Phản ứng của một linh mục
Trung Quốc đối với những luận điệu sai trái của tờ Vatican Insider
Đặng Tự Do
28/Feb/2018
Một nhà thờ bị triệt hạ ở Trung quốc. |
Trong một bài viết trên
AsiaNews, cha Cheng Zhi, một linh mục tại Hoa Lục đã bày tỏ những phản ứng của
ngài trước những cáo buộc sai trái của tờ Vatican Insider. Cần nói ngay rằng tờ
Vatican Insider không liên quan gì đến Vatican. Mặc dù tờ báo này có những quan
hệ thân thiện nhất định với một số viên chức Tòa Thánh, nó chỉ là một tờ báo tư
nhân gắn cái “mác” Vatican nhằm đánh bóng tên tuổi của mình vậy thôi.
Đây là bản dịch tiếng Việt bài viết này. Bản tiếng Anh trên AsiaNews có thể xem tại đây:
Chinese priest talks about the enflamed climate surrounding China-Vatican talks
Một số phương tiện truyền thông ủng hộ thỏa thuận [với Bắc Kinh] đã phát biểu một cách “đáng kinh sợ”. Những người phản đối không chống lại thỏa thuận này cũng chẳng chống lại việc thiết lập quan hệ ngoại giao [với Bắc Kinh], nhưng họ chống lại việc đạt được điều này bằng mọi giá. “Giáo Hội được thực sự thi hành quyền hạn của mình ở những nơi nào?”. Đó là câu hỏi của tác giả, một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng ở miền đông Trung Quốc.
Với cương vị là một tín hữu bé nhỏ, quả là vô ích khi nói bất cứ điều gì liên quan đến những điều đang xảy ra trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Tuy nhiên, một số người đã gợi ý rằng, với tư cách là một thành viên của Giáo Hội, ta nên bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề của Giáo Hội để hướng dẫn những người không biết sự thật. Dù tôi không dám “hướng dẫn” bất cứ ai khi viết bài này, tôi chỉ muốn bày tỏ quan điểm của mình, có thể là sai, nhưng mà đó là phát biểu cá nhân của tôi về vấn đề này!
Những người ủng hộ Đức Hồng Y Pietro Parolin luôn nói rằng những người chống đối muốn nhắm đến việc gây cản trở các cuộc đàm phán Trung Quốc-Vatican cũng như gây khó khăn cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Một cơ quan truyền thông thậm chí còn cho rằng “‘cơn bão truyền thông’ gần đây được nhen nhóm bởi các động cơ chính trị, cố gắng tái khởi động những chiến dịch được tổ chức bởi một số nhóm tại Hương Cảng và trong một số phe cánh tại phương Tây nhằm chống lại một bước ngoặt có khả năng xảy ra trong các mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vatican”.[Vatican Insider - 16/2/2018 China, the “underground” bishop: we will follow the Pope, because we trust the Lord]
Thật là đáng kinh sợ mỗi khi thấy cơ quan truyền thông này đề cập đến chủ đề về mối quan hệ Trung Quốc – Vatican. Giờ đây, luận điệu của nó đang ngày càng trở nên lố bịch, vì phong cách viết của nó hoàn toàn phù hợp với lối hành văn của các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản. Tôi tự hỏi – nếu như Đảng Cộng sản Trung Quốc đáng yêu như thế – tại sao cơ quan thông tin này lại không dám công bố bằng các ngôn ngữ khác [ngoài tiếng Ý] cuộc phỏng vấn của nó với Hiệu Trưởng Giáo Hoàng Học Viện về Khoa học của Tòa Thánh, là người đã cho rằng “Trung Quốc là nước thực hiện tốt nhất các giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo”. Tôi đoán rằng ngay cả chính cái hãng tin này cũng cảm thấy xấu hổ trước một cái tát như thế vào mặt.[Vatican Insider - 2/2/2018 Chinos, quienes mejor realizan la doctrina social de la Iglesia]
Đây là bản dịch tiếng Việt bài viết này. Bản tiếng Anh trên AsiaNews có thể xem tại đây:
Chinese priest talks about the enflamed climate surrounding China-Vatican talks
Một số phương tiện truyền thông ủng hộ thỏa thuận [với Bắc Kinh] đã phát biểu một cách “đáng kinh sợ”. Những người phản đối không chống lại thỏa thuận này cũng chẳng chống lại việc thiết lập quan hệ ngoại giao [với Bắc Kinh], nhưng họ chống lại việc đạt được điều này bằng mọi giá. “Giáo Hội được thực sự thi hành quyền hạn của mình ở những nơi nào?”. Đó là câu hỏi của tác giả, một linh mục thuộc Giáo hội thầm lặng ở miền đông Trung Quốc.
Với cương vị là một tín hữu bé nhỏ, quả là vô ích khi nói bất cứ điều gì liên quan đến những điều đang xảy ra trong các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican. Tuy nhiên, một số người đã gợi ý rằng, với tư cách là một thành viên của Giáo Hội, ta nên bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề của Giáo Hội để hướng dẫn những người không biết sự thật. Dù tôi không dám “hướng dẫn” bất cứ ai khi viết bài này, tôi chỉ muốn bày tỏ quan điểm của mình, có thể là sai, nhưng mà đó là phát biểu cá nhân của tôi về vấn đề này!
Những người ủng hộ Đức Hồng Y Pietro Parolin luôn nói rằng những người chống đối muốn nhắm đến việc gây cản trở các cuộc đàm phán Trung Quốc-Vatican cũng như gây khó khăn cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Một cơ quan truyền thông thậm chí còn cho rằng “‘cơn bão truyền thông’ gần đây được nhen nhóm bởi các động cơ chính trị, cố gắng tái khởi động những chiến dịch được tổ chức bởi một số nhóm tại Hương Cảng và trong một số phe cánh tại phương Tây nhằm chống lại một bước ngoặt có khả năng xảy ra trong các mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vatican”.[Vatican Insider - 16/2/2018 China, the “underground” bishop: we will follow the Pope, because we trust the Lord]
Thật là đáng kinh sợ mỗi khi thấy cơ quan truyền thông này đề cập đến chủ đề về mối quan hệ Trung Quốc – Vatican. Giờ đây, luận điệu của nó đang ngày càng trở nên lố bịch, vì phong cách viết của nó hoàn toàn phù hợp với lối hành văn của các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản. Tôi tự hỏi – nếu như Đảng Cộng sản Trung Quốc đáng yêu như thế – tại sao cơ quan thông tin này lại không dám công bố bằng các ngôn ngữ khác [ngoài tiếng Ý] cuộc phỏng vấn của nó với Hiệu Trưởng Giáo Hoàng Học Viện về Khoa học của Tòa Thánh, là người đã cho rằng “Trung Quốc là nước thực hiện tốt nhất các giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo”. Tôi đoán rằng ngay cả chính cái hãng tin này cũng cảm thấy xấu hổ trước một cái tát như thế vào mặt.[Vatican Insider - 2/2/2018 Chinos, quienes mejor realizan la doctrina social de la Iglesia]
Vâng, những lời này không liên
quan gì lắm đến mối quan hệ Trung Quốc-Vatican. Điều tôi muốn nói là những người
chống lại thỏa thuận này thực ra không phản đối một thỏa thuận giữa Trung Quốc
và Tòa Thánh, và họ cũng chẳng phản đối việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Trung Quốc và Vatican. Trên thực tế, chúng ta đều hoài mong có được một thỏa
thuận cũng như việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, thỏa thuận này và
các quan hệ ngoại giao không thể đạt được với cái giá là phải từ bỏ những quy tắc
kỷ luật đã có từ lâu đời hoặc những điều then chốt của Giáo hội.
Hơn nữa, chúng ta cần phải xem xét mức độ thành tín của các bên tham gia đàm phán. Đảng Cộng sản đã trở nên đáng tin cậy từ hồi nào sau khi đã được chào đời từ những điều dối trá? Chính sách bách hại một cách bạo lực đối với những người theo các ý thức hệ khác với họ là hiển nhiên. Trong số những chính sách còn lại được thiết kế với mục đích duy nhất là duy trì sự ổn định của chính phủ, thử hỏi có bất kỳ chính sách nào đáng tin cậy không?
Nói cách khác, những người phản đối thỏa thuận không phản đối việc thương thảo hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vatican. Điều họ phản đối chính là việc từ bỏ những điểm then chốt nhằm đạt được một thỏa thuận hoặc thiết lập được các mối quan hệ ngoại giao nếu như việc thương thảo này chẳng mang lại ơn ích gì cho Giáo hội.
Tại sao phải nhượng bộ nếu như rồi ra các mối quan hệ ngoại giao cũng sẽ được thiết lập? Hãy nhìn vào thực tại của Giáo hội tại Trung Quốc. Đúng là mỗi nơi mỗi khác, nhưng đâu là những nơi Giáo Hội có thể thực sự thi hành các quyền của mình? Đâu là những nơi người ta thực sự thực hiện luật về tự do tôn giáo được ghi trong Hiến pháp?
Kể từ thời cổ đại, Giáo Hội đã trở thành lương tâm của xã hội, vì Giáo hội luôn luôn là tiếng nói chỉ trích những bất công và những điều gian ác đa dạng trong xã hội. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện nay cũng như bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cũng sẽ cho thấy một Giáo Hội không chỉ đánh mất vai trò tiên tri và lương tâm xã hội của mình, mà còn dua nịnh các hành vi gian ác của những kẻ bất lương.
Hơn nữa, chúng ta cần phải xem xét mức độ thành tín của các bên tham gia đàm phán. Đảng Cộng sản đã trở nên đáng tin cậy từ hồi nào sau khi đã được chào đời từ những điều dối trá? Chính sách bách hại một cách bạo lực đối với những người theo các ý thức hệ khác với họ là hiển nhiên. Trong số những chính sách còn lại được thiết kế với mục đích duy nhất là duy trì sự ổn định của chính phủ, thử hỏi có bất kỳ chính sách nào đáng tin cậy không?
Nói cách khác, những người phản đối thỏa thuận không phản đối việc thương thảo hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vatican. Điều họ phản đối chính là việc từ bỏ những điểm then chốt nhằm đạt được một thỏa thuận hoặc thiết lập được các mối quan hệ ngoại giao nếu như việc thương thảo này chẳng mang lại ơn ích gì cho Giáo hội.
Tại sao phải nhượng bộ nếu như rồi ra các mối quan hệ ngoại giao cũng sẽ được thiết lập? Hãy nhìn vào thực tại của Giáo hội tại Trung Quốc. Đúng là mỗi nơi mỗi khác, nhưng đâu là những nơi Giáo Hội có thể thực sự thi hành các quyền của mình? Đâu là những nơi người ta thực sự thực hiện luật về tự do tôn giáo được ghi trong Hiến pháp?
Kể từ thời cổ đại, Giáo Hội đã trở thành lương tâm của xã hội, vì Giáo hội luôn luôn là tiếng nói chỉ trích những bất công và những điều gian ác đa dạng trong xã hội. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện nay cũng như bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cũng sẽ cho thấy một Giáo Hội không chỉ đánh mất vai trò tiên tri và lương tâm xã hội của mình, mà còn dua nịnh các hành vi gian ác của những kẻ bất lương.
Dĩ nhiên, vai trò tiên tri và
lương tâm xã hội của Giáo hội chỉ mới có một tầm ảnh hưởng rất khiêm tốn tại
Trung Quốc ngày nay, và Giáo luật chỉ là một tờ giấy trắng đối với Giáo hội tại
Trung Quốc. Có ai trong số các Giám mục bất hợp pháp, đã thực sự bị trừng phạt
chưa? Các Giám mục đã được tấn phong bất hợp pháp, và những kẻ đã tấn phong bất
hợp pháp cho những người khác, chẳng vẫn đang quản lý Giáo Hội đó sao? Đó là
chưa kể đến các giám mục đã bị vạ tuyệt thông rồi, nhưng vẫn cứ tiếp tục ngang
nhiên truyền chức linh mục. Có bao nhiêu linh mục coi xứ đang ủng hộ phá thai?
Quả thực là đáng cho nhiều người tò mò khi hay tin về hai vị giám mục, là những
người mà theo những lời đồn đoán trên mạng Internet – đã có vợ con, mặc dù họ
không phải là những người mà tôi quen biết… Đối mặt với tất cả những vi phạm về
tín lý và cả về luân lý, đâu là hiệu quả ràng buộc của Giáo luật?
Công an Trung quốc giăng biểu ngữ: Quyết liệt phủ nhận tôn giáo, chớ tin vào tôn giáo |
Hãy trở lại với cách hành xử của nhà cầm quyền đối với Giáo hội. Trên khắp đất nước, có những giai đoạn liên tục trong đó những cây Thánh giá đã bị phá hủy và các nhà thờ bị đóng cửa hoặc bị triệt hạ. Những thiếu niên bị từ chối quyền tuyên xưng đức tin hoặc thậm chí bị cấm bước vào nhà thờ, và có cả những quy định nghiêm ngặt đối với những người trưởng thành muốn bước vào nhà thờ và bao lâu họ được nán lại trong nhà thờ (người ta có thể nói: thật phi lý, ở đâu mà lại có những quy tắc như thế? Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng hãy tạ ơn Chúa đi vì địa phương của bạn quả thực rất may mắn). Thậm chí ngay cả những người chết rồi cũng chẳng thoát (tại Tân Cương, bia mộ của Đức Cha Xie của giáo phận Urumqi, người đã qua đời vào mùa hè năm ngoái, đã bị bứng đi ngay trong đêm diễn ra đám tang của ngài). Tất cả những điều này thực sự đều đã được thực hiện bởi nhà cầm quyền của cái “nước thực hiện tốt nhất Giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo” đó là viện dẫn lời một Giám Mục cao cấp của Toà Thánh. [Vatican Insider - 2/2/2018 Chinos, quienes mejor realizan la doctrina social de la Iglesia]
Một lần nữa, tôi xin lặp lại: Điều mà những người phản đối chống lại là nội dung của thỏa thuận và các điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao. Họ không phản đối việc đàm phán hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng chẳng chống báng cái gọi là “Giáo hội chính thức”, bởi vì phần lớn cộng đồng đó vẫn hành động vì thiện ích của Giáo Hội, mặc dù đôi khi họ bị ép buộc bởi các cơ quan có thẩm quyền phải chấp nhận một số quan điểm nhất định.
Dù sao thì thỏa thuận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vatican cũng sẽ xảy ra. Nhưng không thể nào đạt được một giải pháp bằng cách tranh cãi trên mạng về việc làm thế nào và khi nào một thỏa thuận như vậy sẽ xảy ra.
Tất nhiên, như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã nói, nếu như Đức Thánh Cha Phanxicô thực sự ra lệnh cho họ ký kết một bản thỏa thuận như vậy, hầu hết những người phản đối cũng vẫn sẽ tuân theo lập trường của ngài. Nói cho cùng, nếu Giáo Hội Trung Quốc của chúng ta khác với Giáo Hội Hoàn Vũ, thì có vấn đề gì đâu? Chỉ lại có thêm một cộng đồng với “những đặc điểm riêng mang tính chất địa phương” được thêm vào Giáo Hội nữa thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét