Thứ Năm sau Chúa Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 22, 30; 23,
6-11
"Con phải làm chứng về
Ta tại Rôma".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, toà án
muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho
ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn
Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một
số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: "Thưa
anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng
và vì sự sống lại của những người đã chết". Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự
bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ.
Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần
linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và
có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: "Chúng tôi không thấy người
này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?"
Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên
sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn.
Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng
ngài và phán: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế
nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5.
7-8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c.
1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy
Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: Ngài là chúa tể con; Chúa
là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. -
Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa vì đã
ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya.
Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không
nao núng. - Ðáp.
3) Bởi thế, lòng con vui mừng
và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì
Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài
thấy điều hư nát. - Ðáp.
4) Chúa sẽ chỉ cho con biết
đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên
tay hữu Chúa, tới muôn muôn đời! - Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng
các con sẽ vui mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 17, 20-26
"Xin cho chúng nên một".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt
lên trời cầu nguyện rằng: "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn
cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để
thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban
cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở
trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai
Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban
cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm
ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo
thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết
Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết
danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và
Con cũng ở trong chúng nữa".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðoạn Tin Mừng hôm nay, Ðức
Giêsu không những cầu xin Cha cho các môn đệ Ngài, mà còn xin cho cả những người
nghe và tin lời các môn đệ rao giảng. Ðể lời Chúa được mang đến khắp bờ cõi, đến
với mọi người. Mỗi Kitô hữu chúng ta phải chuyên chăm học hỏi, thấm nhuần Lời
Chúa và luôn chia sẻ cho những người mình gặp gỡ.
Cầu Nguyện:
Lạy Cha, ơn cứu độ Cha ban
cho chúng con không chỉ dành riêng cho người Kitô hữu nhưng là cho toàn thể
nhân loại. Xin cho những người Kitô hữu chúng con biết đem Tin Mừng đến với những
người chưa biết Cha bằng chính cuộc sống của chúng con. Xin cho nước Cha được
mau vinh thắng. Chúng con cầu xin, vì danh Ðức Giêsu, Con Cha. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Cầu Cho Hiệp Nhất
Có một câu chuyện cổ được kể
lại như sau: trong một cuộc họp tất cả các muông thú rừng xanh, dòng nhà cọp đã
dành được ngôi vị chúa sơn lâm nhờ vào sức mạnh và bản tính hung dữ của chúng.
Ngày kia, cọp gặp người thợ săn, trước khi buông phát tên, người thợ săn nói với
cọp: "Hỡi chúa sơn lâm, hãy đón nhận các điều mà con người gửi đến cho các
muông thú". Và một phát tên đã cắm phập vào lưng cọp, quá đau đớn nên cọp đã
chạy vào rừng rậm.
Thấy cọp bỏ chạy, một con sói
già hỏi tại sao? Cọp lắc đầu đáp: "Chỉ một lời con người muốn nói với
chúng ta mà đã làm cho ta đau đớn đến thế này, thì làm sao ta có thể chống lại
được bọn họ". Sói già an ủi cọp: "Ðiều suy nghĩ của chúa sơn lâm thật
thực tế, tuy nhiên chúa sơn lâm đã quên một điều là nếu tất cả các muông thú rừng
xanh đoàn kết lại, chúng ta có thể chống lại con người. Tỉ như họ hàng nhà sói
chúng tôi tuy sức mạnh không bằng chúa sơn lâm, nhưng một bầy sói vẫn có thể nuốt
trọn tên thợ săn". Ý kiến thật hay, tuy nhiên thú rừng vẫn cứ bị tiêu diệt
vì chẳng bao giờ chúng học được hai chữ "đoàn kết - hợp nhất".
Anh chị em thân mến!
Trước khi từ giả các môn đệ để về cùng Cha, Chúa Giêsu biết rằng những kẻ
theo Ngài sẽ bị thế gian ghét bỏ và vì quyền lực của sự dữ tấn công. Nếu đơn độc
chiến đấu, chắc chắn họ sẽ thất bại cũng như nguyên tổ của họ đã thất bại. Nếu
con người thua trận lần nữa thì việc cứu chuộc của Chúa Giêsu trở thành luống
công vô ích. Bởi thế mà Ngài đã cầu nguyện cho họ "như Cha ở trong Con và
Con ở trong Cha". Chúa Giêsu không cầu xin cho họ có sức mạnh, vì sức mạnh
thường đưa con người vào nguy cơ ỉ lại vào chính mình, không còn biết đến ai và
lúc đó, con người trở thành hòn đảo cô độc.
Ngài cũng không cầu xin cho
con người có quyền lực, vì quyền lực dễ đưa con người vào hố sâu của tham vọng,
tham vọng thống trị, buộc người khác phải phục vụ mình, tham vọng giàu sang đã
có quyền lại có thế để rồi từ đây sẽ phát sinh ra biết bao nhiêu tham vọng
khác.
Hẳn thật, sức mạnh và quyền lực
sẽ chóng giúp con người từ thành đạt đến thành công. Có được hai yếu tố này, mọi
tổ chức chẳng lo gì phải thất bại, Vậy mà khi cầu nguyện cho Giáo Hội, cộng
đoàn của những kẻ nhờ lời các tông đồ mà tin, thì Chúa Giêsu lại không xin cho
Giáo Hội được phát triển bằng sức mạnh và quyền lực, nhưng Ngài chỉ xin cho tất
cả được hiệp nhất trong Ngài và hiệp nhất với nhau, để Ngài ở đâu thì họ cũng
được ở đó, và để họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã đem
lửa xuống trần gian và Ngài hằng ao ước cho lửa ấy cháy lên. Ngài vẫn luôn mong
mỏi cả thế gian tin nhận rằng: Ngài là Ðấng Cứu Thế duy nhất.
Tuy nhiên, con đường Ngài đi
và phương thế Ngài dùng lại hoàn toàn khác biệt, tất cả được gói trọn trong hai
chữ "Yêu Thương - Phục Vụ". Bởi thế, muốn phản chiếu hình ảnh trung
thực của Chúa Giêsu, không gì hiệu nghiệm cho bằng sống yêu thương - hiệp nhất.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu
tuy đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện, Bởi vì bao lâu còn góc cạnh là bấy
lâu chẳng thể đặt sát gần nhau và nếu chỉ một phía cắt bỏ các góc cạnh mà thôi
thì vẫn còn xa cách. Sự hiệp nhất chỉ được phát sinh từ những cố gắng của mọi
phía. Chẳng thể ngồi chờ đợi kẻ khác, còn tôi cứ đóng khung trong các chứng tật
cố hữu của mình, xem như chẳng liên quan đến ai cả.
Lạy Chúa, khi đã trở thành
phần tử trong nhiệm thể Chúa Kitô, chắc chắn mỗi người trong chúng con không thể
đứng riêng rẽ một mình, nhưng phải liên kết với nhau để thông truyền sức sống.
Muốn liên kết chúng con phải cắt bỏ những chứng tật cố hữu, phải hy sinh trong
mọi lúc. Thế nhưng, nhờ những hy sinh này, chúng con sẽ nên một trong Chúa và sẽ
được chiêm ngắm quyền năng vinh quang Chúa hành động. Amen.
(Veritas Asia)
24/05/12
THỨ NĂM TUẦN 7 PS
Ga 17,20-26
Ga 17,20-26
ĐỂ TẤT CẢ NÊN MỘT
“…để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 17,21)
Suy niệm: Lời cầu nguyện cuối cùng trọng thể nhất và tha thiết nhất của Đức Giêsu với Chúa Cha và cũng là Di chúc của Người để lại cho các môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn chính là lời cầu nguyện cho hiệp nhất, một sự hiệp nhất thật sâu xa và trọn vẹn đến mức đôi bên “ở trong nhau”: “để chúng nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha và họ ở trong chúng ta.”
Mời Bạn: Thực trạng hiệp nhất của giáo xứ, của cộng đoàn bạn hiện nay như thế nào? Có luôn hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Ba Ngôi như khuôn mẫu và nguồn mạch cho sự hiệp nhất trong cộng đoàn không? Bạn nhớ rằng chính tình yêu thương hiệp nhất trong cộng đoàn tín hữu là lời loan báo Tin Mừng đích thức nhất. Như các cộng đoàn tín hữu tiên khởi đã minh chứng đời sống yêu thương hiệp nhất của các ngài đã khiến lời loan báo của họ trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn, và nhất là, đáng tin cậy hơn.
Chia sẻ: Cùng với cộng đoàn nhìn lại: cá tính nào, lối sống nào của tôi cần phải sửa đổi để xây dựng cộng đoàn mỗi ngày một hiệp nhất yêu thương hơn?
Sống Lời Chúa: Đọc lại nhiều lần Lời Chúa hôm nay, để cảm nghiệm thật sâu xa tình yêu hiệp nhất với anh chị em trong Chúa Ba Ngôi.
Cầu nguyện: Lạy Cha, ơn Hiệp nhất mà chúng con đang tha thiết cùng với Đức Giêsu cầu xin để trở nên cụ thể và sinh động thật sự… chỉ có thể được Cha ban cho Giáo Hội nhờ Thánh Thần của Cha. Xin Cha thương và ban cho Giáo Hội chúng con ơn Hiệp nhất ấy trong Cha. Amen.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chia rẽ và hiệp nhất
Hiệp
nhất là điều ao ước của con người cho gia đình, cộng đoàn, Giáo Hội, và toàn thế
giới. Nhưng sự hiệp nhất hệ tại điều gì? Có phải là cùng chung một màu da hay
nói cùng một ngôn ngữ? Nếu hiệp nhất chỉ cần như thế, thì đã không có những cuộc
nội chiến tương tàn như chiến tranh Nam-Bắc tại Việt Nam ! Có phải là mang cùng một tên gọi?
Nếu thế, đã không có quá nhiều giáo phái giữa các Kitô hữu! Hay tin vào cùng một
Chúa? Cả ba tôn giáo độc thần: Do-thái, Kitô Giáo, và Hồi Giáo đều tin vào một
Chúa mà vẫn không hiệp nhất với nhau! Các Đức Giáo Hoàng sau này đã kêu gọi và
cổ võ cho sự hiệp nhất bằng cách chú trọng nhiều đến điểm tương đồng giữa các
tôn giáo, để cùng nhau làm việc và làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa.
Các
Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy sự hiệp nhất hòan hảo phải đặt căn bản trên sự
thật và yêu thương quí trọng nhau. Trong Bài Đọc I, Phaolô tuy là người rao giảng
về hiệp nhất về nền học thần học thân thể, đã nói những lời gây ra cuộc ẩu đả dữ
dội giữa hai phái Pharisees và Saduccees. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chú trọng đến
việc làm theo thánh ý Thiên Chúa và yêu thương. Đây là hai điều căn bản xây dựng
sự hiệp nhất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà
tôi bị đưa ra xét xử.
1.1/
Phaolô gây chia rẽ giữa những người Pharisees và Saduccees trong THĐ:
(1)
Sự sống lại: Phaolô rất tinh ý. Ông biết cả hai giáo phái đều chống ông về niềm
tin vào Đức Kitô, nên ông không đề cập trực tiếp đến Đức Kitô; nhưng ông đề cập
đến sự sống lại mà hai giáo phái khác biệt nhau, nên ông nói lớn tiếng giữa hội
nghị: "Thưa anh em, tôi là người Pharisee, thuộc giòng dõi Pharisees;
chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử."
(2)
Hậu quả của những gì Phaolô nói: Ông vừa nói thế, thì người Pharisees và người
Saduccees chống đối nhau, khiến hội nghị chia rẽ. Thật vậy, người Saduccees chủ
trương rằng chẳng có sự sống lại, chẳng có thiên sứ hay quỷ thần; còn người
Pharisees thì lại tin là có.
Người
ta la lối om sòm. Có mấy kinh sư thuộc phái Pharisees đứng lên phản đối mạnh mẽ:
"Chúng tôi không thấy người này có gì là xấu. Biết đâu một vị thần hay một
thiên sứ đã nói với ông ấy?" Hai bên chống đối gay gắt đến nỗi vị chỉ huy
sợ người ta xé xác ông Phaolô, nên mới ra lệnh cho lính xuống lôi ông ra khỏi
đám người đó mà đưa về đồn.
1.2/
Niềm tin của Phaolô vào sự sống lại: Một người có thể trách Phaolô đã gây chia
rẽ trong THĐ, và đã không là sứ giả mang hòa bình tới cho mọi người; nhưng
Phaolô hoàn toàn có lý khi làm như thế vì những lý do sau:
+
Hiệp nhất lý tưởng là hiệp nhất trong sự thật; chứ không hiệp nhất trong sự
gian dối. Những người trong THĐ đã không theo hướng dẫn của Lề Luật khi xét xử
Chúa Giêsu, Phêrô, Phaolô, và các môn đệ của Ngài. Một THĐ gồm những người như
thế, con người không buộc phải tuân theo, như Phêrô và Gioan đã từng nói:
"Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người đời." Phaolô
không nói điều gì gian dối, nhưng hoàn toàn đúng theo sự thật: Ông tin có sự sống
lại, và chính vì điều này mà ông vào tin Đức Kitô, khi Ngài hiện ra khuyến cáo
ông trên đường ngã ngựa tại Damascus. Sự sống lại là nền tảng chính yếu cho đức
tin của Kitô Giáo, đến nỗi Phaolô đã phải nói mạnh: "Nếu Đức Kitô không sống
lại, niềm tin của chúng ta sẽ ra vô ích."
+
Hiệp nhất đòi con người phải công bằng: Người Kitô hữu không phải ngây thơ đến
độ "cứ đưa má cho người ta vả;" nhưng có lúc họ phải chất vấn những
người bắt nạt, như Chúa Giêsu đã chất vấn viên sĩ quan của Thượng Tế, khi hắn vả
mặt Ngài: "Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh; nếu ta nói phải, sao ngươi đánh
Ta" (Jn 18:22)?
+
Hiệp nhất đòi người môn đệ phải khôn ngoan: Phaolô biết cách phân tán lực lượng
của kẻ thù; đồng thời ông cũng biết cách đặt vấn đề cho con người phải suy
nghĩ. Chính Chúa Giêsu cũng hài lòng về những gì ông làm, khi "đêm ấy Chúa
đến bên ông Phaolô và nói: "Hãy vững lòng! Con đã long trọng làm chứng cho
Thầy ở Jerusalem
thế nào, thì con cũng phải làm chứng như vậy tại Rôma nữa.""
2/ Phúc Âm: Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở
trong Cha.
2.1/
Mô hình lý tưởng của sư hiệp nhất: Sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.
+
Hiệp nhất trong sự thật: mọi người cùng chung một niềm tin vào Đức Kitô. Đây là
lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho hết mọi người, trong đó có chúng ta, những
người đã tin vào Ngài: "Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở
trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ
tin rằng Cha đã sai con." Trong lời cầu nguyện này, chúng ta thấy biểu lộ
một niềm tin không lay chuyển của Chúa Giêsu vào Thiên Chúa và vào con người,
cho dẫu Ngài đã thấy trước sự phản bội của các môn đệ trong Cuộc Thương Khó.
Ngài tin các môn đệ, sau khi đã trải qua sóng gió, sẽ nhận ra sự thật, sẽ tin
và làm chứng cho Ngài.
+
Hiệp nhất trong tình yêu: mọi người cùng chung một tình yêu đến từ Thiên Chúa.
Chúa Giêsu biết rõ hai điều căn bản cho sự hiệp nhất là sự thật và tình yêu,
nên Ngài cầu xin với Chúa Cha: "Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà
Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và
Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết
là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con." Tình
yêu phải là đồng phục của hiệp nhất: các tín hữu có thể khác biệt về những điều
khác, nhưng phải cùng một tình yêu, như Chúa đã nhấn mạnh: "Người ta cứ dấu
này, mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau" (Jn
13:35).
2.2/
Vinh quang của Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu: Tình yêu đòi hỏi sự hiệp nhất với
nhau trong mọi nơi và mọi lúc, khi vinh quang cũng như lúc gian khổ. Chúa Giêsu
cầu xin Chúa Cha liên kết Ngài với các môn đệ luôn: "Lạy Cha, con muốn rằng
con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm
ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu
thương con trước khi thế gian được tạo thành." Vinh quang Thiên Chúa đã
ban cho Chúa Giêsu là những điều gì?
(1)
Thập Giá là vinh quang của Chúa Giêsu: Theo Gioan, khi chịu treo trên Thập Giá
là lúc Chúa Giêsu được vinh quang. Thiên Chúa cũng được vinh quang vì Kế Hoạch
Cứu Độ của Ngài hoàn tất. Con người cũng được vinh quang vì từ nay con người
không ở dưới ách của tử thần nữa. Vì thế, khi các môn đệ chịu đựng đau khổ vì
Chúa Giêsu, họ mang lại vinh quang cho chính họ và cho Thiên Chúa.
(2)
Hoàn toàn vâng lời làm theo thánh ý Thiên Chúa là vinh quang của Chúa Giêsu:
Trong giờ phút hấp hối ở Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện để làm theo
thánh ý Thiên Chúa. Vì thế, vượt qua mọi gian khổ để chu toàn thánh ý Thiên
Chúa, làm Chúa Giêsu được vinh quang.
(3)
Làm cho các môn đệ nhận biết Chúa là vinh quang: "Con đã cho họ biết danh
Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và
con cũng ở trong họ nữa."
Khi
các môn đệ làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa, họ làm cho Danh Chúa được cả
sáng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Để có hiệp nhất trong gia đình và cộng đoàn, chúng ta cần biết sống theo sự thật
và yêu thương nhau bằng tình yêu Thiên Chúa.
-
Mỗi con người đều có ý kiến khác nhau. Điều làm cho con người liên kết với nhau
là cùng làm theo ý Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
*****************************************
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 24-5
Cv 22, 30; 23, 6-11; Ga: 17, 20-26.
LỜI SUY NIỆM:
“Con
không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ, để
tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng
ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 17, 20-21).
Chúa Giêsu
trước hết Ngài cầu nguyện cho chính Ngài vâng lời bước đến Thánh Giá cho đến
cùng, Chúa Giêsu lại cầu nguyện cho những kẻ đã bỏ hết mọi sự mà theo Ngài,
Chúa Giêsu còn cầu nguyện cho những kẻ nhờ những người được sai đi rao giảng về
Ngài và đã tin vào Ngài.
Chúa Giêsu
đặt tất cả vào niềm tin vào Chúa Cha. Khi Ngài tiến về Thập Giá và chết trên
đó, khi mà Ngài biết rõ các môn đệ Ngài là một nhóm nhỏ đủ mọi thành phần, sẽ bỏ
rơi Ngài, khi Ngài thấy cả một thế giới rộng lớn chưa biết Ngài. Nhưng Ngài vẫn
cầu xin sự hợp nhất trong Ngài và Cha của Ngài.
Mọi công việc
truyền giáo, là một bổn phận của người con giới thiệu Cha mình với con người và
đem con người đến với Cha mình. Mọi sự đã được Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa
Cha rồi.
Mạnh Phương
*****************************************
24 Tháng Năm
Lòng Tham Không Ðáy
Hôm ấy, trời vừa rạng đông, một ông hoàng nói với
tên đầy tớ: "Xem chừng anh mơ ước giàu lắm. Vậy từ giờ này cho tới lúc mặt
trời lặn, anh có sức ngần nào thì cứ chạy. Tất cả những ruộng vườn anh chạy
vòng quanh được, tôi vui lòng nhường lại cho anh hết".
Sướng quá! Cha chết sống lại cũng không bằng.
Tức thì chàng cắm đầu chạy, chạy vùn vụt như Hạng
Vũ trên lưng con ngựa Ô-Truy. Chín mười tiếng đồng hồ qua, chàng ta làm chủ được
mấy cánh đồng bao la mù mịt. Chàng vừa dừng chân, thì một khu rừng mơn mởn hiện
ra trước mắt cám dỗ chàng. Không kịp thở, chàng lại cắm đầu chạy tiếp, chạy một
vòng dài nữa.
Vừa dừng chân, lại một hồ cá mênh mông, với mặt
nước trong ngần, huyền ảo phản chiếu ánh mặt trời đã xế chiều. Lại một vòng nữa...
Sau cùng, màn đêm đã phủ xuống trên nẻo đường đi. Chàng hổn hển quay bước trở về
nhà, để làm bậc tỉ phú với "Ruộng vườn mặc sức chim bay, biển hồ lai láng
mặc bầy cá đua".
Nhưng vừa bước chân qua ngưỡng cửa, chàng ngã lăn
xuống đất bất tỉnh. Vợ con vội vàng thuốc thang săn sóc... Nhưng vô hiệu. Nhà tỉ
phú đã trút linh hồn sau một ngày dài lao lực quá sức. Người ta đào cho chàng một
chỗ nghỉ trong lòng địa cầu, vừa dài vừa rộng, nhưng không quá ba tấc đất.
Ðiểm qua những câu chuyện cổ kim về lòng tham,
chúng ta rút ra được bài học gì?... Chắc có người tự hỏi: sống trong thời củi
quế gạo châu, chạy ăn từng bữa này làm gì có nhiều của mà tham với lam. Như những
anh ăn mày cũng gắn bó với manh chiếu rách, với chiếc áo tơi đến độ có thể
"ăn thua đủ" với những ai đánh cắp.
Lòng tham không cần bị nhiều cám dỗ mới nổi tính
tham. Vì thế đức tính đầu tiên chúng ta cần phải tập là tinh thần từ bỏ, dùng của
cải như những phương tiện chứ không phải như mục đích. Bước thứ hai là tập cho
có quan niệm: chúng ta chỉ là những người quản lý chứ không phải là chủ nhân những
của cải vật chất và có như thế chúng ta mới dễ dàng tiến thêm bước thứ ba: sẵn
sàng chia sẻ với những người cần thiết hơn. Không cần phải đợi có tiền muôn bạc
vạn mới chia sẻ. Hạt muối cắn hai mới thật sự sưởi ấm lòng người và công đức
trước mặt Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)
*****************************************
Thứ Năm tuần 7 Phục Sinh
Sứ điệp: Chúa Giêsu đã cầu nguyện
cho mọi người được hiệp nhất trong Thiên Chúa. Muốn trở nên thành phần trong
gia đình của Chúa, chúng ta cần biểu lộ tinh thần hiệp nhất: hiệp nhất với Chúa
và hiệp nhất với nhau.
Cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha đầy
lòng yêu thương, chúng con muốn tiếp nối lời Chúa Giêsu Con Cha, để dâng lên
Cha lời cầu nguyện cho thế giới, cho Giáo Hội, cho gia đình con và cho tất
cả chúng con được hiệp nhất.
Cha đã tác tạo chúng con
trong tình yêu. Mãi mãi Cha vẫn hằng yêu thương chúng con và mong muốn
chúng con sống yêu thương nhau, hiệp nhất trong tình yêu của Cha. Nhưng vì tội
lỗi, chúng con đã xa cách Cha và xa cách nhau. Dù vậy, Cha vẫn không bỏ chúng
con, vẫn kêu gọi chúng con trở về với tình yêu của Cha. Qua dòng lịch sử, từng
bước từng bước một, Cha đã hàn gắn sự đổ vỡ và kêu gọi chúng con sống tinh thần
hiệp nhất. Sau cùng, chính Chúa Giêsu Con Cha đã xuống thế gian để trở thành mối
dây liên kết chúng con với Cha và với nhau. Và hôm nay, Giáo Hội vẫn đang nỗ lực
duy trì và phát triển sự hiệp nhất ấy.
Nhưng lạy Cha, công việc
của Giáo Hội còn bề bộn lắm. Trong lòng Giáo Hội còn nhiều khó khăn làm cản trở
sự hiệp nhất. Là những người sống trong Giáo Hội, chúng con đã cảm nhận được điều
ấy. Chính trong giáo xứ, trong gia đình chúng con, vẫn còn nhiều nỗi bất hòa.
Xin cho mỗi người chúng con biết nỗ lực thông cảm với nhau, tha thứ cho nhau,
biết gạt bỏ ra bên ngoài những ý riêng để đi tới hiệp nhất. Xin Cha giúp mỗi
người chúng con biết quên mình, biết hãm dẹp tự ái và kiêu ngạo, để cùng nhau sống
hiệp nhất trong tình yêu Cha. Và qua dấu chỉ đó, chúng con làm chứng cho tình
yêu của Cha. Amen.
Ghi nhớ : "Xin cho chúng nên một".
Ngày 24
Người
ta không rước lễ cho bản thân
Ý nghĩa Bí tích Thánh Thể chính là việc qui tụ chúng ta quanh bàn tiệc của Chúa khi chúng ta được cùng chia sẻ một tấm bánh sự sống. Để chính chúng ta cũng trở thành bánh sống động, một Bánh Thánh dâng hiến cho toàn thể nhân loại và vũ trụ.
Có một sự đại kết trong con người Đức Giêsu, trong cơ cấu của Người: Người chính là Ađam thứ hai chỉ muốn chúng ta qui tụ lại trong sự hợp nhất của một nhân loại tạo thành một cá nhân, để chúng ta có thể tiến đến gần Người khi nhận trách nhiệm cho cả nhân loại và vũ trụ.
Đó là điều Bí tích Thánh Thể muốn nói, nếu bí tích này được sống trong tất cả sự sâu thẳm và cường độ. Không ai hiệp lễ cho bản thân mình, người ta hiệp lễ với cả nhân loại, với cả lịch sử, với cả vũ trụ. Người ta hiệp lễ để hoàn tất lịch sử và vũ trụ trong Đức Kitô và thực hiện sự hiệp nhất nhân vị làm cho mỗi người thành trung tâm vũ trụ có thể hiện diện cho tất cả và trong mọi sự.
Ý nghĩa Bí tích Thánh Thể chính là việc qui tụ chúng ta quanh bàn tiệc của Chúa khi chúng ta được cùng chia sẻ một tấm bánh sự sống. Để chính chúng ta cũng trở thành bánh sống động, một Bánh Thánh dâng hiến cho toàn thể nhân loại và vũ trụ.
Có một sự đại kết trong con người Đức Giêsu, trong cơ cấu của Người: Người chính là Ađam thứ hai chỉ muốn chúng ta qui tụ lại trong sự hợp nhất của một nhân loại tạo thành một cá nhân, để chúng ta có thể tiến đến gần Người khi nhận trách nhiệm cho cả nhân loại và vũ trụ.
Đó là điều Bí tích Thánh Thể muốn nói, nếu bí tích này được sống trong tất cả sự sâu thẳm và cường độ. Không ai hiệp lễ cho bản thân mình, người ta hiệp lễ với cả nhân loại, với cả lịch sử, với cả vũ trụ. Người ta hiệp lễ để hoàn tất lịch sử và vũ trụ trong Đức Kitô và thực hiện sự hiệp nhất nhân vị làm cho mỗi người thành trung tâm vũ trụ có thể hiện diện cho tất cả và trong mọi sự.
Maurice Zundel
Thứ Năm 24-5
Thánh Maria Mađalêna Pazzi
(1566 -- 1607)
ự ngây
ngất huyền bí là nâng tâm hồn lên đến Chúa trong một phương cách có ý thức về
sự kết hợp này, đồng thời, các giác quan nội tại và ngoại vi đều tách biệt khỏi
thế giới cảm xúc. Thánh Maria Mađalêna Pazzi được Chúa ban cho ơn đặc biệt
này thật nhiều đến nỗi người ta gọi ngài là "thánh ngây ngất."
Ngài
tên thật là Catarina "de' Pazzi", sinh trong một gia đình
quyền quý ở
Vào
dòng, Catarina lấy tên là Maria Mađalêna và khi bị từ chối không cho khấn trọn
vì còn nhỏ tuổi, ngài lâm bệnh nặng. Tưởng ngài sắp chết, mẹ bề trên cho ngài
khấn trọn khi còn nằm trên giường bệnh trong một nghi thức đặc biệt. Nhưng
ngay sau đó, ngài rơi vào trạng thái ngây ngất (xuất thần) và kéo dài khoảng
hai giờ đồng hồ. Trong vòng 40 ngày kế tiếp, trạng thái này liên tục xảy ra
sau mỗi lần rước Mình Thánh Chúa. Những lần ngây ngất này đầy dẫy những cảm
nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa và chứa đựng những hiểu biết lạ lùng về chân
lý của Thiên Chúa.
Ðể khỏi
bị lừa gạt và để giữ lại các điều mặc khải, cha giải tội yêu cầu ngài kể lại
các điều được cảm nghiệm để các nữ tu thư ký ghi chép lại. Chỉ trong vòng sáu
năm, các trang giấy ghi chép ấy đã tổng hợp thành năm bộ sách lớn.
Những
gì chúng ta cho là phi thường thì đối với thánh nữ lại là điều bình thường.
Ngài có thể đọc được tư tưởng của người khác, và tiên đoán các biến cố tương
lai. Ngay khi còn sống, ngài đã xuất hiện với vài người ở cách xa nhau và đã
chữa nhiều người khỏi bệnh.
Qua những
ơn sủng kỳ lạ của thánh nữ, chúng ta tưởng rằng ngài luôn luôn sống trong trạng
thái tinh thần cao độ. Sự thật thì khác hẳn. Dường như Thiên Chúa cho phép
ngài được gần gũi với Chúa một cách đặc biệt là để chuẩn bị cho thời gian cô
độc khi thánh nữ cảm thấy đời sống tâm linh khô khan một cách kỳ lạ. Vào năm
mười chín tuổi ngài bắt đầu thời kỳ năm năm dài thật khô khan và lẻ loi, bị
cám dỗ đủ mọi mặt. Tâm hồn ngài lúc ấy như một căn phòng tối đen với chút ánh
sáng thật yếu ớt mà chỉ làm bóng đêm thêm dầy đặc. Ngài thật buồn sầu đến nỗi
đã hai lần toan tự tử. Tất cả những gì ngài có thể làm để chống trả các cám dỗ
là kiên trì cầu nguyện, hãm mình, phục vụ tha nhân dù rằng tất cả những điều ấy
dường như vô nghĩa.
Vào năm
1604, bệnh nhức đầu và tê bại khiến ngài phải nằm liệt giường. Tất cả các
giác quan của ngài thật nhạy ứng đến độ bất cứ đụng đến đâu, thân thể ngài
đau khủng khiếp. Sau ba năm chịu đựng, ngài từ trần năm 1607 khi 41 tuổi, và
được phong thánh năm 1669.
Lời
Bàn
Sự kết
hợp mật thiết, mà Chúa ban cho các vị thần nghiệm, là một nhắc nhở cho tất cả
chúng ta về sự kết hợp vinh phúc đời đời mà Người muốn ban cho chúng ta. Trong
cuộc đời trần thế, Chúa Thánh Thần là động lực tạo nên sự ngây ngất huyền nhiệm
qua các ơn sủng thiêng liêng. Sự ngây ngất xảy ra là vì thân xác quá yếu đuối,
không thể chịu đựng nổi sức khai minh thánh thiêng, nhưng khi thân xác được
thanh tẩy và vững mạnh, sự ngây ngất không còn xảy ra nữa. (Muốn biết thêm về
sự ngây ngất, tìm đọc cuốn Interior Castle [Thành Trì Nội Tâm] của Thánh
Têrêsa Avila, và cuốn Dark Night of the Soul [Ðêm Tối của Linh Hồn] của Thánh
Gioan Thánh Giá.)
Lời
Trích
Nhiều
người ngay nay không thấy giá trị của sự đau khổ. Thánh Maria Mađalêna Pazzi
khám phá ra ơn cứu độ trong sự đau khổ. Khi đi tu, ngài ao ước chịu đau khổ
vì Ðức Kitô trong suốt cuộc đời. Lời di chúc của thánh nữ để lại cho các nữ
tu trong dòng là: "Ðiều sau cùng tôi muốn xin các chị -- và tôi xin
vì danh Chúa Giêsu Kitô -- đó là các chị chỉ yêu thương một mình Người, hoàn
toàn tín thác vào Người và khuyến khích lẫn nhau tiếp tục chịu đau khổ vì yêu
thương Người."
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét