ ăn khỏi hư: dưa cải, kim chi, bò khô, nai khô, cá khô...
(2)
Cho hương vị: đồ
ăn ngon đến đâu mà không có muối, cũng trở thành nhạt nhẽo, vô vị.
(3)
Làm chảy tan đá: Rảy
muối trước cửa nhà và các lối đi để ngăn ngừa khỏi đóng đá.
(4)
Khử vi trùng nơi
các vết thương ngoài da, trị ong cắn, ngăn ngừa khoai tây và táo khỏi đổi màu.
(5)
Thử trứng hư:
bỏ trứng vào nước muối, quả nào tươi sẽ chìm xuống, quả nào hư sẽ nổi lên.
(6)
Muối cần cho con người, các động vật và thực vật: săn thú vật nơi có
các thác mặn, bỏ muối dưới gốc cây cho sinh trái ngọt và chữa bệnh. Thiếu muối
hay không có muối, mọi vật sẽ chết hay bệnh tật (1 Kgs 2:20-21).
(8)
Muối cũng dùng để tiêu diệt sự sống (quá nhiều muối): Trong chiến tranh,
sau khi tàn phá thành phố, họ rắc muối để tiêu diệt sự sống (Jdg 9:45,
Carthage).
Trong
Kinh Thánh, hình ảnh của muối tượng trưng cho những điều sau:
(1) muối tượng trưng cho sự không
thay đổi, không hư nát, và trong sạch. Lev 2:13
truyền phải bỏ muối vào các lễ vật ngũ cốc để tượng trưng cho giao ước của
Thiên Chúa (x/c Num 18:19). Giao ước của Thiên Chúa được gọi là giao ước muối
(2 Chr 13:5). Làm phép nước phải cho chút muối vào.
(2) sự thật, Lời Chúa (Col 4:6).
(3) tình yêu, bình an (Mk 9:50).
3.2/
Ánh sáng: “Chính
anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu
được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế,
và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.”
Công
dụng của ánh sáng: Ánh sáng và lửa rất gần nhau, ánh sáng cực mạnh sẽ trở thành
lửa; vì thế những công dụng của lửa cũng có thể áp dụng cho ánh sáng.
(1)
Để soi sáng và đẩy lui bóng tối: Chúa Giêsu là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để soi
sáng thế gian, nhưng thế gian muốn nuốt trửng ánh sáng mà không được.
(2)
Để nấu nướng: Làm
sao con người sống nếu không có lửa để nấu ăn!
(3)
Ban sự sống: Mọi
vật đều cần ánh sáng mặt trời, không có ánh sáng sẽ không có sự sống (hiện tượng
quang học “photo synthesis”: lá cây cần có sự sáng để tăng trưởng). Chúa Giêsu
tự xưng mình là “ánh sáng ban sự sống.” Ngài vừa là ánh sáng vừa là sự sống,
không có Ngài, con người chẳng có ánh sáng mà cũng chẳng có sự sống (Jn 1:4)
(4)
Để sưởi ấm: Ánh
sáng mặt trời sưởi ấm trái đất; nếu không có ánh sáng mặt trời, trái đất sẽ chết
vì lạnh. Bên các sa mạc của Do-thái, ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng
chính.
(5)
Để chữa bệnh: tia
laser dùng để giải phẫu, những tia sáng cực mạnh dùng để đốt cháy các tế bào chết...
(6)
Để tiêu hủy: bom
nguyên tử dùng tốc độ ánh sáng để tạo năng lượng thật lớn để phá hủy, E=mc2.
Ngôn sứ Joel ví Ngày của Đấng Thiên Sai đến như một hỏa lò: vừa có sức thiêu hủy
những kẻ kiêu ngạo và gian ác, vừa có sức chữa lành bệnh cho người công chính.
Mục
đích của việc chiếu sáng là để:
(1) Cho mọi người nhìn thấy vinh
quang Thiên Chúa và ngợi khen Ngài.
(2) Không cho vinh quang cá nhân: Đừng làm việc của
Chúa để tạo vinh quang cá nhân, vì chúng ta đã được lãnh phần thưởng là sự khen
tặng của người đời; Thiên Chúa không phải trả công cho chúng ta nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Con người chỉ là khí cụ Thiên Chúa dùng. Chúng ta đừng bao giờ huyênh hoang
đánh cắp công ơn Thiên Chúa hay kể lể công ơn với người khác.
-
Khi Thiên Chúa dùng tới, chúng ta hãy cố gắng là khí cụ sắc bén, đừng như muối
đã hết vị mặn hay đèn đã hết dầu.
-
Tự Lời Chúa đã có tiềm năng phát triển và hoán cải tâm hồn. Chúng ta không cần
phải trình bày cách văn hoa hay hùng biện, mà chỉ cần trình bày cách xác thực,
chân thành, và đơn giản.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
09/02/14 CHÚA NHẬT TUẦN 5 TN – A
Mt 5,13-16
Mt 5,13-16
MUỐI CHO ĐỜI, ÁNH SÁNG CHO TRẦN
GIAN
“Chính anh em là muối cho đời.
. . Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.”
(Mt 5,13. 14)
Suy niệm: Hình ảnh và tác dụng của muối
và ánh sáng trong Tin Mừng hôm nay thật thích hợp để chúng ta suy nghĩ về
việc Tân Phúc Âm hóa trong gia đình. Nếu muối có mục đích ướp cho đồ ăn khỏi
bị hư hoại và làm cho khẩu vị thêm đậm đà thì “Muối-Tin Mừng” cũng thế. Ai
không có Lời Chúa hướng dẫn cuộc sống sẽ dần xa Thiên Chúa, đức tin sẽ yếu
kém, cũng như không thể lan tỏa sức hấp dẫn của Tin Mừng cho cuộc đời. Ánh
sáng nhằm để soi đường và nếu cuộc sống Kitô hữu không có “Ánh sáng-Lời Chúa”
soi dẫn, cuộc sống sẽ đi vào chỗ tối tăm. Một khi chưa quan tâm đến "Ánh
sáng-Lời Chúa,” người Kitô hữu không thể nào Phúc âm hóa chính bản thân, gia
đình và thế giới này được.
Mời Bạn: Ánh sáng và muối của các Kitô hữu không tự
mình mà có, nhưng được đón nhận và tỏa ra do sự hiện diện của Chúa Kitô trong
tâm hồn mình. Gần “mực” thói đời thế gian, tâm hồn bạn ra đen tối, xấu
xí. Trái lại, gần “đèn” Giêsu, chắc chắn bạn sẽ sáng rạng ngời tinh thần yêu
thương, dấn thân, liên đới, ... của Tin Mừng.
Chia sẻ: Ai thích bóng tối thì ghét
ánh sáng. Ai sống trong ánh sáng thì mới có thể làm cho người khác nhìn thấy
hành động của mình.
Sống Lời Chúa: Để Phúc âm hóa đời sống gia đình, gia đình
tôi sẽ cố gắng đọc, cầu nguyện với Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy
Chúa, công cuộc loan báo Tin Mừng đòi buộc chúng con phải xét lại cách sống
đạo của mình. Xin giúp chúng con quyết tâm theo đuổi, tìm kiếm những điều Chúa
và Hội thánh dạy bảo. Amen.
|
LÀ
MUỐI, LÀ ÁNH SÁNG
Cuộc sống chúng ta phải tỏa sáng, qua bao điều tốt
đẹp, để mọi người nhận ra Thiên Chúa là Nguồn ánh sáng và cất tiếng ngợi ca tôn
vinh.
Suy niệm:
Anh em là muối cho đời:
một định nghĩa tuyệt vời về người Kitô hữu.
Kitô hữu gắn liền với cuộc đời, hòa mình với mọi người,
như muối thấm vào thức ăn,
giữ cho nó khỏi hư và thêm đậm đà.
Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng.
Mặn thuộc về bản chất của muối.
Muối nhạt chẳng đáng gọi là muối, vì chẳng ướp được gì.
Khi đánh mất bản chất của mình,
nó cũng hoàn toàn trở nên vô dụng.
một định nghĩa tuyệt vời về người Kitô hữu.
Kitô hữu gắn liền với cuộc đời, hòa mình với mọi người,
như muối thấm vào thức ăn,
giữ cho nó khỏi hư và thêm đậm đà.
Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng.
Mặn thuộc về bản chất của muối.
Muối nhạt chẳng đáng gọi là muối, vì chẳng ướp được gì.
Khi đánh mất bản chất của mình,
nó cũng hoàn toàn trở nên vô dụng.
Anh em là ánh sáng cho trần gian:
một định nghĩa kinh khủng về người Kitô hữu,
bởi lẽ chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga 1,5).
Chỉ Ðức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga 8,12).
Anh em là ánh sáng vì anh em gần Thầy,
gần đèn thì sáng.
một định nghĩa kinh khủng về người Kitô hữu,
bởi lẽ chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga 1,5).
Chỉ Ðức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga 8,12).
Anh em là ánh sáng vì anh em gần Thầy,
gần đèn thì sáng.
Thế giới hôm nay tiến bộ về khoa học kỹ thuật,
nhưng lại là một thế giới nhạt nhẽo, mất ý nghĩa,
một thế giới tối tăm và vẩn đục.
Chúng ta hay phàn nàn về sự xuống cấp, suy đồi,
nhưng người Kitô hữu ít khi nhìn nhận
phần trách nhiệm của mình trước thực trạng đó.
Vì tôi là muối nhạt nên thế giới này vô vị.
Vì tôi là đèn hết dầu, nên thế giới còn nhiều bóng tối.
Thế giới sẽ mang bộ mặt mới,
nếu chúng tôi sống đúng định nghĩa của Ðức Giêsu.
nhưng lại là một thế giới nhạt nhẽo, mất ý nghĩa,
một thế giới tối tăm và vẩn đục.
Chúng ta hay phàn nàn về sự xuống cấp, suy đồi,
nhưng người Kitô hữu ít khi nhìn nhận
phần trách nhiệm của mình trước thực trạng đó.
Vì tôi là muối nhạt nên thế giới này vô vị.
Vì tôi là đèn hết dầu, nên thế giới còn nhiều bóng tối.
Thế giới sẽ mang bộ mặt mới,
nếu chúng tôi sống đúng định nghĩa của Ðức Giêsu.
Khi hoà mình với đời,
chúng ta có thể trở thành muối nhạt,
ngọn đèn chúng ta có thể bị hết dầu.
Cần được ướp lại bằng vị mặn của Ðức Giêsu,
ngọn đèn cần được nuôi bằng dầu của Người.
Phải liên tục trở lại với Ðức Giêsu
để đừng đánh mất bản sắc Kitô hữu của mình.
Anh em ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian.
chúng ta có thể trở thành muối nhạt,
ngọn đèn chúng ta có thể bị hết dầu.
Cần được ướp lại bằng vị mặn của Ðức Giêsu,
ngọn đèn cần được nuôi bằng dầu của Người.
Phải liên tục trở lại với Ðức Giêsu
để đừng đánh mất bản sắc Kitô hữu của mình.
Anh em ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian.
Vẫn còn nhiều Kitô hữu, có khả năng nhưng lại rụt
rè,
đặt ngọn đèn đời mình dưới thùng.
Họ không dám dấn thân vào đời, vì sợ nguy hiểm,
vì thiếu tự tin vào bản lãnh của mình,
hay vì hiểu sai thế nào là khiêm tốn thực sự.
Cần có nhiều Kitô hữu làm băng video, viết kịch, quay phim.
Cần nhiều người là văn nghệ sĩ, làm nhà nghiên cứu.
Cuộc sống chúng ta phải tỏa sáng, qua bao điều tốt đẹp,
để mọi người nhận ra Thiên Chúa là Nguồn ánh sáng
và cất tiếng ngợi ca tôn vinh.
đặt ngọn đèn đời mình dưới thùng.
Họ không dám dấn thân vào đời, vì sợ nguy hiểm,
vì thiếu tự tin vào bản lãnh của mình,
hay vì hiểu sai thế nào là khiêm tốn thực sự.
Cần có nhiều Kitô hữu làm băng video, viết kịch, quay phim.
Cần nhiều người là văn nghệ sĩ, làm nhà nghiên cứu.
Cuộc sống chúng ta phải tỏa sáng, qua bao điều tốt đẹp,
để mọi người nhận ra Thiên Chúa là Nguồn ánh sáng
và cất tiếng ngợi ca tôn vinh.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu
tạ
ơn Chúa đã cho chúng con
ánh
sáng mặt trời, mặt trăng,
và
ánh sáng từ những nguồn năng lượng trên mặt đất.
Tạ ơn Chúa
vì
Chúa đã gọi chúng con là ánh sáng.
Đó
là vinh dự
và
cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Xin cho chúng con có khả năng đẩy lui bóng tối
của
hận thù và bất công,
của
buồn phiền và thất vọng.
Xin cho chúng con biết giữ gìn ngọn lửa
mà
Chúa đã thắp lên trong lòng chúng con,
và
biết vâng theo những soi sáng của Chúa
qua
từng phút giây của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu,
cuộc
chiến giữa ánh sáng và bóng tối
vẫn
còn tiếp diễn
trên
thế giới và trong lòng chúng con.
Ước gì chúng con
đừng
chỉ lo nguyền rủa bóng tối,
nhưng
can đảm thắp lên những ngọn lửa,
để
cả trái đất ngập tràn ánh sáng Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Thắp
sáng cuộc đời
Khi tìm một bài hát về
thánh Phêrô và Chúa Giêsu, tôi đã gặp được một bài rất ý nghĩa mà trước đó
không hề biết đến. Đó là bài hát có tựa đề: “Con Là Đá”. Người quen thuộc bài
hát “Con Là Đá” này cũng nên tìm đọc qua một bài hát tương tự khác có tựa đề
“Con Không Là Đá”. Bởi một sự tình cờ và với sự tò mò thôi thúc, tôi có dịp
nghe qua bài hát này và kể từ đó tôi cảm thấy rất thích bài hát nói về Phêrô:
“Con Không Là Đá” đó, tác giả đã diễn tả ý nghĩa sâu xa của Lời Chúa Giêsu nói
cho Phêrô: “Con là Đá”.
Qua lời ca của bài hát,
“Con Không Là Đá”, Chúa Giêsu nói với Phêrô, theo ý của tác giả, thì “con chỉ
là Đá khi con nương tựa vào Chúa, sống kết hiệp với Thiên Chúa. Trước mặt Thiên
Chúa, thật sự con chỉ là cát bụi; con chỉ có thể là Đá trên Thiên Chúa là Viên
Đá Thật”.
Kể từ đó, bài hát nói về
Phêrô “Con Không Là Đá” đã thấm nhập vào tâm hồn tôi, và hôm nay, khi đọc lại
bài Phúc Âm thánh Mátthêu (Mt 5,13-19), nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Chúng con là
ánh sáng thế gian”, tôi lại nhớ đến bài hát nói về Phêrô “Con Không Là Đá”. Tôi
có thể chia sẻ với anh chị em rằng, tất cả chúng ta phải là ánh sáng mà Chúa
Giêsu Kitô nói, Ngài là ánh sáng thật đã đến trần gian, đã soi chiếu cho mọi
người và chúng ta chỉ là ánh sáng trong Chúa Kitô là ánh sáng thật.
Chúng ta chỉ là ánh sáng
thế gian trong mức độ khi chúng ta để Chúa Kitô biến đổi cuộc sống mình, để cho
ánh sáng của Chúa biến đổi cuộc đời chúng ta trở thành cuộc đời của Chúa. Lời
Chúa phán: “Chúng con là ánh sáng”, không là một lời khoe khoang để chúng ta
hãnh diện, tự kiêu, nhưng là một mệnh lệnh, một đòi hỏi, mỗi người phải là một
Chúa Kitô khác, hãy sống sự sống của Chúa, hành động như Chúa để trở thành một
Chúa Kitô khác.
Nhân dịp này, chúng ta
tự suy nghĩ lại câu nói chúng ta thường nghe qua: “Tốt đời đẹp đạo”. Người ta
đến với đạo qua hành động, việc làm đời thường của chúng ta, họ muốn nhìn thấy
việc làm tốt của chúng ta để đến với Đạo, để sống theo như lời Chúa nói: “Để
ngợi khen Cha chúng con Đấng ngự trên trời”. Đó là cái nhìn của người ngoài từ
đời đến đạo, và cái nhìn này có thể hiểu lệch lạc đến độ lấy đời làm méo mó đạo
để thỏa mãn yêu cầu không đạo đức của đời. Là người Kitô, chúng ta hãy nhìn từ
một quan niệm mới không phải từ đời đến đạo mà phải bắt đầu từ đạo đến đời. Tôi
muốn nói từ đời sống đạo của mỗi người chúng ta, đời sống như Chúa Kitô đã sống
để rồi chúng ta lan tỏa cho đời. Chúng ta phải là người đồ đệ đích thực của
Chúa, sống đức tin chân chính, sống đức bác ái của Chúa, sống như Chúa sống,
sống sức mạnh của Chúa Thánh Thần và như thánh Phaolô Tông đồ diễn tả trong bài
đọc hai: “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là chính Chúa Kitô sống trong
tôi”.
Thánh Phaolô đã để cho
ánh sáng của Chúa được hiện diện trong cuộc đời của ngài, biến cuộc đời của
ngài trở thành ánh sáng cho muôn dân. Chúng ta cần sống trọn vẹn Tin Mừng của
Chúa, sống như Chúa đã sống, sống sức sống của Chúa, lãnh nhận ánh sáng của
Chúa. Để làm tốt cho đời, chúng ta cần lấy Đạo Chúa mà chúng ta có để làm cho
đời được tươi đẹp, như thế tốt đời mới đẹp đạo của Người, đó là đối với chúng
ta phải tốt đạo để đẹp đời, chúng ta phải sống trọn vẹn đức tin của mình, phải
thực hiện đức bác ái của mình cách hoàn hảo.
Bài đọc thứ nhất từ sách
tiên tri Isaia hôm nay, là một bản kê khai những việc làm tốt mà chúng ta,
những đồ đệ của Chúa cần phải biến đổi để trở thành ánh sáng, để mang ánh sáng
của Chúa đến cho anh chị em. Chúng ta không phải là Ánh Sáng; chúng ta là ánh
sáng thế gian khi nào chúng ta sống kết hợp với Chúa là Ánh Sáng Thật.
Xin Chúa giúp mỗi người
chúng ta được lớn lên, được trưởng thành trong đức tin, được vững mạnh trong
đức ái, để chúng ta sống trọn vẹn đức tin của chúng ta, sống tốt đạo của chúng
ta để chúng ta làm đẹp cho đời.
R.
Veritas
(Trích từ ‘Sống Tin Mừng’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9
THÁNG HAI
Cần Phải Sưu Tầm Và
Gìn Giữ Các Kho Tàng Nghệ Thuật
Trong
nghệ thuật Kitô giáo, tính nguyên tuyền và tinh khôi của kinh nghiệm tôn giáo
đã được diễn tả một cách tuyệt vời qua những tác phẩm vốn có thể được coi là sự
thể hiện rạng rỡ của Thánh Thần. Muôn màu muôn vẻ, những tác phẩm này bộc lộ những
cảm nghiệm và nhận thức về ơn cứu độ của bao tín hữu xuyên qua các thế kỷ cho đến
hôm nay. Chính truyền thống thu thập tất cả những loại hình nghệ thuật đa dạng ấy
và chuyển trao cho mọi thế hệ đức tin và niềm hy vọng của Giáo Hội. Nhờ đó, nó
có thể được đón nhận, được hiểu và được triển khai trong cuộc sống thực tiễn mỗi
ngày của người tín hữu.
Gia
sản phong phú được giữ gìn trong đời sống của dân Thiên Chúa được nghệ thuật biểu
lộ một cách độc đáo đến nỗi qua đó người ta có thể cảm nhận được giá trị của
tâm linh con người, cảm nhận được mối quan hệ sâu thẳm giữa con người và Thiên
Chúa, và cảm nhận được cuộc gặp gỡ với Ngôi Lời nhập thể.
Chính
trái tim và bàn tay thấm đẫm yêu thương của con người – ở giữa muôn vàn khổ lụy
– đã khắc họa nên khuôn mặt của con người trên đường lữ hành trần gian và đã phản
ảnh uy phong khôn tả của Đấng Tạo Hóa. Vì thế, chúng ta nghiêng mình trước những
bức họa và những bức phù điêu mà kho tàng nghệ thuật Kitô giáo chuyển trao cho
chúng ta từ bao thế kỷ.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 09-02
CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN
Is 58, 7-10; 1Cr 2, 1-5; Mt 5, 13-16.
LỜI SUY NIỆM: “Chính anh em là muối cho đời.”
Chúa Giêsu xác định chúng ta là “Muối” cho đời. Muối
theo nghĩa thông thường, nó là gia vị rẻ tiền nhất trong các gia vị, nó phải hòa
tan vừa đủ, mới làm tăng khẩu vị. Người Kitô hữu muốn mình trở thành “Muối” cho
mình và cho đời. Chúng ta cần phải ướp mặn bằng tình yêu của Chúa Giêsu, để sống
yêu thương; ướp mặn bằng Lời Chúa để sống đúng thánh ý của Ngài và ướp mặn bằng
các Bí tích đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, để không đánh mất phẩm chất là người
Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa ví chúng con là muối cho đời. Xin
Chúa cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn được ướp mặn trong tình
yêu của Chúa, cùng các Bí Tích; để khỏi bị loại bỏ vì hư thối.
Mạnh
Phương
09
Tháng Hai
Khi Yêu Trái Ấu
Cũng Tròn
Ignacy
Paderewski là một chính trị gia kiêm nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Balan. Ông
đã từng là chủ tịch Hội Ðồng Nhà Nước năm 1919.
Một
hôm, ông đến thăm một người bạn. Do sự yêu cầu của gia đình người bạn, ông đã
ngồi vào đàn dương cầm để biểu diễn một vài bản nhạc do chính ông sáng tác. Tiếng
đàn vang lên trong cả khu phố. Từ phòng bên cạnh, một người đàn bà đang chăm
chú dọn dẹp và sắp đặt lại trật tự trong nhà. Tiếng đàn du dương của nhà nhạc
sĩ đại tài, thay vì làm vui tai bà, lại làm cho bà khó chịu. Người đàn bà đã nhắc
điện thoại lên yêu cầu người bạn cho nhạc sĩ Paderewski ngưng chơi đàn, vì bà
không chịu nổi tiếng ồn ào. Nhưng người bạn của nhà nhạc sĩ mới giải thích:
"Thưa bà, người đang chơi đàn chính là nhạc sĩ Paderewski đại tài của
chúng ta đó".
Vừa
nghe nhắc đến tên của nhạc sĩ, người đàn bà láng giềng khó tính bỗng đổi giọng
tức khắc. Những âm thanh trước kia bà nghe như tiếng ồn ào, nay được bà đón nhận
như những âm thanh tuyệt mỹ. Người đàn bà bèn gọi điện thoại mời bà con và bạn
bè đến thưởng thức những tấu khúc của Paderewski.
Cũng
một âm thanh, nhưng có lúc người đàn bà nghe như những tiếng ồn ào khó chịu, có
lúc lại được bà đón nhận như khúc nhạc tuyệt mỹ. Ðó cũng là phản ứng thường
tình của chúng ta. Khi chúng ta mang sẵn thành kiến đối với người nào đó, thì
dường như tất cả những gì người đó nói hay làm đều được chúng ta đón nhận một
cách tiêu cực. Yêu nhau thì trái ấu cùng tròn, mà ghét nhau thì cau bảy cũng bổ
ra làm mười. Thái độ của chúng ta đối với người khác tùy thuộc ở cái nhìn của
chúng ta về người đó. Nếu chúng ta chỉ nhìn người đó bằng lăng kính của thành
kiến có sẵn, thì dĩ nhiên, chúng ta không thể yêu thích được bất cứ điều gì người
đó nói hay làm.
Chúa
Giêsu đã không nhìn người bằng thành kiến. Ngài tiếp đón tất cả mọi người. Ngài
làm bạn với mọi người. Ngài ngồi đồng bàn với mọi người. Người biệt phái cũng
có thể đến với Ngài. Ngài không nhìn người với những nhãn hiệu, mà chỉ bằng đôi
mắt của Yêu Thương. Ngài không lắng nghe bằng những tiếng đồn đãi, bằng những định
kiến, mà bằng sự cảm thông. Ngài không đo lường lầm lỗi bằng những thước đo của
công lý mà chỉ xử lý bằng sự tha thứ.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét