Trang

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Tình hình lộn xộn và nguy cơ chia rẽ ở Yemen


Tình hình lộn xộn và nguy cơ chia rẽ ở Yemen
Nội chiến ở Yemen

Đức Cha Paul Hinder, Đại diện Tông tòa Nam Arabia (Các Tiếu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Yemen), người theo dõi các sự kiện của khu vực cho biết: tình trạng ở Yemen, đặc biệt Aden trong thời gian gần đây ngày càng trở nên tồi tệ do các cuộc chiến ngày càng leo thang
Ngọc Yến - Vatican
Vì lợi ích cá nhân
Theo Đức cha Hinder, tình trạng trở nên tồi tệ nguyên nhân do các tác nhân bên ngoài, họ tuyên bố muốn duy trì sự hiệp nhất cho Yemen nhưng thực tế liên minh dưới sự lãnh đạo của Ả Rập Saudi không còn gắn kết và có sự chia rẽ nội bộ. Họ làm như vậy vì các bên đều muốn lợi ích cho riêng mình.
57 nghìn người chết
Từ 4 năm nay, Yemen ở trong tình trạng nội chiến giữa phe chính phủ được Liên minh Arập, đứng đầu là Arập Sauđi, hỗ trợ, và bên kia là phiến quân Houthi được sự ủng hộ của Iran. Theo thống kê từ tháng giêng năm 2016 đến cuối tháng 7 năm 2018 có khoảng 57 nghìn người chết. Theo Liên Hiệp Quốc, cuộc xung đột đã gây ra “cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới”, làm cho khoảng 24 triệu người Yemen, 80% dân số cần hổ trợ nhân đạo khẩn cấp. Có khoảng 2500 trẻ em phải đi lính và một nữa thiếu nữ phải kết hôn trước 15 tuổi.
Một quốc gia liên bang sẽ là một giải pháp “hợp lệ”
Theo Đại diện Tông tòa các cường quốc quốc tế đang thúc đẩy một thể chế chính trị dẫn đến phân chia đất nước thành hai hoặc ba, bởi vì tất cả đều sợ một đất nước Yemen tập trung. Trong bối cảnh này một quốc gia liên bang sẽ là giải pháp phù hợp nếu các bên có thể đưa ra một Hiến pháp công bằng, tôn trọng những mong đợi chính đáng của các bộ lạc và chủ thể khu vực. Nhưng Đức cha cũng cảnh báo rằng để có thể đạt được mục tiêu cần phải chấp nhận thỏa hiệp hợp lý.
Đức cha khẳng định thêm: “Các thỏa thuận chỉ có thể đạt được nếu nó được thực hiện trong bầu khí tin cậy. Và đối với các cường quốc bên ngoài phải có tinh thần giúp chữa lành đất nước chứ không phải gây thêm sự bất ổn. Hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn là rất ít và những người phải chịu đựng cuộc chiến là người dân phải đói và bệnh tật; trong khi đó cộng đồng quốc tế không biết phải phản ứng thế nào. Và thế là họ làm thinh. Nhưng sự im lặng này có thể gây tử vong”.
Cầu nguyện là vũ khí hiệu quả
Cuối cùng, theo Đức cha vũ khí hiệu quả hơn hết trong lúc này, một thứ vũ khí không phải để hủy diệt mà là chữa lành đó là cầu nguyện. Đây là thời gian mà người Hồi giáo, Kitô giáo và các tôn giáo khác cùng nhau cầu nguyện để hy vọng những người có trách nhiệm có thể mở ra những con đường hòa bình và công lý đem lại an bình cho người dân đang phải khốn khổ vì cuộc nội chiến kéo dài. (CSR_4832_2019)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét