Bài giảng tại Santa Marta: Thần học về sự nghèo
khó
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 16 tháng Sáu tại nhà
nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về vị trí
của sự nghèo khó trong Tin Mừng, và nói rằng Tin Mừng trở nên không thể hiểu được
nếu sự nghèo khó bị lấy khỏi Tin Mừng , và thật là vô lý khi chụp mũ “cộng sản”
cho những linh mục có một mối quan tâm mục vụ cho người nghèo.
Trong bài đọc Một, kể về cách thức Thánh Phaolô tổ chức việc quyên góp trong Giáo Hội Côrintô, cho Giáo Hội tại Jerusalem, nơi các thành viên đang phải đối diện với khó khăn lớn về tài chính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý rằng, ngày hôm nay cũng vậy, “nghèo đói” luôn luôn là “một từ gây ra những nhục mạ”. Quá thường là khi thấy một linh mục nói quá nhiều về nghèo đói, một giám mục nói nhiều về cảnh bần hàn, Kitô hữu này, nữ tu nọ nói về những người nghèo thì người ta ồ lên chắc là họ có một chút cộng sản, phải không? Không , trái lại hoàn toàn. Sự nghèo khó được nhắc đến tại trung tâm của Tin Mừng. Nếu chúng ta bỏ nghèo khó khỏi Tin Mừng, không ai có thể hiểu bất cứ điều gì về thông điệp của Chúa Giêsu.”
Thánh Phaolô khi nói với Giáo Hội Côrintô, đã làm nổi bật sự giàu có thực sự của họ là gì. Anh em rất giàu về mọi thứ như đức tin, lời nói, nhận thức, sự chân thành, và tình yêu mà chúng tôi đã dạy cho anh em”. Thánh Tông Đồ khuyên “vì anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này”
“Nếu anh chị em giàu có trong con tim, giàu có tuyệt vời về lòng nhiệt thành và lòng bác ái, giàu có Lời Chúa và sự hiểu biết Thiên Chúa - hãy để sự giàu có này chạm được đến túi tiền của anh chị em - và đây là một nguyên tắc vàng: khi niềm tin không đi kèm với lòng quảng đại, thì đó không phải là một đức tin chân chính. Đó là một nguyên tắc vàng mà Thánh Phaolô nói ở đây ‘Anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này’. Đây là điều tương phản giữa sự giàu có và nghèo đói. Giáo Hội Jerusalem đang nghèo, đang gặp khó khăn kinh tế, nhưng rất giàu, bởi vì Giáo Hội giữ kho tàng sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội Giêrusalem nghèo này đã làm giàu cho Giáo Hội Côrintô với sứ điệp Tin Mừng; đã trao ban sự giàu có của Tin Mừng.”
Hãy để sự nghèo khó của Chúa Kitô làm giàu chúng ta
Tiếp tục diễn giải về Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tất cả chúng ta hãy theo gương của Giáo Hội Côrintô, là Giáo Hội nơi mà các thành viên đã có một thỏa thuận tuyệt vời về của cải vật chất và rất nhiều điều, là Giáo Hội nghèo nếu không được loan báo Tin Mừng, nhưng làm giàu cho Giáo Hội Jerusalem, ngõ hầu giúp trong việc xây dựng Dân Chúa. Đây là nền tảng của “thần học về nghèo đói”: Đức Giêsu Kitô, Đấng đã rất giàu có với sự phong phú của Thiên Chúa - đã tự làm cho mình ra nghèo hèn, Ngài hạ mình xuống vì chúng ta. Đó là ý nghĩa của mối phúc thật thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”, nghĩa là làm mình nghèo đi để cho mình được làm giàu bởi sự nghèo khó của Chúa Kitô, là ước ao làm giàu với những giàu có của Chúa Kitô chứ không phải là những thứ khác.
“Khi chúng ta giúp đỡ người nghèo, chúng ta không đơn thuần là làm công việc của một cơ quan trợ giúp ‘theo cách Kitô Giáo’. Trợ giúp người khác là một việc thiện và nhân bản. Đó là một công việc tốt, và cao quý. Nhưng đó không phải là tinh thần nghèo khó mà Thánh Phaolô ao ước nơi chúng ta và đã rao giảng cho chúng ta”. Tinh thần nghèo khó Kitô Giáo là tôi trao ban ra chính mình, chứ không phải là cái dư thừa, còn sót lại - Tôi cho đi thậm chí những thứ tôi đang rất cần cho chính bản thân mình, bởi vì tôi biết rằng người nghèo được tôi trao tặng làm phong phú tôi. Tại sao người nghèo làm phong phú tôi? Bởi vì chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng Ngài là người nghèo.”
Tinh thần khó nghèo Kitô Giáo không phải là một ý thức hệ
Khi một người cho đi một cái gì đó, không chỉ từ những thứ dư thừa của mình, để cung cấp cho một người nghèo, cho một cộng đồng nghèo, người đó được phong phú hóa. Chúa Giêsu hoạt động nơi những ai thực hiện điều này, chính vào lúc người ấy thực thi điều đó, và Chúa Giêsu hoạt động nơi người nghèo, là những người làm phong phú cho người đã trao tặng cho mình.
“Đây là thần học về sự khó nghèo: Tinh thần khó nghèo là trung tâm của Tin Mừng; nó không phải là một ý thức hệ. Đó là một mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã tự hạ mình xuống, Đấng đã tự bần cùng hóa mình để làm giàu cho chúng ta. Vì vậy, thật là dễ hiểu tại sao mối phúc đầu tiên trong Tám Mối Phúc Thật là ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó’. Là người nghèo trong tinh thần có nghĩa là đi trên con đường này của Chúa, con đường khó nghèo của Chúa, Đấng đã tự hạ mình xuống đến mức trở thành bánh cho chúng ta, trong hy tế này. Ngài tiếp tục hạ mình vào lịch sử của Giáo Hội, trong việc tưởng niệm cuộc thương khó của Ngài, và qua việc tưởng niệm những sỉ nhục của Ngài, tưởng niệm sự nghèo hèn của Ngài, qua bánh này Ngài làm cho chúng ta nên giàu có”
Trong bài đọc Một, kể về cách thức Thánh Phaolô tổ chức việc quyên góp trong Giáo Hội Côrintô, cho Giáo Hội tại Jerusalem, nơi các thành viên đang phải đối diện với khó khăn lớn về tài chính. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý rằng, ngày hôm nay cũng vậy, “nghèo đói” luôn luôn là “một từ gây ra những nhục mạ”. Quá thường là khi thấy một linh mục nói quá nhiều về nghèo đói, một giám mục nói nhiều về cảnh bần hàn, Kitô hữu này, nữ tu nọ nói về những người nghèo thì người ta ồ lên chắc là họ có một chút cộng sản, phải không? Không , trái lại hoàn toàn. Sự nghèo khó được nhắc đến tại trung tâm của Tin Mừng. Nếu chúng ta bỏ nghèo khó khỏi Tin Mừng, không ai có thể hiểu bất cứ điều gì về thông điệp của Chúa Giêsu.”
Thánh Phaolô khi nói với Giáo Hội Côrintô, đã làm nổi bật sự giàu có thực sự của họ là gì. Anh em rất giàu về mọi thứ như đức tin, lời nói, nhận thức, sự chân thành, và tình yêu mà chúng tôi đã dạy cho anh em”. Thánh Tông Đồ khuyên “vì anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này”
“Nếu anh chị em giàu có trong con tim, giàu có tuyệt vời về lòng nhiệt thành và lòng bác ái, giàu có Lời Chúa và sự hiểu biết Thiên Chúa - hãy để sự giàu có này chạm được đến túi tiền của anh chị em - và đây là một nguyên tắc vàng: khi niềm tin không đi kèm với lòng quảng đại, thì đó không phải là một đức tin chân chính. Đó là một nguyên tắc vàng mà Thánh Phaolô nói ở đây ‘Anh em giàu có như thế, anh em cũng hãy giàu có về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này’. Đây là điều tương phản giữa sự giàu có và nghèo đói. Giáo Hội Jerusalem đang nghèo, đang gặp khó khăn kinh tế, nhưng rất giàu, bởi vì Giáo Hội giữ kho tàng sứ điệp Tin Mừng. Giáo Hội Giêrusalem nghèo này đã làm giàu cho Giáo Hội Côrintô với sứ điệp Tin Mừng; đã trao ban sự giàu có của Tin Mừng.”
Hãy để sự nghèo khó của Chúa Kitô làm giàu chúng ta
Tiếp tục diễn giải về Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi tất cả chúng ta hãy theo gương của Giáo Hội Côrintô, là Giáo Hội nơi mà các thành viên đã có một thỏa thuận tuyệt vời về của cải vật chất và rất nhiều điều, là Giáo Hội nghèo nếu không được loan báo Tin Mừng, nhưng làm giàu cho Giáo Hội Jerusalem, ngõ hầu giúp trong việc xây dựng Dân Chúa. Đây là nền tảng của “thần học về nghèo đói”: Đức Giêsu Kitô, Đấng đã rất giàu có với sự phong phú của Thiên Chúa - đã tự làm cho mình ra nghèo hèn, Ngài hạ mình xuống vì chúng ta. Đó là ý nghĩa của mối phúc thật thứ nhất: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”, nghĩa là làm mình nghèo đi để cho mình được làm giàu bởi sự nghèo khó của Chúa Kitô, là ước ao làm giàu với những giàu có của Chúa Kitô chứ không phải là những thứ khác.
“Khi chúng ta giúp đỡ người nghèo, chúng ta không đơn thuần là làm công việc của một cơ quan trợ giúp ‘theo cách Kitô Giáo’. Trợ giúp người khác là một việc thiện và nhân bản. Đó là một công việc tốt, và cao quý. Nhưng đó không phải là tinh thần nghèo khó mà Thánh Phaolô ao ước nơi chúng ta và đã rao giảng cho chúng ta”. Tinh thần nghèo khó Kitô Giáo là tôi trao ban ra chính mình, chứ không phải là cái dư thừa, còn sót lại - Tôi cho đi thậm chí những thứ tôi đang rất cần cho chính bản thân mình, bởi vì tôi biết rằng người nghèo được tôi trao tặng làm phong phú tôi. Tại sao người nghèo làm phong phú tôi? Bởi vì chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta rằng Ngài là người nghèo.”
Tinh thần khó nghèo Kitô Giáo không phải là một ý thức hệ
Khi một người cho đi một cái gì đó, không chỉ từ những thứ dư thừa của mình, để cung cấp cho một người nghèo, cho một cộng đồng nghèo, người đó được phong phú hóa. Chúa Giêsu hoạt động nơi những ai thực hiện điều này, chính vào lúc người ấy thực thi điều đó, và Chúa Giêsu hoạt động nơi người nghèo, là những người làm phong phú cho người đã trao tặng cho mình.
“Đây là thần học về sự khó nghèo: Tinh thần khó nghèo là trung tâm của Tin Mừng; nó không phải là một ý thức hệ. Đó là một mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã tự hạ mình xuống, Đấng đã tự bần cùng hóa mình để làm giàu cho chúng ta. Vì vậy, thật là dễ hiểu tại sao mối phúc đầu tiên trong Tám Mối Phúc Thật là ‘Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó’. Là người nghèo trong tinh thần có nghĩa là đi trên con đường này của Chúa, con đường khó nghèo của Chúa, Đấng đã tự hạ mình xuống đến mức trở thành bánh cho chúng ta, trong hy tế này. Ngài tiếp tục hạ mình vào lịch sử của Giáo Hội, trong việc tưởng niệm cuộc thương khó của Ngài, và qua việc tưởng niệm những sỉ nhục của Ngài, tưởng niệm sự nghèo hèn của Ngài, qua bánh này Ngài làm cho chúng ta nên giàu có”
Đặng Tự Do6/16/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét