Các đánh giá về Đức Phanxicô sau một năm lên
ngôi giáo hoàng
Dù rất nổi tiếng trong năm đầu tiên của triều
giáo hoàng, nổi tiếng đến độ không một ngày nào, báo chí không đề cập tới ngài,
đến nỗi đi đâu, ngài cũng được reo hò chào đón, đến nỗi, người khắp năm châu lũ
lượt kéo tới Vatican, mong được nhìn thấy ngài, nâng số du khách hàng năm viếng
Vatican lên tới 7 triệu, hơn hẳn bất cứ danh lam thắng cảnh nào khác trên thế
giới, nhưng Đức Phanxicô vẫn không tránh khỏi sự chống đối của một số người.
Như Ahmed Chutani, người Pakistan bán đồ kỷ niệm tại công trường Nhà Thờ Thánh
Phêrô chẳng hạn. Theo Eric J. Lyman của USA TODAY, anh ta bảo: Đức Phanxicô làm
việc buôn bán của anh ta ra tệ. “Ngài luôn nói đến người nghèo, nên người nghèo
kéo tới Vatican đông ơi là đông, nhưng họ có tiền đâu mà chi tiêu, họ chỉ đứng
nhìn, có mua gì dâu. Nếu có mua, thì cũng trả giá ỉ ôi, nài nỉ giảm giá!”.
USA TODAY kể truyện trên cho vui thôi. Nhưng theo họ, có nhiều chống đối đáng lo ngại hơn, nhất là về các cố gắng cải cách của ngài. Trong cuộc phỏng vấn gần đây của hãng tin Công Giáo Đức KNA, Đức HY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga cho hay: giống bất cứ cuộc cách mạng nào khác, các cố gắng cải cách của Đức Phanxicô mang theo nhiều rủi ro. Ngài bảo: “Tôi có nghe người ta nói ‘chúng tôi cầu xin cho ngài qua đời càng sớm càng hay’. Điều này thật là ác ý, vậy mà họ nghĩ họ là người Kitô hữu”.
Vẫn luôn có những người như trên, Đức HY nói thêm: “các luật sĩ chống Chúa ngày xưa cũng đã nói như thế”.
Và cũng giống ngày xưa, con số của họ không nhiều. Phần lớn công chúng hân hoan khi nói về Đức Phanxicô và tự hào gọi ngài là giáo hoàng của họ dù không phải là người Công Giáo. Riêng người Công Giáo Á Căn Đình thì khỏi nói. Nhà báo Peter Stanford tường trình việc nhà kim hoàn nổi tiếng Juan Carlos Pallarols tự tay làm một chén lễ bằng bạc để tặng người bạn đồng hương của mình nhân dịp một năm làm giáo hoàng của ngài. Gia đình Pallarols vốn là thợ kim hoàn của các vị giáo hoàng từ đời Đức Lêô XIII. Các khách hàng của Pallarols gồm Bill Clinton, Antonio Banderas và Sharon Stone. Gần bằng tuổi Đức Phanxicô (ông năm nay 71), Pallarols quen ngồi cạnh ngài tại tiệm hớt tóc ở khu San Telmo, Buenos Aires. Ngài chủ sự lễ cưới cho các con trai của ông.
Ông là người nhận từ tay Đức TGM Bergoglio các đồ bằng vàng hoặc bằng bạc người ta dâng tặng để ông nấu ra bán, giúp ngài có tiền giúp các linh mục làm việc tại các khu ổ chuột. Biết thế, nên thay vì chiếc chén lễ bằng vàng và bạc dâng tặng Đức Bênêđíctô XVI trước đây, ông chỉ dám dâng lên Đức Phanxicô chiếc chén lễ đơn giản bằng bạc thôi. Để bù lại, ông muốn có bàn tay của “5 triệu người” góp vào. Đi đâu, mà ông đi đâu có vừa, hết Paris, New York, tới Tokyo tham dự các buổi triển lãm, ông cũng mang chiếc chén đi theo và yêu cầu mọi người gõ vào đó một nhát búa. Ngay trên máy bay, ông cũng không ngại đem chiếc chén ra yêu cầu các hành khách khác gõ một nhát búa tượng trưng vào đó. Mỗi người gõ đều ghi lại mấy dòng lưu niệm. Một trong những dòng này ghi: “Nhân Ngày Trinh Nữ Lujan, quan thầy Á Căn Đình, quê hương chúng ta, và nhân danh mọi người Á Căn Đình yêu quê hương, rất thân ái”, dưới ký tên Cristina Fernandez de Kirchner, Tổng Thống Á Căn Đình.
Mọi người đều rõ: lúc còn là TGM Buenos Aires, Đức Phanxicô dùng toà giảng cực lực phê phán các chính sách kinh tế và xã hội của Bà Fernandez de Kirchner, và người tiền nhiệm của bà, tức người chồng quá cố Nestor Kirchner. Đến nỗi, hai vợ chồng thề không tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành. Nhưng bà đâu có từ chối lời mời tham dự lễ đăng quang giáo hoàng của ngài. Còn hân hoan là đàng khác!
Đó là một nét hết sức đặc trưng chung quanh Đức Phanxicô. Kirchner không cưỡng lại được điều mà linh mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, dùng để tóm tắt năm đầu tiên triều giáo hoàng Phanxicô: “sự chú ý vĩ đại, sức lôi cuốn vĩ đại” không những người Công Giáo mà mọi người trên thế giới qua “lời nói yêu thương, quan tâm, nhân từ, gần gũi, thân cận”. Cha gọi triều đại Đức Phanxicô là “một thời để thương xót”.
Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì gọi đây là “một thời để tạ ơn” vì Đức Phanxicô đã “khuyến khích ta trở thành một Giáo Hội của người nghèo và dành cho người nghèo” và nhấn mạnh tới lòng thương xót.
Năm điều chủ yếu trong năm đầu
Nicole Winfield của The Associated Press thì kê khai năm điều chủ yếu của năm đầu triều đại Phanxicô. Thứ nhất, Đức Phanxicô là người “phá lệ”: rửa chân cho một phụ nữ và một người Hồi Giáo nhân Thứ Năm Tuần Thánh, miễn điều kiện phép lạ để được phong thánh cho Đức Gioan XXIII, không cư ngụ tại tông điện… Cô nhà báo này tự hỏi: liệu ngài có dám phá lệ cấm người Công Giáo ly dị tái hôn mà không có tuyên bố vô hiệu rước lễ hay không? Ít nhất thì ngài cũng đã cho phép cuộc tranh luận công khai trong hai năm về vấn đề này.
Thứ hai, ngài phá cả lệ liên quan tới an ninh: trong cuộc tông du Ba Tây, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngài đã để cho đoàn xe của ngài thực sự bị bao vây bởi quần chúng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là nhân cuộc tông du này, ngài đã nói một câu thời danh: “Tôi là ai mà dám phê phán” khi đề cập tới người đồng tính. Câu này, dù bị giải thích sai ngữ cảnh, thực tế đã thay đổi tận căn gốc giọng điệu của Giáo Hội đối với vấn đề đồng tính luyến ái và mở ra cuộc tranh luận liệu Giáo Hội có nên chấp nhận các cuộc kết hợp dân sự hay không, một vấn đề chắc chắn sẽ được THĐ tháng Mười tới đề cập.
Thứ ba, dù là một tu sĩ Dòng Tên, Đức Tân Giáo Hoàng đã chọn Thánh Phanxicô, một tu sĩ thế kỷ 13, từng từ bỏ giầu sang để phục vụ người nghèo, làm tông danh. Không những theo chân Thánh Phanxicô trong việc phục vụ người nghèo, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, ngài còn nhập tâm ơn gọi Thánh Nhân “tái thiết Giáo Hội của Ta” qua diễn trình cải cách tận gốc nền hành chánh của Vatican. Tuy nhiên, ngài vẫn là một tu sĩ Dòng Tên, theo nghĩa: nhiệt thành truyền giáo, với phong cách quản trị có tính hợp tác nhưng đầy uy quyền.
Thứ tư, khi từ chức, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng ngài sẽ “ẩn dật khỏi thế gian” để cầu nguyện. Nhưng dần dà, Đức Phanxicô đã thuyết phục ngài ra khỏi cảnh ẩn dật ấy và càng ngày càng dành cho ngài một vai tuồng công cộng trong sinh hoạt Giáo Hội, thay vì giữ ngài như “một pho tượng trong viện bảo tàng”. Gần đây, Đức Bênêđíctô đã tham gia với Đức Phanxicô trong lễ tấn phong 19 tân Hồng Y, được phỏng vấn cho một cuốn sách sắp xuất bản về Đức Gioan Phaolô II và dành giờ viết thư cho một nhà báo Ý để nói rằng không ai ép ngài từ chức cả. Chắc chắn, ngài sẽ tham dự Lễ Phong Hiển Thánh cho Đức Gioan Phaolô II.
Về hai vị giáo hoàng tại thế này, Đức HY Nichols của Westminster cho hay: “Nói một cách đơn giản, muốn hiểu Đức Bênêđíctô, bạn phải đọc điều ngài viết. Muốn hiểu Đức Phanxicô, bạn phải xem việc ngài làm”.
Thứ năm, tháng Năm này, Đức Phanxicô sẽ tông du Do Thái, và tháng Tám, ngài sẽ tông du Nam Hàn. Trong khi chờ đợi, chắc chắn ngài dành toàn lực cho việc cải tổ nền hành chánh của Vatican. Trong đó, có việc ngài vừa thành lập văn phòng kinh tế song song với phủ quốc vụ khanh mà mục tiêu trước mắt là giải quyết ổn thoả các rắc rối liên quan tới Ngân Hàn Vatican đầy tai tiếng.
Rồi đến tháng Mười, sẽ có THĐ Giám Mục Thế Giới nơi sẽ xem sét kết quả cuộc thăm dò mới đây cho thấy một số không nhỏ người Công Giáo khắp thế giới mong có thay đổi trong các giáo huấn liên quan tới ngừa thai, ly dị và đồng tính luyến ái.
Trước viễn tượng trên, một người bạn Á Căn Đình gốc Do Thái của ngài là Claudio Epelman tin rằng ngài đủ sức chu toàn sứ mệnh: “Ngài sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Đừng hỏi tôi cách nào vì tôi không biết. Nhưng nhất định ngài sẽ đi xa hơn các mong chờ của ta”.
Cuộc cách mạng của ngài đã bắt đầu chưa?
Paul Vallely của tờ The Guardian tuy cho rằng trong năm đầu tiên, Đức Phanxicô đã thổi một luồng gió mới vào Giáo Hội Công Giáo, nhưng không ai rõ ngài là người thực sư như thế nào, là cấp tiến hay bảo thủ hoặc một điều gì đó không tiên đoán được?
Ông cho rằng hiện đang thiếu sự nhất trí về câu hỏi này. Vì ai cũng muốn kéo ngài về phía mình trong trận chiến văn hóa tôn giáo (religious culture war). Lý do rất hiển nhiên: ngài đang lôi cuốn 7 triệu người tới tham dự các biến cố liên quan tới ngài, gấp ba lần so với vị tiền nhiệm một năm trước đó.
Người bảo thủ nói ngài là người lớn tiếng chống đối phá thai. Ngài cho biết ngài là “người con của Giáo Hội” nghĩa là trung thành với tín lý hiện thời. Ngài chủ trương: người ly dị tái hôn không được rước lễ. Ngài không hát bình ca trong Thánh Lễ vì ngài mất một lá phổi hồi còn thanh niên.
Người cấp tiến bảo: sự chống đối phá thai của Đức Phanxicô chẳng có chi là lớn tiếng cả, trái lại, ngài còn bảo Giáo Hội xưa nay quá “bị ám ảnh” bởi chuyện này. Họ bảo câu “tôi là người con của Giáo Hội” là nói về quá khứ, chứ không nói về tương lai. Ngài nhiều lần ngụ ý cho thấy ngài muốn chấm dứt chính sách cấm người ly dị tái hôn rước lễ. Ngài không hát bình ca vì ngài cảm thấy phong cách thờ phượng này không phù hợp với người giáo dân tầm thường trong thế giới không phải là Âu Châu.
Nói chung, người cấp tiến nhấn mạnh tới “phép lạ khiêm nhường trong thời đại vênh vang” (Elton John) của ngài, việc ngài phá lệ rửa chân cho phụ nữ và người Hồi Giáo, cho hay người vô thần có thể lên thiên đàng nếu “vâng theo lương tâm họ”. Người cấp tiến cũng nhấn mạnh tới câu “Tôi là ai mà dám phê phán?” hay coi giáo triều như một thứ “phong cùi của ngôi giáo hoàng”.
Người bảo thủ bảo đó chỉ là những giải thích tùy tiện, lầm lẫn phong cách với thực chất và quên mất rằng giáo huấn thực sự của đức tân giáo hoàng chứng tỏ điều George Weigel gọi là “tính liên tục liền một mảnh” (seamless continuity) với hai vị tiền nhiệm.
Thực hư ra sao? Theo Vallely, 3 phương diện sau đây soi sáng phần nào:
1) Về chính trị, từ Đức Lêô XIII trở đi, Giáo Hội đã tách mình ra khỏi các quá lạm của chủ nghĩa tư bản và đi tìm đường lối thứ ba giữa tư bản và cộng sản vô thần. Đức Phanxicô từng bị phe cực hữu Hoa Kỳ gọi là người Mácxít, dù với cùng lập trường như thế, Đức Giaon Phaolô II không bị tố giác như vậy. Điểm dị biệt, theo Vallely, là Đức Phanxicô không “thần học trừu tượng”, lời kết án chủ nghĩa tư bản của ngài phát sinh từ lối sống của ngài với người nghèo. Từ lúc Á Căn Đình trở thành tâm điểm của cuộc chạy nợ lớn nhất thế giới vào năm 2001, gần một nửa dân số nước này sa vào cảnh nghèo đói. Ngài tuyên bố: “Không chia sẻ sự giầu có của mình với người nghèo là ăn cắp của họ”.
Ngài đã phục chế Thần Học Giải Phóng. Rôma từng tìm cách dẹp bỏ phong trào này trong hai thập niên 1970 và 1980. Lúc còn là bề trên Dòng Tên tại Á Căn Đình, Đức Phanxicô cũng là thành phần của động thái dẹp bỏ này vì cho là mặt nạ của đấu tranh giai cấp Mácxít. Nhưng khi làm giáo hoàng, theo Vallely, ngài mời người sáng lập của phong trào là Gustavo Gutierrez tới Rôma và để Vatican tuyên bố rằng Thần Học Giải Phóng không còn “trong bóng tối mà nó bị buộc phải bước vào trong các năm qua” nữa. Vatican cũng đã mời Leonardo Boff, một thành viên chủ chốt khác của Thần Học Giải Phóng, cộng tác vào tài liệu thần học môi sinh mà Đức Phanxicô dự tính ban hành nay mai.
2) Nhưng thái độ đối với tính dục nơi Đức Phanxicô không được rõ ràng như thế. Cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera vào tuần trước không làm sáng tỏ bao nhiêu các vấn đề liên quan tới ngừa thai, ly dị, đồng tính luyến ái, phái tính và các linh mục ấu dâm.
Một trong những hành vi táo bạo nhất của ngài là phát hành bản câu hỏi chưa từng có để biết xem người tín hữu giáo dân khắp thế giới nghĩ gì về việc Giáo Hội xử lý nền đạo đức học tính dục. Căn cứ vào các kết quả từ Đức, Ái Nhĩ Lan, Phi Luật Tân và Nhật Bản, người ta thấy hố phân cách khá sâu giữa giáo huấn chính thức và tâm tư giáo dân. Người ta đang hy vọng rằng hai THĐ giám mục sắp tới sẽ có những thay đổi về hướng tâm tư của giáo dân.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô lớn tiếng ca ngợi thông điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI là thông điệp duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, ngăn cấm việc ngừa thai nhân tạo. Đức Phaolô VI làm thế bất chấp ý kiến của phe đa số trong ủy ban tham vấn ủng hộ việc bãi bỏ này. Dù bị nhiều chống đối từ đó, Đức Phaolô VI đã được Đức Phanxicô coi là “thiên tài tiên tri, đã có can đảm chống lại đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, hãm đà xuống dốc của văn hóa, chống đối chủ nghĩa Tân Malthus, hiện tại và tương lai”, dù cho rằng Giáo Hội nên thận trọng áp dụng giáo huấn của mình một cách “nhân từ” trong lãnh vực kiểm soát sinh đẻ nhân tạo.
Đối với hôn nhân đồng tính cũng thế. Đức Phanxicô nhắc lại giáo huấn truyền thống cho rằng hôn nhân phải là “giữa một người đàn ông và một người đàn bà” nhưng thêm: Giáo Hội cần xem sét vấn đề kết hợp dân sự để bảo vệ các quyền dân sự và hợp luật của “nhiều tình huống chung sống khác nhau”. Thế rồi, theo chính sách Vallely gọi là bước một bước lùi hai bước, các viên chức Vatican nhấn mạnh rằng trong tiếng Ý, “kết hợp dân sự” có ý nói tới các đám cưới không có đạo chứ không phải các đám cưới đồng tính.
Vấn đề phụ nữ cũng không hơn gì. Đức Phanxicô nói với tờ Corriere della Sera rằng: “Phụ nữ có thể và phải hiện diện nhiều hơn tại những chỗ đưa ra quyết định trong Giáo Hội”. Nhưng trước đó, ngài cho biết việc phong chức cho phụ nữ đã được đóng lại, không có chuyện Hồng Y phụ nữ: “Phụ nữ trong Giáo Hội cần được trân qúy chứ không giáo sĩ hóa”.
Tuy nhiên, không vấn đề nào đáng lo ngại bằng việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Sau phúc trình gay gắt của LHQ lên án Vatican tiếp tục che chở các linh mục phạm tội, Đức Phanxicô không ngần ngại tuyên bố rằng phần lớn việc lạm dụng loại này xẩy ra trong gia đình hơn là trong Giáo Hội và thêm: “Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công duy nhất đã hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm hơn thế. Vậy mà Giáo Hội lại là định chế duy nhất bị tấn công”. Vallely cho rằng Đức Phanxicô hình như đang mua thì giờ đối với các vấn đề này.
3) Về cải tổ, điều rõ ràng là bất kể nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, ai cũng nhận rằng ngài là người rốt ráo (radical). Ngài muốn có sự thay đổi trong cơ cấu điều hành Giáo Hội, không còn là ông chủ mà là người phục vụ. Về phương diện này, theo Vallely, sự biến đổi đang diễn tiến nhanh chóng.
Ngài đã sa thải các vị Hồng Y quản trị Ngân Hàng Vatican, mời các cố vấn bên ngoài vào đóng các trương mục đáng hồ nghi và thiết lập một nhóm để cải tổ cơ cấu dài hạn. Các cố vấn quản trị đang duyệt lại việc kế toán, truyền thông và hệ thống quản trị của Tòa Thánh. Ngài vừa thiết lập Văn Phòng Kinh Tế do một người ngoài đứng đầu, là Đức HY George Pell, người mà tính không nương tay đã mang lại cho ngài hỗn danh “Pell Pot” (nhại Poll Pot) tại quê hương Úc Đại Lợi.
Ngài đã thay thế các vị bảo thủ trong cơ quan cử nhiệm giám mục. Ngài cũng đã thiết lập Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn nhiều quyền hành gồm các vị đại diện 5 châu, tất cả đều chỉ trích Giáo Triều, nhằm đặt kế hoạch cho việc tản quyền tận gốc. Tính hợp đoàn được ngài nhấn mạnh trong việc đưa ra kế hoạch.
Dù gì, theo Vallely, bầu khí theo răm rắp (conformity) và sợ sệt đã được lấy đi. Tháng rồi, Đức Phanxicô đã mời các vị Hồng Y tranh luận vấn đề rước lễ của các người ly dị tái hôn và chọn Đức HY Walter Kasper, một vị cấp tiến vốn chống lại giáo huấn hiện thời, nói chuyện với hội nghị. Khi cuộc tranh luận trở nên nóng bỏng, Đức Phanxicô tỏ ra vui mừng. Ngài nói: “các kình chống huynh đệ và cởi mở luôn phát huy sự lớn mạnh của tư duy thần học và mục vụ. Tôi không sợ điều này; ngược lại, tôi muốn nó”.
Vallely cho rằng đối với người ngoài, những điều trên xem ra chỉ như việc tan giá (glacial progress), nhưng bên trong Giáo Hội Công Giáo, xem ra cuộc cách mạng đã bắt đầu rồi.
USA TODAY kể truyện trên cho vui thôi. Nhưng theo họ, có nhiều chống đối đáng lo ngại hơn, nhất là về các cố gắng cải cách của ngài. Trong cuộc phỏng vấn gần đây của hãng tin Công Giáo Đức KNA, Đức HY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga cho hay: giống bất cứ cuộc cách mạng nào khác, các cố gắng cải cách của Đức Phanxicô mang theo nhiều rủi ro. Ngài bảo: “Tôi có nghe người ta nói ‘chúng tôi cầu xin cho ngài qua đời càng sớm càng hay’. Điều này thật là ác ý, vậy mà họ nghĩ họ là người Kitô hữu”.
Vẫn luôn có những người như trên, Đức HY nói thêm: “các luật sĩ chống Chúa ngày xưa cũng đã nói như thế”.
Và cũng giống ngày xưa, con số của họ không nhiều. Phần lớn công chúng hân hoan khi nói về Đức Phanxicô và tự hào gọi ngài là giáo hoàng của họ dù không phải là người Công Giáo. Riêng người Công Giáo Á Căn Đình thì khỏi nói. Nhà báo Peter Stanford tường trình việc nhà kim hoàn nổi tiếng Juan Carlos Pallarols tự tay làm một chén lễ bằng bạc để tặng người bạn đồng hương của mình nhân dịp một năm làm giáo hoàng của ngài. Gia đình Pallarols vốn là thợ kim hoàn của các vị giáo hoàng từ đời Đức Lêô XIII. Các khách hàng của Pallarols gồm Bill Clinton, Antonio Banderas và Sharon Stone. Gần bằng tuổi Đức Phanxicô (ông năm nay 71), Pallarols quen ngồi cạnh ngài tại tiệm hớt tóc ở khu San Telmo, Buenos Aires. Ngài chủ sự lễ cưới cho các con trai của ông.
Ông là người nhận từ tay Đức TGM Bergoglio các đồ bằng vàng hoặc bằng bạc người ta dâng tặng để ông nấu ra bán, giúp ngài có tiền giúp các linh mục làm việc tại các khu ổ chuột. Biết thế, nên thay vì chiếc chén lễ bằng vàng và bạc dâng tặng Đức Bênêđíctô XVI trước đây, ông chỉ dám dâng lên Đức Phanxicô chiếc chén lễ đơn giản bằng bạc thôi. Để bù lại, ông muốn có bàn tay của “5 triệu người” góp vào. Đi đâu, mà ông đi đâu có vừa, hết Paris, New York, tới Tokyo tham dự các buổi triển lãm, ông cũng mang chiếc chén đi theo và yêu cầu mọi người gõ vào đó một nhát búa. Ngay trên máy bay, ông cũng không ngại đem chiếc chén ra yêu cầu các hành khách khác gõ một nhát búa tượng trưng vào đó. Mỗi người gõ đều ghi lại mấy dòng lưu niệm. Một trong những dòng này ghi: “Nhân Ngày Trinh Nữ Lujan, quan thầy Á Căn Đình, quê hương chúng ta, và nhân danh mọi người Á Căn Đình yêu quê hương, rất thân ái”, dưới ký tên Cristina Fernandez de Kirchner, Tổng Thống Á Căn Đình.
Mọi người đều rõ: lúc còn là TGM Buenos Aires, Đức Phanxicô dùng toà giảng cực lực phê phán các chính sách kinh tế và xã hội của Bà Fernandez de Kirchner, và người tiền nhiệm của bà, tức người chồng quá cố Nestor Kirchner. Đến nỗi, hai vợ chồng thề không tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành. Nhưng bà đâu có từ chối lời mời tham dự lễ đăng quang giáo hoàng của ngài. Còn hân hoan là đàng khác!
Đó là một nét hết sức đặc trưng chung quanh Đức Phanxicô. Kirchner không cưỡng lại được điều mà linh mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, dùng để tóm tắt năm đầu tiên triều giáo hoàng Phanxicô: “sự chú ý vĩ đại, sức lôi cuốn vĩ đại” không những người Công Giáo mà mọi người trên thế giới qua “lời nói yêu thương, quan tâm, nhân từ, gần gũi, thân cận”. Cha gọi triều đại Đức Phanxicô là “một thời để thương xót”.
Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì gọi đây là “một thời để tạ ơn” vì Đức Phanxicô đã “khuyến khích ta trở thành một Giáo Hội của người nghèo và dành cho người nghèo” và nhấn mạnh tới lòng thương xót.
Năm điều chủ yếu trong năm đầu
Nicole Winfield của The Associated Press thì kê khai năm điều chủ yếu của năm đầu triều đại Phanxicô. Thứ nhất, Đức Phanxicô là người “phá lệ”: rửa chân cho một phụ nữ và một người Hồi Giáo nhân Thứ Năm Tuần Thánh, miễn điều kiện phép lạ để được phong thánh cho Đức Gioan XXIII, không cư ngụ tại tông điện… Cô nhà báo này tự hỏi: liệu ngài có dám phá lệ cấm người Công Giáo ly dị tái hôn mà không có tuyên bố vô hiệu rước lễ hay không? Ít nhất thì ngài cũng đã cho phép cuộc tranh luận công khai trong hai năm về vấn đề này.
Thứ hai, ngài phá cả lệ liên quan tới an ninh: trong cuộc tông du Ba Tây, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngài đã để cho đoàn xe của ngài thực sự bị bao vây bởi quần chúng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là nhân cuộc tông du này, ngài đã nói một câu thời danh: “Tôi là ai mà dám phê phán” khi đề cập tới người đồng tính. Câu này, dù bị giải thích sai ngữ cảnh, thực tế đã thay đổi tận căn gốc giọng điệu của Giáo Hội đối với vấn đề đồng tính luyến ái và mở ra cuộc tranh luận liệu Giáo Hội có nên chấp nhận các cuộc kết hợp dân sự hay không, một vấn đề chắc chắn sẽ được THĐ tháng Mười tới đề cập.
Thứ ba, dù là một tu sĩ Dòng Tên, Đức Tân Giáo Hoàng đã chọn Thánh Phanxicô, một tu sĩ thế kỷ 13, từng từ bỏ giầu sang để phục vụ người nghèo, làm tông danh. Không những theo chân Thánh Phanxicô trong việc phục vụ người nghèo, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, ngài còn nhập tâm ơn gọi Thánh Nhân “tái thiết Giáo Hội của Ta” qua diễn trình cải cách tận gốc nền hành chánh của Vatican. Tuy nhiên, ngài vẫn là một tu sĩ Dòng Tên, theo nghĩa: nhiệt thành truyền giáo, với phong cách quản trị có tính hợp tác nhưng đầy uy quyền.
Thứ tư, khi từ chức, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng ngài sẽ “ẩn dật khỏi thế gian” để cầu nguyện. Nhưng dần dà, Đức Phanxicô đã thuyết phục ngài ra khỏi cảnh ẩn dật ấy và càng ngày càng dành cho ngài một vai tuồng công cộng trong sinh hoạt Giáo Hội, thay vì giữ ngài như “một pho tượng trong viện bảo tàng”. Gần đây, Đức Bênêđíctô đã tham gia với Đức Phanxicô trong lễ tấn phong 19 tân Hồng Y, được phỏng vấn cho một cuốn sách sắp xuất bản về Đức Gioan Phaolô II và dành giờ viết thư cho một nhà báo Ý để nói rằng không ai ép ngài từ chức cả. Chắc chắn, ngài sẽ tham dự Lễ Phong Hiển Thánh cho Đức Gioan Phaolô II.
Về hai vị giáo hoàng tại thế này, Đức HY Nichols của Westminster cho hay: “Nói một cách đơn giản, muốn hiểu Đức Bênêđíctô, bạn phải đọc điều ngài viết. Muốn hiểu Đức Phanxicô, bạn phải xem việc ngài làm”.
Thứ năm, tháng Năm này, Đức Phanxicô sẽ tông du Do Thái, và tháng Tám, ngài sẽ tông du Nam Hàn. Trong khi chờ đợi, chắc chắn ngài dành toàn lực cho việc cải tổ nền hành chánh của Vatican. Trong đó, có việc ngài vừa thành lập văn phòng kinh tế song song với phủ quốc vụ khanh mà mục tiêu trước mắt là giải quyết ổn thoả các rắc rối liên quan tới Ngân Hàn Vatican đầy tai tiếng.
Rồi đến tháng Mười, sẽ có THĐ Giám Mục Thế Giới nơi sẽ xem sét kết quả cuộc thăm dò mới đây cho thấy một số không nhỏ người Công Giáo khắp thế giới mong có thay đổi trong các giáo huấn liên quan tới ngừa thai, ly dị và đồng tính luyến ái.
Trước viễn tượng trên, một người bạn Á Căn Đình gốc Do Thái của ngài là Claudio Epelman tin rằng ngài đủ sức chu toàn sứ mệnh: “Ngài sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Đừng hỏi tôi cách nào vì tôi không biết. Nhưng nhất định ngài sẽ đi xa hơn các mong chờ của ta”.
Cuộc cách mạng của ngài đã bắt đầu chưa?
Paul Vallely của tờ The Guardian tuy cho rằng trong năm đầu tiên, Đức Phanxicô đã thổi một luồng gió mới vào Giáo Hội Công Giáo, nhưng không ai rõ ngài là người thực sư như thế nào, là cấp tiến hay bảo thủ hoặc một điều gì đó không tiên đoán được?
Ông cho rằng hiện đang thiếu sự nhất trí về câu hỏi này. Vì ai cũng muốn kéo ngài về phía mình trong trận chiến văn hóa tôn giáo (religious culture war). Lý do rất hiển nhiên: ngài đang lôi cuốn 7 triệu người tới tham dự các biến cố liên quan tới ngài, gấp ba lần so với vị tiền nhiệm một năm trước đó.
Người bảo thủ nói ngài là người lớn tiếng chống đối phá thai. Ngài cho biết ngài là “người con của Giáo Hội” nghĩa là trung thành với tín lý hiện thời. Ngài chủ trương: người ly dị tái hôn không được rước lễ. Ngài không hát bình ca trong Thánh Lễ vì ngài mất một lá phổi hồi còn thanh niên.
Người cấp tiến bảo: sự chống đối phá thai của Đức Phanxicô chẳng có chi là lớn tiếng cả, trái lại, ngài còn bảo Giáo Hội xưa nay quá “bị ám ảnh” bởi chuyện này. Họ bảo câu “tôi là người con của Giáo Hội” là nói về quá khứ, chứ không nói về tương lai. Ngài nhiều lần ngụ ý cho thấy ngài muốn chấm dứt chính sách cấm người ly dị tái hôn rước lễ. Ngài không hát bình ca vì ngài cảm thấy phong cách thờ phượng này không phù hợp với người giáo dân tầm thường trong thế giới không phải là Âu Châu.
Nói chung, người cấp tiến nhấn mạnh tới “phép lạ khiêm nhường trong thời đại vênh vang” (Elton John) của ngài, việc ngài phá lệ rửa chân cho phụ nữ và người Hồi Giáo, cho hay người vô thần có thể lên thiên đàng nếu “vâng theo lương tâm họ”. Người cấp tiến cũng nhấn mạnh tới câu “Tôi là ai mà dám phê phán?” hay coi giáo triều như một thứ “phong cùi của ngôi giáo hoàng”.
Người bảo thủ bảo đó chỉ là những giải thích tùy tiện, lầm lẫn phong cách với thực chất và quên mất rằng giáo huấn thực sự của đức tân giáo hoàng chứng tỏ điều George Weigel gọi là “tính liên tục liền một mảnh” (seamless continuity) với hai vị tiền nhiệm.
Thực hư ra sao? Theo Vallely, 3 phương diện sau đây soi sáng phần nào:
1) Về chính trị, từ Đức Lêô XIII trở đi, Giáo Hội đã tách mình ra khỏi các quá lạm của chủ nghĩa tư bản và đi tìm đường lối thứ ba giữa tư bản và cộng sản vô thần. Đức Phanxicô từng bị phe cực hữu Hoa Kỳ gọi là người Mácxít, dù với cùng lập trường như thế, Đức Giaon Phaolô II không bị tố giác như vậy. Điểm dị biệt, theo Vallely, là Đức Phanxicô không “thần học trừu tượng”, lời kết án chủ nghĩa tư bản của ngài phát sinh từ lối sống của ngài với người nghèo. Từ lúc Á Căn Đình trở thành tâm điểm của cuộc chạy nợ lớn nhất thế giới vào năm 2001, gần một nửa dân số nước này sa vào cảnh nghèo đói. Ngài tuyên bố: “Không chia sẻ sự giầu có của mình với người nghèo là ăn cắp của họ”.
Ngài đã phục chế Thần Học Giải Phóng. Rôma từng tìm cách dẹp bỏ phong trào này trong hai thập niên 1970 và 1980. Lúc còn là bề trên Dòng Tên tại Á Căn Đình, Đức Phanxicô cũng là thành phần của động thái dẹp bỏ này vì cho là mặt nạ của đấu tranh giai cấp Mácxít. Nhưng khi làm giáo hoàng, theo Vallely, ngài mời người sáng lập của phong trào là Gustavo Gutierrez tới Rôma và để Vatican tuyên bố rằng Thần Học Giải Phóng không còn “trong bóng tối mà nó bị buộc phải bước vào trong các năm qua” nữa. Vatican cũng đã mời Leonardo Boff, một thành viên chủ chốt khác của Thần Học Giải Phóng, cộng tác vào tài liệu thần học môi sinh mà Đức Phanxicô dự tính ban hành nay mai.
2) Nhưng thái độ đối với tính dục nơi Đức Phanxicô không được rõ ràng như thế. Cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera vào tuần trước không làm sáng tỏ bao nhiêu các vấn đề liên quan tới ngừa thai, ly dị, đồng tính luyến ái, phái tính và các linh mục ấu dâm.
Một trong những hành vi táo bạo nhất của ngài là phát hành bản câu hỏi chưa từng có để biết xem người tín hữu giáo dân khắp thế giới nghĩ gì về việc Giáo Hội xử lý nền đạo đức học tính dục. Căn cứ vào các kết quả từ Đức, Ái Nhĩ Lan, Phi Luật Tân và Nhật Bản, người ta thấy hố phân cách khá sâu giữa giáo huấn chính thức và tâm tư giáo dân. Người ta đang hy vọng rằng hai THĐ giám mục sắp tới sẽ có những thay đổi về hướng tâm tư của giáo dân.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô lớn tiếng ca ngợi thông điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI là thông điệp duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, ngăn cấm việc ngừa thai nhân tạo. Đức Phaolô VI làm thế bất chấp ý kiến của phe đa số trong ủy ban tham vấn ủng hộ việc bãi bỏ này. Dù bị nhiều chống đối từ đó, Đức Phaolô VI đã được Đức Phanxicô coi là “thiên tài tiên tri, đã có can đảm chống lại đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, hãm đà xuống dốc của văn hóa, chống đối chủ nghĩa Tân Malthus, hiện tại và tương lai”, dù cho rằng Giáo Hội nên thận trọng áp dụng giáo huấn của mình một cách “nhân từ” trong lãnh vực kiểm soát sinh đẻ nhân tạo.
Đối với hôn nhân đồng tính cũng thế. Đức Phanxicô nhắc lại giáo huấn truyền thống cho rằng hôn nhân phải là “giữa một người đàn ông và một người đàn bà” nhưng thêm: Giáo Hội cần xem sét vấn đề kết hợp dân sự để bảo vệ các quyền dân sự và hợp luật của “nhiều tình huống chung sống khác nhau”. Thế rồi, theo chính sách Vallely gọi là bước một bước lùi hai bước, các viên chức Vatican nhấn mạnh rằng trong tiếng Ý, “kết hợp dân sự” có ý nói tới các đám cưới không có đạo chứ không phải các đám cưới đồng tính.
Vấn đề phụ nữ cũng không hơn gì. Đức Phanxicô nói với tờ Corriere della Sera rằng: “Phụ nữ có thể và phải hiện diện nhiều hơn tại những chỗ đưa ra quyết định trong Giáo Hội”. Nhưng trước đó, ngài cho biết việc phong chức cho phụ nữ đã được đóng lại, không có chuyện Hồng Y phụ nữ: “Phụ nữ trong Giáo Hội cần được trân qúy chứ không giáo sĩ hóa”.
Tuy nhiên, không vấn đề nào đáng lo ngại bằng việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Sau phúc trình gay gắt của LHQ lên án Vatican tiếp tục che chở các linh mục phạm tội, Đức Phanxicô không ngần ngại tuyên bố rằng phần lớn việc lạm dụng loại này xẩy ra trong gia đình hơn là trong Giáo Hội và thêm: “Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công duy nhất đã hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm hơn thế. Vậy mà Giáo Hội lại là định chế duy nhất bị tấn công”. Vallely cho rằng Đức Phanxicô hình như đang mua thì giờ đối với các vấn đề này.
3) Về cải tổ, điều rõ ràng là bất kể nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, ai cũng nhận rằng ngài là người rốt ráo (radical). Ngài muốn có sự thay đổi trong cơ cấu điều hành Giáo Hội, không còn là ông chủ mà là người phục vụ. Về phương diện này, theo Vallely, sự biến đổi đang diễn tiến nhanh chóng.
Ngài đã sa thải các vị Hồng Y quản trị Ngân Hàng Vatican, mời các cố vấn bên ngoài vào đóng các trương mục đáng hồ nghi và thiết lập một nhóm để cải tổ cơ cấu dài hạn. Các cố vấn quản trị đang duyệt lại việc kế toán, truyền thông và hệ thống quản trị của Tòa Thánh. Ngài vừa thiết lập Văn Phòng Kinh Tế do một người ngoài đứng đầu, là Đức HY George Pell, người mà tính không nương tay đã mang lại cho ngài hỗn danh “Pell Pot” (nhại Poll Pot) tại quê hương Úc Đại Lợi.
Ngài đã thay thế các vị bảo thủ trong cơ quan cử nhiệm giám mục. Ngài cũng đã thiết lập Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn nhiều quyền hành gồm các vị đại diện 5 châu, tất cả đều chỉ trích Giáo Triều, nhằm đặt kế hoạch cho việc tản quyền tận gốc. Tính hợp đoàn được ngài nhấn mạnh trong việc đưa ra kế hoạch.
Dù gì, theo Vallely, bầu khí theo răm rắp (conformity) và sợ sệt đã được lấy đi. Tháng rồi, Đức Phanxicô đã mời các vị Hồng Y tranh luận vấn đề rước lễ của các người ly dị tái hôn và chọn Đức HY Walter Kasper, một vị cấp tiến vốn chống lại giáo huấn hiện thời, nói chuyện với hội nghị. Khi cuộc tranh luận trở nên nóng bỏng, Đức Phanxicô tỏ ra vui mừng. Ngài nói: “các kình chống huynh đệ và cởi mở luôn phát huy sự lớn mạnh của tư duy thần học và mục vụ. Tôi không sợ điều này; ngược lại, tôi muốn nó”.
Vallely cho rằng đối với người ngoài, những điều trên xem ra chỉ như việc tan giá (glacial progress), nhưng bên trong Giáo Hội Công Giáo, xem ra cuộc cách mạng đã bắt đầu rồi.
Vũ Văn An3/14/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét