Một hành động đã đến lúc của Thánh Bộ Giáo Lý
Đức Tin
6/8/2012
6/8/2012
Trong mọi điểm yếu của nền thần học luân lý Công
Giáo trước Vatican II, điểm yếu đó chính là việc thiếu nhất quán đối với giáo
thuyết đã định hình của Giáo Hội về các vấn đề tính dục và hôn nhân.
Ai trong chúng ta cũng biết: sau Công Đồng, chuyện gì đã xẩy ra. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người vào năm 1968. Một làn sóng bất đồng do các nhà thần học Công Giáo ồ ạt tạo ra trong Giáo Hội đối với phán quyết chính của thông điệp về luân lý. Vì phán quyết này không những liên kết với mạc khải thánh mà còn liên kết với các phương pháp lý luận cổ truyền về luân lý, nhất là giáo thuyết luân lý của Thánh Tôma Aquinô, nên nhiều phương pháp mới đã được thăm dò.
Thuyết duy hiệu (consequentialism) mà trong đạo đức học Công Giáo gọi là thuyết tỷ hiệu (proportionalism) được nhiều người lưu ý. Chỉ trong ít năm, những người ủng hộ phương pháp này ở Âu Châu và Mỹ, trong đó có nhiều nhà luân lý học nổi tiếng trong Giáo Hội, bắt đầu tra vấn địa vị độc tôn nơi các qui phạm luân lý chống lại thủ dâm, giao hợp bên ngoài hôn nhân, đồng tính luyến ái, ly dị và tái hôn.
Tổ mẫu không tranh cãi của các nhà đạo đức học bất đồng trong Công Giáo Mỹ chính là nữ giáo sư đạo đức học hồi hưu nhiều ảnh hưởng tại Phân Khoa Thần Học của Đại Học Yale và là một nữ tu của Dòng Thương Xót (Mercy), Margaret A. Farley. Nay đã là một người đàn bà có tuổi, nhưng bà từng là người tiên phong lên tiếng kêu gọi sự thay đổi trong Giáo Hội suốt nhiều thập niên qua. Vào năm 1984, bà vốn có chữ ký trên “Tuyên Bố Công Giáo về Đa Nguyên và Ngừa Thai” ồn ào một thời, với trọn trang quảng cáo trên tờ New York Times do tiền của tổ chức Các Người Công Giáo Chủ Trương Tự Do Chọn Lựa, một tổ chức nhằm yểm trợ cho ứng cử viên phó tổng thống phò chọn lựa là Geraldine Ferraro. Bà cũng từng huấn luyện và đặt vào các chức vụ khoa cử cả một thế hệ các nữ đạo đức học gia Công Giáo tài ba có cảm tình với phương pháp của bà và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ các kết luận của bà.
Ngày 4 tháng 6 vừa rồi, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (TBGLĐT) công bố một “Thông Báo” về cuốn “Just Love: A Framework for Christian Ethics” (Tình Yêu Chân Chính: Một Cái Khung Cho Nền Đạo Đức Học Kitô Giáo) xuất bản năm 2006 của Nữ Tu Farley. Bản Thông Báo này cho rằng cuốn sách của bà có những chủ trương trái ngược với giáo huấn Công Giáo, ít nhất về 5 điều: thủ dân, hành vi đồng tính, kết hợp đồng tính, bất khả tiêu của hôn nhân, ly dị và tái hôn. TBGLĐT “cảnh báo các tín hữu” rằng: cuốn sách của Nữ Tu Farley không nhất quán với giáo huấn Công Giáo, và do đó, không được sử dụng nó cách hợp pháp như là một biểu thức của đức tin Công Giáo trong các thừa tác như “huấn đạo và đào tạo, hay đối thoại đại kết và liên tôn”.
Ai trong chúng ta cũng biết: sau Công Đồng, chuyện gì đã xẩy ra. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người vào năm 1968. Một làn sóng bất đồng do các nhà thần học Công Giáo ồ ạt tạo ra trong Giáo Hội đối với phán quyết chính của thông điệp về luân lý. Vì phán quyết này không những liên kết với mạc khải thánh mà còn liên kết với các phương pháp lý luận cổ truyền về luân lý, nhất là giáo thuyết luân lý của Thánh Tôma Aquinô, nên nhiều phương pháp mới đã được thăm dò.
Thuyết duy hiệu (consequentialism) mà trong đạo đức học Công Giáo gọi là thuyết tỷ hiệu (proportionalism) được nhiều người lưu ý. Chỉ trong ít năm, những người ủng hộ phương pháp này ở Âu Châu và Mỹ, trong đó có nhiều nhà luân lý học nổi tiếng trong Giáo Hội, bắt đầu tra vấn địa vị độc tôn nơi các qui phạm luân lý chống lại thủ dâm, giao hợp bên ngoài hôn nhân, đồng tính luyến ái, ly dị và tái hôn.
Tổ mẫu không tranh cãi của các nhà đạo đức học bất đồng trong Công Giáo Mỹ chính là nữ giáo sư đạo đức học hồi hưu nhiều ảnh hưởng tại Phân Khoa Thần Học của Đại Học Yale và là một nữ tu của Dòng Thương Xót (Mercy), Margaret A. Farley. Nay đã là một người đàn bà có tuổi, nhưng bà từng là người tiên phong lên tiếng kêu gọi sự thay đổi trong Giáo Hội suốt nhiều thập niên qua. Vào năm 1984, bà vốn có chữ ký trên “Tuyên Bố Công Giáo về Đa Nguyên và Ngừa Thai” ồn ào một thời, với trọn trang quảng cáo trên tờ New York Times do tiền của tổ chức Các Người Công Giáo Chủ Trương Tự Do Chọn Lựa, một tổ chức nhằm yểm trợ cho ứng cử viên phó tổng thống phò chọn lựa là Geraldine Ferraro. Bà cũng từng huấn luyện và đặt vào các chức vụ khoa cử cả một thế hệ các nữ đạo đức học gia Công Giáo tài ba có cảm tình với phương pháp của bà và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ các kết luận của bà.
Ngày 4 tháng 6 vừa rồi, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (TBGLĐT) công bố một “Thông Báo” về cuốn “Just Love: A Framework for Christian Ethics” (Tình Yêu Chân Chính: Một Cái Khung Cho Nền Đạo Đức Học Kitô Giáo) xuất bản năm 2006 của Nữ Tu Farley. Bản Thông Báo này cho rằng cuốn sách của bà có những chủ trương trái ngược với giáo huấn Công Giáo, ít nhất về 5 điều: thủ dân, hành vi đồng tính, kết hợp đồng tính, bất khả tiêu của hôn nhân, ly dị và tái hôn. TBGLĐT “cảnh báo các tín hữu” rằng: cuốn sách của Nữ Tu Farley không nhất quán với giáo huấn Công Giáo, và do đó, không được sử dụng nó cách hợp pháp như là một biểu thức của đức tin Công Giáo trong các thừa tác như “huấn đạo và đào tạo, hay đối thoại đại kết và liên tôn”.
Trong bài trả lời được công bố, Nữ Tu Farley nói thẳng thừng rằng “Tôi không tranh cãi phán quyết cho rằng một số chủ trương chứa trong sách không phù hợp với giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo”. Tuy nhiên, bà muốn minh xác rằng “cuốn sách không nhằm nói lên giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo mà cũng không chủ yếu nhằm chống lại giáo huấn ấy. Đây là hai loại hoàn toàn khác nhau”. Nói cách khác, “giáo huấn chính thức hiện nay của Công Giáo” chẳng ăn nhằm gì với cái khung của bà về đạo đức học tính dục.
Như thế thì tại sao TBGLĐT lại lưu tâm tới cuốn sách của bà? Vì bà là một trong các nhà đạo đức học Công Giáo nổi bật nhất của Mỹ, một thành viên của một hội dòng nữ Công Giáo nhiều ảnh hưởng, và từng là cựu chủ tịch của Hội Thần Học Gia Công Giáo Mỹ. Các nhà khoa bảng coi bà là một học giả Công Giáo. Và các công trình của bà được xem là các đóng góp cho nền bác học Công Giáo. Bà và các đồng nghiệp cùng chí hướng như bà muốn vạch ra một sự khác biệt giữa “giáo huấn chính thức hiện nay” và truyền thống phong phú muôn thuở của nền thần học Công Giáo, một nền thần học mà họ tự hào đang đóng góp vào. Đức hồng y chủ tịch TBGLĐT hiểu rất rõ rằng Nữ Tu Farley được nhiều người coi là một thành viên can đảm, nhìn xa và hết sức ngay thẳng của cộng đồng thần học Công Giáo. Và quả tình bà được trình bày như thế đối với các sinh viên mới và đầy non nớt trong thế giới nói tiếng Anh.
Lá thư được Chủ Tịch Hội Dòng của Nữ Tu Farley, tức Nữ Tu Pat McDermott, RSM, công bố nhằm phản đối Thông Báo của TBGLĐT, cho thấy rất rõ: Nữ Tu Farley muốn được coi là một học giả Công Giáo. “(Bà là một) thành viên rất đáng kính và được quí trọng của Hội Nữ Tu Thương Xót Mỹ”; “từng dậy men cho Hội Nữ Tu Thương Xót Mỹ và làm giầu cho toàn thể Giáo Hội”; “đang tận tâm cố gắng dùng kinh nghiệm phong phú riêng để trình bày khả năng đào luyện của truyền thống Công Giáo”; “luôn trung thành với truyền thống đức tin và các cam kết của mình”; “là một nhà giáo phi thường và là một thừa tác viên mục vụ luôn dấn thân sâu sắc đối với Tin Mừng và bước chân theo Chúa Giêsu Kitô”…
Để độc giả có một thoáng nhìn về các lý do khiến TBGLĐT đến lúc phải lên tiếng, xin trích dẫn một số đoạn trong cuốn “Just Love” của Nữ Tu Farley:
Về thủ dâm: “Thủ dâm… thường không nêu lên bất cứ vấn nạn luân lý nào… Chắc chắn có trường hợp nhiều phụ nữ… thấy tự gây khoái cảm cho mình là điều rất tốt, đặc biệt có lẽ vì họ khám phá ra khả năng có thể tự gây khoái cảm cho chính mình, một điều mà nhiều người trong số họ không cảm nghiệm được hay thậm chí không hề biết gì trong liên hệ tính dục bình thường với chồng hay người yêu. Theo cách đó, ta có thể kết luận thủ dâm thực sự phục vụ mối liên hệ chứ không gây hại cho nó” (tr. 236).
Về sinh hoạt đồng tính: "Quan điểm riêng của tôi… là: ta có thể biện minh cho các liên hệ và sinh hoạt đồng tính theo cùng một đạo đức học tính dục như các liên hệ và sinh hoạt dị tính. Cho nên, ta có thể và nên tôn trọng những người có xu hướng đồng tính cũng như các sinh hoạt của họ, bất kể họ có hay không có khả năng chọn lựa cách khác” (tr. 295).
Về hôn nhân đồng tính: "Hiện nay, một trong các vấn đề khẩn trương nhất của công luận Mỹ là hôn nhân với người đồng giới tính, tức là ban cấp việc thừa nhận về xã hội và tư cách pháp lý cho những cuộc kết hợp giữa các cặp đồng tính bất luận nam hay nữ giống như các cuộc kết hợp giữa những người dị tính” (tr. 293).
Về việc giải phẫu đổi giới tính: "Khi những người chuyển giới tính muốn thay đổi bản sắc xác thân, bằng cách giải phẫu hay cách khác, họ làm thế không nhằm thay đổi bản sắc sâu xa của bản ngã họ; họ tự hiểu họ muốn trở nên chính họ một cách toàn diện hơn mà thôi. Tôi nhớ đến một cảnh hết sức cảm động trong cuốn phim ‘
TBGLĐT kết thúc bản Thông Báo bằng các lời lẽ sau đây: “Thánh Bộ muốn khuyến khích các thần học gia theo đuổi các trách vụ nghiên cứu và giảng dạy một nền thần học luân lý hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của giáo thuyết Công Giáo”. Người ta sợ rằng các cô gái ở Đại Học Yale tiếp tục làm ngơ lời kêu gọi này.
Zenit 6/6/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét