29/03/2014
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
III Mùa Chay
Bài
Ðọc I: Hs 6, 1b-6
"Ta
muốn tình yêu, chớ không muốn hy lễ".
Trích
sách Tiên tri Hôsê.
Ðây
Chúa phán: Trong cảnh khốn khổ, từ ban mai, họ chỗi dậy chạy tìm kiếm Ta.
"Hãy đến, và chúng ta quay trở về với Chúa, vì Chúa bắt chúng ta, rồi sẽ
tha chúng ta; Chúa đánh chúng ta, rồi sẽ lại chữa chúng ta. Sau hai ngày Người cho
chúng ta sống lại, đến ngày thứ ba, Người đỡ chúng ta đứng lên, và chúng ta sẽ
sống trước mặt Người. Chúng ta hãy nhận biết Chúa và hãy ra sức nhận biết Chúa.
Người sẵn sàng xuất hiện như vừng đông, và sẽ đến cùng chúng ta như mưa thuận
và như mưa xuân trên mặt đất".
Hỡi
Ephraim, Ta sẽ làm gì cho ngươi? Hỡi Giuđa, Ta sẽ làm gì cho ngươi? Tình thương
các ngươi như đám mây ban sáng, như sương sớm tan đi. Vì thế, Ta dùng các tiên
tri nghiêm trị chúng, và Ta dùng lời từ miệng Ta phán ra mà giết chúng. Án phạt
các ngươi bừng lên như ánh sáng. Vì chưng, Ta muốn tình yêu, chớ không muốn hy
lễ. Ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 50, 3-4. 18-19. 20-21ab
Ðáp: Ta muốn tình
yêu, chớ không muốn hy lễ (Hs 6, 6).
Xướng:
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng
cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. -
Ðáp.
2)
Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu Chúa sẽ không ưng.
Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát, lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng
tan nát, khiêm cung. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa, xin thịnh tình với Sion theo lòng nhân hậu, hầu xây lại thành trì của
Giêrusalem. Bấy giờ Chúa con sẽ nhận những lễ vật chính đáng, những hy sinh với
lễ toàn thiêu. - Ðáp.
Câu
Xướng Trước Phúc Âm: Ga 8, 12b
Chúa
phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống".
Phúc
Âm: Lc 18, 9-14
"Người
thu thuế ra về được khỏi tội".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người
công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện,
một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện
rằng: "Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham
lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần
hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi". Người thu thuế
đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: "Lạy
Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội". Ta bảo các ngươi: người này ra về
được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ
bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Người
Thu Thuế Ra Về Ðược Khỏi Tội
Tác
giả tập sách nổi tiếng có tựa đề: "Nơi Thiên Chúa khóc". Do kinh nghiệm
sống đức tin của một cộng đồng Kitô hữu bị bách hại tại Ðông Âu trước đây, kể lại
kinh nghiệm cảm động nhất của mình trong việc cầu nguyện như sau:
Tôi
cùng với một số người Ðức bị đưa đi đày xa quê hương từ giữa thế chiến thứ hai.
Tất cả đều là người Công giáo và cùng lao động tại một nông trường. Nơi ấy
không có nhà thờ cũng chẳng có linh mục, nhưng chúng tôi được tụ họp mỗi chiều
Chúa Nhật tại một nghĩa địa cũ để cầu nguyện chung với nhau. Khi biết cách đó
1,000 km có linh mục, anh chị em Kitô bèn quyết định hàng tháng góp chung nhau
ít tiền để mua vé xe cho một bà già đi về nơi ấy, để đem Mình Thánh đến cho cộng
đoàn. Thế rồi, từ đó mỗi buổi chiều Chúa Nhật, cộng đoàn gặp nhau trong nghĩa địa
với tâm hồn hân hoan vui sướng, vì biết rằng có Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện
với mình. Chúng tôi sốt sắng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa. Những ai yếu liệt
đều được trao cho của ăn đàng quí giá trước khi qua đời. Nhờ vậy, trong suốt mấy
chục năm trời, cộng đoàn Kitô hữu chúng tôi vẫn sống niềm tin kiên vững, đùm bọc
lẫn nhau trong tình yêu thương bác ái huynh đệ.
Tác
giả của tập sách nói trên được sang sống bên thế giới tự do và cho biết chính
mình là người điều khiển cộng đoàn Kitô hữu vào mỗi buổi chiều Chúa Nhật tại
nghĩa địa như đã kể trong tập sách. Sống trong xã hội tự do, nhưng tâm hồn tác
giả lúc nào cũng hướng về cộng đoàn huynh đệ vây quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để
cầu nguyện và nâng đỡ nhau.
Anh
chị em thân mến!
Lời
cầu nguyện thật lúc nào cũng là lời cầu nguyện của tình yêu thương và tha thứ,
lời cầu nguyện liên kết mọi người với nhau, lời cầu nguyện của sự xây dựng cộng
đoàn. Thật là khác với những lời cầu nguyện của những người Pharisiêu như được
mô tả trong bài Tin Mừng hôm nay.
Qua
đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta liền nhớ đến những lời nhắn nhủ sau đây của Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tập sách "Ðường Hy Vọng":
Dù
con có tử đạo, nộp mình chịu thiêu, dù con có làm tông đồ, giảng dạy các thứ tiếng
của nhân loại và thiên thần, dù con có hoạt động từ thiện, đem hết cả tài sản
phân phát cho người nghèo khó mà con không có lòng mến thì cũng như không. Việc
con làm không quan hệ, cách con làm mới quan hệ.
Người
biệt phái cầu nguyện đứng thẳng, chi tiết này nói lên tinh thần tự kiêu, ỉ lại
trước nhan Thiên Chúa, và nội dung lời cầu nguyện của ông chỉ là những lời khoe
khoang với Chúa và gây chia rẽ: "Con không phải như người thu thuế, tôi lỗi
kia, con không giống như những kẻ khác: tham lam, bất công, ngoại tình..."
Ðó là những lời kết tội anh em, lỗi đức ái, không có chút gì tích cực xây dựng
cộng đoàn và tôn vinh lòng nhân từ của Thiên Chúa. Ngược lại, người thu thuế đã
ý thức được thân phận tội lỗi của mình, nên khiêm tốn cúi mình xin Chúa thương
xót, hướng dẫn mình trở về với tình thương của Chúa, trở về với anh em mà mình
đã xúc phạm.
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng"
đã nhắn nhủ chúng ta về việc cầu nguyện như sau: Khi hai hay ba người hiệp nhau
cầu nguyện thì có Chúa ở giữa họ. Lời Chúa Giêsu đã được ứng nghiệm, đặc biệt
nơi nhiều cộng đoàn cầu nguyện. Họ sống xa linh mục từng ngàn cây số mà vẫn hướng
dẫn nhau cầu nguyện cách kiên trì giữa những gian nan thử thách và cô đơn. Dầu
miệng con không nói ra, Chúa đã hiểu thấu lòng con. Con hãy noi gương người đàn
bà bị băng huyết động đến gấu áo Chúa được nhận lời ngay. Con tội lỗi không dám
ra trước mắt Chúa, nhưng lời Hội Thánh khiến con vững tâm: "Nhờ Ðức Kitô,
Chúa chúng con".
Vậy,
tất cả sự thương khó của Chúa Giêsu và công nghiệp của Ðức Mẹ và các thánh
không đủ để bao bọc lời cầu nguyện nhỏ bé của con sao? Trong cuộc đời Chúa
Giêsu, hình như Chúa yêu thương cách riêng những kẻ khiêm nhượng và Ngài quên hết
tội lỗi của họ, không bao giờ nhắc lại: "Phêrô, Madalena, Simon phong cùi,
Giakêu... Chúa đã tự đến nhà họ và đành chịu tiếng làm bạn với quân thu thuế và
người tội lỗi".
Quyền
năng nơi Thiên Chúa phục vụ qua lòng nhân từ của Ngài. Quyền năng của một người
Cha nhân từ đủ sức thanh tẩy và đổi mới cuộc đời tội lỗi, nếu chúng ta khiêm tốn
để cho ơn Chúa được tự do tác động.
Lạy
Chúa, như người thu thuế kia, con thành tâm kêu xin Chúa, xin Chúa thương xót
con, hãy tha thứ mọi tội lỗi con và dẫn đưa con về với tình yêu: Yêu Chúa và
yêu anh em như Chúa đã yêu. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần III MC
Bài đọc: Hos 5:15c-6:6; Lk
18:9-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết
Thiên Chúa và biết mình
Để
dễ sống hòa hợp với người khác, chúng ta cần biết họ là ai và mình là ai, tương
quan của chúng ta với họ, những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng ta với họ,
những gì họ thích, không thích… Tương tự như vậy khi chúng ta đến với Thiên
Chúa, chúng ta cần phải biết Thiên Chúa là ai và mình là ai, điều khác biệt giữa
Thiên Chúa và mình; những gì Ngài thích hay không thích. Có như vậy, mối liên hệ
hai bên mới tốt đẹp, tránh những gì làm phiền lòng nhau, và gặt hái được những
kết quả mong muốn.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người sống mối liên hệ với Thiên Chúa.
Trong Bài Đọc I, con người tưởng có thể qua mặt Thiên Chúa bằng lối sống hời hợt
bên ngòai như dâng các lễ vật hy sinh để đền bù tội lỗi, rồi sau đó cứ tha hồ
phạm tội. Con người có biết đâu Thiên Chúa thấu suốt tâm can, Ngài đâu cần những
lễ vật vì mọi sự trong trời đất thuộc quyền của Ngài. Điều Thiên Chúa muốn,
Ngài tỏ cho con người biết rõ ràng: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ,
thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.” Trong Phúc Âm,
hai người lên Đền Thờ cầu nguyện, một người Biệt-phái và một người thu thuế.
Người Biệt-phái tưởng Thiên Chúa không có trí nhớ, nên ông nhắc lại cho Ngài nhớ
những việc ông đã làm; tưởng Thiên Chúa không đủ khôn ngoan nên ông giúp Chúa bằng
cách so sánh giữa cuộc sống của ông với của người thu thuế. Còn người thu thuế
biết Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự nên chỉ biết đấm ngực ăn năn: “Lạy
Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Hậu quả được Chúa Giêsu tuyên bố:
“người thu thuế, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn
người Biệt-phái thì không.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa muốn tình yêu và được con người nhận biết.
1.1/
Lợi ích của hình phạt:
Hình phạt không cần thiết cho những người con luôn biết nghe lời cha mẹ; nhưng
kinh nghiệm thực tế cho thấy, con cái không luôn biết vâng lời cha mẹ vì ham
chơi, nên phải có hình phạt để sửa dạy. Hình phạt được ví như thuốc thang cho
người bệnh, tuy đắng khi vào miệng, nhưng sẽ mang lại sức khỏe cho họ. Trường hợp
của dân tộc Israel cũng thế, Thiên Chúa dạy dỗ họ nhiều điều; nhưng họ không chịu
nghe và tuân giữ; nên như một người Cha, Thiên Chúa phải sửa phạt bằng cách cho
họ chịu đau khổ, để giúp họ trở nên tốt hơn.
(1)
Sửa phạt rồi lại xót thương: Sửa phạt con cái là vì thương, chứ không phải vì ghét bỏ, như lời
tục ngữ Việt-nam: “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.” Làm cha mẹ
mà không chịu giáo dục con cái là đẩy chúng tới cõi chết. Con cái buồn sầu và tức
giận khi bị sửa phạt, nhưng sau khi hồi tâm suy nghĩ, chúng sẽ nhận ra lỗi lầm
của chúng và nhận ra tình thương của cha mẹ. Israel cũng thế, họ nhận ra tội của
họ và tình thương Thiên Chúa trong Thời Lưu Đày và khuyến khích nhau: “Nào
chúng ta hãy trở về cùng Đức Chúa. Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại
chữa lành. Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương.”
(2)
Làm cho chết rồi lại làm cho sống: “Sau hai ngày, Người sẽ hoàn lại cho chúng ta sự sống;
ngày thứ ba, sẽ cho chúng ta trỗi dậy, và chúng ta sẽ được sống trước nhan Người.”
Chủ đề được lãnh nhận ơn cứu độ trong ngày thứ ba xảy ra thường xuyên trong Cựu
Ước (x/c Gen 42:18, Exo 19:10-11, Jos 3:2, Hos 6:2, Jon 2:1, Ezr 8:15, Est 5:1,
Luk 13:32). Chúa Jesus xác tín niềm tin này bằng cách sống lại vinh hiển từ cõi
chết trong ngày thứ ba.
1.2/
Hai điều căn bản Thiên Chúa muốn nơi con người:
(1)
Phải ra sức học biết Thiên Chúa: Con người thường biếu quà cáp quí giá cho cha mẹ, vì
họ nghĩ cha mẹ sẽ hài lòng vì những quà tặng này. Nhưng điều cha mẹ hài lòng
hơn là con cái phải biết giữ đạo, yêu thương cha mẹ, và ăn ở hòa thuận với mọi
người. Tiên tri Hosea dạy: “Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết
Người; như hừng đông mỗi ngày xuất hiện,
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
chắc chắn thế nào Người cũng đến. Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai." Phải học biết Thiên Chúa thì con người mới biết Thiên Chúa muốn gì, trước khi con người có thể làm đẹp lòng Ngài. Không học biết về Thiên Chúa, con người không thể làm đẹp lòng Ngài. Chính Thiên Chúa xác nhận: “Ta thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.”
(2)
Phải hết sức yêu mến Người: Thiên Chúa yêu mến con người, đó là lý do duy nhất Ngài dựng
nên, dạy dỗ, và chuẩn bị mọi sự cho con người. Một điều duy nhất con người có
thể trả ơn Thiên Chúa là yêu mến và vâng nghe những gì Ngài dạy. Không một thứ
quà cáp nào thay thế được tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn nơi con người: “Vì
Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ.”
2/
Phúc Âm:
Hai thái độ khi cầu nguyện
Cầu
nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa. Con người cần biết Thiên Chúa là ai và những
gì Thiên Chúa thích; đồng thời con người cũng cần biết mình là ai và những gì
mình ao ước. Vì thế, cần chuẩn bị tâm hồn và có thái độ xứng đáng trước khi cầu
nguyện. Để dẫn chứng thái độ thích đáng khi cầu nguyện, Đức Giêsu kể dụ ngôn
sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:
(1)
Thái độ của người Pharisee: Người Pharisee đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên
Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại
tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho
Chúa một phần mười thu nhập của con.” Có nhiều điều sai trong cách cầu nguyện
này: Hành vi bên ngòai biểu lộ tâm hồn bên trong. Cách đứng thẳng biểu lộ ông
cho mình là công chính; và nếu ông đã công chính, ông đâu cần đến Thiên Chúa. Lời
nói của ông cũng xác tín điều này, ông so sánh mình với những lọai người tội lỗi,
và nhận thấy ông quá tốt lành.
(2)
Thái độ của người thu thuế: Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt
lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương
xót con là kẻ tội lỗi.” Ông nhận ra Thiên Chúa là ai và ông là ai. Hành động và
lời nói của ông chứng tỏ ông là người tội lỗi và đang cần tới lòng thương xót của
Thiên Chúa. Ông biết ông không cần phải nói nhiều vì Thiên Chúa đã thông suốt cả.
(3)
Hậu quả của cuộc cầu nguyện là mục đích mà cả hai người cùng nhắm tới: Chúa Giêsu tuyên bố:
“Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên
công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống;
còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." Người thu thuế đạt được mục đích,
người Biệt-phái đã không đạt được đích, lại còn lãnh thêm tội vào mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần cố gắng học biết về Thiên Chúa để có thể sống đúng đắn mối liên hệ
với Ngài; đồng thời sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta nhận ra những gì Ngài đã làm
cho chúng ta, và sẽ giúp chúng ta yêu Ngài hơn.
-
Thiên Chúa sửa phạt vì yêu thương. Chúng ta cần vượt qua tính tự ái và kiêu ngạo
để nhận ra tội lỗi đã xúc phạm, và ăn năn trở lại cùng Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Hs
6,1-6 ; Lc 18,9-14
A.
Hạt giống...
1.
Bài đọc 1 : Ngôn sứ Hôsê đã để lại cho hậu thế một câu nói lừng danh “Ta muốn
tình yêu chứ không muốn hy lễ”.
2.
Bài Tin Mừng : Hai người lên đền thờ cầu nguyện là hai hình ảnh minh họa cho
câu nói trên của Hôsê :
‑
Người biệt phái : anh có rất nhiều lễ vật dâng lên Chúa nhưng thiếu tình yêu.
Thứ nhất là anh không yêu người khác (“tôi không như các người khác, hay là như
tên thu thuế kia”) ; thứ hai là anh cũng không yêu Chúa : anh giữ luật và làm
nhiều việc lành chỉ để chứng tỏ cho Chúa biết anh là người đàng hoàng và do đó
Chúa phải yêu thương anh, ban thưởng anh.
-
Người thu thuế : anh chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa mà chỉ có tình yêu. Tình
yêu của anh không nồng nàn thắm thiết mà chỉ là một tình yêu muộn màn của đứa
con tội lỗi quay về với một tấm lòng tan nát, một trái tim đang kêu gọi tình
thương xót của Chúa (“Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội”)
B....
nẩy mầm.
Lời
Chúa hôm nay rất dịu dàng, kêu gọi chúng ta tin tưởng vào tình thương tha thứ của
Chúa, kêu mời chúng ta dâng lên Ngài những tội lỗi và yếu đuối của chúng ta :
1.
Lời của một bản thánh ca : con chẳng có gì dâng lên Chúa hôm nay...
2.
Một đêm giáng sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu
nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra
trong vầng sáng chói loà. Ngài hỏi thánh nhân :
-
Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?
-
Lạy Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.
-
Được lắm, nhưng còn gì khác nữa không ?
-
Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể.
-
Con còn điều gì khác nữa không ?
-
Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu. Thánh nhân khẩn khoản thưa.
Chúa
Hài Đồng bảo :
-
Này Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa.
-
Ô lạy Chúa, Thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của
con được ?
-
Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho
con. Đó là điều Ta rất mong đợi.
Nghe
thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích ”Món quà giáng sinh”)
3.
Người Hồi giáo có chuyện sau đây : Ngày kia Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống
thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời. Sứ thần đáp xuống
ngay một chiến trường nơi máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ
thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài
lòng mấy. Ngài bảo : “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều quý
giá nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian.”
Sứ
thần đành phải giáng thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người
giàu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa
khóc vừa xông hương để tỏ lòng biết ơn đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu
nhặt hương thơm nang về trời. Lần này Đức Ala mỉm cười đón lấy hương thơm ngào
ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng, Ngài nói : “Dĩ nhiên lòng biết ơn là
một trong những điều hiếm có và tốt đẹp nơi trần gian. Nhưng Ta nghĩ rằng còn
có một cái gì tốt đẹp hơn.”
Lại
một lần nữa sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp 4 phương,
một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường, Ngài bỗng thấy một người đang khóc sướt
mướt. Trước những câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người ấy giải thích
: “Tôi đã chìu theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng
ngày của tôi”. Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng
cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mỉm cười nói :
“Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả thật dưới trần gian không
có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc
đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người
thành mùa xuân ấm áp của tình yêu. (Trích ”Món quà giáng sinh”)
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
29/03/14 THỨ BẢY TUẦN 3 MC
Lc 18,9-14
Lc 18,9-14
LẠY CHÚA, CON LÀ KẺ TỘI LỖI
“Tôi nói cho các ông biết :người
này, khi trở xuống mà về nhà thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì
không.” (Lc 18,14)
Suy niệm: Người Pharisêu trong dụ ngôn giữ luật hơn mức
luật đòi buộc: luật chỉ buộc mỗi năm ăn chay một ngày vào dịp lễ Xá tội, còn
ông ăn chay tuần hai lần; luật đòi buộc nộp một phần muời những hoa lợi chính,
còn ông nộp một phần mười tất cả lợi tức. Thế nhưng, lòng kiêu hãnh đã làm hỏng
tất cả thành quả đạo đức của ông. Ông khoe thành tích chứ không cầu nguyện. Ông
độc thoại chứ không nói chuyện với Chúa. Trong một lời cầu nguyện ngắn ngủi,
chữ “tôi” được ông lập lại 6 lần. Ông lại khinh thường miệt thị người khác.
Ông thiếu lòng khiêm tốn, thiếu chất đất tốt cho các nhân đức triển nở.
Lời cầu nguyện của người thu
thuế được Chúa coi là mẫu mực: “Lạy Chúa, xin thương xót con là
kẻ tội lỗi”. Ông đã nói lên sự thật về chính mình. Nhận mình có tội không
phải chỉ là nhận biết một chuỗi các việc xấu ta phạm mà còn là nhận ra tình
trạng thân phận của mình là những tội nhân.
Mời Bạn: Ý
thức thân phận tội lỗi của mình để không vì chút thành tích cỏn con mà sinh tự
phụ và khinh miệt người khác. Tập nhận ra mọi sự mình đang có đều do bởi Chúa
để dâng lời cảm tạ.
Sống Lời Chúa: Tôi
hay tự phụ về điều gì: học vấn, ngoại hình, tài năng, tài sản, nhân đức…? Xin
lỗi Chúa vì đã xem như chúng công trạng của mình và xin Ngài giúp mình biết
dùng chúng để phục vụ Chúa và tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, thói kiêu ngạo làm hỏng tất cả các việc lành. Xin
cho chúng con, khi cầu nguyện, biết khiêm tốn nói rằng: Lạy Chúa, xin thương
xót con vì con là kẻ tội lỗi.
Tự hào và khinh người
Nên thánh không phải là chuyện “tôi làm” mà là
chuyện để Thiên Chúa tự do làm nơi đời tôi.
Suy niệm:
Tự hào về sự đạo đức của
mình và khinh người khác,
Đó chẳng phải chuyện của
các ông Pharisêu ngày xưa.
Đó là chuyện của con
người mọi thời, của chính các môn đệ hôm nay.
Chúng ta nghe Đức Giêsu
kể dụ ngôn này cho mình trong Mùa Chay thánh.
Hai nhân vật đối lập
nhau, được đặt bên nhau trong dụ ngôn.
Họ ở trong cùng một đền
thờ, cùng đứng cầu nguyện trước nhan Chúa.
Họ là một ông Pharisêu
thánh thiện và một người thu thuế tội lỗi.
Nghe lời cầu nguyện của
họ, chúng ta biết được lòng họ.
Người Pharisêu không xin
gì cho mình, ông chỉ tạ ơn Thiên Chúa.
Ông kể ra những điều xấu
mà ông không làm như bao kẻ khác,
hay như tên thu thuế mà
ông thoáng thấy đứng cuối đền thờ (c. 11).
Ông còn kể những việc đạo
đức tự nguyện về ăn chay và dâng cúng
mà ông đã làm vượt quá
những gì Luật đòi buộc.
Lời cầu nguyện của ông
khiến nhiều người Do Thái tử tế phải thèm.
Còn người thu thuế thì
đứng xa, cúi đầu, đấm ngực, cầu xin cách đơn sơ :
“Lạy Thiên Chúa, xin
thương xót con là kẻ tội lỗi” (c. 13).
Anh thấy mình bất xứng,
bất lực, chỉ biết cậy dựa vào tình thương tha thứ.
Kết luận của Đức Giêsu
hẳn đã làm nhiều người chưng hửng.
Người thu thuế được Thiên
Chúa làm cho nên công chính,
còn người Pharisêu thì
không (c. 14).
Thiên Chúa có bất công
không ? Chúng ta có cần sống tử tế nữa không ?
Thật ra, ông Pharisêu
không được gì vì ông đã không xin gì.
Ông không xin vì ông thấy
mình quá ư giàu có về mặt đạo đức.
Ông ra trước Thiên Chúa
với một kho công trạng của mình.
Có bao nhiêu chữ con đầy
tự hào trong lời nguyện của ông.
Chúng ta tưởng ông mở ra
khi nói “con tạ ơn Thiên Chúa”
nhưng thực tế ông đã khép
lại, quay vào mình, ngắm nghía vẻ đẹp của mình.
Rốt cuộc Thiên Chúa là
người thừa, cùng lắm chỉ là người ông đến đòi nợ.
Ngược lại, anh thu thuế
tuy có nhiều tiền, nhưng thấy mình tay trắng, lỗi tội.
Chính điều đó khiến anh
hết sức cần đến Thiên Chúa.
Ngài đã nghe tiếng kêu
của anh từ xa, từ cuối đền thờ.
Không cần Thiên Chúa và
coi thường tha nhân, vẫn là cám dỗ muôn thuở.
Nên thánh không phải là
chuyện “tôi làm”
mà là chuyện để Thiên
Chúa tự do làm nơi đời tôi.
Chỉ ai nhìn nhận sự yếu
đuối của mình,
lời cầu nguyện của người
đó mới đánh động được trái tim Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con trở nên đơn
sơ bé nhỏ,
nhờ đó con dễ nghe được
tiếng Chúa nói,
dễ thấy Chúa hiện diện
và hoạt động trong đời
con.
Sống giữa một thế giới
đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho con đừng trở nên
cứng cỏi,
khép kín và nghi ngờ.
Xin
dạy con sự hiền hậu
để con biết cảm thông và bao dung với tha
nhân.
Xin
dạy con sự khiêm nhu
để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối
cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
vui
tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
hạnh
phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Đức
Giêsu kể dụ ngôn về ông Pharisêu và anh thu thuế. Cả hai người
cùng lên đền thờ và cầu nguyện. Ông Pharisêu kể ra bao điều mà ông lấy làm tự
hào và tự tin trước mặt Chúa: những lỗi ông không mắc, ông ăn chay, dâng cúng…
Còn người thu thuế thì chẳng có gì để tự hào và tự tin, chỉ thấy mình bất lực
bất xứng nên cúi đầu, đấm ngực và cầu xin sự thương xót: “Lạy Thiên
Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Và đây là kết luận lạ lùng
của Đức Giêsu: anh thu thuế khi trở về nhà được nên công chính, còn ông
Pharisêu thì không.
Tại
sao? Ông Pharisêu không được gì vì ông không xin gì. Còn anh thu thuế nhìn nhận
mình tội lỗi và kêu xin lòng thương xót của Chúa. Và Thiên Chúa luôn ban ân huệ
cho những người biết ăn năn thống hối và cầu xin.
Hôm
nay, trong đời sống đạo, nhiều người vẫn tưởng mình là người công chính, dựa
vào một số việc đạo đức mình đã thực hiện.
Mong sao, ý thức được sự yếu đuối và tội lỗi của bản
thân, tôi luôn thấy mình cần đến lòng thương xót của Chúa.
Mong sao, càng hưởng nhờ lòng thương xót của Chúa, tôi
thấy mình càng cần thương xót anh chị em tôi.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29 THÁNG BA
Một Viễn Tượng Mới Về Lịch Sử Nhân Loại
Mầu nhiệm Vượt Qua là
thực tại thần linh đơn nhất chứa đựng cả Nhập Thể và Cứu Chuộc – được Thiên Chúa
mạc khải cho con người. Mầu nhiệm này được Thiên Chúa mạc khải cho trái tim và
lương tâm của mỗi người trong chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều dự phần
trong mầu nhiệm xuyên qua di sản tội lỗi vốn dẫn con người – từ thế hệ này sang
thế hệ khác – đến sự chết. Mỗi người trong chúng ta đều tìm thấy trong thực tại
này sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
Mầu nhiệm Vượt Qua của
Đức Giê-su Kitô không chấm dứt ở cái chết tự hiến của Người. Nó không thể bị phủ
lấp bởi tảng đá lớn mà người ta lăn ra để đóng kín ngôi mộ sau cái chết của Đức
Giêsu trên đồi Gôn-gô-tha.
Vào ngày thứ ba, tảng
đá này sẽ được lăn ra khỏi bởi quyền năng Thiên Chúa, và nó sẽ bắt đầu “cất tiếng
lên”. Tảng đá cất tiếng lên để nói như Thánh Phao-lô: “…Chính vì thế, Thiên
Chúa đã tôn dương Người và tặng ban cho Người một danh hiệu vượt quá mọi danh
hiệu, để khi nghe Danh Giê-su, mọi vật trên trời dưới đất và trong địa ngục đều
phải quì gối sập lạy, và mọi miệng lưỡi đều phải tuyên xưng rằng Đức Giê-su
Kitô là Chúa” (Pl 2,9-11). Như vậy, sự cứu chuộc cũng có nghĩa là sự tôn dương.
Sự tôn dương của Đức
Kitô – tức cuộc Phục Sinh của Người – đem lại cho chúng ta một viễn tượng hoàn
toàn mới về lịch sử nhân loại. Do kế thừa di sản tội lỗi, con người vốn ở dưới
ách thống trị của sự chết. Nhưng Đức Kitô đã mở ra cho chúng ta kỷ nguyên của sự
sống vượt thắng sự chết. Sự chết là một phần của thực tại thế giới hữu hình.
Nhưng sự sống thì ở chính nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa của sự sống nói với chúng
ta xuyên qua Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Con Ngài.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 29-03
Hs 6, 1-6; Lc 18, 9-14.
LỜI SUY NIỆM: “Lạy
Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người Pharisêu và
người thu thuế lên Đền Thờ cầu nguyện. Chúa cho tất cả chúng ta đều thấy được
phong cách cầu nguyện của mỗi người. Người sấp mình đấm ngực thú tội; được tha
thứ để trở thành người công chính. Một người đứng thẳng người kể công và lên án
người anhem, không nhận được thêm gì, mà lại phạm thêm tội xúc phạm đến người
anh em trước mặt Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa muốn chúng con khiêm tốn,
nhận ra mình là tội nhân trước mặt Chúa mỗi khi cầu nguyện. Xin cho trong gia
đình chúng con, mọi người đều luôn cầu nguyện cho nhau, để cùng nhau được sống
trong tình thương của Chúa.
Mạnh Phương
29 Tháng Ba
Khúc Nhạc Tuyệt Vời
Một đêm kia, ông
Paganini, một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng vào thế kỷ 19 bước ra sân khấu và chỉ
khám phá nhạc khí ông đang cầm trên tay có cái gì bất bình thường sau khi những
tràng pháo tay của khán giả ngưỡng mộ ông nổi lên vang dậy và chấm dứt. Nhìn kỹ
lại chiếc đàn lần thứ hai, nhạc sĩ Paganini mới nhận thấy đây không phải là cây
vĩ cầm tuyệt hảo quen thuộc đã đưa ông lên đài danh vọng.
Ông đứng bất động trong
giây phút, rồi bắt buộc phải lên tiếng xin lỗi khán giả đang nóng lòng chờ đợi
nghe những điệu nhạc tuyệt diệu của ông. Paganini giải thích: "Vì lý do kỹ
thuật, xin quý vị vui lòng chờ đợi trong giây phút vì tôi đã lấy lộn cây
đàn". Cáo lỗi xong, Paganini lách mình sau bức màn sân khấu và yên trí là
cây đàn bất hủ của mình vẫn nằm nơi ông đã đặt nó. Nhưng ông không khỏi bàng
hoàng khi nhận ra là có người đã đánh cắp nhạc khí quý giá của ông khỏi thùng
đàn và đã đặt một cây đàn rẻ tiền khác thay thế vào. Nhạc sĩ Paganini đứng yên
như bức tượng một hồi lâu rồi như một ý nghĩ gì lóe lên trong trí óc, ông cương
quyết cầm cây đàn tầm thường bị đánh tráo trở lại sân khấu và lớn tiếng tuyên bố:
"Kính thưa quý vị,
ai đó đã đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi
muốn chứng minh cùng quý vị là: vẻ đẹp và cái tinh túy của nhạc không nằm trong
nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ".
Nói xong, nhạc sĩ tài
ba bắt đầu dạo nhạc và từ cây vĩ đàn tầm thường ông đã say sưa trình diễn những
khúc nhạc tuyệt vời tưởng chừng như bất tận, cho đến khi khán giả say mê ngây
ngất, đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng vang dậy vì ông Paganini đã thật sự chứng
minh với họ là: Tinh thần nhạc không tùy thuộc ở trong nhạc khí nhưng hàm ẩn
trong tâm hồn của nhạc sĩ.
Ðây cũng là sứ mệnh của
các tín hữu Kitô: Hằng ngày sau một giấc ngủ yên, họ bừng chỗi dậy để ra sân khấu
cuộc đời trình diễn khúc nhạc: "Thiên Chúa là Tình Yêu". Gặp thời kỳ
thuận tiện hay bất lợi, gặp môi trường sinh sống xứng hợp với khúc nhạc hay
không, gặp những người chung sống có chấp nhận hay từ chối, cuộc sống của người
Kitô hữu phải chứng minh rằng: Khúc nhạc "Thiên Chúa là Tình Yêu"
không thể bị lệ thuộc vào những hoàn cảnh, vào những môi trường sinh sống bên
ngoài, nhưng phải là khúc nhạc xuất phát từ tâm hồn như những điệu nhạc tuyệt vời
của nhạc sĩ Paganini không bị lệ thuộc vào nhạc khí, nhưng đã xuất phát từ tâm
hồn điêu luyện say mê âm nhạc của ông.
(Lẽ Sống)
29-3
Chân Phước Ludovico ở Casoria
(1814-1885)
inh ở Casoria (gần
Naples), Arcangelo Palmentieri là thợ đóng bàn ghế trước khi gia nhập dòng Anh
Em Hèn Mọn năm 1832, và lấy tên là Ludovico. Năm năm sau đó ngài được chịu
chức, và dạy hóa học, vật lý và toán cho các đệ tử trong tỉnh dòng.
Vào năm 1847, ngài được
một cảm nghiệm huyền nhiệm mà sau này ngài diễn tả cảm nghiệm ấy như một sự
thanh tẩy. Sau đó ngài dùng cả cuộc đời để phục vụ người nghèo và người đau
yếu, thành lập một nhà phát chẩn cho người nghèo, hai trường học cho các trẻ em
Phi Châu, một học viện cho các em nhà giầu, một trung tâm cho các em mồ côi,
các em câm điếc, và các trung tâm khác cho người mù và người già. Ngoài một
bệnh xá dành cho các tu sĩ dòng, ngài còn thành lập các trung tâm bác ái khác ở
Naples, Florence và Assisi. Có lần ngài nói, "Tình yêu Ðức Kitô đã làm
thương tích tâm hồn tôi." Tình yêu này đã thúc giục ngài thi hành
nhiều công việc bác ái cao cả.
Ðể tiếp tục công việc
bác ái, năm 1859 ngài thành lập tổ chức Các Thầy Áo Xám, là một tổ chức tôn
giáo gồm những người trước đây thuộc về dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài
thành lập tổ chức Các Chị Áo Xám của Thánh Êligiabét, cũng cùng một mục đích
ấy.
Trong những năm cuối
đời, ngài bị đau yếu đến chín năm, và đã viết một chứng từ linh đạo mà trong đó
ngài diễn tả đức tin như "ánh sáng trong tăm tối, sự trợ giúp khi đau yếu,
một ân huệ khi khổ cực, nơi cực lạc khi bị đóng đinh và sự sống giữa cái
chết." Sau khi ngài từ trần được năm tháng thì việc điều tra phong thánh
đã được tiến hành. Ngài được phong chân phước năm 1993.
Lời Bàn
Những người thánh thiện
không được Chúa che chở khỏi những đau khổ, nhưng Chúa đã giúp họ biết triển nở
tình yêu từ sự đau khổ ấy. Khi đối diện với sự đau khổ của người khác, chúng ta
có hai thái độ, hoặc hờ hững hoặc yêu quý giúp đỡ họ. Các thánh là những người
chỉ cho chúng ta con đường tiến đến sự yêu quý giúp đỡ.
Lời Trích
Chứng từ linh đạo của
Chân Phước Ludovico bắt đầu như sau: "Chúa đã gọi tôi đến với Ngài bằng
một tình yêu thật dịu dàng, và với sự bác ái vô bờ Ngài đã hướng dẫn và chỉ bảo
tôi trên đường đời."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét