14/03/2014
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
I Mùa Chay
Bài
Ðọc I: Ed 18, 21-28
"Có
phải Ta muốn kẻ gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống
ư?"
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây
Chúa là Thiên Chúa phán: "Nếu kẻ gian ác ăn năn sám hối mọi tội nó đã phạm,
tuân giữ mọi giới răn của Ta, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ sống chớ
không phải chết. Ta sẽ không nhớ lại mọi tội ác nó đã phạm: nó sẽ sống nhờ việc
công chính mà nó đã thực hành! Chúa là Thiên Chúa phán: "Có phải Ta muốn kẻ
gian ác phải chết, chớ không muốn nó bỏ đàng tội lỗi và được sống ư?
Còn
nếu kẻ công chính bỏ đàng công chính, và phạm tội ác cách ghê tởm như người
gian ác quen phạm, có phải nó được sống ư? Chẳng ai còn nhớ đến mọi việc công
chính nó đã thực hiện, vì sự bất trung nó đã làm và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ
phải chết.
Các
ngươi nói rằng: "Ðường lối của Chúa không chính trực". Vậy hỡi nhà
Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại
đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công
chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu
kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được
sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải
chết".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 129, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Ðáp: Nếu Chúa con
nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? (c. 3)
Xướng:
1) Từ vực sâu, lạy Chúa, con kêu lên Chúa. Lạy Chúa, xin nghe tiếng con cầu;
dám xin Chúa hãy lắng tai, hầu nghe thấu tiếng van nài của con. - Ðáp.
2)
Nếu Chúa con nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư? Nhưng Chúa thường
rộng lượng thứ tha, để cho thiên hạ tôn thờ kính yêu. - Ðáp.
3)
Tôi hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn tôi trông cậy ở lời Ngài. Linh hồn tôi
mong đợi Chúa tôi, hơn người lính gác mong trời rạng đông. - Ðáp.
4)
Hơn lính gác mong hừng đông dậy, Israel đang mong đợi Chúa tôi: Bởi vì Chúa rộng
lượng từ bi, và Chúa rất giàu ơn cứu độ. Và chính Ngài sẽ giải thoát Israel cho
khỏi mọi điều gian ác. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa
phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".
Phúc
Âm: Mt 5, 20-26
"Hãy
đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính
hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con
đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt
nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị
toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị.
Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang
dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con,
thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước
đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc
đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao
con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ
không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!"
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Hãy
Làm Hòa Với Anh Em
Khi
hay tin cậu con trai yêu quí duy nhất của mình là Giacóp vừa tử trận, nữ bá tước
Listry vô cùng đau khổ và cảm thấy tiêu tan hết nghị lực. Tuy nhiên, bà vẫn cố
gắng lao mình vào công việc phục vụ bệnh nhân trong bệnh xá do bà sáng lập. Rồi
một ngày nọ, một thương binh người Ðức được chở đến bệnh viện, dù người lính Ðức
này thuộc thành phần quân đội thù địch đã giết chết con trai bà trước đây,
nhưng bà Listry vẫn tiếp nhận anh lính một cách vui vẻ. Khi soạn đồ đạc trong bị
của anh lính, bà bắt gặp chiếc ví và cái đồng hồ của con trai mình trong túi áo
của người lính. Vừa bàng hoàng, vừa tức giận, nữ bá tước Listry chỉ biết thốt
lên: "Ðúng! Ðây là tên lính đã giết chết đứa con trai của mình".
Nhưng kìa, một mảnh giấy ở trong bị anh rơi xuống, bà vội cúi mình nhặt lên và
đọc. Một hàng chữ đập vào mắt bà: "Mẹ yêu quí của con! Con luôn nhớ đến mẹ
và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con bị tử trận, xin mẹ đừng quá đau buồn,
nhưng hãy can đảm, quảng đại chịu đau khổ để cầu nguyện cho con". Sau một
hồi xúc động, bà Listry cúi xuống tiếp tục săn sóc cho người lính Ðức cách tận
tình. Những giọt nước mắt tha thứ tuôn trào từ đôi mắt bà cứ từ từ rớt xuống đất,
vì sự xúc động cảm nhớ đến người con yêu quí của bà.
Anh
chị em thân mến!
Trong
cuộc sống hằng ngày, chắc chúng ta không có dịp to lớn để tha thứ cho những kẻ
xúc phạm nặng nề với mình. Nhưng những phiền lòng nho nhỏ có thể luôn có và lúc
nào chúng ta cũng được mời gọi sống tha thứ.
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã ghi lại kinh nghiệm tu đức của mình như sau: "Ðừng tức tối vì người ta
chỉ trích con. Hãy cám ơn vì còn bao nhiêu tội lỗi khác nơi con mà họ chưa nói
đến". Chúa nói: "Nếu ai trong các con làm mất lòng người khác, con
hãy để của lễ về làm hòa với người ấy trước". Còn con, con làm ngược lại,
là phóng thanh cho mọi người biết những khuyết điểm của họ. Phần con, con không
thiếu khuyết điểm, sao con tức tối và tấn công khuyết điểm của anh em? Tại sao
ngày nào con cũng lập tòa án và bắt anh em diễu hành lần lượt qua đó? Tại sao
lúc nào cha cũng thấy con ngồi ghế "quan tòa", không bao giờ ngồi
băng ghế "bị can".
Sống
tha thứ là một điều rất khó. Những tù nhân bị lưu đầy xa quê hương đã khắc trên
đá những dòng chữ lưu đầy cho thế hệ mai hậu như sau: "Hãy tha thứ, nhưng
đừng quên bị xúc phạm". Chính chúng ta cũng có tâm trạng giống như vậy.
Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể quên điều xúc phạm này được. Thật ra, tha thứ
và bỏ qua là hai điều khác nhau. Nhiều khi ta đã tha thứ rồi, nhưng ta không thể
quên được và ngược lại, ta đã quên đi những điều phiền muộn, nhưng ta đã không
tha thứ thật lòng.
Chúa
Giêsu biết rõ tha thứ là điều khó, nên Ngài dạy các đồ đệ hãy cầu nguyện:
"Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng
con". Và trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Matthêu đã ghi lại những lời dạy
của Chúa Giêsu như sau: "Nên Ta bảo các ngươi rõ: nếu các ngươi không ăn ở
chính trực hơn những thầy thông giáo và Pharisiêu, các ngươi chẳng được vào nước
trời... Hãy đi làm hòa cùng anh em đã rồi ngươi hãy đến dâng của lễ..."
(Mt 5,20-26).
Sự
tha thứ là điều kiện căn bản để con cái Thiên Chúa có thể tôn vinh phụng thờ
Ngài một cách xứng đáng. Có những điều phiền lòng đã được tha thứ rồi, nhưng lại
khó quên. Ðây là phản ứng tự nhiên của con người, nhưng chúng ta hãy cố gắng
luyện tập, để rồi với thời gian, sự thành thật tha thứ có thể giúp chúng ta
quên đi sự phiền lòng. Chúng ta hãy tha thứ với tình yêu thương, để có thể bắt
đầu lại được mối tương quan tốt đẹp với anh em.
Tha
thứ không có nghĩa là một sự cắt đứt: "Tôi tha thứ cho kẻ làm phiền lòng,
để từ đó về sau tôi không muốn gặp mặt trao đổi gì với người đó nữa".
Không! Tha thứ như vậy chưa phải là tha thứ, nhưng phải tha thứ vì tình yêu
thương như Chúa đã nêu gương. Ngài tha thứ và bắt đầu lại mãi mãi với mỗi người
chúng ta.
Lạy
Chúa, xin giúp con sống yêu thương tha thứ cho anh em một cách thật lòng. Xin
biến đổi con thành khí cụ bình an và yêu thương của Chúa trong môi trường con sống.
Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần I MC
Bài đọc: Eze 18:21-28; Mt
5:20-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sống trung thành
yêu thương suốt cả đời.
Chúng
ta thường chú trọng đến những cuộc trở lại, từ xấu thành tốt; và dường như
không để ý đến những cuộc đời từ tốt thành xấu như cuộc đời của Judah
Iscarioth. Trong thực tế, cả hai đều có thể xảy ra; và trường hợp thứ hai có thể
xảy ra thường xuyên hơn trường hợp thứ nhất, đặc biệt trong đời sống gia đình.
Ví dụ, khi chưa thành vợ chồng, cả hai người dường như ít khuyết điểm và đối xử
với nhau yêu thương tử tế hơn.
Các
Bài Đọc hôm nay nhắc nhở cho chúng ta biết cả hai cuộc trở lại đều có thể xảy
ra, nếu chúng ta không cẩn thận xét mình. Trong Bài Đọc I, tiên tri Ezekiel nhấn
mạnh đến cả lòng nhân từ lẫn sự công bằng của Thiên Chúa. Vì lòng nhân từ, Ngài
không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống. Vì
sự công bằng, Ngài phải luận phạt nếu người công chính bỏ đàng ngay thẳng để
làm điều bất chính. Mỗi người có cả một cuộc đời để luyện tập trước khi Thiên
Chúa xét xử con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đòi các môn đệ phải sống công
chính hơn các kinh sư: không phải chỉ tránh giết người phần xác, nhưng phải
tránh cả giận hờn, la mắng, chửi rủa; vì những hành động này làm tổn thương
danh dự của họ và đưa đến những thiệt hại phần hồn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa nhân từ và công bằng.
1.1/
Đường lối xét xử của Thiên Chúa: Thiên Chúa không xét xử con người mỗi ngày, mỗi
tháng, mỗi năm; nhưng cho con người có cơ hội cả một đời, trước khi phán xét
con người. Tiêu chuẩn phán xét dưới đây có lẽ áp dụng cho Ngày Phán Xét.
(1)
Kẻ gian ác ăn năn trở lại sẽ được sống: Điều nổi bật trong Sách Tiên Tri Ezekiel là lòng
nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, được tóm gọn trong câu: “Chẳng lẽ Ta lại
vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - Ta lại
không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?” Vì thế, Ngài sẽ
không ngừng gởi tới cơ hội và kêu gọi kẻ gian ác trở lại để được sống. Ngài hứa:
“Nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta,
cùng thi hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải
chết. Mọi tội phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không còn nhớ đến; nó sẽ được sống
vì đã thi hành lẽ công minh.”
(2)
Người công chính từ bỏ đường ngay sẽ bị luận phạt: Thiên Chúa nhân từ
nhưng cũng công bằng. Ngài kêu gọi kẻ tội lỗi ăn năn, và ban ơn gìn giữ người
ngay lành đừng phạm tội. Tuy nhiên, Ngài cũng báo trước: “Nếu người công chính
từ bỏ lẽ công chính của mình mà theo đòi kẻ gian ác làm mọi điều ghê tởm: nó
làm thế mà được sống sao? Tất cả những việc công chính nó đã làm sẽ không còn
được nhắc đến; vì tội bất trung và tội lỗi nó đã phạm, nó sẽ phải chết.”
1.2/
Lý luận của con người: Đứng
trước cách phán xét của Thiên Chúa, nhiều người sẽ nói: "Đường lối của
Chúa Thượng không ngay thẳng." Thiên Chúa trả lời: “Vậy hỡi nhà Israel,
hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng hay đường lối của
các ngươi mới không ngay thẳng?”
- Lý luận của con người: Chẳng lẽ chỉ vì phạm
một tội cuối đời mà người công chính phải hư mất? Nếu Thiên Chúa công bằng,
Ngài phải bỏ tội và phúc lên cân xem bên nào nặng hơn. Nếu bên tội nặng hơn, phải
chịu hình phạt; nếu bên phúc nặng hơn, cần được thưởng.
- Trả lời: Tội và phúc không
phải như đồ vật có thể cân được; nhiều khi một tội xem ra nhẹ, nhưng gây hậu quả
nặng nề; và ngược lại. Hơn nữa, tội rất hay lây. Nếu một con vi trùng ung thư
có thể làm thiệt hại mạng sống, tội còn gây hậu quả nặng nề hơn thế nữa. Ví dụ,
trường hợp ngọai tình của Vua David: không những gây thiệt hại mạng sống cho
Uriah, cho đứa con đầu lòng, cho Amnon và Absalom; mà còn để lại những vết
thương lòng cho chính Vua David, Bà Bathsebah, và con gái Tamar. Đấy là chưa kể
làm gương mù cho nhiều người và xáo trộn tình hình chính trị cả nước. Thiên
Chúa là Đấng xét xử công minh, Ngài sẽ thưởng phạt chúng ta công bằng. Chúng ta
không biết được hậu quả của tội; điều hay nhất là tránh mọi tội.
2/
Phúc Âm:
Môn đệ Chúa phải sống công chính hơn các Kinh-sư và Biệt-phái.
2.1/
Giết người không chỉ giết về phần xác: Nhiều người khi xét tới điều răn thứ năm, thứ chín,
và thứ mười, họ thấy mình không có tội, vì chưa bao giờ giết người, ngọai tình,
và lấy của người khác. Nhưng Lời Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta phải xét mình
cẩn thận hơn. Có những người muốn giết người, ngọai tình trong tư tưởng, và ham
muốn của người; những tư tưởng như thế đã đủ làm con người phạm tội. Về việc giết
người, Chúa nhấn mạnh đến 3 điểm sau:
-
Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Có hai động từ
“giận” trong Hy-lạp: (1)qumomace,w có nghĩa “tức giận,”
nhưng xong rồi thôi. Cơn giận nổi lên như lửa gần rơm, nhưng rồi cũng mau chóng
nguội. (2) ovrgi,zomai chỉ sự giận âm ỉ, hờn giận. Cái
giận thứ nhất có thể tha thứ vì thuộc bản năng con người; cái giận thứ hai đáng
bị luận tội hay bị đưa ra tòa xét xử, vì là cái giận giai dẳng và từ chối không
tha thứ, dù trí khôn đã cho biết phải bỏ qua. Cái giận mà có người nói “sống để
trong lòng, chết mang theo.” Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ lột tả được
cái giận này: “Giết nhau chẳng cái lư cầu. Giết nhau bằng cái âu sầu độc chưa.”
-
Ai mắng anh em mình là đồ ngu ngốc, thì đáng bị đưa ra trước
Thượng Hội Đồng. ~Raka, có nghĩa người không có trí khôn, không biết suy xét;
nó là tiếng khinh thường tha nhân. Con người thường rất tức giận khi nghe ai mắng
mình là “đồ ngu ngốc.”
-
Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả
ngục thiêu đốt. Mwre, có nghĩa là người hành động như người điên rồ
về phương diện luân lý. Thánh Vịnh 14, câu 1 nói “Kẻ ngu si tự
nhủ: "Làm chi có Chúa Trời!" Chúng đã ra hư đốn, làm những điều ghê tởm,
chẳng có một ai làm điều thiện.” Gọi ai Mwre, có nghĩa khinh thường
họ có một cuộc đời vô luân, làm đĩ làm điếm, không xứng đáng với người có đạo.
Tội làm mất danh giá người khác qua việc nói xấu, nói hành là tội nặng, và xứng
đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.
2.2/
Phải hòa thuận trước khi rước Mình Thánh Chúa: Luật Cựu Ước đòi phải dâng lễ vật
để đền tội đã phạm đến Thiên Chúa và con người. Vì thế, Chúa Giêsu nói: “Vậy, nếu
khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện
bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người
anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” Nếu không giao hòa và tha thứ
cho anh em, làm sao con người có thể dâng lễ vật để xin Thiên Chúa tha thứ tội
của mình. Tương tự khi con người lên rước lễ, nếu còn đang có chuyện bất bình với
tha nhân, làm sao họ có thể kết hợp và xin sự tha thứ của Thiên Chúa?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Mỗi người chúng ta đều có thể từ xấu trở nên tốt, và từ tốt trở nên xấu. Nếu
Thiên Chúa nhân từ không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn xám hối
để được sống; Ngài cũng công bằng xét xử, nếu người công chính bỏ đàng tốt lành
để theo đàng tội lỗi.
-
Để trung thành theo đàng công chính, con người cần hiểu biết và sống theo những
điều Chúa dạy; nhất là phải tuyệt đối sợ và tránh xa tội.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Ed
18,21-28 - Mt 5,20-26
A. Hạt giống...
Lời
Chúa hôm nay dạy về sự Công chính :
-
Bài trích sách Êdêkien : Công chính không phải là một chiếc cúp vàng hễ ta cố gắng
đoạt được một lần thì có thể giữ mãi. Công chính là điều ta phải phấn đấu vươn
tới trong suốt cả đời sống. Bởi đó, một kẻ từng gian ác nhưng biết ăn năn hoán
cải thì sẽ trở thành công chính ; ngược lại, kẻ đã từng được coi là công chính
nhưng bỏ đường công chính thì sẽ không còn là công chính nữa, nó phải chết.
-
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu kêu gọi môn đệ Ngài phải công chính hơn các kinh
sư và biệt phái (nghĩa là đừng bao giờ tự mãn vì đạo đức của mình). Một phương
diện cụ thể của đức công chính mới là tương giao : phải coi mọi người là anh em
của mình (chữ “anh em” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong đoạn này). Trên
cơ sở tình huynh đệ ấy, đừng mắng chửi, cũng đừng nuôi giận hờn lâu.
B.... nẩy mầm.
1.
Lời Chúa trong sách Êdêkien rất an ủi : Chúa không chấp nhất chuyện quá khứ.
Cho dù trong quá khứ ta đã từng lỗi phạm nhiều, nhưng nếu hôm nay ta quay về
thì Chúa vẫn coi ta là công chính. Lời đó cũng cảnh cáo : cho dù trong quá khứ
ta là công chính, nhưng nếu hôm nay ta không duy trì sự công chính ấy thì Chúa
sẽ kể ta là bất chính.
2.
“Ai giận anh em mình thì bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì phải
bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Ai chũi anh em mình là quân phản đạo thì bị lửa
hoả ngục thiêu đốt”. Những lời này Chúa Giêsu nói theo giọng cường điệu, cho
nên sự thật không đúng sát như thế. Tuy nhiên việc Chúa phải cường điệu khi dạy
ta đừng giận, đừng mắng, đừng chửi cũng đáng ta lưu ý.
3.
“Hãy để của lễ trên bàn thờ, đi làm hoà với anh em mình trước”. Lời này có
nghĩa là việc làm hoà còn quý hơn mọi của lễ.
4.
Hai người Ailen là hàng xóm với nhau, nhưng cãi nhau suốt. Một người bị bịnh nặng.
Bà vợ đón cha và nói : “Thưa cha, anh Pat và Mike cãi nhau luôn. Giờ anh gần chết.
Cha có cách nào giúp họ làm hoà với nhau không ?”
Sau
nhiều lần thuyết phục, Pat đồng ý cho gọi Mike đến làm hoà. Sau ít phút đợi chờ
bên giường, Mike nói : “Thôi, mình huề nghe Pat. Chuyện gì đã qua cho qua luôn”
.
Pat
miễn cưỡng đồng ý. Mike ra về. Nhưng khi Mike ra đến cửa, Pat nhỏm dậy,
giơ nắm đấm nói : “Tao chỉ huề nếu như tao chết thôi à nghe !” (Góp
nhặt)
Lm. Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
14/03/14 THỨ SÁU TUẦN 1 MC
Mt 5,20-26
Mt 5,20-26
NGƯỜI NÀO CẦN ĐI LÀM HÒA ?
“Nếu khi anh em sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì
hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở
lại dâng lễ vật của mình.”
(Mt
5,23-24)
Suy niệm: Thường
thì ai đang có chuyện bất bình với người khác, người ấy mới cần phải đi làm
hoà. Còn Chúa, Chúa đòi hỏi hễ ai nhận thấy người khác đang bất bình với mình,
mình đã phải đi bước trước làm hoà rồi. Hơn nữa nếu tôi là nguyên nhân khiến
cho người khác bất bình, thì việc tôi đi làm hoà đã là lẽ đương nhiên. Nhưng
ngay cả khi tôi phải chịu sự bất bình vô cớ, tôi cũng phải là người trước tiên
lên tiếng hoà giải nữa. Như thế mới đúng là cung cách của người môn đệ Chúa.
Mời Bạn: Hoà
giải không chỉ là một mệnh lệnh đơn thuần như mọi mệnh lệnh mà còn là một mệnh
lệnh mà Chúa nhấn mạnh còn quan trọng hơn cả việc dâng của lễ trên bàn thờ nữa.
Chính Ngài là Con Thiên Chúa đã đến trần gian để hoà giải chúng ta là tội nhân
với Thiên Chúa là Cha Ngài. Mọi thánh lễ chính là hy tế hoà giải Chúa thực hiện
cho từng người chúng ta. Thật là hay nếu mọi người đều làm khi bắt đầu thánh lễ
là đấm ngực thú tội: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” và tiếp sau đó chủ
động đi làm hoà với nhau.
Chia sẻ: Theo
ý bạn, để có thể đi làm hoà, về phần bạn, bạn phải làm gì?
Sống Lời Chúa: Thực hành ngay: đi làm hoà với người đang có
chuyện bất bình với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa là Đấng hay thương xót và tha thứ. Chúng con là những
người tội lỗi và dễ bất bình với tha nhân. Xin cho chúng con mạnh dạn làm
hoà với anh chị em mình để xứng đáng đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
Làm
hòa (14.3.2014 – Thứ Sáu Tuần 1 Mùa Chay)
Suy niệm:
Ngày 5-2-2009, trong một cuộc gặp gỡ thường niên có tính tôn giáo,
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chia sẻ với các tham dự viên:
“Dù chúng ta chọn niềm tin nào, hãy nhớ rằng
chẳng có tôn giáo nào lấy căm thù làm giáo lý chủ yếu cho mình…
Chẳng có Thiên Chúa nào lại dung túng
chuyện cướp đi mạng sống của một người vô tội.”
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chia sẻ với các tham dự viên:
“Dù chúng ta chọn niềm tin nào, hãy nhớ rằng
chẳng có tôn giáo nào lấy căm thù làm giáo lý chủ yếu cho mình…
Chẳng có Thiên Chúa nào lại dung túng
chuyện cướp đi mạng sống của một người vô tội.”
Trên núi Sinai, ông Môsê đã nhận được giới răn “Ngươi chớ giết
người.”
Đức Giêsu cho thấy uy quyền của mình trong việc giải thích giới răn ấy.
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”
Ngài đã đẩy giới răn này đi xa hơn nhiều, vào tận trái tim con người:
“Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa” (c. 22).
Tình cảm nóng giận có thể dẫn đến nhiều chuyện không hay.
Nó khiến người ta dùng lời nói mà lăng mạ, làm nhục người khác.
Giận mất khôn, nóng giận thậm chí có thể đưa đến chỗ giết người.
Nhưng Đức Giêsu không muốn loại trừ thứ nóng giận chính đáng,
như ta thấy có nơi Ngài (x. Mc 3,5; Mt 23,17).
Đức Giêsu cho thấy uy quyền của mình trong việc giải thích giới răn ấy.
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…”
Ngài đã đẩy giới răn này đi xa hơn nhiều, vào tận trái tim con người:
“Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra tòa” (c. 22).
Tình cảm nóng giận có thể dẫn đến nhiều chuyện không hay.
Nó khiến người ta dùng lời nói mà lăng mạ, làm nhục người khác.
Giận mất khôn, nóng giận thậm chí có thể đưa đến chỗ giết người.
Nhưng Đức Giêsu không muốn loại trừ thứ nóng giận chính đáng,
như ta thấy có nơi Ngài (x. Mc 3,5; Mt 23,17).
Mùa Chay là thời gian dành cho việc làm hòa với người anh em.
Đây là công việc vừa quan trọng, vừa cấp bách.
Quan trọng đến nỗi đòi ta để của lễ lại trước bàn thờ
và đi làm hòa với người anh em đó, rồi mới trở lại dâng của lễ.
Tương quan với Thiên Chúa cần được diễn ra trong bầu khí hòa thuận.
Chúa chỉ nhận lễ vật khi trái tim ta bình yên.
Điều đáng lưu ý là chúng ta phải đi làm hòa
với các anh em đang có điều bất bình với ta,
phải đi bước trước làm hòa dù ta chẳng phải là người gây chuyện.
Nhưng cũng phải làm hòa với cả thù địch của mình (c. 25).
Trên đường bị đưa đến cửa công, cần mau mau dàn xếp cho ổn thỏa.
Cần trả ngay món nợ chưa thanh toán, kẻo bị kết án và tống ngục.
Đây là công việc vừa quan trọng, vừa cấp bách.
Quan trọng đến nỗi đòi ta để của lễ lại trước bàn thờ
và đi làm hòa với người anh em đó, rồi mới trở lại dâng của lễ.
Tương quan với Thiên Chúa cần được diễn ra trong bầu khí hòa thuận.
Chúa chỉ nhận lễ vật khi trái tim ta bình yên.
Điều đáng lưu ý là chúng ta phải đi làm hòa
với các anh em đang có điều bất bình với ta,
phải đi bước trước làm hòa dù ta chẳng phải là người gây chuyện.
Nhưng cũng phải làm hòa với cả thù địch của mình (c. 25).
Trên đường bị đưa đến cửa công, cần mau mau dàn xếp cho ổn thỏa.
Cần trả ngay món nợ chưa thanh toán, kẻo bị kết án và tống ngục.
Làm sao thời gian Mùa Chay vừa là thời gian ta làm hòa với Chúa,
vừa là thời gian ta làm hòa với một người đang sống gần bên.
Đó là thời gian người con cả thôi đứng ngoài cổng,
nhưng vào nhà để chung vui với cha và ôm lấy người em.
vừa là thời gian ta làm hòa với một người đang sống gần bên.
Đó là thời gian người con cả thôi đứng ngoài cổng,
nhưng vào nhà để chung vui với cha và ôm lấy người em.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái tim được lớn lên mãi.
lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau đó chúng con hiểu rằng
cần phải buông tay nhau
để nhận những người bạn mới,
để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
cần phải nối vòng tay lớn
xuyên qua các đại dương và lục địa.
vòng tay người nối với người,
vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
đứng chung một vòng tròn
với tất cả loài người chúng con,
nắm lấy tay chúng con
và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Suy Niệm
Phụng vụ lời Chúa trong
những ngày vừa qua mời gọi chúng ta hãy yêu thương tha nhân, hãy tin tưởng vào
Chúa và cần có tâm hồn sám hối. Hôm nay, Lời Chúa mời chúng ta gọi tiến thêm
một bước nữa đó là phải sống thánh thiện hơn những người khác, mới được vào
Nước Trời: "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công
chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời"
(Mt 5,20). Làm thế nào để chúng ta sống đạo đức hơn người khác? Muốn cho lòng
đạo đức hơn các kinh sư, chúng ta cần làm theo lời dạy của Chúa Giêsu dạy cụ
thể qua bài Tin Mừng hôm nay.
Theo những người
Pharisêu, đạo đức là chu toàn các lề luật. Việc giữ luật là việc làm tốt nhưng
giữ luật với hình thức bên ngoài thì không, nhất là quá lệ thuộc vào luật, sẽ
làm cho tâm hồn của chúng ta chay đá. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta giữ luật,
nhưng là luật yêu thương và bác ái. Đó là thứ luật vì con người, không phải con
người vì luật. Muốn đạo đức hơn người Phariseu, chúng ta cần phải sống luật mới
của Chúa Giêsu. Cụ thể, chúng ta phải có lòng yêu mến Chúa và thương yêu tha
nhân qua lời ăn tiếng nói, qua cách đối nhân xử thế, hơn hết là biết hạ mình
xuống để làm hòa với anh khi có việc bất bình: "Vậy, nếu khi anh sắp
dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình
với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy
đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5,23-24).
Tại sao Chúa muốn chúng
ta làm hòa trước khi dâng lễ vật cho Chúa? Thưa, bởi vì Chúa cần tấm lòng của
chúng ta hơn là lễ vật: "Ta muốn lòng nhân hơn là của lễ".
Theo sách Huấn ca lễ vật dâng cho Chúa mà không thành tâm thì Chúa sẽ không đón
nhận: "Lễ vật kẻ gian ác dâng lên chẳng được Đấng Tối Cao chấp nhận"
(Hc 34,19). Hơn thế nữa, tiên tri Isaia nói: "Thôi, đừng đem những lễ
vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng,
ngày sabát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ
lễ lạt linh đình" (Is 1,13).
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một tâm hồn trong trắng như Chúa
muốn nơi mỗi người chúng con, để từ đó, đời sống của chúng con ngày một tốt đẹp
hơn, nhất là được trở nên giống Chúa Giêsu hơn, hầu mong sau này chúng con được
vào ngự trong vinh quang Nước Chúa. Amen.
Lm. Pr Thanh Hà-Gp.Cần Thơ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
14
THÁNG BA
Hãy Đến Và Hãy Gặp
Nước
hằng sống – nước đem lại sự sống đời đời – đã biến đổi cuộc sống của người phụ
nữ Sa-ma-ri-ta-nô ấy như thế nào? Nếu chúng ta xem xét sự chuyển biến tâm linh
của người phụ nữ này, chúng ta có thể thấy rằng cuộc gặp gỡ của chị với Đức
Kitô sản sinh hoa trái tâm linh rất lớn lao. Thực vậy, chúng ta có thể nhận ra
nơi chị một cuộc hoán cải đích thực – cuộc hoán cải đưa chị đến chỗ nhìn nhận Đức
Giêsu là Đấng Mê-si-a: “Các người hãy đến và hãy gặp con người đã nói với tôi về
tất cả những gì tôi đã làm! Chắc hẳn người ấy phải là Đấng Mê-si-a!” (Ga 4,29).
Người
phụ nữ Sa-ma-ri-ta-nô ấy đã loan báo Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ cho hàng xóm và bạn
bè chị. Chị nói với họ về cuộc hoán cải của chị và về quyền năng cứu độ của Đức
Giêsu. “Ông ấy đã kể cho tôi về mọi sự mà tôi đã làm”. Chị biểu lộ một nghị lực
và niềm vui mới có sức thúc bách chị loan báo cho người khác về sự thật và về
ân sủng mà mình đã nhận được. “Các người hãy đến và hãy gặp” – chị bảo họ như
thế. Có thể nói, chị đã trở thành một sứ giả của Đức Kitô và của Tin Mừng cứu độ,
như trường hợp Maria Mác-đa-la vào buổi sáng ngày Phục Sinh.
Cũng
vậy, chúng ta được mời gọi uống thứ nước hằng sống có thể thanh tẩy tâm hồn ta
và biến đổi cuộc sống ta. Và cũng vậy, chúng ta có thể trở thành những sứ giả của
Tin Mừng. Như trường hợp người phụ nữ Sa-ma-ri-ta-nô ấy, chúng ta cũng phải để
cho Đức Kitô đưa dẫn mình tới một cuộc khảo sát nghiêm túc lương tâm mình, nhờ
đó chúng ta có thể quay lưng lại với tội lỗi và được ngập tràn niềm vui. Rồi
chúng ta sẽ muốn chia sẻ cho người khác niềm vui về ơn cứu độ mà mình đã lãnh
nhận được nơi Đức Kitô.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 14-03
Ed 18, 21-28; Mt 5, 20-26.
LỜI SUY NIỆM: “Nếu anh em sắp dâng lễ vật
trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì
hãy để của lễ tại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở
lại dâng lễ vật của mình.”
Thiên Chúa là tình yêu. Nên trong các giáo huấn của
Chúa Giêsu, Chúa luôn nhấn mạnh đến tình yêu, sức mạnh của tình yêu là tha thứ,
là làm hòa với nhau. “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa
xót thương” (Mt 5,7). ”Phúc thay ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con
Thiên Chúa” (Mt 5,9). Chúa Giêsu muốn của lễ của chúng ta dâng lên Thiên Chúa;
được Thiên Chúa chấp nhận. Trước tiên chúng ta phải làm hòa với nhau trước khi
dâng của lễ.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng ta sống đức ái đối với
tất cả mọi người. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn đặt đức
ái trước mọi công ăn việc làm và học hành thi cử.
Mạnh
Phương
14
Tháng Ba
Tôi Muốn Con Tôi Sống
"Tôi
muốn con tôi sống" đó là lời của bà Suzanna Petrosyan đã thốt ra và được
báo chí nhắc lại. Thực ra, có bà mẹ nào lại không muốn con của mình được sống
đâu? Thế nhưng trường hợp của bà Petrosyan và đứa con gái 4 tuổi của bà không
giống như những trường hợp của nhiều bà mẹ khác, vì hai mẹ con bà này là nạn
nhân của cơn động đất khủng khiếp tại Armeni, thuộc liên bang Xô Viết hồi tháng
12 năm 1987.
Sau
khi động đất, cũng giống như hàng ngàn người khác, cả hai mẹ con bà Petrosyan đều
bị lấp vùi dưới hàng trăm ngàn tấn gạch, đá và xi măng, nhưng họ may mắn nằm lọt
vào trong một khoảng trống nhỏ chỉ vừa đủ chỗ cựa quậy mà thôi. Tất cả lương thực
họ có chỉ là một hũ mứt và chẳng mấy chốc hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó, cô gái
4 tuổi mới kêu: "Mẹ ơi, con khát quá. Mẹ cho con uống nước". Nhưng lấy
nước đâu bây giờ? Tiếng kêu khát của con cứ tiếp tục làm cho bà mẹ vừa đau lòng
vừa lúng túng. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng đã gợi cho bà một ý nghĩ táo bạo:
đó là lấy những giọt máu cuối cùng của bà cho con uống để cầm cự với tử thần.
Lúc đó, người mẹ đáng thương mới lấy tay sờ sẫm và vớ được một miếng kính bể.
Bà lấy miếng kính cắt đầu ngón tay trỏ và đút ngón tay vào miệng con bảo con
mút. Em bé mút ngón tay của mẹ một lúc rồi nói: "Mẹ cắt một ngón tay nữa
cho con mút thêm". Bà liền cắt một ngón tay nữa nhưng vì trời lạnh quá nên
bà không thấy đau đớn gì nữa... Sau khi được cứu sống, người đàn bà thuật lại rằng:
"Lúc đó, tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống".
Tấm
gương hy sinh cao cả của bà mẹ trên đây có thể gợi lên Tình Yêu của Ðấng đã
nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của kẻ thí mạng sống vì
người mình yêu".
Cũng
giống như một người mẹ sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để cho đứa con
được sống. Chúa Giêsu cũng đã hy sinh chính mạng sống của mình cho con người được
sống. Sự sống thần linh mà Chúa Giêsu muốn thông ban cho con người cũng chính
là tình yêu của Ngài. Chịu treo trên thập giá, đổ ra cho đến giọt máu cuối
cùng, Chúa Giêsu chỉ muốn cho con người được sống và sống trong tình yêu. Ai sống
trong tình yêu, người đó đang sống thực sự, bởi vì người đó đang sống trong
Chúa.
Nhờ
phép Rửa Tội, người Kitô chúng ta đang sống bằng sự sống của Thiên Chúa. Ðó là
kết quả của những giọt máu của Ðấng đã chịu chết vì chúng ta trên thập giá...
Những giọt máu thần linh ấy một cách nào đó, đang châu lưu trong chúng ta. Máu
ngừng chảy, máu không châu lưu, tình yêu không được san sẻ cho người khác, cũng
sẽ làm cho con người chết khô cằn... Bao lâu chúng ta khước từ không san sẻ
tình yêu cho người khác, chúng ta cũng chối bỏ chính tình yêu của Chúa.
(Lẽ
Sống)
14-3
Thánh Maximilian
(c. 295)
N
|
gay từ thời Giáo Hội
tiên khởi, chúng ta may mắn có được một tài liệu quý báu và hầu như không một
chút thêm thắt trong bài tường thuật tử đạo của Thánh Maximilian ở Algeria ngày
nay.
Bị điệu ra trước quan
thống đốc Dion, Thánh Maximilian từ chối không chịu gia nhập đạo quân La Mã với
lý luận như sau, "Tôi là Kitô Hữu, tôi không thể làm sự dữ, tôi không thể
phục vụ trong quân đội."
Dion trả lời:
"Ngươi phải phục vụ hoặc là chết."
Maximilian đáp lại:
"Tôi không bao giờ phục vụ. Ông có thể chém đầu tôi, nhưng tôi sẽ không
bao giờ là một người lính của thế giới này, vì tôi là một người lính của Ðức
Kitô. Tôi thuộc về đạo binh của Thiên Chúa, và tôi không thể chiến đấu cho thế
giới này. Tôi đã nói với ông, tôi là một Kitô Hữu."
Dion hỏi: "Dưới
quyền của Diocletian và Maximian, Constantius và Galerius, cũng có những người
lính là Kitô Hữu phục vụ thì sao."
Maximilian trả lời:
"Ðó là vấn đề của họ. Tôi cũng là một Kitô Hữu, nhưng tôi không thể phục
vụ."
Dion hỏi: "Nhưng
làm lính thì có thiệt hại gì?"
Maximilian trả lời:
"Ông biết rõ điều đó."
Dion nói: "Nếu
ngươi không thi hành nghĩa vụ ta sẽ kết án tử hình vì sự khinh thường quân
đội."
Thánh Maximilian trả
lời: "Tôi sẽ không chết. Khi tôi từ giã cõi đời, linh hồn tôi sẽ sống
với Ðức Kitô là Thiên Chúa của tôi."
Lúc ấy Thánh Maximilian
21 tuổi và ngài đã vui mừng dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Sau khi chứng
kiến sự hành quyết, cha thánh nhân vui mừng trở về nhà, ông cảm tạ Thiên Chúa
vì có được một món quà thật tốt đẹp để dâng lên Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét