Đợt đề cử mới nhất sẽ tạo sôi động tại thượng hội
đồng sắp tới
6/18/2015
6/18/2015
Một vị giám mục người Bỉ, người mới đây kêu gọi Giáo Hội chào
đón các cặp đồng tính, sẽ có dịp trình lý lẽ của ngài trực tiếp lên Đức Giáo
Hoàng Phanxicô.
Thực vậy, ngày 16 vừa qua, Tòa Thánh thông báo: Đức Cha Johan Bonny của Antwerp đã được Đức Phanxicô chính thức chấp nhận là đại biểu tham dự Thượng Hội Đồng về Gia Đình vào tháng Mười này.
Theo Michael O’Loughlin của tờ National Catholic Reporter, việc cử nhiệm vị giám mục trên sẽ thêm sức mạnh cho phe cấp tiến, giúp họ đẩy mạnh hơn nữa “nghị trình” ủng hộ những người Công Giáo đang sống “trong các tình huống không hợp lệ” của họ.
Tuy nhiên, các quan điểm của Đức Cha Bonny chắc chắn sẽ bị đề kháng bởi các thành viên khác của Thượng Hội Đồng mà tên tuổi cũng được công bố cùng ngày, trong đó có các vị đến từ Phi Châu và Ba Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn của một nhật báo Bỉ, hồi tháng Mười Hai, và được tờ National Catholic Reporter phiên dịch, Đức Cha Bonny, năm nay 59 tuổi, đã tạo sóng gió khi cho rằng Giáo Hội phải chấp nhận “sự đa dạng về hình thức” khi đụng tới các mối liên hệ. Ngài nói: “Bản thân tôi thấy rằng trong Giáo Hội, ta phải dành nhiều chỗ hơn cho việc nhìn nhận phẩm chất thực sự của các cặp đồng tính nam và nữ; và hình thức sống chung này nên thỏa mãn cùng các tiêu chuẩn như trong hôn nhân của Giáo Hội. Ta phải nhìn nhận rằng ta có thể tìm thấy các tiêu chuẩn ấy trong các mối liên hệ đa dạng, và ta phải tìm cho ra các mẫu thức khác nhau để lên hình thức cho các mối liên hệ này”.
Đức Cha Bonny là một trong 65 vị giám mục vừa được Toà Thánh công bố làm thành viên của Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới. Thượng Hội Đồng này tiếp nối Thượng Hội Đồng hồi tháng Mười năm ngoái cũng về gia đình, một thượng hội đồng từng có những buổi thảo luận đôi khi rất gay cấn về người Công Giáo ly dị và tái hôn, các liên hệ đồng tính, và nhiều áp lực xã hội cũng như kinh tế đang thách thức các gia đình.
Tháng Chín năm ngoái, Đức Cha Bonny cho công bố một lá thư dài 22 trang, trình bầy các hy vọng của ngài đối với Thượng Hội Đồng năm ngoái và cho thấy chiều hướng tư duy của ngài tại thượng hội đồng năm nay.
Về hôn nhân, chẳng hạn, Đức Cha Bonny viết rằng nó đã thay đổi qua nhiều thế kỷ vừa qua, ngược với một số vị giám mục khác nhấn mạnh rằng nó chưa thay đổi cả hàng nghìn năm nay. Ngài gợi ý rằng Giáo Hội có nhiều điều học hỏi từ các cặp đồng tính: “luật lệ kết bạn dân sự và hôn nhân hiện nay giữa người cùng giới tính đã dẫn ta tới nhiều tình huống và cái nhìn thấu suốt mới mẻ liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình”.
Đức Cha Bonny cũng cho rằng Giáo Hội nên cho phép người Công Giáo ly dị rồi sau đó tái hôn dù không có tuyên bố vô hiệu được rước lễ.
Nói về các cuộc thăm viếng các giáo xứ của ngài, Đức Cha Bonny viết: “Tôi không thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra cho các trẻ em và cho mối liên kết trong tương lai của các em với cộng đồng Giáo Hội nếu tôi, trong dịp như thế này, từ khước không cho mọi cha mẹ, mọi ông bà và các thành viên khác của gia đình rước lễ dù họ đang sống trong “các tình huống hôn nhân bất hợp lệ”.
Ngài cho rằng không cho họ rước lễ chỉ có hại cho tương lai Giáo Hội. Ngài bảo: “Điều ấy sẽ giết chết việc cử hành phụng vụ, giết chết mối tương quan giữa các gia đình có vấn đề và cộng đồng Giáo Hội, nhất là giết chết việc phát triển đức tin liên tục của các con cái họ”.
Phần đầu của thượng hội đồng về gia đình đã dành hội trường cho một cuộc thảo luận chưa từng có về các chủ đề đầy nhậy cảm liên quan tới cuộc sống gia đình. Tường trình giữa khóa nói rằng các vị giám mục đã thảo luận nhu cầu mục vụ của người Công Giáo đồng tính, cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình, cũng như ý niệm thần học về “tính tiệm tiến” (“graduality”) hoặc nhấn mạnh tới điều tốt trong các mối liên hệ rất có thể không phù hợp với lý tưởng của Giáo Hội.
Các vị bảo thủ tại thượng hội đồng bác bỏ tường trình giữa khóa nói trên, vì cho rằng nó không đầy đủ và không phản ảnh mọi quan điểm đã được phát biểu từ trước đến đó. Tường trình cuối cùng tức bản được các giám mục thông qua, đã làm dịu một số ngôn từ quá cấp tiến, bởi thế, quan điểm của Đức Cha Bonny khó có thể được chấp nhận vào mùa thu này.
Thí dụ, phái đoàn Ba Lan hứa sẽ chống lại bất cứ toan tính thay đổi nào, đặc biệt các đề xuất của các giám mục Đức nhằm nới rộng luật lệ của Giáo Hội. Thứ Hai vừa qua, Đức TGM Stalislaw Gedecki nói với tờ Catholic Herald rằng “Chắc chắn chúng tôi không đi theo chiều hướng thần học do một số giới nói tiếng Đức trình bầy. Chúng tôi tin rằng các đóng góp của Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, và các tuyên bố gần đây của Đức GH Phanxicô đủ để coi giáo huấn của Giáo Hội như một thể liên tục, chứ không phải một cuộc cách mạng”.
Một số giáo phẩm Phi Châu cũng cho rằng các ngài sẽ có đường lối của các ngài vào tháng Mười tới. Đức HY Robert Sarah nói với các vị giám mục họp tại Ghana vào tuần trước rằng “Hãy ý thức sứ mệnh của Giáo Hội; hãy bảo vệ tính thánh thiêng của hôn nhân hiện đang bị tấn công bởi đủ mọi hình thức ý thức hệ nhằm triệt hạ gia đình ở Phi Châu. Đừng sợ nhấn mạnh tới giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân”.
Đức TGM Gabriel Mbilingi của Lubango, Angola, chủ toạ Liên Hội Đồng các Giám Mục Phi Châu và Madagascar, cũng cho hay: “Phi Châu sẽ nói cùng một tiếng nói tại thượng hội đồng sắp tới; với chỉ một tiếng nói chúng tôi sẽ trình bầy các thách đố và các thành công của đời sống gia đình tại Phi Châu”.
Ngoài ra, phái đoàn Hoa Kỳ cũng bao gồm các đại biểu nổi tiếng là mạnh mẽ trong việc cổ xuý nền chính thống Công Giáo về các vấn đề gia đình. Đức TGM Joseph Kurtz của Louisville và Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch và phó chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, sẽ đại diện cho Hoa Kỳ cùng với Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia và Đức TGM Jose Gomez của Los Angeles. Chỉ có Đức TGM Blase J. Cupich của Chicago là có thể có quan điểm khác, nhưng ngài chỉ là đại biểu dự khuyết.
Phần thứ hai của thượng hội đồng về gia đình sẽ họp từ ngày 4 tới ngày 25 tháng Mười tại Vatican.
Thực vậy, ngày 16 vừa qua, Tòa Thánh thông báo: Đức Cha Johan Bonny của Antwerp đã được Đức Phanxicô chính thức chấp nhận là đại biểu tham dự Thượng Hội Đồng về Gia Đình vào tháng Mười này.
Theo Michael O’Loughlin của tờ National Catholic Reporter, việc cử nhiệm vị giám mục trên sẽ thêm sức mạnh cho phe cấp tiến, giúp họ đẩy mạnh hơn nữa “nghị trình” ủng hộ những người Công Giáo đang sống “trong các tình huống không hợp lệ” của họ.
Tuy nhiên, các quan điểm của Đức Cha Bonny chắc chắn sẽ bị đề kháng bởi các thành viên khác của Thượng Hội Đồng mà tên tuổi cũng được công bố cùng ngày, trong đó có các vị đến từ Phi Châu và Ba Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn của một nhật báo Bỉ, hồi tháng Mười Hai, và được tờ National Catholic Reporter phiên dịch, Đức Cha Bonny, năm nay 59 tuổi, đã tạo sóng gió khi cho rằng Giáo Hội phải chấp nhận “sự đa dạng về hình thức” khi đụng tới các mối liên hệ. Ngài nói: “Bản thân tôi thấy rằng trong Giáo Hội, ta phải dành nhiều chỗ hơn cho việc nhìn nhận phẩm chất thực sự của các cặp đồng tính nam và nữ; và hình thức sống chung này nên thỏa mãn cùng các tiêu chuẩn như trong hôn nhân của Giáo Hội. Ta phải nhìn nhận rằng ta có thể tìm thấy các tiêu chuẩn ấy trong các mối liên hệ đa dạng, và ta phải tìm cho ra các mẫu thức khác nhau để lên hình thức cho các mối liên hệ này”.
Đức Cha Bonny là một trong 65 vị giám mục vừa được Toà Thánh công bố làm thành viên của Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới. Thượng Hội Đồng này tiếp nối Thượng Hội Đồng hồi tháng Mười năm ngoái cũng về gia đình, một thượng hội đồng từng có những buổi thảo luận đôi khi rất gay cấn về người Công Giáo ly dị và tái hôn, các liên hệ đồng tính, và nhiều áp lực xã hội cũng như kinh tế đang thách thức các gia đình.
Tháng Chín năm ngoái, Đức Cha Bonny cho công bố một lá thư dài 22 trang, trình bầy các hy vọng của ngài đối với Thượng Hội Đồng năm ngoái và cho thấy chiều hướng tư duy của ngài tại thượng hội đồng năm nay.
Về hôn nhân, chẳng hạn, Đức Cha Bonny viết rằng nó đã thay đổi qua nhiều thế kỷ vừa qua, ngược với một số vị giám mục khác nhấn mạnh rằng nó chưa thay đổi cả hàng nghìn năm nay. Ngài gợi ý rằng Giáo Hội có nhiều điều học hỏi từ các cặp đồng tính: “luật lệ kết bạn dân sự và hôn nhân hiện nay giữa người cùng giới tính đã dẫn ta tới nhiều tình huống và cái nhìn thấu suốt mới mẻ liên quan tới hôn nhân và cuộc sống gia đình”.
Đức Cha Bonny cũng cho rằng Giáo Hội nên cho phép người Công Giáo ly dị rồi sau đó tái hôn dù không có tuyên bố vô hiệu được rước lễ.
Nói về các cuộc thăm viếng các giáo xứ của ngài, Đức Cha Bonny viết: “Tôi không thể tưởng tượng điều gì sẽ xẩy ra cho các trẻ em và cho mối liên kết trong tương lai của các em với cộng đồng Giáo Hội nếu tôi, trong dịp như thế này, từ khước không cho mọi cha mẹ, mọi ông bà và các thành viên khác của gia đình rước lễ dù họ đang sống trong “các tình huống hôn nhân bất hợp lệ”.
Ngài cho rằng không cho họ rước lễ chỉ có hại cho tương lai Giáo Hội. Ngài bảo: “Điều ấy sẽ giết chết việc cử hành phụng vụ, giết chết mối tương quan giữa các gia đình có vấn đề và cộng đồng Giáo Hội, nhất là giết chết việc phát triển đức tin liên tục của các con cái họ”.
Phần đầu của thượng hội đồng về gia đình đã dành hội trường cho một cuộc thảo luận chưa từng có về các chủ đề đầy nhậy cảm liên quan tới cuộc sống gia đình. Tường trình giữa khóa nói rằng các vị giám mục đã thảo luận nhu cầu mục vụ của người Công Giáo đồng tính, cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, ngừa thai và kế hoạch hóa gia đình, cũng như ý niệm thần học về “tính tiệm tiến” (“graduality”) hoặc nhấn mạnh tới điều tốt trong các mối liên hệ rất có thể không phù hợp với lý tưởng của Giáo Hội.
Các vị bảo thủ tại thượng hội đồng bác bỏ tường trình giữa khóa nói trên, vì cho rằng nó không đầy đủ và không phản ảnh mọi quan điểm đã được phát biểu từ trước đến đó. Tường trình cuối cùng tức bản được các giám mục thông qua, đã làm dịu một số ngôn từ quá cấp tiến, bởi thế, quan điểm của Đức Cha Bonny khó có thể được chấp nhận vào mùa thu này.
Thí dụ, phái đoàn Ba Lan hứa sẽ chống lại bất cứ toan tính thay đổi nào, đặc biệt các đề xuất của các giám mục Đức nhằm nới rộng luật lệ của Giáo Hội. Thứ Hai vừa qua, Đức TGM Stalislaw Gedecki nói với tờ Catholic Herald rằng “Chắc chắn chúng tôi không đi theo chiều hướng thần học do một số giới nói tiếng Đức trình bầy. Chúng tôi tin rằng các đóng góp của Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, và các tuyên bố gần đây của Đức GH Phanxicô đủ để coi giáo huấn của Giáo Hội như một thể liên tục, chứ không phải một cuộc cách mạng”.
Một số giáo phẩm Phi Châu cũng cho rằng các ngài sẽ có đường lối của các ngài vào tháng Mười tới. Đức HY Robert Sarah nói với các vị giám mục họp tại Ghana vào tuần trước rằng “Hãy ý thức sứ mệnh của Giáo Hội; hãy bảo vệ tính thánh thiêng của hôn nhân hiện đang bị tấn công bởi đủ mọi hình thức ý thức hệ nhằm triệt hạ gia đình ở Phi Châu. Đừng sợ nhấn mạnh tới giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân”.
Đức TGM Gabriel Mbilingi của Lubango, Angola, chủ toạ Liên Hội Đồng các Giám Mục Phi Châu và Madagascar, cũng cho hay: “Phi Châu sẽ nói cùng một tiếng nói tại thượng hội đồng sắp tới; với chỉ một tiếng nói chúng tôi sẽ trình bầy các thách đố và các thành công của đời sống gia đình tại Phi Châu”.
Ngoài ra, phái đoàn Hoa Kỳ cũng bao gồm các đại biểu nổi tiếng là mạnh mẽ trong việc cổ xuý nền chính thống Công Giáo về các vấn đề gia đình. Đức TGM Joseph Kurtz của Louisville và Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch và phó chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, sẽ đại diện cho Hoa Kỳ cùng với Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia và Đức TGM Jose Gomez của Los Angeles. Chỉ có Đức TGM Blase J. Cupich của Chicago là có thể có quan điểm khác, nhưng ngài chỉ là đại biểu dự khuyết.
Phần thứ hai của thượng hội đồng về gia đình sẽ họp từ ngày 4 tới ngày 25 tháng Mười tại Vatican.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét