Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Charles A. Coulombe: Người linh hứng cho việc hình thành nên Hồi Giáo là một linh mục Công Giáo


Charles A. Coulombe: Người linh hứng cho việc hình thành nên Hồi Giáo là một linh mục Công Giáo
Anthony Nguyễn
22/Nov/2018

Charles A. Coulombe, giáo sư Đại Học người Mỹ, tác giả nhiều sách nói về Giáo Hội tại Hoa Kỳ và lịch sử Giáo Hội, đặc biệt lịch sử các triều đại Giáo Hoàng; và là cây bút thường xuyên cho những tờ như National Catholic Register (Hoa Kỳ), Fidelity (Úc Đại Lợi), Prag, Catholic Herald (Anh quốc) vừa đưa ra một nhận định trên tờ Catholic Herald rằng “thủy tổ” của Đạo Hồi là một linh mục Công Giáo: Arius.

Arius, tiếng Việt gọi là Ariô, là người lập ra bè rối Ariô, sinh năm 250 hoặc 256, và qua đời năm 336. Ariô là một linh mục Bắc Phi đã dạy rằng Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa.

Trong khi Giáo Hội Công Giáo rao giảng rằng từ thuở đời đời Ngôi Cha sinh ra Ngôi Con cùng một bản thể; thì linh mục Ariô chủ trương Ngôi Con Thiên Chúa chỉ là một thụ tạo không hơn không kém, và không hiện hữu đồng thời với Đức Chúa Cha. Nói cách khác, Ariô phủ nhận thiên tính của Ngôi Con.

Đứng trước sự sai lạc về đức tin Công Giáo của Ariô, thánh Giám mục Alexandria lấy lời dịu hiền khuyên bảo, cảnh cáo để ông khỏi sai lạc chân lý. Nhưng sau nhiều cuộc đàm đạo qua đi mà không mang lại một hiệu quả nào. Ariô cố chấp không trở lại, lại còn tuyên truyền lập bè đảng, lôi kéo một số linh mục và tín hữu theo mình.

Năm 320, Đức Giám Mục Alexandria triệu tập công đồng gồm 100 Giám mục xứ Ai Cập và Syria. Ngài cho mời Ariô đến cắt nghĩa minh bạch lời dạy của ngài. Nhưng Ariô bác bỏ và đưa ra những lời lẽ khinh mạn. Nghe những lời ngạo mạn, cố tình phản tín lý căn bản Công Giáo ấy, cả công đồng cương quyết lên án lý thuyết sai lầm này, đồng thời tuyên án tuyệt thông nếu Ariô không thành khẩn trở về với Giáo hội.

Nhưng thay vì vâng phục, Ariô lại tìm cách phát triển bè rối của ông tại Ai Cập và Palestin. Ông đã khéo lôi kéo được nhiều Giám mục, đặc biệt có Êusêbiô Nicôđêmi và Êusêbiô Cêsarê thuộc xứ Palestine.

Đáp lại, Đức Giám Mục Alexandria viết nhiều thư cắt nghĩa rõ ràng thái độ của ngài đối với Ariô cho mọi người hiểu, đồng thời nêu lên những sai lầm của Ariô. Qua những bức thư ấy, người ta càng ngày càng nhận rõ chủ đích cao cả, kết tinh của lòng bác ái, đức tính khoan hòa của vị thánh Giám mục này.

Lợi dụng lòng tin tưởng của hoàng đế Contantinôpôli, Êusêbiô Nicôđêmi viết thư cho các Giám mục Tiểu Á và Cận đông vận động xiết chặt hàng ngũ ủng hộ Ariô và chống lại Đức Giám Mục Alexandria. Ariô cũng viết thư trình bày các giáo thuyết của ông cho các Giám mục. Đồng thời Êusêbiô cổ động triệu tập hai công đồng với mục đích ủng hộ Ariô, một tại Bitini và một tại Palestine.

Đức Giám Mục Alexandria cương quyết trung thành bảo vệ chân lý, ngài tìm mọi cách ngăn chặn âm mưu của bè rối Ariô. Ngài viết thư vạch rõ những âm mưu đen tối của Êusêbiô và Ariô trong những công đồng sắp tới. Trong thư, ngài nêu cao tinh thần anh dũng, sẵn sàng chết để bảo vệ mọi chân lý thánh thiện của đạo Công Giáo. Đồng thời ngài cũng viết thư đệ trình lên Đức Thánh Cha Sylveste về mọi công việc xảy ra.

Mặc dù thuyết Ariô bị lên án bởi Công Đồng Nicê vào năm 325 - nơi Thánh Nicholas nổi tiếng tát ông này một bạt tai - sau khi Đại đế Constantine qua đời sau đó, Đại đế Constans đón nhận ý tưởng của Ariô và ra tay bách hại những người có niềm tin chính thống. Ngay cả Giáo hoàng Liberius cũng bị buộc phải ký một tuyên bố có những phần xuôi theo Ariô. Chỉ có năm giám mục can đảm đứng lên bảo vệ Thiên Tính của Chúa Kitô, và Thánh Jerome tuyên bố rằng “thế giới thức dậy, và rên rỉ khi thấy đâu đâu cũng là Ariô”.

Đại đế Theodosius đã đàn áp dị giáo trong phần lớn Đế chế La Mã theo các nghị định của Công Đồng đầu tiên tại Constantinople vào năm 381. Tuy nhiên, thuyết Ariô vẫn không chết. Các nhà truyền giáo Ariô đã cải đạo các bộ tộc người Đức như Goths và Vandals. Đến phiên họ, những bộ tộc người Đức này lại giới thiệu chủ thuyết Ariô đến Tây Ban Nha, Ý và Bắc Phi trong những năm 400 khi họ tiếp thu các tỉnh của Đế chế bị thất trận. Cho đến thế kỷ thứ 8, những người Ariô còn lại mới hoán cải.

Người ta có thể tự hỏi về tầm quan trọng của chủ thuyết Ariô ngày nay là gì. Nhưng ba nhóm rất có ảnh hưởng đã được hình thành ít nhiều từ những lời rao giảng của Ariô về Chúa Kitô. Thuyết Nhất Thể (Unitarianism – bác bỏ giáo lý về Chúa Ba Ngôi, xem Chúa Giêsu chỉ là một con người duy nhất như chúng ta) công khai xem mình là chủ thuyết tân Ariô vào thời điểm phát sinh tại New England vào thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Thông qua những gương mặt đầy thế giá trong xã hội Hoa Kỳ như Ralph Waldo Emerson, Henry David Thoreau và Thomas Jefferson, nó đã ảnh hưởng đến xã hội và văn hóa Mỹ trong tất cả các chiều kích.

Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va cũng được coi là một biến thể của chủ thuyết Ariô khi họ coi Chúa Kitô là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trước khi xuống thế làm người.

Nhưng không có bất kỳ nghi ngờ nào, cộng đồng Ariô thành công nhất, trên thực tế, chính là Hồi giáo.


Source: Catholic Herald Heretic of the week

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét