23/06/2015
Thứ Ba sau Chúa Nhật
12 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 13, 2. 5-18
"Bác
không muốn có sự bất bình giữa bác và cháu: vì chúng ta là anh em với
nhau".
Trích
sách Sáng Thế.
Bấy
giờ Abram rất giàu, có nhiều vàng bạc. Ông Lót, người đi với Abram, cũng có nhiều
đàn chiên, bò và lều trại. Miền đó không đủ chỗ cho cả hai cùng ở, vì họ có nhiều
tài sản, nên không thể ở chung với nhau. Bởi thế các người chăn chiên của Abram
và của Lót hay xảy ra cãi lẫy nhau. Khi ấy dân Canaan và dân Phêrêzê ở miền này.
Vậy
Abram nói cùng Lót rằng: "Bác không muốn có sự bất bình giữa bác và cháu,
giữa các người chăn chiên của chúng ta, vì chúng ta là anh em với nhau. Trước mặt
cháu có cả một miền rộng rãi, xin cháu hãy lìa khỏi bác: nếu cháu đi bên tả,
thì bác sẽ đi bên hữu; nếu cháu chọn phía tay phải, thì bác sẽ đi về phía tay
trái". Vậy Lót ngước mắt lên trông thấy cả miền đồng bằng sông Giođan, có
nước dồi dào. (Trước khi Chúa huỷ diệt thành Sôđôma và Gômôra, cả miền ấy và
phía Segor như vườn địa đàng của Chúa và như đất Ai-cập). Lót chọn miền đồng bằng
sông Giođan và đi về phía đông. Thế là hai bác cháu lìa xa nhau. Abram ở lại đất
Canaan, còn Lót ở các đô thị gần sông Giođan, và cư ngụ tại Sôđôma. Dân thành
Sôđôma rất xấu xa, vì quá tội lỗi trước mặt Chúa.
Sau
khi Lót đi rồi, Chúa phán cùng Abram rằng: "Hãy ngước mặt lên và từ nơi
ngươi đang ở, hãy nhìn tứ phía: đông tây nam bắc. Tất cả đất mà ngươi trông thấy,
Ta sẽ ban vĩnh viễn cho ngươi và dòng dõi ngươi. Ta sẽ làm cho con cháu ngươi
đông như bụi đất. Nếu ai có thể đếm được bụi đất thì mới có thể đếm được con
cháu ngươi. Hãy chỗi dậy và đi khắp miền này, vì chưng Ta sẽ ban miền này cho
ngươi". Bởi vậy Abram di chuyển lều trại đến ở thung lũng Mambrê, thuộc miền
Hebron, và dựng bàn thờ kính Chúa ở đó.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Ðáp: Lạy Chúa, ai
sẽ được ở trong đền tạm Chúa? (c. 1a)
Xướng:
1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều
ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống. - Ðáp.
2)
Người không làm ác hại đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi
rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa. - Ðáp.
3)
Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền
lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 118, 27
Alleluia,
alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con
suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 7, 6. 12-14
"Tất
cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người
ta".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ðừng lấy của thánh mà cho chó,
và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại
cắn xé các con.
"Vậy
tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy
làm cho người ta như thế! Ðấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy.
"Các
con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất,
và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ
tìm thấy".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Hãy qua cửa hẹp
Một
cuốn phim Mỹ với nội dung như sau: Có đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn đưa nhau
đi nghỉ cuối tuần tại Las Vegas, một thành phố cờ bạc nổi tiếng nhất nước Mỹ.
Ðang lúc thuận thời vận, hai người chia sẻ cho nhau ước muốn có được một căn
nhà. Một nhà tỷ phú tình cờ theo dõi câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ. Với tất cả
nghiêm chỉnh, ông đề nghị với họ: nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng
cho họ một triệu Mỹ kim. Chỉ sau một đêm họ có thể trở thành triệu phú. Nghĩ thế,
họ ra phòng luật sư để ký giao kèo. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỷ
phú, người chồng cũng bắt đầu nghĩ lại, viễn ảnh mất vợ bỗng làm anh lo sợ. Thế
nhưng đã quá muộn, sau một đêm để có được tất cả cũng chính là lúc họ mất nhau
để rồi đi đến tan vỡ.
Câu
chuyện phim trên đây có thể là một dụ ngôn cho chúng ta hiểu được giáo huấn của
Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: con đường dễ dãi là con đường dẫn đến hư mất,
đó là định luật chung của cuộc sống. "Hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và
đường rộng đưa đến diệt vong". Thái độ hững hờ không thể đi đôi với những
đòi hỏi của Tin Mừng; cuộc sống dễ dãi, buông thả không có chỗ đứng trong nếp sống
của những người theo Chúa. Ðã một thời cùng ăn, cùng uống, cùng nghe giảng dạy,
chưa phải là giấy thông hành để vào Nước Trời: "Ai nghe những lời Ta dạy
mà không đem ra thực hành, thì ví được như người ngu xây nhà trên cát". Nếu
viện lý do mình là con dòng cháu giống, cũng chưa phải là lý do để được thâu nhận
vào Nước Trời.
Trong
lúc huấn đức cho đồ đệ, một người mới nhập viện lên tiếng hỏi vị Thiền sư:
-
Thưa Thầy, con quyết chí tu cho đắc đạo dễ hay khó?
Thiên
sư trả lời:
-
Không dễ cũng không khó.
Người
đồ đệ ngạc nhiên hỏi:
-
Tại sao lại không dễ cũng không khó? Con thật không hiểu, xin thầy giải thích.
Thiền
sư dõng dạc trả lời:
-
Vì tu đắc đạo không ở đó.
Người
đồ đệ càng sửng sốt hơn:
-
Con không thể nào hiểu được. Vậy làm sao để đạt đích?
Thiền
sư trả lời:
-
Vì đường tu không khoảng cách. Khi con ngưng bước là lúc con tới đích.
Xin
Chúa cho chúng ta thực thi những gì Chúa đòi hỏi. Xin cho chúng ta luôn đi sát
Chúa và hướng thẳng tới đích cao vời.
Veritas Asia
Lễ
Vọng SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
BÀI
ĐỌC I:
Gr 1, 4-10
"Trước
khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi".
Trích
sách Tiên tri Giêrêmia.
Có
lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta
đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi, Ta
đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc". Và tôi đã thưa lại: "A,
a, a, lạy Chúa là Thiên Chúa, con đâu có biết ăn nói, vì con còn con nít".
Nhưng
Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi đừng nói: 'Con là con nít', vì ngươi sẽ đi
đến với những kẻ Ta sẽ sai ngươi đi, ngươi sẽ nói mọi điều Ta sẽ truyền dạy
ngươi nói. Ngươi đừng sợ họ, vì Ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi". Chúa
phán như thế.
Và
Chúa giơ tay sờ miệng tôi mà nói với tôi rằng: "Đây Ta đặt lời Ta vào miệng
ngươi. Đây hôm nay Ta ban quyền cho ngươi trên các dân tộc và trên các vương quốc,
để ngươi lật đổ và đập phá, phân tán và tiêu diệt, xây dựng và vun trồng".
Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv
70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15 và 17
Đáp: Từ
trong thai mẫu, Chúa là Đấng bảo vệ con (c. 6b).
1)
Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo đức
công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con; xin ghé tai về bên con và giải
cứu. -Đáp.
2)
Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con:
vì Chúa là Đá tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi tay đứa
ác. -Đáp.
3)
Bởi Ngài là Đấng con mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con
từ hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong
thai mẫu con, Chúa là Đấng bảo vệ con; con đã luôn luôn trông cậy vào
Chúa. - Đáp.
4)
Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ,
thực con không sao mà kể cho cùng. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu,
và tới bây giờ con còn kể những sự lạ của Ngài. - Đáp.
BÀI
ĐỌC II:
1 Pr 1, 8-12
"Chính
ơn cứu rỗi này là đối tượng các tiên tri đã nghiên cứu và tìm hiểu".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh
em thân mến, anh em yêu mến Chúa Giêsu Kitô, dù không thấy Người, và anh em tin
Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Người, bởi anh em tin, anh em sẽ được
vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin
là phần rỗi linh hồn.
Chính
ơn cứu rỗi này là đối tượng các tiên tri đã nghiên cứu và tìm hiểu, khi các
ngài tiên báo về ân sủng dành cho anh em: các ngài đã tìm xem coi trong thời
gian nào, hoặc hoàn cảnh nào Thần Trí của Đức Kitô chỉ cho các ngài biết phải
tiên báo những khổ nạn và những vinh quang kế tiếp dành cho Đức Kitô. Các ngài
được mạc khải cho biết rằng các ngài không phải phục vụ chính mình, mà là cho
anh em, trong những gì đã được loan truyền cho anh em hiện nay, do những kẻ rao
giảng Tin Mừng với sự trợ giúp của Thánh Thần từ trời được sai xuống, Đấng mà
các thiên thần cũng ước ao nghiêng mình chiêm bái. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 1, 7; Lc
1, 17
Alleluia,
alleluia! - Ông đến để chứng minh về sự sáng; để chuẩn bị cho Chúa một dân tộc
hoàn hảo. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc
1, 5-17
"Vợ
ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ gọi tên con trẻ là
Gioan".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Vào
thời Hêrôđê làm vua xứ Giuđêa, có một tư tế tên là Dacaria, thuộc phiên ban
Abia, và vợ ông bởi dòng dõi Aaron, tên là Elisabéth. Cả hai là người công
chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không
ai trách được điều gì. Nhưng họ lại không con, vì Elisabéth son sẻ, và cả hai
đã đến tuổi già.
Xảy
ra khi Giacaria chu toàn chức vụ tư tế trước mặt Thiên Chúa, theo lượt của
phiên mình như tục lệ hàng tư tế, ông bắt thăm và trúng việc vào cung thánh
Chúa mà dâng hương, đang lúc toàn thể đám đông dân chúng cầu nguyện bên ngoài,
trong giờ dâng hương. Bấy giờ thiên thần Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải
hương án. Giacaria thấy vậy thì hoảng hốt, sự kinh hoàng đột nhập vào ông.
Nhưng
thiên thần nói với ông rằng: "Dacaria, đừng sợ, vì lời ngươi cầu nguyện đã
được nhậm rồi. Elisabéth vợ ngươi sẽ sinh hạ cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ
gọi tên con trẻ là Gioan. Ngươi sẽ được vui mừng hân hoan, và nhiều người cũng
sẽ vui mừng, vì việc con trẻ sinh ra. Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt
Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ
lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ
đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về
với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn
cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị sẵn sàng". Đó là lời Chúa.
Suy
niệm
Tin
Mừng Luca là Tin Mừng của Lòng Thương Xót. Ngay những trang đầu tiên của Tin Mừng,
Luca đã cho thấy Lòng Thương Xót Chúa dành cho những phận người hẩm hiu, bé nhỏ.
Người phụ nữ bị “Thiên Chúa buộc dạ”, nay đã “mãn nguyệt
khai hoa”, đó là điều lạ lùng đối với nhân loại, nhưng là tình yêu thương đối
đối với Thiên Chúa. Tình yêu thương đó không phải chỉ một mình bà Êlisabet biết,
mà “Nghe biết Chúa đã thương bà như vậy, láng giềng thân thích đều chia
vui với bà”. Lòng Thương Xót của Chúa còn tuôn đang tuôn đổ lai láng trên
cuộc đời tôi, không phải chỉ qua những việc lạ lùng, mà còn trong những việc hết
sức bình thường. Cục phân chó nằm giữa con đường hẹp, nhiều ngươi đi ngang có vẻ
khó chịu bực bội, có kẻ bịt mũi, vén quần bước qua sợ bẩn. Từ xa tôi nhặt sẵn một
bao thuốc lá, xé ra, bước tới và hốt cục phân chó tỉnh bơ, gọn hơ trong bàn tay
của mình. Đó là một dấu lạ Chúa đang thực hiện trong cuộc đời tôi. Tôi làm được
trong khi biết bao người không đủ can đảm để làm. Xin tạ ơn Chúa!
Lòng
Thương Xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc quan phòng cho cuộc đời mỗi
người chúng ta một sứ mạng. Sứ mạng đó giống như mô hình Chúa đã thiết kế. Phần
của chúng ta là cố gắng để thực hiện bản thiết kế sao cho giống với mô hình
Thiên Chúa đã phác họa. Gioan đã làm xuất sắc điều đó khi ông chu toàn sứ mạng
tiền hô của mình, mặc dù ông dư khả năng để thay đổi bản thiết kế của Thiên
Chúa. Ông có thể nhận mình Đấng Messia nếu ông muốn, vì ông có một sự hấp dẫn,
cuốn hút với dân chúng. Nhưng không, ông biết mình chỉ là “tiếng kêu trong
hoang địa”, nên cố gắng hô cho thật to, thật chính xác cho nhiều người
nghe. Khi chúng ta thực hiện đúng bản thiết kế của Thiên Chúa cho cuộc đời
mình, là chúng ta đang thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhà tôi nghèo
quá, làm mướn đủ ăn ngày hai bữa, dư chút đỉnh để dành cho con ăn học. Tôi mơ
mình được giàu như nhà người hàng xóm. Cất nhà lầu, mua xe hơi, sắm tủ lạnh… Nếu
tôi cứ mơ ước được giàu có, dù mơ ước đó là chính đáng, nhưng rồi tôi cứ than
thân, trách phận, bực bội khó chịu về hoàn cảnh của mình, thì tôi không thể hiện
được tình yêu của Chúa dành cho tôi trong gia đình bé nhỏ, có vợ đẹp, con
ngoan, tuy vất vả nhưng rất hạnh phúc.
Lạy
Chúa, mừng lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cho con ý thức được Lòng
Thương Xót của Chúa đang tuôn đổ trên cuộc đời của con, những hồng ân mà nhiều
khi chỉ một mình con mới có thể cảm nhận được. Đồng thời xin cho con biết nổ lực
thực hiện bản thiết kế mà Chúa đã hoạch định cho cuộc đời con theo gương thánh
Gioan Tẩy Giả: âm thầm, đơn sơ, khiêm tốn. Không đòi hỏi, không kể công, không
than thở, nhưng nhiệt thành để mọi người nhận ra Chúa trong cuộc đời con.
Lm. Thiện Duy
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 12 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Gen 13:5-18; Mt
7:6, 12-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chọn đường khó khăn
và hẹp để đi.
Phần
đông con người thích chọn lựa đường bằng phẳng và ngắn nhất để đi, cách nào ít
đòi cố gắng nhất để làm, việc nào dễ dàng nhất nhưng có tiền nhiều nhất. Thực tế
chứng minh, người thành công là người phải chọn lựa ngược lại, như chí sĩ Nguyễn
Thái Học đã nói: "Nếu đường đời bằng phẳng cả; anh hùng hào kiệt có hơn
ai?" Vài ví dụ cho chúng ta thấy điều này: Các lực sĩ trước khi đoạt huy
chương vàng, họ phải hy sinh luyện tập nhiều giờ và kiêng khem ăn uống. Binh
lính phải luyện tập nhiều giờ, vì họ tin: ''thao trường đổ mồ hôi, chiến trường
bớt đổ máu.''
Các
Bài Đọc hôm nay cho chúng ta lời dạy quí giá của Chúa Giêsu và gương chọn lựa
con đường khó đi của tổ phụ Abraham. Trong Bài Đọc I, vì muốn bảo vệ tình nghĩa
gia đình, tổ-phụ Abraham đề nghị với cháu là ông Lot, phải sống xa nhau; và cho
cháu quyền ưu tiên chọn đất trước. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ:
"Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt
vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống,
nhưng ít người tìm được lối ấy."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chúng ta đừng tranh chấp, vì chúng ta là anh em họ hàng với nhau!
1.1/
Sự giàu có dễ làm con người tranh chấp với nhau: Giàu có dễ làm thay đổi tâm
tính con người. Khi nghèo đói, con người dễ sống đùm bọc với nhau; nhưng khi trở
nên giàu có, con người bắt đầu thay đổi cách sống, và dễ dàng tranh chấp để
dành thắng lợi. Thuở còn hàn vi, đôi bạn kết nghĩa uống máu để thề sẽ coi nhau
như anh em suốt đời; nhưng khi một hay cả hai trở nên giàu có, tình bạn bắt đầu
đổi khác. Tục ngữ Việt-nam có câu: giàu đổi vợ, sang đổi bạn là thế.
Hai
cậu cháu Abram và Lot cũng thế: Khi họ còn nghèo, hai cậu cháu luôn sống gắn bó
với nhau; nhưng khi tài sản lớn dần, họ bắt đầu sự tranh cấp từ những người đầy
tớ, như trình thuật hôm nay kể: ''Ông Lót, người cùng đi với ông Abram, cũng có
chiên bò và những chiếc lều. Đất ấy không đủ chỗ cho họ ở chung: họ có quá nhiều
tài sản nên không thể ở chung với nhau được. Một cuộc tranh chấp xảy ra giữa những
người chăn súc vật của ông Abram và những người chăn súc vật của ông Lót.''
1.2/
Cách giải quyết bằng tình nghĩa của Abram: Nhận ra mối nguy hiểm của việc tranh chấp, Abram biết
đã đến lúc hai cậu cháu phải sống xa nhau để bảo toàn tình nghĩa, nên ông Abram
bảo ông Lót: "Sao cho đừng có chuyện tranh chấp giữa bác và cháu, giữa người
chăn súc vật của bác và người chăn súc vật của cháu. Vì chúng ta là anh em họ
hàng với nhau!''
Không
dùng uy quyền của kẻ cả, ông Abram rộng lượng, để cho cháu chọn trước: ''Tất cả
xứ chẳng ở trước mặt cháu đó sao? Cháu hãy xa bác đi. Nếu cháu đi về bên trái
thì bác sẽ đi về bên phải; nếu cháu đi về bên phải thì bác sẽ đi về bên
trái." Con người tranh chấp vì ai cũng muốn cho mình được phần hơn; nhưng
người kính sợ Thiên Chúa sẽ không cần tranh chấp, vì ông biết Thiên Chúa sẽ
luôn luôn chúc lành cho ông: Có phúc mặc sức mà ăn là thế.
(1)
Lựa chọn của ông Lót: ''Ông Lót ngước mắt lên và nhìn cả vùng sông Jordan: chỗ
nào cũng có nước. Trước khi Đức Chúa tiêu diệt thành Sodom và thành Gomorrah,
thì vùng đó, cho đến tận Zoar, giống như vườn của Đức Chúa, giống như đất Ai-cập.
Ông Lót chọn cho mình cả vùng sông Jordan và đi về hướng đông. Thế là họ xa
nhau.'' Ông Lót rất khôn khi chọn chỗ có nước; vì làm nghề chăn nuôi nên ông cần
cỏ: không có nước làm sao có cỏ! Còn ông Abram ở đất Canaan, vùng đất chảy sữa
và mật.
(2)
Thiên Chúa ban Đất Hứa Canaan và chúc lành cho Abram và giòng dõi của ông: Đức
Chúa phán với ông Abram sau khi ông Lót xa ông: "Ngước mắt lên, từ chỗ
ngươi đang đứng, hãy nhìn về phía bắc, phía nam, phía đông, phía tây, vì tất cả
miền đất ngươi đang thấy đó, Ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi mãi mãi.
Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều như bụi trên mặt đất; nếu người ta đếm được
bụi trên mặt đất, thì mới đếm được dòng dõi ngươi! Đứng lên! Hãy đi ngang dọc
khắp miền đất này, vì Ta sẽ ban nó cho ngươi."
2/
Phúc Âm:
Cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong.
2.1/
Phải hiểu thì mới biết quí trọng Lời Chúa: Để dẫn chứng sự cao quí của Lời Chúa, Chúa Giêsu đưa
ra 2 hình ảnh cho các môn đệ suy nghĩ: "Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc
trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé
anh em.'' Có nhiều cách phiên dịch và áp dụng câu này trong lịch sử:
(1)
Các tín hữu Do-thái quá khích dùng câu này để loại trừ Dân Ngoại. Họ nghĩ chỉ
có họ mới xứng đáng được hưởng những của thánh, và Dân Ngoại bị so sánh với chó
và heo.
(2)
Giáo Hội sơ khai dùng câu này để bảo vệ Mình Thánh Chúa. Khẩu hiệu "của
thánh dành cho người thánh" được dùng để ngăn cản những người không cùng
niềm tin đến lãnh nhận Mình Thánh Chúa.
(3)
Giáo Hội sơ khai cũng dùng lời này để bảo vệ Lời Chúa và đức tin Công Giáo, vì
luôn có những lạc thuyết nổi lên đe dọa đức tin hay muốn thích ứng với những
trào lưu hiện hành. Nói tóm, các tín hữu cần phải học hỏi để hiểu, thì mới biết
quí trọng Lời Chúa.
2.2/
Hai ví dụ của việc sống Lời Chúa
(1)
Luật Vàng của nhân loại còn kém xa Lời Chúa: Luật Vàng dạy: "Điều gì mình
không muốn người khác làm cho mình, mình đừng làm cho người khác." Luật
này chỉ tiêu cực, vì nó ngăn cản không cho tội xảy ra; nhưng không giúp con người
phát triển vác mối liên hệ với tha nhân. Chúa Giêsu đẩy các môn đệ đến một bước
tiến xa hơn: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì
chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Moses và lời các ngôn sứ là thế
đó.'' Đây là luật tích cực, vì nó giúp xây dựng và phát triển các mối liên hệ.
(2)
Con người thích đường rộng rãi thênh thang, Chúa Giêsu dạy: "Hãy qua cửa hẹp
mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người
lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người
tìm được lối ấy.''
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Sống xứng đáng như những con cái Thiên Chúa không dễ dàng. Ngài đòi chúng ta phải
yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và trên hết mọi sự. Đồng thời,
chúng ta cũng phải yêu thương tha nhân như yêu chính mình nữa.
-
Con đường trở nên người môn đệ thực sự của Đức Kitô không phải là con đường dễ
dàng như nhiều người lầm tưởng. Ngài đòi chúng ta phải biết từ bỏ ý riêng mình,
vác thập giá của mình hằng ngày và theo Ngài.
-
Để đáp ứng ơn gọi làm con cái Thiên Chúa và môn đệ của Đức Kitô, chúng ta phải
hy sinh để sống theo các giới răn; nhưng chúng ta sẽ làm chủ cuộc đời và sẽ đạt
được đích mà chúng ta mong muốn.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/06/15 THỨ BA TUẦN 12 TN
Mt 7,6.12-14
Mt 7,6.12-14
Suy niệm: Theo
lẽ thường, ai cũng yêu bản thân mình và muốn người khác dành cho mình những
điều tốt đẹp, chứ không muốn bị bạc đãi hay bị xúc phạm. Đức Giê-su biến
ước muốn chính đáng đó của con người thành một động cơ tích cực cho lòng nhân
ái:Làm
cho người ta những gì muốn họ làm cho mình. Giáo huấn này của Đức Giê-su thách đố chúng ta
từ bỏ cái tôi ích kỷ, thậm chí chấp nhận cả những mất mát, thiệt thòi có khi
rất chính đáng và lớn lao. Điều này không bao giờ dễ, nhưng nếu chúng ta dám, chúng ta sẽ cảm nghiệm được
niềm vui và niềm an bình sâu thẳm trong tâm hồn.
Mời Bạn: Chúng
ta có thể bàng hoàng và động lòng trắc ẩn trước một thảm hoạ xảy đến cho người
khác, như trong những dịp thiên tai, bão lụt chẳng hạn. Thế nhưng, trong đời
thường chúng ta vẫn thường dửng dưng hoặc đối xử với nhau thiếu công bằng,
thiếu bác ái. Trong xã hội hôm nay, chủ nghĩa cá nhân, trào lưu hưởng thụ… đang
càng đẩy ta sâu hơn vào mối bận tâm trau chuốt cung phụng bản thân, đồng thời
lãnh đạm, vô tâm trước nỗi đau của bao anh chị em xung quanh đời mình. Cuộc
sống là một tấm gương phản chiếu. Nếu ta dám trao cho nhau những điều tốt đẹp,
thì ta sẽ nhận lại từ cuộc sống những điều tốt đẹp.
Sống Lời Chúa: Hãy
trao cho nhau những điều tốt đẹp, dẫu rất đơn sơ như một nụ cười, một lời thăm
hỏi chân thành, một thái độ ân cần quan tâm…
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thương và luôn tận tình vui tươi
phục vụ mọi người.
Cửa hẹp và đường chật
Con đường mà Đức Giêsu đã đi là con đường hẹp,
khó đi. Nó hẹp vì nó là con đường tình yêu, mà yêu thì không dễ. Ít ai tìm thấy
con đường này, mà cũng ít người muốn đi.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay gồm
những câu rời rạc.
Câu đầu tiên là một câu khó
hiểu đối với chúng ta ngày nay (c.6),
tuy có thể rất dễ hiểu đối
với những người trực tiếp nghe Đức Giêsu.
“Của thánh, đừng quăng cho
chó; ngọc trai chớ liệng cho heo…”
Heo là con vật nhơ uế, chó
thường được dùng để chỉ dân ngoại.
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ
hai,
sách Điđakhê coi của thánh ở
đây là Mình Thánh Chúa,
từ đó xác định rằng chỉ tín
hữu mới được rước lễ (9, 5).
Tuy nhiên, có thể hiểu của
thánh hay ngọc trai là Tin Mừng Nước Trời.
Tin Mừng này có thể được đón
nhận hay bị từ chối một cách thô bạo.
Không hẳn chỉ dân ngoại mới
có người từ chối và chà đạp viên ngọc quý.
Cả người Do thái cũng có kẻ
bách hại những ai rao giảng (Mt 10, 17).
Thái độ của người môn đệ là
không dừng lại, nản lòng khi bị chối từ.
nhưng là tiếp tục mang sứ
điệp ấy đến cho người khác.
Câu 12 thường được coi là
khuôn vàng thước ngọc.
Nó xuất hiện trong nhiều tôn
giáo và văn hóa từ xưa.
“Làm cho người khác mọi điều
mình muốn họ làm cho mình.”
Đây là một thái độ tích cực
đòi chúng ta một chút tưởng tượng.
Tôi thử nghĩ xem mình muốn
gì nơi người khác.
Cảm thông, bao dung, yêu
mến, kính nể, trung thành, nâng đỡ…
Rồi tôi tìm cách trao cho họ
những điều tốt lành mà tôi ước mong,
vì giữa con người với nhau,
vẫn có chung những khát vọng.
Trong một thế giới mà người
ta chỉ tìm làm điều tốt cho nhau,
thì thế giới đó là địa đàng,
nơi sự dữ không còn đất đứng.
Như thế người Kitô hữu không
chỉ yêu anh chị em trong cộng đoàn,
yêu người thân cận như chính
mình (Mt 22, 39),
mà còn yêu mọi người đau khổ
cơ nhỡ (Mt 25, 31-46),
thậm chí yêu cả kẻ thù (Mt
5, 44).
Cộng đoàn Kitô hữu là cộng
đoàn yêu bằng hành động tích cực :
“chính anh em hãy làm cho
người ta” (c. 12).
Người ta ở đây là mọi người,
vượt quá mọi thứ biên giới.
Con đường mà Đức Giêsu đã đi
là con đường hẹp, khó đi.
Nó hẹp vì nó là con đường
tình yêu, mà yêu thì không dễ.
Ít ai tìm thấy con đường
này, mà cũng ít người muốn đi (c. 14).
Chúng ta được mời chọn đi
con đường Giêsu,
con đường tình yêu đòi hy
sinh mạng sống,
con đường đòi ra khỏi mình
để sống cho và sống với tha nhân.
Và chúng ta tin mình sẽ gặp
được hạnh phúc.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,
nếu Hội Thánh được ví như một thân thể
gồm nhiều chi thể khác nhau,
thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu
một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.
Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.
Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,
thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,
các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giêsu,
cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,
ơn gọi của con chính là tình yêu.
Con đã tìm thấy
chỗ đứng của con trong Hội Thánh :
nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và như thế con sẽ là tất cả,
vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.
Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,
mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của thánh
Têrêxa)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG SÁU
Một
Sự Soi Dẫn Từ Trên
Sự
quan phòng của Thiên Chúa và sự tự do của con người không hề đối nghịch nhau.
Đúng hơn,hai đàng hỗ tương mật thiết cho nhau. Hai thực tại ấy bộc lộ một mối
hiệp thông yêu thương – trong đó Thiên Chúa tôn trọng và cùng làm việc với ý
chí tự do của chúng ta. Chẳng hạn, khi suy xét đến vận mệnh tương lai của mình,
chúng ta tìm thấy nơi mạc khải thần linh – nhất là nơi Đức Kitô – một sự soi
sáng quan phòng giúp chúng ta thấy đường lối cứu độ và ý muốn của Chúa Cha.
Chính
Thiên Chúa thực hiện sự soi sáng đó, tuy rằng Ngài vẫn giữ mầu nhiệm này hoàn
toàn kín nhiệm đối với chúng ta. Nhìn từ một viễn tượng như thế, ta thấy sự
quan phòng của Thiên Chúa không phủ nhận sự hiện diện của sự dữ và đau khổ
trong cuộc sống con người. Đúng hơn, sự quan phòng ấy trở thành một điểm tựa
giúp ta có thể hy vọng cả trong những nỗi khổ đau, và thậm chí nó cho phép
chúng ta thoáng thấy được bằng cách nào ta có thể rút điều tốt ra từ cái xấu.
Công
Đồng Vatican II đã nêu bật cho ta thấy sự quan phòng của Thiên Chúa khi Công Đồng
qui chiếu đến sự tiến triển của thế giới sẽ xảy ra khi vương quốc Thiên Chúa
triển nở, khi Công Đồng vén mở ra sự thường hằng và khôn ngoan của Thiên Chúa
tình yêu. “Ai khôn ngoan hãy hiểu những điều này; ai thận trọng thì hãy nhận biết.
Đường lối của Chúa thì ngay thẳng, trong đường lối đó người công chính bước đi,
nhưng kẻ tội lỗi thì vấp ngã” (Hs 14,10).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
23-6
St
13, 2.5-18; Mt 7, 6.12-14
LỜI
SUY NIỆM: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta
làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời
các ngôn sứ là thế đó.”
Trong
Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội đang mong muốn mọi con người trong toàn thể nhân
loại có một đời sống và cách sống hạnh phúc; đặc biệt là với các Kitô hữu. Khi
sống với nhau và với tất cả các tạo vật khác mà Thiên Chúa đã dựng nên, đó là:
Trước hết phải nhận biết, mọi con người là hình ảnh của Thiên Chúa; do Thiên
Chúa tạo dựng; hai là trong mọi sự, nhằm phục vụ công ích cho từng con người và
cho cả tập thể; ba là có sự liên đới mật thiết với nhau và với các tạo vật khác
và cuối cùng là phải bổ trợ cho nhau, để cùng được sống và cùng phát triển tốt
đẹp theo Thánh Ý của Thiên Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con luôn có cuộc sống hạnh phúc với nhau. Xin Chúa
ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con có tâm hồn thật tình yêu mến
nhau vì Chúa, để chúng con sống tốt với nhau hơn và với tất cả các tạo vật mà
Chúa đã dựng nên.
Lễ
chiều:
Lễ
Vọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả
Gr
1, 4-10; 1Pr 1, 8-12; Lc 1, 5-17
LỜI
SUY NIỆM: “Em sẽ đi trước mặt Người, đầy thần khí và uy quyền của
ngôn sứ Ê-li-a, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư
kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng
đón Chúa.”
Đây
là lời Thiên sứ truyền tin cho ông Da-ca-ri-a biết về người con trai của mình;
người con mang lấy phẩm chất, uy quyền và sứ vụ của một ngôn sứ lớn.
Lạy
Chúa Giêsu, hôm nay ngày lễ vọng Sinh Nhật của Thánh Goan Tẩy Giả. Xin cho
chúng con luôn xác tín: Vì yêu thương Chúa đã tạo dựng nên chúng con. Xin cho mọi
thành viên trong gia đình chúng con luôn biết tạ ơn và gìn giữ thân xác linh hồn
bằng cách năng nhận lãnh các Bí tích cần thiết. Đặc biệt là bí tích Hòa Giải để
làm mới lại Bí Tích Rửa Tội của mình.
Mạnh
Phương
23
Tháng Sáu
Khối Ðá Cẩm Thạch
Một
lần kia các phụ nữ giàu có sinh sống tại thành phố Firenze, miền bắc nước
Italia nảy ra sáng kiến góp một khối đá cẩm thạch lớn và thuê một nhà điêu khắc
tạc thành bức tượng nào tùy ý, mà ông nghĩ là dân chúng sẽ ưa thích để làm quà
cho thành phố.
Nhưng
có lẽ đây không phải là một nhà điêu khắc tượng có biệt tài hay vì khối đá bị sẻ
không đúng theo quy luật điêu khắc, nên sau khi nghiên cứu một thời gian, ông
ta không biết dùng khối đá để tạc tượng gì nên đành bỏ cuộc với lời quả quyết:
"Ðây là một khối đá vô dụng".
Kể
từ ngày ấy, khối đá cẩm thạch quý giá bị bỏ ngoài trời mặc cho mưa sa tuyết phủ.
Một nhà điêu khắc khác cũng được mời đến xem khối đá, nhưng sau khi nhìn ngắm
và có người thử phác họa vài nét nháp trên giấy, tất cả đều bỏ đi với cùng một
ý kiến của nhà khắc tượng đầu tiên.
Cho
đến một ngày kia, Michelangelo, nhà điêu khắc và kiến trúc thời danh có dịp ghé
thăm thành phố nhà. Không rõ có ai lưu ý ông về khối đá hay ông tình cờ khám
phá ra, nhưng ông cảm thấy muốn tạc một bức tượng được tạc từ khối đá mà ai
cũng cho là vô dụng.
Ông
đo mọi kích thước. Ông bỏ hàng ngày để nhìn ngắm khối đá để tìm hứng. Bỗng chốc
ông thấy thật rõ ràng một bức tượng mà ông xác tín là dân chúng thành Firenze sẽ
rất mến mộ. Ông nhìn thấy hình chàng thanh niên David vai mang cái ná bắn đá,
tay cầm những hòn sỏi, trong tư thế sẵn sàng ra chiến đấu với tên khổng lồ
Goliát.
Những
nhà khắc tượng khác đồng ý cho rằng: đây là một khối đá vô dụng.
Nhưng
dưới cặp mắt của Michelangelo khối đá ấy đã mang hình ảnh chàng thanh niên
David, vị anh hùng dân tộc Do Thái và lập tức ông lấy dụng cụ bắt tay vào việc,
mặc cho những người tạc tượng khác lắc đầu mỉm cười ngụ ý nói rằng: đây là thật
công dã tràng.
Nhưng
Michelangelo vẫn miệt mài làm việc, gác ngoài tai những tiếng thị phi. Rồi cuối
cùng, mỗi nhát búa, mỗi cái đục đẽo làm nổi hẳn một bức tượng chàng David hiên
ngang, oanh liệt, mà trải qua bao thế kỷ vẫn làm say mê hàng vạn du khách, trố
mắt đứng nhìn một kỳ công tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc.
Không
ai trong chúng ta là khối đá vô dụng khi được chọn để tạc thành những bức tượng
tín hữu Kitô sống động dưới những nhát búa, nét đục của Chúa Giêsu.
Lời
Chúa và sự hiện diện của Ngài muốn tạo chúng ta thành những Kitô hữu xứng với
danh gọi, nghĩa là giống Chúa Giêsu.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét