Truyền
thông như một thách đố say mê
Phỏng vấn Linh Mục Antonio Spadaro về sứ điệp của
Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông
Ngày 23-1-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông, cử hành ngày mùng 1 tháng 6 năm 2014 về đề tài ”Truyền thông phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực”.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha đề cao tiềm năng của các phương tiện truyền thông làm cho mọi người xích lại gần nhau. Ngài kêu gọi các tín hữu dấn thân trong lãnh vực này noi gương các tâm tình và hành động của người Samaritano nhân lành.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông Xã Hội, giới thiệu trong buổi họp báo sáng ngày 23-1-2014.
Trong sứ điệp, tuy cảnh giác về những khía cạnh tiêu cực mà các mạng truyền thông và xã hội có thể gây ra, nhưng Đức Thánh Cha nhiệt liệt cổ võ tín hữu dấn thân trong lãnh vực truyền thông, để làm chứng cho Chúa Kitô và cho ơn cứu độ của Chúa.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng vận tốc thông tin mau lẹ vượt qúa khả năng suy tư và phán đoán của con người, và không giúp thực hiện một việc diễn tả chính mình một cách có suy xét và đúng đắn. Cần phải phục hồi ý nghĩa của thái độ sống chậm rãi và bình tĩnh. Điều này đòi hỏi thời gian giữ thinh lặng để lắng nghe. Ngoài ra, cũng cần phải kiên nhẫn, nếu muốn hiểu người khác biệt với chúng ta.
Trong sứ điệp có thể ghi nhận rằng Đức Thánh Cha dùng vài từ chìa khóa như: sự gần gũi, gặp gỡ và đối thoại. Chúng xoay quanh gương mặt của người Samaritano nhân hậu, được Đức Thánh Cha chỉ cho thấy như mẫu gương đối với các nhân viên làm việc trong lãnh vực truyền thông.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Antonio Spadaro, Giám đốc nguyệt san ”Văn Minh Công Giáo” của dòng Tên, dành cho phái viên Alessandro Gisotti của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng, về sứ điệp này.
Hỏi: Thưa cha, cha có nhận xét gì về sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới truyền thông, nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông năm 2014 này không?
Đáp: Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng rất thích truyền thông, bởi vì ngài có một kiểu mục vụ tiếp xúc trực tiếp với con người. Vì vậy, đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ. Nền ”văn hóa truyền thông” đụng độ trực tiếp với nền ”văn hóa gạt bỏ”, nghĩa là đụng độ với nền văn hóa chia rẽ, các chia rẽ thuộc loại kinh tế, ý thức hệ. Việc thông truyền và gặp gỡ ở trung tâm là con tim trong quan niệm của Đức Bergoglio về cuộc sống và về Giáo Hội. Do đó, nếu phải tóm tắt ý niệm nền tảng trong sứ điệp của Đức Thánh Cha, thì tôi sẽ nói rằng đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ, tức là đến gần. Có một loại cách mạng Copernic của sự truyền thông, nơi ở trung tâm không có sứ điệp, nhưng có các con người thông truyền. Đây là điều rất tân tiến, rất hiện đại, bởi vì chúng ta biết rằng các mạng lưới ngày nay xây dựng một sự truyền thông hoàn toàn tập trung vào các tương quan. Vì thế, nếu không có tương quan, thì không có truyền thông.
Hỏi: Thưa cha, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy một mẫu gương, xem ra độc đáo đối với một nhà báo, đối với một nhân viên truyền thông, đó là mẫu gương của người Samariano nhân hậu. Con thích định nghĩa quyền lực của truyền thông như là ”sự gần gũi”. Đúng thế, sự gần gũi là trung tâm điểm. Riêng cha thì cha nghĩ sao?
Đáp: Sự gần gũi là trung tâm, đúng như thế. Vì vậy hình ảnh người Samaritano nhân hậu là một hình ảnh rất là mạnh mẽ; và đàng khác, Đức Hồng Y Bergoglio đã dùng hình ảnh này hồi năm 2002, khi nói với giới truyền thông tại thủ đô Buenos Aires. Sứ điệp này là hoa trái của một nghiền gẫm và suy tư lâu dài về vấn đề này. Thật rất là đẹp, khi dụ ngôn tin mừng trở thành mẫu gương quy chiếu cho một người truyền thông. Người Samaritano nhân hậu đến gần và săn sóc các thương tích, các vết thương, trợ giúp người gặp khó khăn. Một cách cụ thể đối với một nhân viên truyền thông kitô điều này có nghĩa là trao ban tiếng nói cho những người không có tiếng nói, bênh vực các quyền của họ, làm cho gương mặt của người vô hình trở thành hữu hình.
Hỏi: Trong sứ điệp này cũng như trong các sứ điệp cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha đề cập nhiều tới hệ thống liên mạng internet. Ngài đã dùng một hình ảnh rất đẹp. Đức Thánh Cha nói: ”Mạng vi tính có thể là một nơi giầu tình nhân bản, không phải một mạng gồm các dây nhợ, nhưng là gồm các bản vị con người”. Có phải thế không thưa cha?
Đáp: Vâng. đây là một ý niệm nòng cốt khác nữa, bởi vì truyền thông trước hết chính là một sự truyền thông giữa các con người với nhau. Như vậy, Mạng lưới truyền thông không giống như mạng lưới dẫn nước hay mạng lưới dẫn khí đốt, mà là mạng lưới xây dựng một môi trường thông truyền. Thực ra, như Đức Thánh Cha đã nói rằng không có Mạng lưới, không có Internet, nhưng đó là cuộc sống của chúng ta; chúng ta, các bản vị con người ở trong Mạng lưới, chứ không ai khác. Cuộc sống chúng ta là một mạng lưới các tương quan. Thề rồi, các dây cáp, các dây mạng, nếu chúng ta muốn, đương nhiên có thể giúp chúng ta, và còn hơn thế nữa chúng phải giúp chúng ta - và đây là ơn gọi của Mạng lưới truyền thông - chúng phải giúp chúng ta hiệp nhất hơn, có một sự thông truyền trực tiếp hơn, có thể vượt thắng các hàng rào và các chướng ngại. Có một quan niệm kitô mạnh mẽ, một quan niệm hầu như tiên tri của Mạng truyền thông. Mạng truyền thông được hiểu như là ơn của Thiên Chúa ban cho con người, bởi vì nhờ có nó mà con người có thể hiệp nhất với nhau hơn.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, một phần đáng kể trong sứ điệp của Đức Thánh Cha được dành cho sự đối thoại, và đương nhiên trong trường hợp này sứ điệp không chỉ quy chiếu về cuộc đối thoại giữa những người hoạt động trong nghề truyền thông. Đức thánh Cha viết như sau: ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ các tư tương riêng của mình, nhưng là tử bỏ yêu sách rằng các tư tưởng phải duy nhất và tuyệt đối: Ở đây, trong một cách thức nào đó, người ta tiếp nhận được ẩn số triều đại của Đức Thánh Cha, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi, bởi vì đối thoại có nghĩa là nói với một người không phải để thuyết phục họ về các tư tưởng riêng của mình, đây không phải là một cuộc đối thoại. Đối thoại có nghĩa là đối chiếu với các người khác, khi biết người khác có thể giúp tôi hiểu rõ và tốt hơn. Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước tới sự thật duy nhất. Khi đó việc cố thủ trong các tư tưởng cá nhân hay các truyền thống ngôn ngữ, đảng phái vv.. có nghĩa là ngăn cản dòng chảy của truyền thông. Đây là một đề tài rất thân thiết với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã nhiều lần nói rằng Giáo Hội phải tháp mình vào cuộc đối thoại với con người ngày nay, chính là để hiểu tốt hơn các chờ mong, các hy vọng và các nghi ngờ của con người. Như vậy, kiểu đối thoại chính là một kiểu đối thoại triệt để, bằng cách hiểu nó không phải chỉ như là một kiểu làm, nhưng như chính nõi tủy của Tin Mừng, của sự rộng mở cho thế giới.
Hỏi: Và sứ điệp kết thúc với chính sự rộng mở, với chân trời và cái nhìn hướng về tương lai. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Việc cách mạng các phương tiện truyền thông đòi hỏi các năng lực tươi mát và một óc tưởng tượng mới”. Cả ở đây nữa cũng có một thúc đẩy đi ra ngoài, một sự hăng hái mà Đức thánh Cha trao ban cho các nhân viên truyền thông, có phải thế không, thưa cha?
Đáp: Vâng. Ở đây Đức Thánh Cha nói lên một điều rất quan trọng, đó là truyền thông là một thách đố say mê - đây là một kiểu nói của ngài - và nó đòi hỏi năng lực. Như vậy, không thể giao việc truyền thông cho một thói quen máy móc nhàm chán, kiểu văn phòng báo chí, chỉ dừng lại việc thông báo vài câu đã có sẵn. Như vậy, nó đòi hỏi năng lực, ước muốn truyền thông, cường độ, nhưng cũng đòi hỏi một trí tưởng tượng mới. Đây là điều rất hay, nghĩa là cần phải nhìn các sự vật một cách khác. Trí tưởng tượng kitô là một trí tưởng tượng, nhờ hình ảnh của người Samaritano nhân hậu, có khả năng nhào nặn. Tạo hình cho một sự truyền thông cũng có nghĩa là một kiểu cùng sống với nhau. Đôi khi Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Niềm vui Phúc Âm về một thủy triều hơi lộn xộn, một loại ”đoàn lữ hành liên đới”, trong đó chúng ta được dìm vào. Tất cả chúng đều là các hình ảnh đánh động con người ngày nay, nhưng diễn tả Giáo Hội phải trà trộn như thế nào, phải nhào nặn mình như thế nào với nhân loại này, để thông truyền sứ điệp Tin Mừng cho nó.
(RG 24-1-2014)
Linh Tiến Khải
Ngày 23-1-2014 Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông, cử hành ngày mùng 1 tháng 6 năm 2014 về đề tài ”Truyền thông phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực”.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha đề cao tiềm năng của các phương tiện truyền thông làm cho mọi người xích lại gần nhau. Ngài kêu gọi các tín hữu dấn thân trong lãnh vực này noi gương các tâm tình và hành động của người Samaritano nhân lành.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông Xã Hội, giới thiệu trong buổi họp báo sáng ngày 23-1-2014.
Trong sứ điệp, tuy cảnh giác về những khía cạnh tiêu cực mà các mạng truyền thông và xã hội có thể gây ra, nhưng Đức Thánh Cha nhiệt liệt cổ võ tín hữu dấn thân trong lãnh vực truyền thông, để làm chứng cho Chúa Kitô và cho ơn cứu độ của Chúa.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng vận tốc thông tin mau lẹ vượt qúa khả năng suy tư và phán đoán của con người, và không giúp thực hiện một việc diễn tả chính mình một cách có suy xét và đúng đắn. Cần phải phục hồi ý nghĩa của thái độ sống chậm rãi và bình tĩnh. Điều này đòi hỏi thời gian giữ thinh lặng để lắng nghe. Ngoài ra, cũng cần phải kiên nhẫn, nếu muốn hiểu người khác biệt với chúng ta.
Trong sứ điệp có thể ghi nhận rằng Đức Thánh Cha dùng vài từ chìa khóa như: sự gần gũi, gặp gỡ và đối thoại. Chúng xoay quanh gương mặt của người Samaritano nhân hậu, được Đức Thánh Cha chỉ cho thấy như mẫu gương đối với các nhân viên làm việc trong lãnh vực truyền thông.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Antonio Spadaro, Giám đốc nguyệt san ”Văn Minh Công Giáo” của dòng Tên, dành cho phái viên Alessandro Gisotti của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng, về sứ điệp này.
Hỏi: Thưa cha, cha có nhận xét gì về sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới truyền thông, nhân Ngày Quốc Tế Truyền Thông năm 2014 này không?
Đáp: Chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng rất thích truyền thông, bởi vì ngài có một kiểu mục vụ tiếp xúc trực tiếp với con người. Vì vậy, đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ. Nền ”văn hóa truyền thông” đụng độ trực tiếp với nền ”văn hóa gạt bỏ”, nghĩa là đụng độ với nền văn hóa chia rẽ, các chia rẽ thuộc loại kinh tế, ý thức hệ. Việc thông truyền và gặp gỡ ở trung tâm là con tim trong quan niệm của Đức Bergoglio về cuộc sống và về Giáo Hội. Do đó, nếu phải tóm tắt ý niệm nền tảng trong sứ điệp của Đức Thánh Cha, thì tôi sẽ nói rằng đối với ngài truyền thông có nghĩa là gặp gỡ, tức là đến gần. Có một loại cách mạng Copernic của sự truyền thông, nơi ở trung tâm không có sứ điệp, nhưng có các con người thông truyền. Đây là điều rất tân tiến, rất hiện đại, bởi vì chúng ta biết rằng các mạng lưới ngày nay xây dựng một sự truyền thông hoàn toàn tập trung vào các tương quan. Vì thế, nếu không có tương quan, thì không có truyền thông.
Hỏi: Thưa cha, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy một mẫu gương, xem ra độc đáo đối với một nhà báo, đối với một nhân viên truyền thông, đó là mẫu gương của người Samariano nhân hậu. Con thích định nghĩa quyền lực của truyền thông như là ”sự gần gũi”. Đúng thế, sự gần gũi là trung tâm điểm. Riêng cha thì cha nghĩ sao?
Đáp: Sự gần gũi là trung tâm, đúng như thế. Vì vậy hình ảnh người Samaritano nhân hậu là một hình ảnh rất là mạnh mẽ; và đàng khác, Đức Hồng Y Bergoglio đã dùng hình ảnh này hồi năm 2002, khi nói với giới truyền thông tại thủ đô Buenos Aires. Sứ điệp này là hoa trái của một nghiền gẫm và suy tư lâu dài về vấn đề này. Thật rất là đẹp, khi dụ ngôn tin mừng trở thành mẫu gương quy chiếu cho một người truyền thông. Người Samaritano nhân hậu đến gần và săn sóc các thương tích, các vết thương, trợ giúp người gặp khó khăn. Một cách cụ thể đối với một nhân viên truyền thông kitô điều này có nghĩa là trao ban tiếng nói cho những người không có tiếng nói, bênh vực các quyền của họ, làm cho gương mặt của người vô hình trở thành hữu hình.
Hỏi: Trong sứ điệp này cũng như trong các sứ điệp cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha đề cập nhiều tới hệ thống liên mạng internet. Ngài đã dùng một hình ảnh rất đẹp. Đức Thánh Cha nói: ”Mạng vi tính có thể là một nơi giầu tình nhân bản, không phải một mạng gồm các dây nhợ, nhưng là gồm các bản vị con người”. Có phải thế không thưa cha?
Đáp: Vâng. đây là một ý niệm nòng cốt khác nữa, bởi vì truyền thông trước hết chính là một sự truyền thông giữa các con người với nhau. Như vậy, Mạng lưới truyền thông không giống như mạng lưới dẫn nước hay mạng lưới dẫn khí đốt, mà là mạng lưới xây dựng một môi trường thông truyền. Thực ra, như Đức Thánh Cha đã nói rằng không có Mạng lưới, không có Internet, nhưng đó là cuộc sống của chúng ta; chúng ta, các bản vị con người ở trong Mạng lưới, chứ không ai khác. Cuộc sống chúng ta là một mạng lưới các tương quan. Thề rồi, các dây cáp, các dây mạng, nếu chúng ta muốn, đương nhiên có thể giúp chúng ta, và còn hơn thế nữa chúng phải giúp chúng ta - và đây là ơn gọi của Mạng lưới truyền thông - chúng phải giúp chúng ta hiệp nhất hơn, có một sự thông truyền trực tiếp hơn, có thể vượt thắng các hàng rào và các chướng ngại. Có một quan niệm kitô mạnh mẽ, một quan niệm hầu như tiên tri của Mạng truyền thông. Mạng truyền thông được hiểu như là ơn của Thiên Chúa ban cho con người, bởi vì nhờ có nó mà con người có thể hiệp nhất với nhau hơn.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, một phần đáng kể trong sứ điệp của Đức Thánh Cha được dành cho sự đối thoại, và đương nhiên trong trường hợp này sứ điệp không chỉ quy chiếu về cuộc đối thoại giữa những người hoạt động trong nghề truyền thông. Đức thánh Cha viết như sau: ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ các tư tương riêng của mình, nhưng là tử bỏ yêu sách rằng các tư tưởng phải duy nhất và tuyệt đối: Ở đây, trong một cách thức nào đó, người ta tiếp nhận được ẩn số triều đại của Đức Thánh Cha, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi, bởi vì đối thoại có nghĩa là nói với một người không phải để thuyết phục họ về các tư tưởng riêng của mình, đây không phải là một cuộc đối thoại. Đối thoại có nghĩa là đối chiếu với các người khác, khi biết người khác có thể giúp tôi hiểu rõ và tốt hơn. Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước tới sự thật duy nhất. Khi đó việc cố thủ trong các tư tưởng cá nhân hay các truyền thống ngôn ngữ, đảng phái vv.. có nghĩa là ngăn cản dòng chảy của truyền thông. Đây là một đề tài rất thân thiết với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã nhiều lần nói rằng Giáo Hội phải tháp mình vào cuộc đối thoại với con người ngày nay, chính là để hiểu tốt hơn các chờ mong, các hy vọng và các nghi ngờ của con người. Như vậy, kiểu đối thoại chính là một kiểu đối thoại triệt để, bằng cách hiểu nó không phải chỉ như là một kiểu làm, nhưng như chính nõi tủy của Tin Mừng, của sự rộng mở cho thế giới.
Hỏi: Và sứ điệp kết thúc với chính sự rộng mở, với chân trời và cái nhìn hướng về tương lai. Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Việc cách mạng các phương tiện truyền thông đòi hỏi các năng lực tươi mát và một óc tưởng tượng mới”. Cả ở đây nữa cũng có một thúc đẩy đi ra ngoài, một sự hăng hái mà Đức thánh Cha trao ban cho các nhân viên truyền thông, có phải thế không, thưa cha?
Đáp: Vâng. Ở đây Đức Thánh Cha nói lên một điều rất quan trọng, đó là truyền thông là một thách đố say mê - đây là một kiểu nói của ngài - và nó đòi hỏi năng lực. Như vậy, không thể giao việc truyền thông cho một thói quen máy móc nhàm chán, kiểu văn phòng báo chí, chỉ dừng lại việc thông báo vài câu đã có sẵn. Như vậy, nó đòi hỏi năng lực, ước muốn truyền thông, cường độ, nhưng cũng đòi hỏi một trí tưởng tượng mới. Đây là điều rất hay, nghĩa là cần phải nhìn các sự vật một cách khác. Trí tưởng tượng kitô là một trí tưởng tượng, nhờ hình ảnh của người Samaritano nhân hậu, có khả năng nhào nặn. Tạo hình cho một sự truyền thông cũng có nghĩa là một kiểu cùng sống với nhau. Đôi khi Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Niềm vui Phúc Âm về một thủy triều hơi lộn xộn, một loại ”đoàn lữ hành liên đới”, trong đó chúng ta được dìm vào. Tất cả chúng đều là các hình ảnh đánh động con người ngày nay, nhưng diễn tả Giáo Hội phải trà trộn như thế nào, phải nhào nặn mình như thế nào với nhân loại này, để thông truyền sứ điệp Tin Mừng cho nó.
(RG 24-1-2014)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét