Phản ứng của Công Giáo Hoa Kỳ
đối với bài Diễn Văn Tình Trạng Liên Bang của Tổng Thống Donald Trump
Vũ Văn An
01/Feb/2018
Ngày 31 tháng 1, 2018, Tổng Thống
Donald Trump đã đọc bài diễn văn đầu tiên của ông về Tình Trạng Liên Bang. Ký
giả Christopher White của tờ Crux, nhân dịp này, có bài tường thuật
về phản ứng của một số người Công Giáo Hoa Kỳ đối với bài diễn văn này.
Theo ký giả này, trong bài diễn văn trên, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố đây là “giờ phút mới của Nước Mỹ” và cho hay bài diễn văn của ông là một cố gắng đạt được tính lưỡng đảng, nhưng nó đã tạo ra các phản ứng mà người ta đã đoán trước là sẽ xếp hàng theo đảng phái và điều này cũng phản ảnh nơi người Công Giáo.
Chad Pecknold, giáo sư thần học hệ thống tại Đại Học Công Giáo America, cho Crux hay bài diễn văn “tốt đẹp một cách không ngờ” và ông hài lòng với cung cách nó đề cao “các giá trị và đức hạnh của chính đặc điểm Hoa Kỳ.”
Ông nói thêm: “Với những người Công Giáo trung thành, có những đường hướng đầy hy vọng về tầm quan trọng của đức tin và gia đình, và tầm quan trọng của lòng hy vọng được diễn tả qua tình yêu đối với con cái.”
Trong khi ấy, nhiều người Công Giáo cảnh cáo rằng bất chấp những lời ông nói về đức tin và gia đình, có một số bất nhất nghiêm trọng mà chính phủ Trump phải lưu ý.
Lớn mạnh kinh tế và các ưu tư Công Giáo
Ngay ở phần mở đầu, Tổng Thống Trump đã hoan hô “sứ mệnh chính đáng của ông trong việc làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại cho mọi người Hoa Kỳ,” vì đã tạo ra 2.4 triệu việc làm mới, tăng lương, và tỷ lệ thất nghiệp thấp tới mức kỷ lục.
Tháng 12 năm ngoái, Tổng Thống ký thành luật dự luật mới về cải tổ thuế khóa, được ông coi là một trong những thành tựu hàng đầu của ông. Theo Tổng Thống Trump, cải tổ thuế khóa là một mối lợi cho các tiểu doanh thương và các gia đình thuộc giai cấp lao động, thế nhưng dự luật được thông qua với sự chống đối dữ dội của các giám mục Hoa Kỳ; các vị coi nó “sai lầm nghiêm trọng” và cảnh cáo rằng nó gây hại cho người nghèo.
Khi nghe Tổng Thống nhận định, cựu đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là dân biểu Florida, Ông Francis Rooney, đưa ra một tuyên bố ca ngợi bài diễn văn của Ông Trump, và đơn cử các cố gắng cải tổ thuế khóa của Tổng Thống.
Ông viết: “Người Hoa Kỳ thuộc mọi nhóm (bracket) thu nhập đều nhận được phần thưởng giảm thuế. Cùng với việc giảm thuế này còn một nhẹ gánh khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển việc kiểm soát nền kinh tế của chúng ta khỏi bàn tay sắt của các nhà hành chánh Washington và trả về tay các chủ nhân tiểu kinh doanh của Hoa Kỳ. Khoảng 8 tỷ dollars trong chính sách dùng luật lệ áp chế đã được tháo gỡ khỏi lưng người công nhân Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên Pecknold cho Crux hay: ông tin Tổng Thống đã hơi cường điệu về việc cải tổ thuế vụ vì thực ra các cải tổ này chỉ mang lại lợi ích “khiêm nhường hơn nhiều” cho các gia đình trung lưu mà thôi.
Elizabeth Stoker Bruenig, một bỉnh bút chuyên viết ý kiến trên tờ Washington Post, nói với Crux rằng chiến lược kinh tế đại thể của Tổng Thống xem ra “nghiêng về phía cải tổ an sinh.”
Bà nói: “trong đợt cải tổ an sinh cuối cùng, các giám mục khá nghi ngờ, và tôi cho rằng lần này, các ngài cũng sẽ nghi ngờ như thế.”
Theo bà, ngôn từ của Tổng Thống Trump hôm thứ Ba vừa qua như “chuyển từ nghèo đói qua thịnh vượng, và chuyển từ an sinh tới việc làm” khiến người ta nghĩ tới lần cuối cùng khi Quốc Hội xem xét việc cải tổ an sinh và ngôn từ này có đặc điểm “thúc cùi chỏ để người ta phải chịu trách nhiệm”.
Bruenig nói với tờ Crux rằng người Công Giáo nên lo lắng trước thứ ngôn từ hàm ý nói rằng những người lãnh tiền an sinh chỉ là những người đại lãn. Bà cho rằng đại đa số người sử dụng các chương trình an sinh đều có làm việc rồi.
Bà nói rằng dù trong lý thuyết bà rất hứng khởi đối với đề xuất của Tổng Thống trả tiền nghỉ cho gia đình (paid family leave), nhưng bà không tin rằng đề xuất của phe bảo thủ này có lợi cho các gia đình công nhân.
Bà trưng dẫn đề xuất trả tiền nghỉ mới đây trên tờ Wall Street Journal: cho phép các cá nhân rút tiền An Sinh Xã Hội sớm hơn, bù lại phải làm việc lâu dài hơn.
Bà cảnh cáo: “Điều ấy cực kỳ không thỏa đáng, nhất là đối với những người có nhiều con và phải hoãn nghỉ hưu. Những người có gia đình đông con sẽ bị phạt phải có cuộc sống công nhân lâu dài hơn.”
Người Hoa Kỳ cũng là những người có giấc mơ
Vì hạn kỳ chót để tìm ra giải pháp cho DACA - tức chương trình cho những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Hoa Kỳ lúc còn là vị thành niên – sắp đến nhanh chóng vào tháng tới, nên các nhà lãnh đạo Công Giáo đặc biệt lo lắng việc tổng thống sẽ nói ra sao tới vấn đề nhập cư trong bài phát biểu của ông.
Trong bài phát biểu ấy, Tổng thống nhắc lại kế hoạch 4 gọng kìm nhằm giải quyết việc nhập cư, trong đó có con đường dẫn tới việc nhập quốc tịch cho 1.8 triệu người được mệnh danh là DREAMERS nhưng nhập cư bất hợp pháp, việc xây dựng bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, việc chấm dứt cấp thị thực kiểu xổ số và việc chấm dứt chương trình di dân vì lý do gia đình, coi đây như một đề nghị hợp lương tri và có tính lưỡng đảng.
Tuy nhiên, vào sáng thứ Ba, các vị giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố hoan nghênh đường lối được đề nghị về quyền công dân cho những người Dreamers do chính phủ đưa ra, nhưng cảnh cáo rằng một đề nghị như thế không được thực hiện bằng cách cắt giảm chương trình di dân vì lý do gia đình và bảo vệ các trẻ em không có người đi theo.
Trump cho biết: "Hàng thập niên qua, các biên giới mở toang đã cho phép các loại ma túy và băng đảng ùa vào các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Chúng đã để hàng triệu công nhân có mức lương thấp cạnh tranh việc làm và tiền lương chống lại những người Mỹ nghèo nhất. Bi thảm nhất là họ đã gây ra cái chết cho nhiều người vô tội. "
Pecknold nói với Crux ông tin rằng sự mô tả của tổng thống về người nhập cư là một "cơ hội bỏ lỡ" và nói rằng ông muốn nghe "một sự đối xử cân bằng hơn về nhập cư".
Trong điều được nhiều người coi như một xỉ nhục châm biếm đối với với những người Dreamers không giấy tờ tìm cách trở thành công dân, Tổng Thống Trump nói: "Nhiệm vụ của tôi và nhiệm vụ thiêng liêng của mọi viên chức dân cử tại viện này là bảo vệ người Mỹ, bảo vệ sự an toàn, bảo vệ gia đình, cộng đồng và quyền của họ được hưởng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Bởi vì người Mỹ cũng là những người có giấc mơ."
Trong khi đó, dân biểu Cộng Hòa Paul Gosar của Arizona đã tuyên bố vào hôm thứ Ba rằng ông đã yêu cầu Cảnh Sát ở Tòa Nhà Quốc Hội (Capitol) và Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions bắt giữ bất cứ người nhập cư không có giấy tờ nào có mặt tại đó, căn cứ vào nhận xét của tổng thống.
Hơn 20 người nhập cư không có giấy tờ đã có mặt trong các hành lang Quốc Hội theo lời mời của một số thượng nghị sĩ và dân biểu.
Gosar, một người Công Giáo, đã tẩy chay bài diễn văn lịch sử năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước lưỡng viện Quốc Hội - lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đọc một bài diễn văn như vậy.
Đức Giám Mục Mark Seitz của El Paso, Texas - và là một trong những người bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp lớn tiếng nhất Hoa Kỳ - cũng than phiền về việc Tổng Thống mô tả người nhập cư trong bài diễn văn của ông.
Ngài nói với Crux: "Chúng ta không nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về người nhập cư, chúng ta chỉ nghe họ bị nêu đặc điểm.”
Đức Cha Seitz cũng lặp lại mối lo ngại của các giám mục Hoa Kỳ về việc chấm dứt chương rình di dân vì gia đình và việc bảo vệ các vị thành niên không có người đi cùng.
Ngài than thở: "Không ai có thể được coi là một đứa trẻ có tiềm năng vô tội nữa. Thật buồn cho tôi khi nghe nói ngay những đứa trẻ không có người đi theo cũng bị nêu đặc điểm là có tiềm năng trở thành các thành viên băng đảng... Thật đáng buồn, nó cho thấy quan điểm của ông là lòng cảm thương chỉ nới rộng tới những người đã có thể lo liệu để có mặt ở đây rồi."
Ngài nói thêm: "Nói rằng chúng ta chỉ có thể chọn giữa việc chăm sóc bản thân hoặc việc nghĩ tới người khác, nên chúng ta sẽ chọn điều trước là một cách suy nghĩ hẹp hòi."
Ngài bảo: “Tôi không nghĩ rằng đó là cách phản ảnh lời giảng dạy của Chúa Giêsu về tình yêu người lân cận."
Bảo vệ tự do tôn giáo và các hứa hẹn phò sự sống
Bất chấp sự kiện Trump đã tạo nên lịch sử hồi đầu tháng này bằng cách trở thành vị tổng thống đầu tiên ngỏ lời qua vệ tinh với cuộc diễn hành ủng hộ sự sống tổ chức hàng năm vào tháng Ba, ông đã không đề cập gì đến phá thai trong các nhận định của mình.
Pecknold nói với Crux rằng ông thất vọng vì Tổng thống không đề cập đến việc Thượng viện, hôm thứ Hai, đã không thông qua luật cấm phá thai lúc đã được 20 tuần, một biện pháp mà Tổng thống ủng hộ và cam kết sẽ ký thành luật.
Tuy nhiên, một trong những lời hứa hẹn lúc tranh cử của ông là bổ nhiệm một "chánh án phò sự sống," và tuy không nhắc đến ông này trực tiếp bằng tên, Trump đã ca ngợi việc chuẩn nhận vị "chánh án vĩ đại, mới mẻ" cho Tối Cao Pháp Viện.
Sự chuẩn nhận Neil Gorsuch hồi tháng Tư vào Tối Cao Pháp Viện là một trong những chiến thắng sớm sủa nhất của chính phủ Trump. Bốn trong chín chánh án đương nhiệm của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, trong đó có Gorsuch, đã tham dự buổi lễ hôm thứ Ba.
Trong năm vị Công Giáo tại Toà án, Chánh Án John Roberts là người duy nhất có mặt.
Tổng thống cũng nhắc đến "các hành động có tính lịch sử trong việc bảo vệ tự do tôn giáo" của chính phủ ông, mặc dù ông không đi sâu vào chi tiết.
Một phản bác của người Công Giáo
Sau Bài Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang, Joe Kennedy III, 37 tuổi, một dân biểu Dân Chủ của tiểu bang Massachusetts đã đưa ra một phản hồi chính thức đối với bài diễn văn, trong đó ông đặc biệt tấn công các chủ trương của Tổng Thống về nhập cư và loại bỏ một số chương trình xã hội.
Theo nhận định của dân biểu nói trên, hứa hẹn của Mỹ "đang bị phá vỡ bởi một chính phủ tự ý quyết định ai sẽ cắt giảm và ai bị bán tống bán táng. Họ đang biến đời sống người Mỹ thành một trò chơi trong đó người được được số của người thua (zero-sum game). Vì muốn cho một người thắng, thì một người khác phải thua. Ta có thể đảm bảo sự an toàn của Mỹ nếu chúng ta cắt bỏ mạng lưới an toàn của chúng ta.”
Kennedy, một người Công Giáo, được coi là một trong những ngôi sao đang lên của đảng, và phản hồi chính thức của ông có thể sẽ nâng cao diễn đàn của ông lên trong những tháng tới.
Trong khi Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang vốn chỉ là một biến cố ít nổi danh, kể từ “thông điệp hàng năm” đầu tiên của George Washington năm 1790, trong mấy năm gần đây, nó đã bị một số người chỉ trích là đóng kịch nhiều hơn có thực chất.
Woodrow Wilson trở thành vị tổng thống đầu tiên đọc diễn văn trước phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và bài diễn văn được truyền hình lần đầu tiên trong lịch sử là của Tổng thống Harry Truman năm 1947. Năm nay, về một số khía cạnh, một tổng thống, người vốn tạo tên tuổi như là người nổi tiếng trên truyền hình, đã đem biến cố này xoay đủ một vòng.
Tổng Thống Trump kết luận: "Bao lâu chúng ta còn tin tưởng vào các giá trị của chúng ta, còn tin vào các công dân của chúng ta, và tín thác vào Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta sẽ không thất bại. Gia đình chúng ta sẽ phát triển mạnh. Nhân dân chúng ta sẽ thịnh vượng. Và quốc gia của chúng ta sẽ mãi mãi được an toàn và mạnh mẽ và tự hào và hùng mạnh và tự do. Cảm ơn các bạn, và xin Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ."
Theo ký giả này, trong bài diễn văn trên, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố đây là “giờ phút mới của Nước Mỹ” và cho hay bài diễn văn của ông là một cố gắng đạt được tính lưỡng đảng, nhưng nó đã tạo ra các phản ứng mà người ta đã đoán trước là sẽ xếp hàng theo đảng phái và điều này cũng phản ảnh nơi người Công Giáo.
Chad Pecknold, giáo sư thần học hệ thống tại Đại Học Công Giáo America, cho Crux hay bài diễn văn “tốt đẹp một cách không ngờ” và ông hài lòng với cung cách nó đề cao “các giá trị và đức hạnh của chính đặc điểm Hoa Kỳ.”
Ông nói thêm: “Với những người Công Giáo trung thành, có những đường hướng đầy hy vọng về tầm quan trọng của đức tin và gia đình, và tầm quan trọng của lòng hy vọng được diễn tả qua tình yêu đối với con cái.”
Trong khi ấy, nhiều người Công Giáo cảnh cáo rằng bất chấp những lời ông nói về đức tin và gia đình, có một số bất nhất nghiêm trọng mà chính phủ Trump phải lưu ý.
Lớn mạnh kinh tế và các ưu tư Công Giáo
Ngay ở phần mở đầu, Tổng Thống Trump đã hoan hô “sứ mệnh chính đáng của ông trong việc làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại cho mọi người Hoa Kỳ,” vì đã tạo ra 2.4 triệu việc làm mới, tăng lương, và tỷ lệ thất nghiệp thấp tới mức kỷ lục.
Tháng 12 năm ngoái, Tổng Thống ký thành luật dự luật mới về cải tổ thuế khóa, được ông coi là một trong những thành tựu hàng đầu của ông. Theo Tổng Thống Trump, cải tổ thuế khóa là một mối lợi cho các tiểu doanh thương và các gia đình thuộc giai cấp lao động, thế nhưng dự luật được thông qua với sự chống đối dữ dội của các giám mục Hoa Kỳ; các vị coi nó “sai lầm nghiêm trọng” và cảnh cáo rằng nó gây hại cho người nghèo.
Khi nghe Tổng Thống nhận định, cựu đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là dân biểu Florida, Ông Francis Rooney, đưa ra một tuyên bố ca ngợi bài diễn văn của Ông Trump, và đơn cử các cố gắng cải tổ thuế khóa của Tổng Thống.
Ông viết: “Người Hoa Kỳ thuộc mọi nhóm (bracket) thu nhập đều nhận được phần thưởng giảm thuế. Cùng với việc giảm thuế này còn một nhẹ gánh khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển việc kiểm soát nền kinh tế của chúng ta khỏi bàn tay sắt của các nhà hành chánh Washington và trả về tay các chủ nhân tiểu kinh doanh của Hoa Kỳ. Khoảng 8 tỷ dollars trong chính sách dùng luật lệ áp chế đã được tháo gỡ khỏi lưng người công nhân Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên Pecknold cho Crux hay: ông tin Tổng Thống đã hơi cường điệu về việc cải tổ thuế vụ vì thực ra các cải tổ này chỉ mang lại lợi ích “khiêm nhường hơn nhiều” cho các gia đình trung lưu mà thôi.
Elizabeth Stoker Bruenig, một bỉnh bút chuyên viết ý kiến trên tờ Washington Post, nói với Crux rằng chiến lược kinh tế đại thể của Tổng Thống xem ra “nghiêng về phía cải tổ an sinh.”
Bà nói: “trong đợt cải tổ an sinh cuối cùng, các giám mục khá nghi ngờ, và tôi cho rằng lần này, các ngài cũng sẽ nghi ngờ như thế.”
Theo bà, ngôn từ của Tổng Thống Trump hôm thứ Ba vừa qua như “chuyển từ nghèo đói qua thịnh vượng, và chuyển từ an sinh tới việc làm” khiến người ta nghĩ tới lần cuối cùng khi Quốc Hội xem xét việc cải tổ an sinh và ngôn từ này có đặc điểm “thúc cùi chỏ để người ta phải chịu trách nhiệm”.
Bruenig nói với tờ Crux rằng người Công Giáo nên lo lắng trước thứ ngôn từ hàm ý nói rằng những người lãnh tiền an sinh chỉ là những người đại lãn. Bà cho rằng đại đa số người sử dụng các chương trình an sinh đều có làm việc rồi.
Bà nói rằng dù trong lý thuyết bà rất hứng khởi đối với đề xuất của Tổng Thống trả tiền nghỉ cho gia đình (paid family leave), nhưng bà không tin rằng đề xuất của phe bảo thủ này có lợi cho các gia đình công nhân.
Bà trưng dẫn đề xuất trả tiền nghỉ mới đây trên tờ Wall Street Journal: cho phép các cá nhân rút tiền An Sinh Xã Hội sớm hơn, bù lại phải làm việc lâu dài hơn.
Bà cảnh cáo: “Điều ấy cực kỳ không thỏa đáng, nhất là đối với những người có nhiều con và phải hoãn nghỉ hưu. Những người có gia đình đông con sẽ bị phạt phải có cuộc sống công nhân lâu dài hơn.”
Người Hoa Kỳ cũng là những người có giấc mơ
Vì hạn kỳ chót để tìm ra giải pháp cho DACA - tức chương trình cho những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Hoa Kỳ lúc còn là vị thành niên – sắp đến nhanh chóng vào tháng tới, nên các nhà lãnh đạo Công Giáo đặc biệt lo lắng việc tổng thống sẽ nói ra sao tới vấn đề nhập cư trong bài phát biểu của ông.
Trong bài phát biểu ấy, Tổng thống nhắc lại kế hoạch 4 gọng kìm nhằm giải quyết việc nhập cư, trong đó có con đường dẫn tới việc nhập quốc tịch cho 1.8 triệu người được mệnh danh là DREAMERS nhưng nhập cư bất hợp pháp, việc xây dựng bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico, việc chấm dứt cấp thị thực kiểu xổ số và việc chấm dứt chương trình di dân vì lý do gia đình, coi đây như một đề nghị hợp lương tri và có tính lưỡng đảng.
Tuy nhiên, vào sáng thứ Ba, các vị giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố hoan nghênh đường lối được đề nghị về quyền công dân cho những người Dreamers do chính phủ đưa ra, nhưng cảnh cáo rằng một đề nghị như thế không được thực hiện bằng cách cắt giảm chương trình di dân vì lý do gia đình và bảo vệ các trẻ em không có người đi theo.
Trump cho biết: "Hàng thập niên qua, các biên giới mở toang đã cho phép các loại ma túy và băng đảng ùa vào các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Chúng đã để hàng triệu công nhân có mức lương thấp cạnh tranh việc làm và tiền lương chống lại những người Mỹ nghèo nhất. Bi thảm nhất là họ đã gây ra cái chết cho nhiều người vô tội. "
Pecknold nói với Crux ông tin rằng sự mô tả của tổng thống về người nhập cư là một "cơ hội bỏ lỡ" và nói rằng ông muốn nghe "một sự đối xử cân bằng hơn về nhập cư".
Trong điều được nhiều người coi như một xỉ nhục châm biếm đối với với những người Dreamers không giấy tờ tìm cách trở thành công dân, Tổng Thống Trump nói: "Nhiệm vụ của tôi và nhiệm vụ thiêng liêng của mọi viên chức dân cử tại viện này là bảo vệ người Mỹ, bảo vệ sự an toàn, bảo vệ gia đình, cộng đồng và quyền của họ được hưởng Giấc Mơ Hoa Kỳ. Bởi vì người Mỹ cũng là những người có giấc mơ."
Trong khi đó, dân biểu Cộng Hòa Paul Gosar của Arizona đã tuyên bố vào hôm thứ Ba rằng ông đã yêu cầu Cảnh Sát ở Tòa Nhà Quốc Hội (Capitol) và Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions bắt giữ bất cứ người nhập cư không có giấy tờ nào có mặt tại đó, căn cứ vào nhận xét của tổng thống.
Hơn 20 người nhập cư không có giấy tờ đã có mặt trong các hành lang Quốc Hội theo lời mời của một số thượng nghị sĩ và dân biểu.
Gosar, một người Công Giáo, đã tẩy chay bài diễn văn lịch sử năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước lưỡng viện Quốc Hội - lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đọc một bài diễn văn như vậy.
Đức Giám Mục Mark Seitz của El Paso, Texas - và là một trong những người bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp lớn tiếng nhất Hoa Kỳ - cũng than phiền về việc Tổng Thống mô tả người nhập cư trong bài diễn văn của ông.
Ngài nói với Crux: "Chúng ta không nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về người nhập cư, chúng ta chỉ nghe họ bị nêu đặc điểm.”
Đức Cha Seitz cũng lặp lại mối lo ngại của các giám mục Hoa Kỳ về việc chấm dứt chương rình di dân vì gia đình và việc bảo vệ các vị thành niên không có người đi cùng.
Ngài than thở: "Không ai có thể được coi là một đứa trẻ có tiềm năng vô tội nữa. Thật buồn cho tôi khi nghe nói ngay những đứa trẻ không có người đi theo cũng bị nêu đặc điểm là có tiềm năng trở thành các thành viên băng đảng... Thật đáng buồn, nó cho thấy quan điểm của ông là lòng cảm thương chỉ nới rộng tới những người đã có thể lo liệu để có mặt ở đây rồi."
Ngài nói thêm: "Nói rằng chúng ta chỉ có thể chọn giữa việc chăm sóc bản thân hoặc việc nghĩ tới người khác, nên chúng ta sẽ chọn điều trước là một cách suy nghĩ hẹp hòi."
Ngài bảo: “Tôi không nghĩ rằng đó là cách phản ảnh lời giảng dạy của Chúa Giêsu về tình yêu người lân cận."
Bảo vệ tự do tôn giáo và các hứa hẹn phò sự sống
Bất chấp sự kiện Trump đã tạo nên lịch sử hồi đầu tháng này bằng cách trở thành vị tổng thống đầu tiên ngỏ lời qua vệ tinh với cuộc diễn hành ủng hộ sự sống tổ chức hàng năm vào tháng Ba, ông đã không đề cập gì đến phá thai trong các nhận định của mình.
Pecknold nói với Crux rằng ông thất vọng vì Tổng thống không đề cập đến việc Thượng viện, hôm thứ Hai, đã không thông qua luật cấm phá thai lúc đã được 20 tuần, một biện pháp mà Tổng thống ủng hộ và cam kết sẽ ký thành luật.
Tuy nhiên, một trong những lời hứa hẹn lúc tranh cử của ông là bổ nhiệm một "chánh án phò sự sống," và tuy không nhắc đến ông này trực tiếp bằng tên, Trump đã ca ngợi việc chuẩn nhận vị "chánh án vĩ đại, mới mẻ" cho Tối Cao Pháp Viện.
Sự chuẩn nhận Neil Gorsuch hồi tháng Tư vào Tối Cao Pháp Viện là một trong những chiến thắng sớm sủa nhất của chính phủ Trump. Bốn trong chín chánh án đương nhiệm của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, trong đó có Gorsuch, đã tham dự buổi lễ hôm thứ Ba.
Trong năm vị Công Giáo tại Toà án, Chánh Án John Roberts là người duy nhất có mặt.
Tổng thống cũng nhắc đến "các hành động có tính lịch sử trong việc bảo vệ tự do tôn giáo" của chính phủ ông, mặc dù ông không đi sâu vào chi tiết.
Một phản bác của người Công Giáo
Sau Bài Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang, Joe Kennedy III, 37 tuổi, một dân biểu Dân Chủ của tiểu bang Massachusetts đã đưa ra một phản hồi chính thức đối với bài diễn văn, trong đó ông đặc biệt tấn công các chủ trương của Tổng Thống về nhập cư và loại bỏ một số chương trình xã hội.
Theo nhận định của dân biểu nói trên, hứa hẹn của Mỹ "đang bị phá vỡ bởi một chính phủ tự ý quyết định ai sẽ cắt giảm và ai bị bán tống bán táng. Họ đang biến đời sống người Mỹ thành một trò chơi trong đó người được được số của người thua (zero-sum game). Vì muốn cho một người thắng, thì một người khác phải thua. Ta có thể đảm bảo sự an toàn của Mỹ nếu chúng ta cắt bỏ mạng lưới an toàn của chúng ta.”
Kennedy, một người Công Giáo, được coi là một trong những ngôi sao đang lên của đảng, và phản hồi chính thức của ông có thể sẽ nâng cao diễn đàn của ông lên trong những tháng tới.
Trong khi Diễn Văn về Tình Trạng Liên Bang vốn chỉ là một biến cố ít nổi danh, kể từ “thông điệp hàng năm” đầu tiên của George Washington năm 1790, trong mấy năm gần đây, nó đã bị một số người chỉ trích là đóng kịch nhiều hơn có thực chất.
Woodrow Wilson trở thành vị tổng thống đầu tiên đọc diễn văn trước phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ và bài diễn văn được truyền hình lần đầu tiên trong lịch sử là của Tổng thống Harry Truman năm 1947. Năm nay, về một số khía cạnh, một tổng thống, người vốn tạo tên tuổi như là người nổi tiếng trên truyền hình, đã đem biến cố này xoay đủ một vòng.
Tổng Thống Trump kết luận: "Bao lâu chúng ta còn tin tưởng vào các giá trị của chúng ta, còn tin vào các công dân của chúng ta, và tín thác vào Thiên Chúa của chúng ta, chúng ta sẽ không thất bại. Gia đình chúng ta sẽ phát triển mạnh. Nhân dân chúng ta sẽ thịnh vượng. Và quốc gia của chúng ta sẽ mãi mãi được an toàn và mạnh mẽ và tự hào và hùng mạnh và tự do. Cảm ơn các bạn, và xin Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét