Hội nghị thế giới về gia đình tại Philadelphia
Tin Zenit ngày 25 tháng Ba cho hay Hội Nghị Thế
Giới về gia đình lần thứ tám sẽ được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ từ ngày
22 tới ngày 27 tháng Chín năm 2015. Trong cuộc họp báo cùng ngày, Đức TGM
Vincenzo Paglia, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình cho biết như vậy.
Cùng họp báo với ngài có Đức TGM Charles J. Chaput, O.F.M. Cap của
Philadelphia. Hội nghị có nhiệm vụ cho “thế giới thấy kế hoạch sáng lạn của
Thiên Chúa dành cho các gia đình, ngõ hầu giúp các cặp vợ chồng sống thực kế hoạch
này cách hân hoan, và có mặt ở đó với họ bằng một sự chăm sóc mục tử khôn
ngoan, can đảm và đầy yêu thương”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn đặc biệt nhấn mạnh tới gia đình. Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười tới sẽ suy tư về chủ đề: “Các thách đố mục vụ của gia đình trong ngữ cảnh phúc âm hóa”.
Đức TGM Paglia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong biến cố này, là biến cố sẽ “qui tụ các Giáo Hội của Mỹ Châu”. Ngài cho hay: “Không ai hoài nghi rằng sự hiện diện trên Ngai Tòa Phêrô của vị Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh càng làm cho biến cố này trở nên ý nghĩa hơn nữa.
“Khởi điểm và hướng dẫn cho hành trình này đã được Đức GH Phanxicô ban cho chúng ta: vẻ đẹp của gia đình và của hôn nhân, sự cao cả của một thực tại vừa đơn giản vừa sâu sắc, một tổng hợp của hân hoan, hy vọng, gánh nặng và đau khổ, giống hệt các phần khác của cuộc đời.
“Chúng ta sẽ tìm cách đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về nền thần học gia đình cũng như chăm sóc mục vụ mà ta có nhiệm vụ thi hành trong thế giới ngày nay. Nhiệm vụ của chúng ta là cho thế giới thấy kế hoạch sáng lạn của Thiên Chúa dành cho gia đình, ngõ hầu giúp các cặp vợ chồng sống thực kế hoạch này cách hân hoan, và có mặt ở đó với họ bằng một sự chăm sóc mục tử khôn ngoan, can đảm và đầy yêu thương”.
Vị chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tiếp tục cho hay: hội nghị tại Philadelphia sẽ đem tới cho Giáo Hội một sự hiện diện đối với mọi gia đình của thế giới “với một quan tâm chăm sóc của người mục tử”. Đức TGM Paglia nhấn mạnh một số thách đố và vấn đề phức tạp mà các gia đình ngày nay đang phải đối phó. Ngài nói rằng hội nghị sẽ cùng làm việc với các gia đình để đương đầu với các thách đố này một cách “khôn ngoan, can đảm và yêu thương”.
Kết luận, Đức TGM Paglia bày tỏ lòng hy vọng rằng Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình sẽ chứng kiến sự tham dự tích cực của các Giáo Hội Kitô Giáo khác, cũng như các đại diện của các tôn giáo thế giới và cả những người không có tín ngưỡng. Ngài nói: “biến cố này sẽ là cơ may đem người ta lại với nhau, những người ‘vốn cam kết mang hòa bình và thiện chí tới cho thế giới chúng ta'.
“Ước mong việc chúng ta qui tụ nhau vì gia đình như thế này sẽ khuyến khích mọi người nhớ rằng chúng ta là một gia đình của nhân loại và cùng với nhau như một gia đình, chúng ta sẽ tiến bước hướng về hạnh phúc đích thực”
Thời khắc của hân hoan và ơn thánh
Đức TGM Chaput tỏ lòng biết ơn Đức Phanxicô đã chọn Philadelphia làm địa điểm của Hội Nghị Thế Giới về gia đình lần thứ tám. Sau đó, ngài đã trình bày kế hoạch tổ chức Hội Nghị. Ngài cho các ký giả tại Vatican hay: “chúng tôi sẽ qui tụ các chuyên viên kỳ khôi nhất mà chúng tôi có thể mời được để bàn tới các thách đố mục vụ, xã hội, kinh tế và văn hóa mà các gia đình hiện đang gặp phải. Xét cho cùng, mục tiêu của chúng tôi khá đơn giản. Chúng tôi muốn giúp các gia đình củng cố cuộc sống gia đình của họ theo phương cách hết sức mục vụ”.
Nhân dịp này, Đức TGM Chaput ca ngợi Đức Phanxicô là người “đã nhập thân sứ điệp sót thương và vui tươi vốn nằm ở tâm điểm Tin Mừng. Sự hứng khởi của ngài đối với sự sống và lòng cảm thương của ngài đối với các nhu cầu chân thực của người ta đã gây hứng để chúng ta chú tâm vào sứ mệnh yêu thương chung của chúng ta và làm thế nào để tình yêu này lên men cho mọi gia đình và các thành viên của chúng”. Đức TGM “thành thực cầu xin để Đức Thánh Cha có thể tham gia với chúng ta trong buổi cử hành vào năm tới”.
Để hỗ trợ cho lời “cầu xin” trên, Đức TGM Chaput nhấn mạnh tới tầm ý nghĩa của Hội Nghị “không riêng cho tín hữu Công Giáo, mà còn cho mọi người có thiện chí, khi chúng ta làm nổi bật vẻ đẹp và sự thật của đời sống gia đình, một thực tại, vì là nơi ưu tuyển nhất của yêu thương, nên đang cung cấp cho ta năng động tính của tình âu yếm nhân bản hỗ tương, một tình âu yếm đang đổ đầy mọi mái ấm và mọi thành viên gia đình một thứ ánh sáng và hơi ấm độc đáo và dồi dào sinh lực”.
Ngài cũng cho hay: “những cuộc tụ tập như thế này là một nguồn vui lớn lao… và cũng trở thành những thời khắc ơn thánh. Chúng có sức mạnh biến cải, một cách hết sức tích cực, toàn bộ cộng đồng công cộng”.
Đức TGM không quên “quảng cáo” cho Philadselphia: “Philadelphia là một trong các thành phố vĩ đại nhất của quê hương tôi và phong phú đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó là nơi Hiệp Chúng Quốc khởi sự như một quốc gia. Các lý tưởng chính trị được thai nghén tại Phialadelphia vốn phục vụ các nhân quyền và tự do nhân bản hơn hai thế kỷ qua, không phải chỉ ở Hiệp Chúng Quốc mà ở khắp mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân phẩm trong Niềm Vui Tin Mừng và ở những chỗ khác. Và ngài vốn nhấn mạnh đặc biệt tới sức mạnh của gia đình như là người bảo đảm sự triển nở nhân bản. Ta càng khuyến khích và hỗ trợ sự lành mạnh của các gia đình, xã hội càng trở nên 'sống động' hơn”.
Chưa hết, theo Đức TGM, “Philadelphia còn là hình tượng của Công Giáo Hoa Kỳ, với hai vị thánh Hoa Kỳ vĩ đại. Mẹ Katharine Drexel dành cuộc đời phục vụ người Hoa Kỳ gốc Phi Châu và Người Thổ Dân Bắc Mỹ. Và Đức Giám Mục John Neumann từng tạo lập các trường nhà xứ, nay trở thành kiểu mẫu quốc gia và giúp các gia đình di dân nghèo giáo dục con cái họ. Thành thử, Philadelphia có một di sản lớn về nền giáo dục Công Giáo, cũng như nhiều thập niên phục vụ người di dân, các nhóm thiểu số, những người khuyết tật, người cao niên, người đói và người nghèo. Ngày nay, việc phục vụ này vẫn đang được tiếp diễn trong mọi thừa tác vụ xã hội Công Giáo của chúng tôi”.
Ấy thế nhưng Đức TGM Chaput không dấu diếm rằng “Giáo Hội tại Philadelphia cũng là một cộng đồng rất cần được canh tân tiếp theo cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong thập niên qua. Theo nghĩa ấy, Philadelphia là hình ảnh ghi vội của Giáo Hội hoàn cầu. Chúng ta có bổn phận giúp các nạn nhân của lạm dụng và gia đình họ hàn gắn, và bảo vệ các trẻ em và thiếu niên khỏi bị hại trong các năm trước mặt”.
Ngài nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc “giúp người ta tìm gặp Thiên Chúa và sống đức tin của họ một cách hân hoan và xác tín. Câu truyện thống hối và (có) đời sống mới là câu truyện của Israel xưa và đó cũng là câu truyện của Giáo Hội ngay lúc thịnh đạt nhất trong suốt lịch sử của mình”.
Cũng nên biết, trong cuộc họp báo còn có sự hiện diện của Thống Đốc Pennsylvania Tom Corbett và phu nhân Susan, Thị Trưởng Philadelphia Michael Nutter và Phó Thị Trưởng Everett Gillison. Thống Đốc và Thị Trưởng đã nhận làm đồng chủ tịch danh dự của Hội Nghị. Đức TGM Chaput cho biết: nhiều nhà lãnh đạo liên tôn và đại kết trong cộng đồng kinh doanh của Philadelphia cũng đã chấp thuận lời mời tham gia làm đồng chủ tọa trong Ban Lãnh Đạo Tổ Chức (Executive Leadership Cabinet).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ trước đến nay vốn đặc biệt nhấn mạnh tới gia đình. Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười tới sẽ suy tư về chủ đề: “Các thách đố mục vụ của gia đình trong ngữ cảnh phúc âm hóa”.
Đức TGM Paglia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong biến cố này, là biến cố sẽ “qui tụ các Giáo Hội của Mỹ Châu”. Ngài cho hay: “Không ai hoài nghi rằng sự hiện diện trên Ngai Tòa Phêrô của vị Giáo Hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh càng làm cho biến cố này trở nên ý nghĩa hơn nữa.
“Khởi điểm và hướng dẫn cho hành trình này đã được Đức GH Phanxicô ban cho chúng ta: vẻ đẹp của gia đình và của hôn nhân, sự cao cả của một thực tại vừa đơn giản vừa sâu sắc, một tổng hợp của hân hoan, hy vọng, gánh nặng và đau khổ, giống hệt các phần khác của cuộc đời.
“Chúng ta sẽ tìm cách đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về nền thần học gia đình cũng như chăm sóc mục vụ mà ta có nhiệm vụ thi hành trong thế giới ngày nay. Nhiệm vụ của chúng ta là cho thế giới thấy kế hoạch sáng lạn của Thiên Chúa dành cho gia đình, ngõ hầu giúp các cặp vợ chồng sống thực kế hoạch này cách hân hoan, và có mặt ở đó với họ bằng một sự chăm sóc mục tử khôn ngoan, can đảm và đầy yêu thương”.
Vị chủ tịch của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tiếp tục cho hay: hội nghị tại Philadelphia sẽ đem tới cho Giáo Hội một sự hiện diện đối với mọi gia đình của thế giới “với một quan tâm chăm sóc của người mục tử”. Đức TGM Paglia nhấn mạnh một số thách đố và vấn đề phức tạp mà các gia đình ngày nay đang phải đối phó. Ngài nói rằng hội nghị sẽ cùng làm việc với các gia đình để đương đầu với các thách đố này một cách “khôn ngoan, can đảm và yêu thương”.
Kết luận, Đức TGM Paglia bày tỏ lòng hy vọng rằng Hội Nghị Thế Giới về Gia Đình sẽ chứng kiến sự tham dự tích cực của các Giáo Hội Kitô Giáo khác, cũng như các đại diện của các tôn giáo thế giới và cả những người không có tín ngưỡng. Ngài nói: “biến cố này sẽ là cơ may đem người ta lại với nhau, những người ‘vốn cam kết mang hòa bình và thiện chí tới cho thế giới chúng ta'.
“Ước mong việc chúng ta qui tụ nhau vì gia đình như thế này sẽ khuyến khích mọi người nhớ rằng chúng ta là một gia đình của nhân loại và cùng với nhau như một gia đình, chúng ta sẽ tiến bước hướng về hạnh phúc đích thực”
Thời khắc của hân hoan và ơn thánh
Đức TGM Chaput tỏ lòng biết ơn Đức Phanxicô đã chọn Philadelphia làm địa điểm của Hội Nghị Thế Giới về gia đình lần thứ tám. Sau đó, ngài đã trình bày kế hoạch tổ chức Hội Nghị. Ngài cho các ký giả tại Vatican hay: “chúng tôi sẽ qui tụ các chuyên viên kỳ khôi nhất mà chúng tôi có thể mời được để bàn tới các thách đố mục vụ, xã hội, kinh tế và văn hóa mà các gia đình hiện đang gặp phải. Xét cho cùng, mục tiêu của chúng tôi khá đơn giản. Chúng tôi muốn giúp các gia đình củng cố cuộc sống gia đình của họ theo phương cách hết sức mục vụ”.
Nhân dịp này, Đức TGM Chaput ca ngợi Đức Phanxicô là người “đã nhập thân sứ điệp sót thương và vui tươi vốn nằm ở tâm điểm Tin Mừng. Sự hứng khởi của ngài đối với sự sống và lòng cảm thương của ngài đối với các nhu cầu chân thực của người ta đã gây hứng để chúng ta chú tâm vào sứ mệnh yêu thương chung của chúng ta và làm thế nào để tình yêu này lên men cho mọi gia đình và các thành viên của chúng”. Đức TGM “thành thực cầu xin để Đức Thánh Cha có thể tham gia với chúng ta trong buổi cử hành vào năm tới”.
Để hỗ trợ cho lời “cầu xin” trên, Đức TGM Chaput nhấn mạnh tới tầm ý nghĩa của Hội Nghị “không riêng cho tín hữu Công Giáo, mà còn cho mọi người có thiện chí, khi chúng ta làm nổi bật vẻ đẹp và sự thật của đời sống gia đình, một thực tại, vì là nơi ưu tuyển nhất của yêu thương, nên đang cung cấp cho ta năng động tính của tình âu yếm nhân bản hỗ tương, một tình âu yếm đang đổ đầy mọi mái ấm và mọi thành viên gia đình một thứ ánh sáng và hơi ấm độc đáo và dồi dào sinh lực”.
Ngài cũng cho hay: “những cuộc tụ tập như thế này là một nguồn vui lớn lao… và cũng trở thành những thời khắc ơn thánh. Chúng có sức mạnh biến cải, một cách hết sức tích cực, toàn bộ cộng đồng công cộng”.
Đức TGM không quên “quảng cáo” cho Philadselphia: “Philadelphia là một trong các thành phố vĩ đại nhất của quê hương tôi và phong phú đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Nó là nơi Hiệp Chúng Quốc khởi sự như một quốc gia. Các lý tưởng chính trị được thai nghén tại Phialadelphia vốn phục vụ các nhân quyền và tự do nhân bản hơn hai thế kỷ qua, không phải chỉ ở Hiệp Chúng Quốc mà ở khắp mọi nơi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân phẩm trong Niềm Vui Tin Mừng và ở những chỗ khác. Và ngài vốn nhấn mạnh đặc biệt tới sức mạnh của gia đình như là người bảo đảm sự triển nở nhân bản. Ta càng khuyến khích và hỗ trợ sự lành mạnh của các gia đình, xã hội càng trở nên 'sống động' hơn”.
Chưa hết, theo Đức TGM, “Philadelphia còn là hình tượng của Công Giáo Hoa Kỳ, với hai vị thánh Hoa Kỳ vĩ đại. Mẹ Katharine Drexel dành cuộc đời phục vụ người Hoa Kỳ gốc Phi Châu và Người Thổ Dân Bắc Mỹ. Và Đức Giám Mục John Neumann từng tạo lập các trường nhà xứ, nay trở thành kiểu mẫu quốc gia và giúp các gia đình di dân nghèo giáo dục con cái họ. Thành thử, Philadelphia có một di sản lớn về nền giáo dục Công Giáo, cũng như nhiều thập niên phục vụ người di dân, các nhóm thiểu số, những người khuyết tật, người cao niên, người đói và người nghèo. Ngày nay, việc phục vụ này vẫn đang được tiếp diễn trong mọi thừa tác vụ xã hội Công Giáo của chúng tôi”.
Ấy thế nhưng Đức TGM Chaput không dấu diếm rằng “Giáo Hội tại Philadelphia cũng là một cộng đồng rất cần được canh tân tiếp theo cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong thập niên qua. Theo nghĩa ấy, Philadelphia là hình ảnh ghi vội của Giáo Hội hoàn cầu. Chúng ta có bổn phận giúp các nạn nhân của lạm dụng và gia đình họ hàn gắn, và bảo vệ các trẻ em và thiếu niên khỏi bị hại trong các năm trước mặt”.
Ngài nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc “giúp người ta tìm gặp Thiên Chúa và sống đức tin của họ một cách hân hoan và xác tín. Câu truyện thống hối và (có) đời sống mới là câu truyện của Israel xưa và đó cũng là câu truyện của Giáo Hội ngay lúc thịnh đạt nhất trong suốt lịch sử của mình”.
Cũng nên biết, trong cuộc họp báo còn có sự hiện diện của Thống Đốc Pennsylvania Tom Corbett và phu nhân Susan, Thị Trưởng Philadelphia Michael Nutter và Phó Thị Trưởng Everett Gillison. Thống Đốc và Thị Trưởng đã nhận làm đồng chủ tịch danh dự của Hội Nghị. Đức TGM Chaput cho biết: nhiều nhà lãnh đạo liên tôn và đại kết trong cộng đồng kinh doanh của Philadelphia cũng đã chấp thuận lời mời tham gia làm đồng chủ tọa trong Ban Lãnh Đạo Tổ Chức (Executive Leadership Cabinet).
Vũ Văn An3/25/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét