Giá quá đắt của vụ “Lettergate”
Đặng Tự Do
21/Mar/2018
Đức Ông Dario Edoardo Viganò, 55 tuổi, được bổ nhiệm lãnh đạo
Vụ Truyền Thông vào tháng Sáu năm 2015 trong một cố gắng cải tổ hệ thống truyền
thông Tòa Thánh bao gồm việc tinh giản các cơ quan và thay đổi cách thức hoạt động
để phù hợp với nhu cầu của thời đại truyền thông.
Những nỗ lực truyền thông của Vatican đã bị cản trở bởi sự trùng lặp những nỗ lực, trong một hệ thống mà các bộ phận, bao gồm nhiều cơ quan báo chí, đài phát thanh Vatican, trung tâm truyền hình, và nhật báo Quan Sát Viên Rôma -- mỗi cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Hệ thống đó đưa đến một cách tiếp cận thiếu nhất quán, và được nhiều người coi là “một thảm họa” cho những nỗ lực tiếp cận công chúng của Vatican. Hệ thống đó cũng ngốn một ngân sách quá lớn đối với Tòa Thánh. Vào thời điểm Đức Ông Viganò được đề bạt vào chức vụ này, có đến 650 nhân viên làm việc toàn thời trong các cơ quan truyền thông của Vatican.
Đức Ông Viganò đã từng làm giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican. Trọng trách của ngài là thống nhất vào một mối chín thực thể bao gồm Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội; Phòng Báo Chí Tòa Thánh; văn phòng internet Vatican; Radio Vatican; đài truyền hình trung ương Vatican; báo Quan Sát Viên Rôma, nhà in Vatican; dịch vụ nhiếp ảnh; và nhà xuất bản Vatican - Libreria Editrice Vaticana.
Trong gần 3 năm qua, Đức Ông Viganò đã thực hiện được xuất sắc nhiều nhiệm vụ trong tiến trình cải tổ này. Tuy nhiên, trong một tuần qua, các quan sát viên thạo tin Vatican tiên đoán vai trò lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh của Đức Ông Viganò sẽ chấm dứt chỉ trong vòng vài ngày vì vụ “Vatican Lettergate”.
Chuyện phải đến đã đến. Người đứng đầu Vụ Truyền Thông Tòa Thánh đã từ chức sau những tranh cãi liên quan đến việc thao túng lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Tư 21 tháng Ba, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức của Đức Ông Dario Viganò và bổ nhiệm Đức Ông Lucio Ruiz, người Á Căn Đình, Tổng thư ký Vụ Truyền Thông Tòa Thánh, tạm thời thay thế Đức Ông Dario Viganò cho đến khi ngài bổ nhiệm nhà lãnh đạo mới.
Vatican đã công bố bức thư của Đức Ông Viganò xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho mình được từ chức và ý kiến chấp nhận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Ông Viganò, 55 tuổi, ở lại Vụ Truyền Thông Tòa Thánh để “cố vấn” và “đóng góp nhân lực cũng như khả năng chuyên môn” cho bất cứ ai được giao trọng trách tiếp tục công trình thống nhất các nỗ lực truyền thông và các phương tiện truyền thông đa dạng của Tòa Thánh.
Cuộc tranh cãi đã nổi lên vào ngày 12 tháng Ba tại buổi họp báo giới thiệu tuyển tập gồm 11 cuốn “Thần học của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Vào tháng Giêng năm nay, Đức Ông Viganò đã xin Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 viết một bài về bộ sách 11 tập này. Theo văn mạch lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Ông Viganò muốn vị Giáo Hoàng nghỉ hưu “phản đối và phản ứng lại định kiến ngu xuẩn, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ là một người thực tế mà không được đào tạo về thần học hay triết học cụ thể,” trong khi Đức Bênêđíctô thứ 16 “chỉ là một nhà lý thuyết thần học với sự hiểu biết rất ít về cuộc sống cụ thể của Kitô hữu ngày nay.”
Trong buổi giới thiệu sách, và cả trong một video được tung lên Youtube, Đức Ông Viganò đọc một cách có chọn lọc những câu trong thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 khiến cho người nghe có cảm tưởng là vị Giáo Hoàng nghỉ hưu đã đọc bộ sách và đồng ý với những quan điểm được viết trong đó, trong khi thực tế không đúng như thế.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 cho thấy ngài chưa hề đọc vì “những lý do thể chất,” và “vì còn những công việc khác” mà ngài đã hứa thực hiện. Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu cũng không hứng thú muốn đọc vì “kinh ngạc” nhận ra “trong số các tác giả cũng có Giáo sư Hünermann, là người mà trong suốt triều đại Giáo Hoàng của tôi đã nổi bật lên với những sáng kiến chống lại Đức Giáo Hoàng. Ông ta đã đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố ‘Kölner Erklärung’, trong đó, phần liên quan đến thông điệp ‘Veritatis splendor’ (Chân lý Huy hoàng), đã tấn công một cách tàn bạo huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là các vấn đề về thần học luân lý. Cũng vậy tổ chức ‘Europaische Theologengesellschaft’, mà ông ta thành lập, ban đầu đã được ông ta hoài thai như một tổ chức chống lại huấn quyền của giáo hoàng.” Hünermann, là một nhân vật khét tiếng chống đối huấn quyền của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16; còn Europaische Theologengesellschaft là một tổ chức chủ trương đòi Giáo Hội phải tỏ ra tháo thứ trong các vấn đề về luân lý tính dục, truyền chức linh mục cho phụ nữ, công nhận hôn nhân đồng phái, truyền chức linh mục cho những người có gia đình.
Trong thông cáo báo chí gởi cho các ký giả, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh cũng công bố một bức ảnh cho thấy trang đầu tiên của bức thư, với một vài dòng bị cố ý làm mờ đi và trang thứ hai, ngoại trừ chữ ký của Đức Bênêđíctô thứ 16, những dòng khác bị những cuốn sách che mất đi.
Thủ thuật lấy mấy cuốn sách che đi không qua mặt được các ký giả chuyên nghiệp. Bức ảnh này gây xôn xao dư luận và các câu hỏi đã được nêu ra trong giới truyền thông về nội dung chính xác của lá thư.
Một tag trên Twitter #releasetheletter đã lan truyền nhanh chóng trong số những người Công Giáo khi vụ tai tiếng này càng ngày càng lan rộng.
Vụ tai tiếng được gọi là “Lettergate” này đã làm Vatican xấu hổ trong tuần vừa qua và đã làm nảy sinh khoảng cách ngày càng tăng giữa những người ủng hộ đường lối chú trọng về mục vụ của Đức đương kim Giáo Hoàng và những người bảo thủ ưa chuộng triều Giáo Hoàng tập trung vào tín lý của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Nhưng sâu xa, nó còn là một cản trở đối với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Giá của vụ “lettergate” này quá đắt. Giáo Hội không chỉ mất một nhà lãnh đạo có nhiệt tâm, có khả năng; mà tính khả tín của Giáo Hội cũng bị đặt thành vấn đề trước những trò “fake news” ma giáo như thế.
Những nỗ lực truyền thông của Vatican đã bị cản trở bởi sự trùng lặp những nỗ lực, trong một hệ thống mà các bộ phận, bao gồm nhiều cơ quan báo chí, đài phát thanh Vatican, trung tâm truyền hình, và nhật báo Quan Sát Viên Rôma -- mỗi cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Hệ thống đó đưa đến một cách tiếp cận thiếu nhất quán, và được nhiều người coi là “một thảm họa” cho những nỗ lực tiếp cận công chúng của Vatican. Hệ thống đó cũng ngốn một ngân sách quá lớn đối với Tòa Thánh. Vào thời điểm Đức Ông Viganò được đề bạt vào chức vụ này, có đến 650 nhân viên làm việc toàn thời trong các cơ quan truyền thông của Vatican.
Đức Ông Viganò đã từng làm giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican. Trọng trách của ngài là thống nhất vào một mối chín thực thể bao gồm Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội; Phòng Báo Chí Tòa Thánh; văn phòng internet Vatican; Radio Vatican; đài truyền hình trung ương Vatican; báo Quan Sát Viên Rôma, nhà in Vatican; dịch vụ nhiếp ảnh; và nhà xuất bản Vatican - Libreria Editrice Vaticana.
Trong gần 3 năm qua, Đức Ông Viganò đã thực hiện được xuất sắc nhiều nhiệm vụ trong tiến trình cải tổ này. Tuy nhiên, trong một tuần qua, các quan sát viên thạo tin Vatican tiên đoán vai trò lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh của Đức Ông Viganò sẽ chấm dứt chỉ trong vòng vài ngày vì vụ “Vatican Lettergate”.
Chuyện phải đến đã đến. Người đứng đầu Vụ Truyền Thông Tòa Thánh đã từ chức sau những tranh cãi liên quan đến việc thao túng lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Tư 21 tháng Ba, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức của Đức Ông Dario Viganò và bổ nhiệm Đức Ông Lucio Ruiz, người Á Căn Đình, Tổng thư ký Vụ Truyền Thông Tòa Thánh, tạm thời thay thế Đức Ông Dario Viganò cho đến khi ngài bổ nhiệm nhà lãnh đạo mới.
Vatican đã công bố bức thư của Đức Ông Viganò xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho mình được từ chức và ý kiến chấp nhận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Ông Viganò, 55 tuổi, ở lại Vụ Truyền Thông Tòa Thánh để “cố vấn” và “đóng góp nhân lực cũng như khả năng chuyên môn” cho bất cứ ai được giao trọng trách tiếp tục công trình thống nhất các nỗ lực truyền thông và các phương tiện truyền thông đa dạng của Tòa Thánh.
Cuộc tranh cãi đã nổi lên vào ngày 12 tháng Ba tại buổi họp báo giới thiệu tuyển tập gồm 11 cuốn “Thần học của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Vào tháng Giêng năm nay, Đức Ông Viganò đã xin Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 viết một bài về bộ sách 11 tập này. Theo văn mạch lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Ông Viganò muốn vị Giáo Hoàng nghỉ hưu “phản đối và phản ứng lại định kiến ngu xuẩn, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ là một người thực tế mà không được đào tạo về thần học hay triết học cụ thể,” trong khi Đức Bênêđíctô thứ 16 “chỉ là một nhà lý thuyết thần học với sự hiểu biết rất ít về cuộc sống cụ thể của Kitô hữu ngày nay.”
Trong buổi giới thiệu sách, và cả trong một video được tung lên Youtube, Đức Ông Viganò đọc một cách có chọn lọc những câu trong thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 khiến cho người nghe có cảm tưởng là vị Giáo Hoàng nghỉ hưu đã đọc bộ sách và đồng ý với những quan điểm được viết trong đó, trong khi thực tế không đúng như thế.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 cho thấy ngài chưa hề đọc vì “những lý do thể chất,” và “vì còn những công việc khác” mà ngài đã hứa thực hiện. Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu cũng không hứng thú muốn đọc vì “kinh ngạc” nhận ra “trong số các tác giả cũng có Giáo sư Hünermann, là người mà trong suốt triều đại Giáo Hoàng của tôi đã nổi bật lên với những sáng kiến chống lại Đức Giáo Hoàng. Ông ta đã đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố ‘Kölner Erklärung’, trong đó, phần liên quan đến thông điệp ‘Veritatis splendor’ (Chân lý Huy hoàng), đã tấn công một cách tàn bạo huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là các vấn đề về thần học luân lý. Cũng vậy tổ chức ‘Europaische Theologengesellschaft’, mà ông ta thành lập, ban đầu đã được ông ta hoài thai như một tổ chức chống lại huấn quyền của giáo hoàng.” Hünermann, là một nhân vật khét tiếng chống đối huấn quyền của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16; còn Europaische Theologengesellschaft là một tổ chức chủ trương đòi Giáo Hội phải tỏ ra tháo thứ trong các vấn đề về luân lý tính dục, truyền chức linh mục cho phụ nữ, công nhận hôn nhân đồng phái, truyền chức linh mục cho những người có gia đình.
Trong thông cáo báo chí gởi cho các ký giả, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh cũng công bố một bức ảnh cho thấy trang đầu tiên của bức thư, với một vài dòng bị cố ý làm mờ đi và trang thứ hai, ngoại trừ chữ ký của Đức Bênêđíctô thứ 16, những dòng khác bị những cuốn sách che mất đi.
Thủ thuật lấy mấy cuốn sách che đi không qua mặt được các ký giả chuyên nghiệp. Bức ảnh này gây xôn xao dư luận và các câu hỏi đã được nêu ra trong giới truyền thông về nội dung chính xác của lá thư.
Một tag trên Twitter #releasetheletter đã lan truyền nhanh chóng trong số những người Công Giáo khi vụ tai tiếng này càng ngày càng lan rộng.
Vụ tai tiếng được gọi là “Lettergate” này đã làm Vatican xấu hổ trong tuần vừa qua và đã làm nảy sinh khoảng cách ngày càng tăng giữa những người ủng hộ đường lối chú trọng về mục vụ của Đức đương kim Giáo Hoàng và những người bảo thủ ưa chuộng triều Giáo Hoàng tập trung vào tín lý của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Nhưng sâu xa, nó còn là một cản trở đối với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.
Giá của vụ “lettergate” này quá đắt. Giáo Hội không chỉ mất một nhà lãnh đạo có nhiệt tâm, có khả năng; mà tính khả tín của Giáo Hội cũng bị đặt thành vấn đề trước những trò “fake news” ma giáo như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét