04/05/2015
Thứ Hai sau Chúa Nhật V
Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 14, 5-17
"Chúng
tôi rao giảng cho các người bỏ các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Trong
những ngày ấy, tại Icônia có phong trào người dân ngoại và người Do-thái cùng
các thủ lãnh của họ định ngược đãi và ném đá Phaolô và Barnaba. Biết thế, hai
ngài trốn sang các thành thuộc Lycaonia là Lystra, Ðerbê và khắp vùng phụ cận,
và rao giảng Tin Mừng ở đó.
Lúc
ấy tại Lystra có người bại chân từ lòng mẹ, anh chỉ ngồi và không hề đi được.
Anh nghe Phaolô giảng dạy. Phaolô chăm chú nhìn anh, thấy anh có lòng tin để được
cứu chữa, nên nói lớn tiếng rằng: "Hãy chỗi dậy và đứng thẳng chân
lên". Anh liền nhảy lên và bước đi. Dân chúng thấy việc Phaolô làm, thì la
to bằng tiếng Lycaonia rằng: "Các vị thần mặc lớp người phàm đã xuống với
chúng ta". Họ gọi Barnaba là thần Giupitê và Phaolô là thần Mercuriô, vì
chính ngài giảng. Thầy sãi thần Giupitê ở ngoại thành, mang bò và vòng hoa đến
trước cửa: ông toan hợp cùng dân tế thần.
Nghe
tin ấy, các tông đồ Barnaba và Phaolô liền xé áo mình ra, xông vào đám dân
chúng mà la lên rằng: "Hỡi các ngươi, các ngươi làm gì thế? Chúng tôi cũng
là loài hay chết, là người như các ngươi, là những kẻ rao giảng cho các người bỏ
các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống, Ðấng tạo thành trời đất, biển
cả và mọi vật trong đó. Trong các thế hệ trước đây, Người đã để mặc cho mọi dân
tộc đi theo đường lối riêng mình; dầu vậy, Người không hề để thiếu sót những dấu
chứng về Người, Người ban phát muôn ơn lành, cho mưa từ trời xuống cho các
ngươi và mùa màng hoa trái, cho các ngươi được no lòng phỉ dạ". Dầu nói thế,
các ngài cũng phải vất vả lắm mới ngăn cản được dân chúng khỏi tế các ngài.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 113B, 1-2. 3-4. 15-16
Ðáp: Lạy Chúa,
không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng (c. 1).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Không phải cho chúng con, lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho
danh Ngài rạng sáng, vì đức từ bi, vì lòng trung tín của Ngài. Tại sao Chúa để
chư dân người ta nói: "Thiên Chúa của bọn này ở đâu?" - Ðáp.
2)
Thiên Chúa chúng tôi ngự trên trời, phàm điều chi Ngài ưng ý, Ngài đã thực thi.
Thần tượng của họ bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay loài người tác tạo. -
Ðáp.
3)
Anh em đã được Chúa ban phúc lành, Chúa là Ðấng đã tạo thành trời đất. Trời là
trời của Chúa, còn đất thì Chúa đã tặng con cái loài người. - Ðáp.
Alleluia:
Cl 3, 1
Alleluia,
alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm
những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. -
Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 14, 21-26
"Ðấng
Phù Trợ mà Cha sẽ sai đến, Người sẽ dạy các con mọi điều".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền
và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy
yêu mến, và Thầy cũng yêu mến và tỏ mình ra cho người ấy".
Ông
Giuđa, không phải Giuđa Iscariô, thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tại sao Thầy
sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?" Chúa Giêsu trả lời:
"Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và
Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời
Thầy. Lời mà các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Ðấng đã
sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Ðấng
Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy
các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các
con".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Thánh Linh Dạy Dỗ Các Con
Một
cuốn sách nọ có kể về một giai thoại trong câu chuyện như sau:
Jonathan
làm được những việc phi thường phần lớn là nhờ vào những gì mà anh hấp thụ được
từ một vị thầy khả kính. Nhưng ngày vị thầy già đã gần đất xa trời đã kề cận,
nên ông cho gọi Jonathan về gặp mặt thầy gấp lần cuối. Vì thế, lòng Jonathan
cũng bừng lên hy vọng là thầy sắp từ giã cõi đời, chắc chắn người sẽ truyền lại
cho anh tất cả các bí quyết mà suốt đời thầy đã cất giữ. Thật là may mắn cho
Jonathan, anh đã về đúng lúc mà vị thầy khả kính đang còn sức để trò truyện
cùng anh.
Tuy
nhiên, lời trăn trối cuối cùng của vị thầy chỉ vỏn vẹn trong mấy chữ: "Hãy
hành động vì lòng mến". Jonathan hơi thất vọng, nhưng về sau mỗi lần hành
động là mỗi lần lời dặn của thầy vang vọng bên tai khiến cho các thành công của
Jonathan càng sáng chói hơn bội phần.
Anh
chị em thân mến!
"Yêu
thương", hai chữ quá quen thuộc đối với mỗi người trong chúng ta. Ai cũng
đã nghe hoặc nói yêu thương, nhưng rồi thực sự đã mấy ai lấy yêu thương làm kim
chỉ nam để thực hiện cho mình. Bởi thế, mà xưa cũng như nay, yêu thương luôn là
vùng đất mở cửa mời gọi con người bước vào.
Chúa
Giêsu cũng thế, trước khi ly biệt các môn đệ, lời nhắn nhủ của Ngài được gói gọn
trong hai chữ "Yêu Thương". Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan gửi đến
cho chúng ta một phần của lời nhắn nhủ ấy mà giờ đây chúng ta cùng suy niệm.
Anh
chị em thân mến!
Chắc
hẳn trong cuộc sống, có lần chúng ta đã tự hỏi: "Tôi đã yêu Chúa thật sự chưa?"
Yêu Ngài, tại sao mỗi buổi sáng tôi cảm thấy nặng nề khi bỏ giấc ngủ để đi tham
dự Thánh Lễ. Sao các chân tôi chẳng hăm hở đến tham dự các buổi cầu nguyện cho
bằng những cuộc vui nhộn nhịp khác. Lỡ mất một dịp đến với Chúa, tôi chẳng tiếc
nuối cho bằng mất đi mấy phút giây hẹn hò. Và ai đã từng yêu gần người mình
yêu, những nhung nhớ, mong ngóng, đợi chờ khi phải xa cách người yêu.
Trong
tình yêu đối với Thiên Chúa, chúng ta đã chẳng có được những tâm tình, những
rung cảm ấy, phải chăng chúng ta đã chẳng thật sự yêu mến Ngài?
Anh
chị em thân mến!
Lời
Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay là một soi sáng cho chúng ta về căn bản của
tình yêu mà mỗi người chúng ta cần phải có đối với Thiên Chúa: "Ai nghe
các giới răn Thầy truyền và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy". Chúa
Giêsu không đòi hỏi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc về tình
cảm. Nếu có được những rung cảm ấy thật quí, chúng là các dấu chỉ cho phép tin
tưởng rằng: chúng ta đang yêu mến Ngài.
Tuy
nhiên, nếu chưa có cũng chẳng nên bận tâm, vì chúng chỉ là những phản ứng trong
cơ thể chứ không phải là điều kiện của tình yêu. Một tình yêu đúng nghĩa đòi buộc
phải tìm đủ mọi cách để làm đẹp lòng người mình yêu, sẵn sàng cho đi tất cả vì
người yêu. Dừng lại tất cả nơi rung cảm phần nào nói lên tâm trạng vị kỷ nơi
con người muốn cho đi nhưng đồng thời lại bù đắp, cái tôi vẫn là tâm điểm của
tình yêu.
Khi
đến trong thế gian, Chúa Giêsu trở nên khuôn mẫu của tình yêu. Cuộc đời của
Ngài là một thể hiện trọn vẹn thánh ý Chúa Cha. Ðối diện với Thập Giá và cái chết,
Chúa Giêsu run sợ chẳng muốn nhận lấy, nhưng xin đừng theo ý Con, một theo ý
Cha. Sau cùng, Ngài đã uống cạn chén đắng để chu toàn trọn vẹn thánh ý Cha.
Hôm
nay, Chúa Giêsu cũng muốn môn đệ của Ngài đi lại con đường Ngài đã đi qua:
"Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy". Giữ lời Chúa Giêsu cũng là yêu
mến Thiên Chúa Cha. Vì lời Ngài là của Cha, Ðấng đã sai Ngài đến trần gian. Lời
dạy của Chúa Giêsu là gì, nếu không phải là gì khác là biết quên mình vì Chúa
và vì anh em, quên đi bản thân bằng cách dành cho Thiên Chúa và tha nhân một chỗ
đứng ưu tiên trong tư tưởng và hành động.
Qua
bài Tin Mừng hôm nay, ước mong rằng mỗi người chúng ta sẽ biết thể hiện tình
yêu bằng lời dạy của thánh Phaolô: "Dù ăn, dù khi uống, dù khi làm việc
gì, anh em hãy làm cho sáng danh Chúa". Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần V PS
Bài đọc: Acts 14:5-18; Jn
14:21-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hoạt động dưới ảnh
hưởng của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Có
một sự khác biệt vô cùng lớn lao giữa tư tưởng và đường lối của Thiên Chúa với
tư tưởng và đường lối của con người. Vì thế, cũng có một sự khác biệt lớn giữa
cách hoạt động của những người dưới ảnh hưởng của Ba Ngôi Thiên Chúa, và những
người hoạt động theo cách thức của người phàm.
Các
Bài Đọc hôm nay muốn nêu bật những khác biệt này. Trong Bài Đọc I, Phaolô, với
sức mạnh của Thánh Thần và nhân danh Đức Kitô, có thể làm cho người bại liệt từ
lúc mới sinh đứng dậy đi lại được. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho các
môn đệ về sự liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và con người: Nếu con người vâng lời
giữ các giới răn của Chúa Giêsu, sẽ được cả Ba Ngôi yêu mến; và người đó sẽ có
cả Ba Ngôi trong người mình.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Các Tông-đồ hăng hái rao giảng Tin Mừng giữa những đe dọa bắt bớ.
1.1/
Phaolô chữa người bại liệt từ lúc mới sinh: Theo lời Chúa Giêsu căn dặn: "Khi người ta
bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác" (Mt 10:23);
Phaolô và Barnabas
bỏ
Iconium lánh sang các thành miền Lycaonia là Lystra, Derbe, và các vùng phụ cận;
khi hai ông biết những người ngoại và những người Do-thái, cùng với các thủ
lãnh của họ, mưu toan làm nhục và ném đá mình. Đi đến đâu, hai ông loan báo Tin
Mừng tới đó.
Tại
Lystra, có một người bại hai chân ngồi đó; anh ta bị què từ khi lọt lòng mẹ,
chưa hề đi được bước nào. Anh nghe ông Phaolô giảng. Ông nhìn thẳng vào anh và
thấy anh có lòng tin để được cứu chữa, thì lớn tiếng nói: "Anh trỗi dậy
đi, hai chân đứng thẳng!" Anh đứng phắt dậy và đi lại được.
1.2/
Hai ông sửa chữa sai lầm của dân chúng sau khi chứng kiến phép lạ: Thấy việc ông
Phaolô làm, đám đông hô lên bằng tiếng Lycaonia: "Thần linh mặc lốt người
phàm đã xuống với chúng ta!" Họ gọi ông Barnabas là thần Zeus, ông Phaolô
là thần Hermes, vì ông là người phát ngôn. Thầy tư tế đền thờ thần Zeus ở ngoại
thành đem bò và vòng hoa đến trước cổng thành, và cùng với đám đông, muốn dâng
lễ tế.
Zeus
và Hermes là hai thần của người Hy-lạp. Zeus được xem như vua của các thần Hy-lạp,
và quan thầy của những người làm nghề trồng cấy. Có lẽ vì lý do này mà Phaolô
muốn nói với dân thành: không phải Zeus ban mưa từ trời và mùa màng; nhưng là
chính Thiên Chúa trong câu 17. Hermes là con của Zeus với Maia; được xem là
quan thầy của những người lữ hành, tội nhân, và gái điếm. Hermes là sứ giả và
đem những sứ điệp của các thần cho con người.
Thấy
phản ứng của họ, Barnabas và Phaolô xé áo mình ra, xông vào đám đông mà kêu
lên: "Hỡi các bạn, các bạn làm gì thế này? Chúng tôi đây cũng chỉ là người
phàm, cùng thân phận với các bạn. Chúng tôi loan Tin Mừng cho các bạn, là hãy bỏ
những cái hão huyền này đi, mà trở lại cùng Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tạo
thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó.
Trong
những thế hệ đã qua, Người để cho muôn dân đi theo đường lối của họ. Tuy vậy
Người không ngừng làm chứng cho mình, khi thi ân giáng phúc, ban mưa từ trời và
mùa màng sung túc cho các bạn, và cho các bạn được no lòng, được an vui."
2/
Phúc Âm:
Mặc khải của Chúa Giêsu về sự liên hệ giữa Chúa Ba Ngôi và con người
2.1/
Liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con: Đây là mối liên hệ lý tưởng để con người bắt chước.
Trong mối liên hệ này, yêu mến và vâng lời không thể tách rời nhau.
-
Yêu mến: Cha yêu Con và Con yêu Cha. Hơn nữa, tình yêu không chỉ giới hạn giữa
Cha-Con; nhưng lan tràn đến nhân loại: khi Chúa Giêsu yêu mến ai, Cha Ngài cũng
yêu mến người ấy.
-
Vâng lời: Con luôn vâng lời Cha bằng cách làm theo những gì Cha muốn.
Mối
liên hệ giữa Chúa Giêsu và con người cũng phải được họa theo mối liên hệ giữa
Chúa Giêsu và Cha của Ngài.
-
Yêu mến: Chúa Giêsu yêu mến ai vâng lời Người. Khi Chúa Giêsu yêu ai, Chúa Cha
sẽ yêu mến người ấy. Cha và Con sẽ đến và ở lại với người ấy. Ngài sẽ tỏ mình
ra cho người ấy.
-
Vâng lời: Ai có và giữ các điều răn của Chúa Giêsu, người ấy mới là kẻ yêu mến
Ngài. Con người vâng lời Chúa Giêsu là vâng lời Chúa Cha, vì Lời con người nghe
không phải là của Chúa Giêsu, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Con.
Ông
Judah, không phải Judah Iscariot, nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, tại sao
Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?" Lý
do là vì thế gian không yêu mến Chúa Giêsu, nên họ không giữ lời Ngài; cho dù
Ngài muốn tỏ mình đi nữa, họ cũng không đón nhận Ngài.
2.2/
Liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần: Chúa Giêsu nói: "Các điều đó, Thầy đã nói với
anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ
sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ
lại mọi điều Thầy đã nói với anh em."
(1)
Chúa Thánh Thần sẽ dạy các tín hữu mọi điều: Những gì còn thiếu nơi Đức Kitô,
Thánh Thần sẽ dạy con người tất cả. Một số điều hiển nhiên chúng ta đã nghe nhiều
trong những ngày vừa qua:
-
Chúa Thánh Thần dùng sự kiện Chúa Phục Sinh để soi sáng cho các môn đệ hiểu biết
những lời Cựu Ước và những lời Chúa Giêsu đã báo trước về Cuộc Khổ Nạn, cái chết,
và sự Phục Sinh của Đức Kitô, để các ông giảng giải cho dân chúng, như trong
Bài Giảng của Phêrô (Acts 3:11-26) và của Phaolô (Acts 13:16-41).
-
Ngài cũng giúp các môn đệ nhận ra sự sai trái của Thượng Hội Đồng và Kế Hoạch Cứu
Độ của Thiên Chúa, để kêu gọi họ ăn năn sám hối trong Hai Bài Giảng này.
-
Ngài giúp các ông nhận ra nhu cầu phải dùng các Phó-tế để cộng tác làm việc
(Acts 6:1-7); cho Dân Ngoại chịu Phép Rửa mà không cần phải cắt bì (Acts
10:44-48), và giúp các ông giải quyết khác biệt như trong trường hợp của Phaolô
(Acts 9:26-30).
(2)
Chúa Thánh Thần sẽ làm cho các môn đệ nhớ lại mọi điều Chúa Giêsu đã nói với họ:
Chúa Giêsu đã dạy các ông rất nhiều điều, nhưng các ông không tiếp nhận được tất
cả. Có những điều các ông quên, Ngài sẽ làm cho các ông nhớ lại. Có những điều
các ông không hiểu, Ngài sẽ làm cho các ông hiểu. Có nhưng điều các ông chưa
tin, Ngài sẽ làm cho các ông tin.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Ba Ngôi Thiên Chúa không hoạt động riêng lẻ; nhưng các Ngài cùng nhau hoạt động
nơi con người. Khi chúng ta có một là có cả ba, khi chúng ta không có một là
cũng không có cả ba.
-
Điều kiện để có Ba Ngôi là vâng lời Chúa Giêsu bằng cách thực thi những gì Ngài
muốn. Khi chúng ta hoạt động trong sự hướng dẫn của Ba Ngôi, kết quả sẽ vô cùng
khác biệt.
-
Yêu mến và vâng lời không thể tách biệt trong mối liên hệ giữa con người và
Chúa Giêsu; nếu chúng ta yêu mến Chúa Giêsu, chúng ta phải vâng giữ các giới
răn của Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
04/05/15 THỨ HAI TUẦN 5
PS
Ga 14,21-26
Ga 14,21-26
Suy niệm: “Khách
đến nhà không gà thì gỏi.” Lòng hiếu khách như vậy thật là tuyệt vời; nhưng dù
thế cũng không thể diễn tả hết tâm tình thắm thiết đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến
khi ông bạn vong niên của mình là cụ Dương Khuê tới thăm: “Bác đến chơi đây, ta với ta.” Tình bạn bằng vai bằng lứa đã thế huống chi là
thân phận con người chúng ta đã được Chúa “đến chơi nhà” và còn “ở lại” với
chúng ta nữa. Thật chẳng khác nào được “rồng đến nhà tôm”! Mà Ngài đâu có đòi
hỏi phải dọn cho Ngài những món ‘đặc sản’ nào ngoại trừ một tình yêu, một tấm
lòng với tấm lòng, một tình bằng hữu giữa “ta với ta”:
chỉ cần “yêu” và “giữ Lời Chúa” là đủ để Ngài kết mối tình thân mật đó rồi.
Mời Bạn: Thân
‘tôm’ chúng ta còn mong được vinh dự và hạnh phúc nào hơn thế nữa không? Bạn đã
chuẩn bị đón Chúa “đến chơi nhà” linh hồn mình thế nào? Bạn đã dọn sạch tâm hồn
mình khỏi những tham lam ích kỷ, những ham mê thú vui bất chính chưa? Bạn đã
làm theo Lời Chúa dạy là tha thứ cho người xúc phạm bạn, là phục vụ người anh
em bé mọn nhất của bạn chưa?
Chia sẻ cảm
nhận của bạn qua lời mẹ Têrêxa Calcutta: “Tôi yêu Đức Giê-su trong mỗi con
người. Đức Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể và trong người nghèo khổ”
(Chia Sẻ, số 18, ngày 15/05/1998, tr. 97).
Sống Lời Chúa: Làm
việc bác ái để dâng lên Chúa Giê-su Thánh Thể mỗi khi bạn tiếp rước Ngài.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.
Yêu mến, đến và ở lại
Nơi nào có Thiên Chúa cư ngụ, nơi đó là thiên
đàng. Khi Cha và Con đến dựng nhà nơi người môn đệ trung tín, tâm hồn người ấy
trở thành thiên đàng.
Suy niệm:
“…Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa
linh hồn.
Linh hồn phải giữ linh hồn,
đến khi gần chết được lên thiên đàng.”
Đó là phần cuối của một bài
đồng dao quen thuộc cách đây mấy chục năm.
Bài hát này đi kèm với trò
chơi thiên đàng hỏa ngục hai bên của trẻ nhỏ.
Thiên đàng là điểm đến tối
hậu của đời người kitô hữu.
Nhưng mô tả thiên đàng lại
là điều vượt sức con người.
Thánh Phaolô đã được nghe
những lời khôn tả ở đó,
nhưng tiếc là ngài không
được phép nói lại (2 Cr 12, 4).
Đức Giêsu đã dùng hình ảnh
bữa tiệc để nói lên bầu khí thiên đàng,
nơi có niềm vui, hạnh phúc
và sự hiệp thông
giữa Thiên Chúa và những
người từ bốn phương thiên hạ (Mt 8, 11).
Nếu coi thiên đàng là nơi con
người được hạnh phúc bên Thiên Chúa,
trong một tương quan tình
yêu, diện đối diện và vĩnh viễn,
thì thiên đàng ấy đã chớm nở
ngay từ đời này rồi.
Khi yêu Thầy Giêsu, người
môn đệ sẽ được Thầy yêu lại.
Hơn nữa, chính Chúa Cha cũng
yêu mến người ấy (c. 21).
Và điều con người không dám
mong sẽ xảy ra sau Phục sinh :
“Cha Thầy và Thầy sẽ đến với
người ấy và sẽ ở lại với người ấy” (c. 23).
Thiên đàng bắt đầu với sự
trao đổi tình yêu qua lại
giữa người môn đệ với Cha và
Con.
Nơi nào có Thiên Chúa cư
ngụ, nơi đó là thiên đàng.
Khi Cha và Con đến dựng nhà
nơi người môn đệ trung tín,
tâm hồn người ấy trở thành
thiên đàng.
Hạnh phúc đã được nếm cảm
trong giây phút hiện tại rồi
trước khi được hưởng trọn
vẹn trong Nước Thiên Chúa.
Nhưng không phải chỉ có sự
hiện diện của Cha và Con,
Người môn đệ còn có Thánh
Thần ở với và ở trong mình (Ga 14, 16-17).
Như Cha đã sai Con, nay Cha
lại sai Thánh Thần (c. 26).
Thánh Thần sẽ là thầy dạy và
là người gợi cho các môn đệ
nhớ lại và hiểu thấu những
gì Đức Giêsu đã làm (x. Ga 2, 22; 12,16).
Vậy nơi tâm hồn người môn
đệ, có sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa.
Một thiên đàng nho nhỏ ngay
ở đời này!
Muốn cho thiên đàng ấy tồn
tại,
cần giữ các điều răn của
Thầy Giêsu với rất nhiều tình yêu.
Hãy yêu bằng hành động hơn
là bằng cảm xúc.
và để cho tình yêu Giêsu chi
phối mọi chi tiết của đời ta.
Cầu nguyện:
Ngài đã xuống tận đáy lòng con,
xin cho con chỉ tập trung
vào tận đáy lòng con.
Ngài là thượng khách của lòng con,
xin cho con bước vào nhà
là chính đáy lòng con.
Ngài chọn cư ngụ trong lòng con,
xin cho con biết ngồi yên
ngay tại đáy lòng con.
Duy Ngài ở lại trong con,
xin cho con biết chìm sâu
xuống tận đáy lòng con.
Duy Ngài hiện diện trong lòng con,
xin cho con biết xóa mình
khi Ngài ở bên con.
Khi con đã gặp Ngài,
không còn con và Ngài nữa.
Con
chẳng là gì cả,
và Ngài
là tất cả.
(Theo Swami Abhisiktananda)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4
THÁNG NĂM
Một
Nơi Chốn An Toàn Và Thảnh Thơi
Đức
Kitô tuyên bố Người không chỉ là “mục tử” mà còn là “cửa” cho chiên ra vào nữa
(cf. Ga 10, 7). Như vậy, Người sử dụng hai ẩn dụ khác nhau có sức diễn tả đặc
biệt. Hình ảnh “người mục tử” tương phản với hình ảnh “kẻ làm thuê”. Hình ảnh
“mục tử” khắc họa rõ rệt mối quan tâm sâu sắc của Đức Kitô đối với đàn chiên của
Người, quan tâm đến độ Người đã thí mạng mình để cứu độ chúng ta: “Mục tử tốt
lành hy sinh mạng sống mình cho chiên” (Ga 10, 11). Thư Ê-phê-sô cũng trình bày
tương tự: “Đức Kitô đã yêu mến Giáo Hội. Người đã hiến mình cho Giáo Hội” (Ep
5, 25). Việc của chúng ta là phải nhận hiểu ra rằng Người là Chúa duy nhất của
mình và đi theo “tiếng của Người” (Ga 10, 4), chứ không ngây ngô trao thân gửi
phận cho kẻ làm thuê – vì kẻ làm thuê rốt cục chỉ quan tâm đến tiền lương của
mình, “không lo lắng đến đàn chiên” (Ga 10, 13).
Suy
tư này soi sáng cho chúng ta hiểu ẩn dụ kia – ẩn dụ “cửa” hay “cổng cho chiên
ra vào”. Đức Giêsu nói: “Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu; người ấy sẽ ra vào
và gặp được đồng cỏ” (Ga 10, 9). Người mục tử dẫn chúng ta đến chỗ an toàn và
nghỉ ngơi. Chúng ta có thể vào qua cửa ra vào và gặp được sự an toàn và thư
thái ấy.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
04 - 5
Cv
14, 5-18; Ga 14, 21-26.
LỜI
SUY NIỆM: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ
yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến
người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.
Chúa
Giêsu đang mời gọi mỗi người chúng ta yêu mến Người; Nếu ai yêu mến Người thì
phải sống trọn giới răn của Người là: Tôn thờ Thiên Chúa với sự yêu thương và
phục vụ con người, đặc biệt đối với người nghèo, người bị loại bỏ, người tội lỗi;
như Người đã sống. Người mời gọi con người với ân sủng của Người. Qua bao thế hệ;
những ai hưởng ứng lời mời gọi của Người, đều được mọi thành phần trong nhân loại
biết đến và khâm phục, ca ngợi và tôn vinh; điển hình là Mẹ Tê-rê-xa Calcutta.
Lạy
Chúa Giêsu. Giới răn yêu thương và phục vụ, ai cũng muốn, và khâm phục; nhưng mỗi
khi thực hiện thì có rất nhiều sự cản trở, do so tính. Xin Chúa thương đến mọi
thành viên trong gia đình chúng con, được ơn mỗi lúc như vậy nhớ đến câu Kinh
Thánh này: vì yêu mến Chúa.
Mạnh
Phương
04
Tháng Năm
Xin Chúa Tha Thứ
Cho Tôi
Sau
thời cách mạng Pháp, trước cửa một nhà thờ tại Balê, người ta thường thấy một
người hành khất với một dáng vẻ lạ thường. Xuyên qua lớp áo rách rưới, ai cũng
có thể nhìn thấy trên vòng cổ của người ăn xin một cây thánh giá nhỏ bằng vàng.
Người
khách quen thuộc nhất của người xấu số này là một vị linh mục trẻ. Vị linh mục
thường đến dâng thánh lễ tại nhà thờ này. Mỗi lần ra khỏi nhà thờ, ông không
quên hỏi han và giúp đỡ người hành khất.
Ngày
nọ, vị linh mục trẻ không còn thấy người ăn xin lảng vảng trước cửa nhà thờ nữa.
Lần mò hỏi thăm, vị linh mục đã tìm đến thăm người hành khất đang trong cơn rét
run vì bệnh tật và đói ăn. Cảm động trước nghĩa cử của vị linh mục, ông ta đã kể
lại cuộc đời của mình như sau: "Khi cách mạng vừa bùng nổ, tôi làm quản
gia cho một gia đình giàu có. Hai vợ chồmg chủ tôi là những người đạo đức, giàu
lòng thương người. Thế nhưng tôi đã phản bội họ. Quân cách mạng tìm cách bắt họ.
Hai vợ chồng và hai đứa con của họ đã bị bắt giữ và kết án tử hình. Chỉ còn người
con trai duy nhất là thoát khỏi".
Nghe
đến đây, vị linh mục như muốn té xỉu, nhưng ông đã cố gắng giữ bình tĩnh để
nghe tiếp câu chuyện của người hành khất: "Tôi nhìn họ leo lên đoạn đầu
đài và thản nhiên theo dõi cảnh người ta chém đầu họ. Tôi quả thực là một quái
vật khát máu... Từ đó, tôi không thể nào có sự bình an trong tâm hồn. Tôi bắt đầu
đi lang thang khắp các ngả đường để quên tội ác của mình. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh
của gia đình họ trong túi áo này đây. Cây thánh giá tôi đang treo ở đầu giường
là của người chồng, còn chiếc thánh giá bằng vàng tôi đeo trên cổ đây là của
người vợ... Xin Chúa tha thứ cho tôi".
Vừa
nghe xong những dòng tâm sự và cũng là lời tự thú của người hành khất, vị linh
mục trẻ đã quỳ gối xuống bên cạnh chiếc giường của người hấp hối và thay cho một
công thức giải tội, ông đã nói như sau: "Tôi chính là người con trai còn sống
sót trong gia đình. Ðại diện cho gia đình và với tư cách là một linh mục, tôi
tha thứ cho ông nhân danh Cha và Con và Thánh Thần...".
Câu
chuyện tha thứ trên đây là một trong những mẩu chuyện đã và đang xảy ra ở mọi
thời đại và mọi nơi. Giữa sa mạc cằn cỗi của lòng người, Thiên Chúa vẫn còn cho
mọc lên những hoa trái của yêu thương, tha thứ. Tha thứ là vẻ đẹp thanh tú cao
sang nhất của lòng người...
Sự
hiện diện của bà Muzeyen Agca tại Roma dạo tháng 02/1987 nhắc lại cho chúng ta
một biến cố vô cùng đau thương, nhưng cũng gợi lại một nghĩa cử vô cùng cao quý
của vị Cha chung. Ngày 13/5/1981, giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại
công trường thánh Phêrô để chờ đón Ðức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát
chúa vang lên từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Ðức Thánh Cha đã gục
ngã trên chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung téo. Lần đầu tiên trong lịch
sử nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát.
Ali
Agca, thủ phạm chính của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh
niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma. Biến cố đẫm máu
trên đây đã ghi đậm sự thù hận đang sôi sục trong lòng người... Nhưng thế giới
không chỉ được nung náu bằng lò lửa của hận thù. Thiên Chúa đã tạo dựng con người
để yêu mến và tha thứ...
Năm
1984, một biến cố khác đã làm chấn động dư luận thế giới: Ðức Gioan Phaolô II
đã đích thân đến nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho
anh. Không ai biết hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh
tượng kẻ sát nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt
của tha thứ, của hòa giải...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét