Đức
Thánh Cha gặp gỡ giới công nhân tại Torino, bắc Italia
TORINO.
ĐTC Phanxicô kêu gọi giới công nhân và chủ xí nghiệp tại Torino, bắc Italia, đừng
cam chịu những hậu quả của tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhưng tận dụng óc
sáng tạo để kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người.
Đó
là nội dung bài huấn dụ của ĐTC trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn công nhân sáng chúa
nhật 21-6-2016 mở đầu cuộc viếng thăm 2 ngày của ngài tại Torino.
ĐTC
đã rời Vatican lúc 6 giờ rưỡi sáng để ra phi trường Ciampino đáp máy bay đến
Torino ở mạn tây bắc Italia, để viếng thăm nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh nhật của
Thánh Gioan Bosco, tông đồ giới trẻ, và vào dịp này, có cuộc trưng bày Tấm Khăn
liệm thánh cho các tín hữu kính viếng.
Torino
cách Roma 524 cây số đường chim bay và 700 cây số nếu đi đường bộ. Đây là một
thành phố có gần 900 ngàn dân, và nếu tính cả khu vực chung quanh thì lên tới 2
triệu 300 ngàn người và là thành phố lớn thứ tư của Italia, sau Roma, Milano và
Napoli. Riêng Tổng giáo phận Torino có 2 triệu 20 ngàn tín hữu Công Giáo, với
360 giáo xứ và 1130 Linh mục.
Sau
hơn tiếng bay, ĐTC đã đến sân bay Torino - Caselle lúc 8 giờ sáng và sau nghi
thức đón tiếp đơn sơ, ngài đến Quảng trường Hoàng gia để gặp gỡ giới lao động.
Đầu
cuộc gặp gỡ, một nữ công nhân, một nông dân và một chủ xí nghiệp đã đại diện mọi
người lần lượt chào mừng ĐTC, họ nói đến những vấn đề do cuộc khủng hoảng kinh
tế gây ra, nhưng họ cũng nêu chứng từ về niềm tin nơi Thiên Chúa và sự đoàn kết
trong gia đình đã nâng đỡ họ rất nhiều trong cuộc khủng hoảng ấy.
Huấn
dụ của ĐTC
Ngài
bày tỏ tình liên đới và khích lệ tinh thần sáng tạo của người dân thành Torino
và miền Piemonte để cố gắng ra khỏi cuộc khủng hoảng ngày nay:
”Cuộc
viếng thăm của tôi tại Torino bắt đầu với anh chị em. Và nhất là tôi bày tỏ sự
gần gũi với các bạn trẻ thất nghiệp, những người phải lãnh trợ cấp thất nghiệp
hoặc công ăn việc làm bấp bênh; và với cả các giới chủ xí nghiệp, những ngừơi
làm nghề thủ công và tất cả các công nhân thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, nhất
là những người gặp khó khăn trong việc tiếp tục công việc.
ĐTC
nhấn mạnh rằng ”Lao công không những cần thiết cho kinh tế nhưng còn cho con
người, cho phẩm giá, cho quyền công dân và để họ được tháp nhập vào xã hội.
Torino trong lịch sử vốn là một trục thu hút công ăn việc làm, nhưng ngày nay
người ta cảm thấy cuộc khủng hoảng nặng nề: thiếu công ăn việc làm, những chênh
lệch kinh tế và xã hội gia tăng, bao nhiêu người trở nên nghèo hơn và gặp vấn đề
nhà ở, sức khỏe, giáo dục và các nhu yếu phẩm khác. Sự di dân càng gia tăng sự
cạnh tranh, nhưng không nên đổ lỗi cho ngừơi di dân, vì họ là nạn nhân của bất
công, của nền kinh tế gạt bỏ và gây chiến tranh này. Thật là đau lòng trước cảnh
tượng những ngày này, trong đó con người bị đối xử như hàng hóa.
ĐTC
nói: ”Trong tình trạng này, chúng ta được kêu gọi chống lại một nền kinh tế gạt
bỏ, thứ kinh tế yêu cầu những người sống trong nghèo đói cùng cực hãy cam chịu..
ở thành Torino này có tới 10% dân số ở trong tình cảnh ấy. Các trẻ em bị loại
trừ, tỷ số sinh ở đây là Zero, người ta loại trừ người già, và bây giờ họ loại
trừ người trẻ, hơn 40% thất nghiệp.
ĐTC
kêu gọi chống lại sự tôn thờ than tiền bạc, nạn tham ô hối lộ, sự bất chính gây
ra bạo lực. Ngài cũng kêu gọi mạnh mẽ bảo vệ các quyền của phụ nữ. Ngài nói:
”Chúng ta không thể chỉ chờ đợi cho nền kinh tế được phục hồi. Tất cả mọi thành
phần xã hội cần cộng tác để đó công ăn việc làm cho mọi người. Điều này có
nghĩa là kiểu mẫu kinh tế không thể chỉ được tổ chức theo tư bản và sản xuất,
nhưng theo công ích.
Sau
cùng, ĐTC mời gọi mọi người hãy can đảm, can đảm không có nghĩa là kiên nhẫn và
cam chịu, nhưng tiếp tục tiến bước: ”Anh chị em hãy có tinh thần sáng kiến, hãy
trở thành những người kiến tạo hằng ngày, kiến tạo tương lai! Với sức mạnh của
niuềm hy vọng mà Chúa ban cho chúng ta, niềm hy vọng không bao giờ làm cho
chúng ta thất vọng, nhưng cũng cần công việc của chúng ta”.
Viếng
Khăn liệm thánh
Giã
từ các anh chị em công nhân, ĐTC đi bộ đến viếng Nhà Thờ chính tòa gần đó và cầu
nguyện trước Tấm Khăn Liệm thánh đang được trưng bày tại đây, đặt trong một
khung kính an toàn.
Tấm
Khăn Liệm dài 4 mét 37 và rộng 1 mét 11, có in hình âm bản một người chịu đóng
đanh và hành hình, đội mão gai và bị đâm cạnh sườn, với những chi tiết giống
như được mô tả trong các sách Phúc Âm. Khăn liệm này bằng vải gai được giữ tại
Torino từ 432 năm nay (1578) và thuộc quyền sở hữu của Tòa Thánh. Theo một số
khoa học gia, trước đó Khăn Liệm được giữ tại thành Constantinople, nay thuộc
Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến năm 1204 là năm Đạo binh Thánh Giá chiếm thành này. Tuy
Giáo Hội không hề xác nhận đây là khăn đã được dùng để liệm xác Chúa Giêsu,
nhưng Khăn vẫn được các tín hữu tôn kính như bảo vật và ĐTC Biển Đức 16 gọi đây
là ”Hình ảnh về sự liên đới tột cùng của Chúa Kitô với con người: Chúa Kitô
chia sẻ giờ phút cô đơn nhất trong cuộc sống nhân loại qua việc chịu an táng
trong mồ”. Ngài xác quyết điều đó khi đến viếng Khăm Liệm cách đây 5 năm, vào
ngày 2-5-2010.
Đón
tiếp ĐTC Phanxicô tại Nhà nguyện trưng bày Khăm Liệm cũng có một số linh mục
cao niên và các nữ tu thuộc các đan viện chiêm niệm, kinh sĩ đoàn Nhà thờ chính
tòa, Ủy ban về Khăn Liệm Thánh, và các GM miền Piemonte và Val d'Aosta.
ĐTC
cũng dừng lại cầu nguyện trước bàn thờ kính chân phước Pier Giorgio Frassati,
qua đời năm 1925 lúc mới 24 tuổi, trước khi thi tốt nghiệp tại Đại học kỹ thuật
đa hoa Torino, và được phong chân phước năm 1990, được đề cao như mẫu gương của
giới trẻ.
G.
Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét