BÀI 4
PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH
1. Quyết Định Thực Hành1 Năm
2014 của Giáo phận Cần Thơ là gì?
Là “Tân Phúc-Âm-hóa
Gia đình” 2.
2. Vì sao phải quan
tâm đặc biệt đến việc “Tân Phúc-Âm-hóa gia đình”?
Vì gia đình là “nôi sự
sống và tình yêu3”, là trường học tự nhiên và căn bản4, là Giáo hội tại gia5, nên việc Tân Phúc-Âm-hóa
của Giáo hội phải được bắt đầu từ mỗi gia đình6.
HHH
Chú thích
01/ Quyết Định
Thực Hành: Mỗi
năm, Giáo Phận Cần Thơ chúng ta đều có bản Quyết ĐịnhThực Hành chung, để Cộng đoàn Dân Chúa toàn Giáo
phận, Linh mục, Tu sĩ, Giáo
dân cùng
nhau nỗ lực thực hiện, qua việc học hỏi, cũng như
qua những sinh hoạt, từ cấp Giáo xứ, đến Giáo hạt và Giáo
phận.
02/ “Tân Phúc-Âm-hóa Gia đình”: Đây là Quyết định thực hành:
-
theo định hướng
của Giáo Hội Việt Nam: “Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời
sống gia đình”
(X. Thư Chung HĐGMVN 2013, s.4).
- và
cũng theo hướng chung của Giáo hội toàn cầu: Năm 2014 sẽ diễn ra Thượng Hội
Đồng Giám Mục Thế Giới đặc biệt về Gia Đình.
03/ Gia đình là “nôi sự sống và
tình yêu:
* Gia đình là “nôi sự sống”: vì
là nơi nảy sinh, chăm dưỡng và trưởng thành sự sống làm người và làm con Chúa,
gia đình công giáo được mời gọi đề cao nhân phẩm, chống lại mọi hình thức xúc
phạm đến sự sống và phẩm giá con người, nhất là can đảm nói không với tệ nạn
phá thai và ly dị, đang tàn phá xã hội ngày nay.
* Gia đình là “nôi tình yêu”: Gọi
gia đình công giáo là “nôi tình
yêu”,
là “Cộng đoàn đức ái”, vì qua cuộc sống chung, yêu thương, chung
thủy, thảo kính nơi gia đình, ta cảm nghiệm được Tình Yêu và lòng Trung Thành
của Thiên Chúa, cũng như học tập những kinh nghiệm chung sống, yêu thương, phục
vụ trong xã hội.
04/ Gia đình là trường học tự nhiên và căn bản: vì đây là trường huấn luyện đầu đời, không thể thay
thế được. Nơi đây, con cái được truyền thụ những đức tính nhân bản tự nhiên và
siêu nhiên, là nền tảng cho cuộc sống làm người và làm con Chúa, trong xã hội
và Giáo hội.
- Những đức tính nhân bản tự nhiên, như
thành thật, trung tín, công bình, lễ độ, siêng năng, tiết kiệm, biết thương
cảm, trật tự, quân bình trong phán đoán và đối xử.
- Những đức tính nhân bản siêu nhiên, như
được kể ra trong kinh ‘Cải tội bảy mối có bảy đức’. Có bốn
nhân đức chính là: khôn ngoan, công bình, dũng cảm, tiết độ.
05/ Gia đình là Giáo hội tại gia vì cũng như Giáo hội, gia
đình công giáo phải trở nên cộng đoàn đức tin, đức ái, phượng tự và truyền
giáo.
* Gia
đình là cộng đoàn đức tin: vì gia đình làm nên truyền thống đức tin
gia đình, và truyền thụ đức tin
cho nhau (chính khi thông
truyền đức tin cho con cái, đức tin của cha mẹ được củng cố)...
* Gia
đình là cộng đoàn đức ái (X. Chú thích 03).
* Gia
đình là cộng đoàn phượng tự: vì gia đình công giáo giúp nhau thờ
phượng Thiên Chúa, biến cuộc sống gia đình nên của lễ, qua cầu nguyện sớm tối,
tiếp cận với Lời Chúa, nhất là thánh hóa ngày Chúa Nhật...
* Gia
đình là cộng đoàn truyền giáo: vì nơi gia đình, cha mẹ là những tông đồ đầu tiên truyền
đạt đức tin cho con cái... vì gia
đình là chủng viện đầu tiên vun trồng ơn gọi... vì mỗi gia đình công giáo gương mẫu sẽ nên chứng nhân cho những gia đình khác...(X. Giáo Lý GDKTG, Ban GLGPCT 2008).
* Gương sống
‘Giáo hội tại gia’ của các Thánh tử đạo Việt nam:
- Thánh y sĩ Simon Phan
Đắc Hòa (1774-1840) nhắn nhủ các con: “Cha yêu thương và hằng chăm sóc các
con…nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn. Các con hãy vui lòng vâng ý Chúa…các con
ở lại với mẹ, yêu thương nhau và chăm sóc việc nhà…”.
- Thánh cai đội Phanxicô
Trần Văn Trung (1825-1858) có con gái được phép ở trong tù chăm sóc, nhưng ông
bắt con về nhà, để kịp học giáo lý chung với các bạn trong giáo
xứ.
06/ Việc Tân Phúc-Âm-hóa của Giáo hội phải được bắt
đầu từ mỗi gia đình:
- Như ĐTC Gioan Phaolô II
đã xác định trong Tông huấn về gia đình s.86:
“Tương lai nhân loại sẽ
đến qua gia đình”
- Như Thư Chung Đại Hội
Dân Chúa 2010 cũng viết:
“Phải xem mục vụ gia đình
là hoạt động quan trọng, và nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của
giáo xứ cũng như giáo phận” (s. 43).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét