Cha Marco Zacchini và ngôi
nhà xứ luôn mở cửa
Ánh sáng tình người tỏa chiếu trong ngôi nhà xứ của cha Marco Zacchini. |
Trong 22 năm qua, cha Marco Zacchini, linh mục giáo xứ
Bologna đã đón tiếp tại ngôi nhà xứ của mình những ai có nhu cầu và cả những bạn
trẻ muốn sống một kinh nghiệm chia sẻ.
Ngọc Yến - Vatican
Trong nhà xứ Thánh Antonio của Savena, một giáo xứ đầu tiên
của vùng ngoại vô Bolonga, Italia có 26 người trẻ, tuổi từ 18 đến 35 đến từ 12
quốc gia: Albania, Iran, Eritrea, Cameroon, Gambia, Gabon, Senegal, Ai Cập,
Afghanistan, Bangladesh ... cũng có một cặp vợ chồng trẻ người Pakistan.
Aroogh, đến Italia để đoàn tụ với chồng, chị đã tìm được việc
làm. Sau chiến tranh, chồng chị cùng với những người khác lên một chiếc thuyền
được cho là có thể chứa 600 người nhưng thực tế con số lên gấp đôi. Một số người
đã chết trong quá trình vượt biển. Tàu cập bến tại Lampedusa và sau những khó
khăn anh đã được cha Don Mario đón tiếp. Ngày nay anh là một công nhân xây dựng
và hy vọng sẽ xây dựng một cuộc sống mới.
Đón tiếp và chia sẻ
Cha Marco đã “mở cửa” nhà xứ cách đây 22 năm và chưa bao giờ
đóng lại. Trong những năm gần đây về nhu cầu của người nghèo đã có những thay đổi
nhưng nhìn chung việc đón tiếp dù dưới hình thức nào vẫn còn là điều cấp thiết.
Thực vậy, vẫn còn đó nhiều người trẻ phải ngủ trên đường phố trong nhiều tháng,
thậm chí một số trong nhiều năm dưới cái lạnh của mùa đông; thêm vào đó là thực
phẩm không đủ. Cuộc sống thật bấp bênh. Đối với cha Marco và các cộng tác viên
việc đón tiếp của nhà xứ Thánh Antonio không muốn bị nhầm lẫn với một hình thức
phúc lợi chung. Những người đến đây và giáo xứ muốn làm một điều gì đó để chia
sẻ cuộc sống hàng ngày, trong một cuộc trao đổi hổ tương giúp nhau làm giàu cuộc
sống.
Đời sống chung
Trong không gian của nhà xứ 10 phòng được trang bị giường tầng.
Trong nhóm cũng có những người đặc biệt đến để sống một trải nghiệm chia sẻ, ví
dụ như Mattia và Simone, cả hai đang là sinh viên của trường luật. Ở đây, điều
quan trọng là sự hiện diện, giúp lẫn nhau trong cuộc sống chung, bởi vì tất cả
đều ý thức rằng mình đều nghèo, tất cả cần nhau, đây là điều quan trọng cần hiểu,
thông điệp mà nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại.
Đời sống cộng đoàn nơi nhà xứ của Marco dựa trên ba cột trụ,
hay đúng hơn là ba đôi chân, đôi chân vững chắc của người Phi châu mà cha đã
mang từ Tanzania về sau thời gian truyền giáo tại đây. Cha Giải thích: “Bởi vì
Thiên Chúa là sự hiệp thông và Ba Ngôi là một cuộc sống viên mãn. Kigoda, chiếc
ghế được sử dụng trong các túp lều của các làng châu Phi, chỉ có ba chân, ba
chân là đủ để giữ cho chúng tôi, hai là không đủ và thứ tư là không cần thiết.
Chân đầu tiên là đón tiếp, một từ mà không ai thắc mắc ở đây”. Egest, người
Albania sinh viên năm thứ tư y khoa nói: “Đón tiếp là nền tảng của tất cả mọi sự.
Tất cả chúng tôi đều đến từ các nền văn hóa khác nhau nhưng đây là chân giúp
chúng tôi hiệp nhất và điều đó khiến chúng tôi thực hiện các hoạt động khác của
giáo xứ".
Egest tiếp tục: «Chân thứ hai là chiếc bàn; một nhà ăn trong
đó một cái bàn lớn được ghép lại từ ba cái bàn nhỏ. Bữa ăn trưa và tối là thời
gian cho phép chúng tôi có thể ở cùng với nhau, chính vì thế chúng tôi cố gắng
để có thể hiện diện trong thời gian quan trọng này. Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn
các chỗ dư để cho phép những người gõ cửa cuối cùng có một bữa ăn ngon. Ngay cả
những người vô gia cư cũng biết được điều này cho nên họ hay dựng lều ngay dưới
mái hiên của nhà xứ. Những gì chúng tôi ăn thì các vị khách của chúng tôi cũng
ăn, không có sự phân biệt. Chính các chàng trai nấu ăn, theo phiên của mình, và
cũng chính họ là người dọn dẹp sau những bữa ăn”.
Chân thứ ba là cầu nguyện. Egest chia sẻ: “Đối với chúng tôi giờ cầu nguyện của cộng đoàn rất quan trọng. Chúng tôi cầu nguyện sau cơm trưa, buổi tối chúng tôi đọc Phúc Âm của ngày hôm sau cùng với phần chú giải. Tất cả cùng tham gia giờ cầu nguyện này, người Hồi Giáo, Tin lành cũng tham dự với chúng tôi”
Chân thứ ba là cầu nguyện. Egest chia sẻ: “Đối với chúng tôi giờ cầu nguyện của cộng đoàn rất quan trọng. Chúng tôi cầu nguyện sau cơm trưa, buổi tối chúng tôi đọc Phúc Âm của ngày hôm sau cùng với phần chú giải. Tất cả cùng tham gia giờ cầu nguyện này, người Hồi Giáo, Tin lành cũng tham dự với chúng tôi”
Tôn trọng sự khác biệt
Cha Marco tiếp tục câu chuyện: “Trong nhiều năm chúng tôi gặp
trục trặc gì liên quan đến vấn đề khác biệt. Ngay cả bây giờ chúng tôi có hai bạn
trẻ Hồi giáo, chúng tôi luôn tôn trọng họ. Một ví dụ cho sự tôn trọng đó là
trong tháng Ramadan ăn chay của họ, họ ăn tối sau khi mặt trời lặn và họ cần phải
luôn có một thứ gì đó sẵn sàng trên bàn ăn; chúng tôi giúp họ thực hiện điều
này. Sự chia sẻ trong trường hợp này là bằng chứng cho thấy sự khác biệt văn
hóa có thể chuyển từ bức tường bất khả xâm phạm thành sự giàu có”.
Cha kết luận: “Đón tiếp là một phần cuộc sống của chúng ta,
ngay cả khi chúng ta không thể thực hiện tất cả, chúng ta cũng phải có ước muốn
thực hiện điều này. Kinh nghiệm nói cho tôi rằng mỗi người trong chúng ta có một
sự mở ra này hướng tới thiện ích và rồi trong sự trao đổi hỗ tương được biến đổi”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét