08/01/2014
Thứ Tư Sau Lễ Hiển Linh
Bài
Ðọc I: 1 Ga 4, 11-18
"Nếu
chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải
thương yêu nhau. Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu
nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta đã được
tuyệt hảo. Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong
chúng ta là Người đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta đã thấy và chứng
nhận rằng Chúa Cha đã sai Con Mình làm Ðấng Cứu Thế. Ai tuyên xưng Ðức Giêsu là
Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở trong người ấy và người ấy ở trong Thiên Chúa.
Còn chúng ta, chúng ta đã biết và tin nơi tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng
ta.
Thiên
Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa
ở trong họ. Do đó, tình yêu của Thiên Chúa đã trọn vẹn đối với chúng ta, để
chúng ta tin tưởng trong ngày phán xét, vì Người thế nào, thì chúng ta cũng thế
ấy ở thế gian này. Nơi tình thương không có sự sợ hãi, nhưng tình thương trọn
lành thì loại bỏ sợ hãi ra ngoài, vì sợ hãi mang theo hình phạt, và người nào sợ
hãi thì không hoàn hảo trong tình thương.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 71, 2. 10. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa,
muôn dân khắp mặt đất sẽ thờ lạy Chúa (c. 11).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính
cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo
khó cách chính trực. - Ðáp.
2)
Các vua xứ Tác-xi và quần đảo sẽ mang lễ vật đến, các vua xứ Ả-rập và Saba sẽ
đem triều cống lễ vật. - Ðáp.
3)
Vì Người sẽ cứu thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh
không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu
thoát mạng sống kẻ cùng khổ. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Thiên Chúa đã sai tôi đi rao giảng tin mừng cho hạng nghèo khó, báo
tin cho tù nhân được phóng thích. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 6, 45-52
"Họ
thấy Người đi trên mặt biển".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Khi
năm ngàn người đã được ăn no), Chúa Giêsu liền giục các môn đệ xuống thuyền,
qua bờ bên kia trước mà đến Bếtsai-đa, đang khi Người giải tán dân chúng. Giải
tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, thuyền đã ra giữa biển, còn
Người thì một mình ở trên đất. Khoảng canh tư đêm tối, Người thấy họ khó nhọc
chèo chống vì ngược gió, Người đi trên mặt biển mà đến với họ, và Người muốn vượt
qua trước họ. Họ thấy Người đi trên mặt biển, thì tưởng là ma, nên la hoảng
lên. Vì ai nấy đều thấy Người và hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng:
"Hãy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ". Rồi Người lên thuyền họ, và
gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, vì họ chưa hiểu gì về vấn đề
bánh: lòng họ còn mù tối.
Ðó
là lời Chúa.
Thứ
Tư sau Chúa nhật Lễ Chúa hiển linh
Mc
6,45-52
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã xuống thế làm người để giao
hòa trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống Nước trời giữa nhân
loại chúng con. Chúa đến trần gian để ban nguồn ơn cứu độ và bình an, hạnh phúc
cho muôn loài thọ tạo. Xin giúp chúng con luôn vững lòng cậy trông vào Chúa dù
bước đi trong những khó khăn của giòng đời.
Lạy Chúa, cuộc đời con người thường
được ví như cuộc ra khơi đầy sóng gió. Con thuyền cuộc đời cứ chòng chành khiến
chúng con sợ hãi muốn buông trôi theo vòng xoáy của tiền tài, danh vọng hay lạc
thú. Có biết bao sự dữ bủa vây tư bề, tưởng như Chúa đã bỏ rơi chúng con. Có
biết bao nỗ lực đến vô vọng trước bao nguy khốn, khiến chúng con đánh mất niềm
tin nơi bản thân. Xin Chúa hãy giúp chúng con tin tưởng vào tình thương của
Chúa, Một tình thương bền vững như lời Chúa đã từng nói: "cho dù cha mẹ có
bỏ con, nhưng tình Chúa sẽ theo con suốt cuộc đời". Xin giúp chúng con
đừng bao giờ tuyệt vọng trước những sóng gió cuộc đời, nhưng luôn hy vọng vì
một ngày mai tươi sáng mà Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu trong cuộc đời chúng
con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, các môn đệ
Chúa năm xưa đã khó nhọc khi phải chèo chống một mình. Nhưng khi có Chúa, sóng
gió im lặng. Thuyền đến bến bình an. Xin cho chúng con biết nương tực vào Chúa
trong cuộc sống hôm nay. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh
Bài đọc: I Jn 4:11-18; Mk
6:45-52.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tình yêu hòan hảo lọai
trừ sự sợ hãi.
Con
người sợ nhiều thứ trong cuộc đời: sợ mất những gì đang sở hữu, sợ đau vì phải
chịu đủ thứ bệnh tật, sợ ma quỉ, sợ chết, và sợ bị Thiên Chúa phạt. Những nỗi sợ
hãi này làm con người trở nên nhát đảm, không dám sống và làm chứng cho sự thật.
Sợ hãi tự nó không xấu, nhưng nếu sau khi được thuyết phục bởi lý trí không nên
sợ, mà con người vẫn sợ, lúc đó sợ hãi trở thành tội. Khi nào con người không
còn sợ hãi nữa, lúc đó con người mới thực sự biết sống. Các Bải Đọc hôm nay
xoay quanh tình yêu và sợ hãi.
Trong
Bài Đọc I, Thánh Gioan quả quyết: “Tình yêu hòan hảo lọai trừ sự sợ hãi.” Nếu
con người thực sự tin vào tình yêu Thiên Chúa, con người sẽ không sợ hãi bất cứ
điều gì, vì Thiên Chúa hằng yêu thương, quan tâm, và săn sóc mọi sự cho con người.
Trong Phúc Âm, các môn đệ sợ bị chìm thuyền vì gió bão, các ông sợ vì có người
đi cạnh thuyền như bóng ma; nhưng Chúa Giêsu củng cố niềm tin của các ông: “Cứ
yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Tình yêu hòan hảo là tình yêu Thiên Chúa.
1.1/
Hai điều kiện để có được Thiên Chúa:
(1)
Tin Đức Kitô đến từ Thiên Chúa: Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho con người về tình yêu
Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con
của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Jn 3:16). Trong Bài Đọc
hôm nay, Thánh Gioan làm chứng lại điều này: “Phần chúng tôi, chúng tôi đã
chiêm ngưỡng và làm chứng rằng: Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu
độ thế gian.” Và ngài còn đẩy xa hơn: “Hễ ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên
Chúa, thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa.”
Điều này hiển nhiên, vì Cha và Con không thể tách rời nhau, hễ có Cha là có
Con; vì thế, khước từ Đức Kitô là khước từ tình yêu Thiên Chúa.
(2)
Giữ giới luật yêu thương Đức Kitô dạy: Khi một người đã có tình yêu Thiên Chúa ở lại trong
lòng, họ không thể sống ngược lại với sự thúc đẩy của tình yêu này: “Ai ở lại
trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.”
Hệ quả là người ấy sẽ dùng đủ mọi cách để đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa, và
yêu thương anh em như Thánh Gioan khuyên nhủ: “Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa
đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Thiên Chúa
chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau,
thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo.” Gioan mặc khải cho chúng ta một khía cạnh khác của tình yêu khi ngài nói: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thánh Thần Người cho chúng ta.” Chúng ta đã nói trong đọan trên: hễ có Con là có Cha, vì Cha-Con không thể tách rời nhau. Ở đây, chúng ta nhận diện ra vai trò của Ngôi Ba Thiên Chúa; hễ có Cha và Con, là cũng có cả Thánh Thần; vì Ba Ngôi Thiên Chúa không thể tách rời nhau. Thánh Thần là tình yêu liên kết giữa Cha và Con.
thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo.” Gioan mặc khải cho chúng ta một khía cạnh khác của tình yêu khi ngài nói: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được rằng chúng ta ở lại trong Người và Người ở lại trong chúng ta: đó là Người đã ban Thánh Thần Người cho chúng ta.” Chúng ta đã nói trong đọan trên: hễ có Con là có Cha, vì Cha-Con không thể tách rời nhau. Ở đây, chúng ta nhận diện ra vai trò của Ngôi Ba Thiên Chúa; hễ có Cha và Con, là cũng có cả Thánh Thần; vì Ba Ngôi Thiên Chúa không thể tách rời nhau. Thánh Thần là tình yêu liên kết giữa Cha và Con.
1.2/
Tình yêu hòan hảo lọai trừ sự sợ hãi: Tình yêu hòan hảo là tình yêu Thiên Chúa; khi con
người đã có được tình yêu Thiên Chúa, con người không nên sợ hãi gì cả, vì:
(1)
Thiên Chúa uy quyền: Ngài
có thể làm mọi sự, và Đức Kitô đã chiến thắng tất cả quyền lực trong vũ trụ
này, ngay cả quyền lực của ác thần và sự chết.
(2)
Thiên Chúa yêu thương: Ngài
trung thành yêu thương tới cùng; vì thế, chúng ta không sợ Ngài sẽ đổi ý, nhưng
sợ chính chúng ta sẽ đổi ý mà thôi. Thánh Gioan khuyên con người không nên sợ
ngay cả Ngày Phán Xét: “Dựa vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng
ta, đó là chúng ta có thể tự tin trong Ngày Phán Xét, vì Đức Giêsu thế nào thì
chúng ta cũng như vậy ở thế gian này.”
Nếu
một Thiên Chúa uy quyền có thể làm mọi sự và yêu thương đến độ ban Người Con Một
để cứu chuộc con người, chúng ta không còn bất cứ lý do nào để sợ hãi, như
Gioan nói: “Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ
sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình
yêu hoàn hảo.”
2/
Phúc Âm:
"Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"
2.1/
Chúa Giêsu có uy quyền trên gió bão: Ngay sau Phép Lạ “Bánh hóa nhiều,” là Phép Lạ “Đi
trên biển và truyền sóng gió phải im lặng.” Thánh Marco tường thuật: “Lập tức,
Đức Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia về phía thành Bethsaida
trước, trong lúc Người giải tán đám đông. Sau khi từ biệt các ông, Người lên
núi cầu nguyện. Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chỉ còn một mình
Người ở trên đất. Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên
vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông.” Khi Người
lên thuyền với các ông, sóng gió lặng im. Theo trình thuật, Chúa Giêsu, tuy lên
núi cầu nguyện, nhưng mắt Ngài không quên theo dõi các ông. Khi thấy các ông
lâm nguy, Ngài đến và giúp các ông thóat khỏi nguy hiểm của gió bão.
2.2/
Các Tông-đồ sợ hãi: Là
con người, các ông lo sợ tất cả những gì đe dọa đến sự sống. Trình thuật hôm
nay tường thuật 2 nỗi lo sợ của các ông:
(1)
Sức mạnh của gió bão: là
nỗi lo sợ cho những người sống về nghề thuyền chài. Gió bão có thể làm thuyền
chìm và lấy đi mạng sống con người. Hồ Galilee được nhiều người gọi là Biển Hồ
vì kích thước to lớn của nó (21km/13km/204m).
(2)
Quyền lực của ma quỉ: Cộng
với nỗi lo sợ gió bão là nỗi lo sợ ma quỉ. Người Do-Thái tin quyền lực của ma
quỉ, và Chúa Giêsu đã nhiều lần trục xuất quỉ ra khỏi con người. Các ông nhìn
ra Chúa, nhưng không thể hiểu một người mà có uy quyền đi trên mặt nước; vì thế,
“khi các ông thấy Người đi trên mặt biển, lại tưởng là ma, thì la lên. Quả thế,
tất cả các ông đều nhìn thấy Người và đều hoảng hốt.”
2.3/
Chúa Giêsu trấn an các Tông-đồ: Người bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"
Một khi có Chúa Giêsu đồng hành, con người sẽ không phải sợ hãi bất cứ một quyền
lực nào: sóng gió phải yên lặng, ma quỉ phải nghe lời, điều không thể trở thành
có thể.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta sợ hãi nhiều thứ và chưa có bình an, vì chúng ta chưa sở hữu và chưa
tin tưởng hòan tòan nơi tình yêu của Thiên Chúa.
-
Để có được tình yêu Thiên Chúa, chúng ta phải tin tưởng hòan tòan nơi Đức Kitô
và giữ các giới răn của Ngài, nhất là giới luật yêu thương.
-
Sợ hãi là khuynh hướng tự nhiên của con người; nhưng tình yêu Thiên Chúa sẽ
giúp chúng ta vượt qua mọi sợ hãi trong cuộc đời, để có thể sống bình an và đạt
được ý nghĩa của cuộc sống.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc 6,45-52
A. Hạt giống...
- Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu “lập
tức bắt các môn đệ xuống thuyền” đi nơi khác. Chi tiết này có nhiều ý
nghĩa : a/ Còn phải loan Tin Mừng cho nhiều nơi khác nữa ; b/ Việc
các môn đệ ở lại nơi đã xảy ra phép lạ hóa bánh ra nhiều có thể là một nguy
hiểm vì nó trói buộc các ông trong sự quyến luyến những lời khen ngợi và tình
cảm biết ơn của những người đã được ăn bánh.
- Phần Chúa Giêsu thì “Ngài lên núi cầu
nguyện” : sau một giai đoạn hoạt động ồn ào và mệt mỏi, Chúa thấy cần phải
cầu nguyện để múc thêm sức mạnh siêu nhiên.
- Phần tiếp theo là câu chuyện Chúa Giêsu đi trên
mặt nước. Đây cũng là một phép lạ nữa mà ý nghĩa có liên hệ tới ý nghĩa phép lạ
hóa bánh ra nhiều (câu 52 cho thấy sự liên hệ đó : các môn đệ bàng hoàng
trước việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển “vì các ông đã không hiểu ý nghĩa phép
lạ bánh hóa ra nhiều”). Ý nghĩa việc này là : Chúa Giêsu là Môsê mới. Ngày
xưa Môsê đã cho dân do thái ăn manna, Chúa Giêsu cũng vừa làm như vậy ;
ngày xưa Môsê đưa dân do thái qua Biển mà vẫn khô chân, bây giờ Chúa Giêsu đi
trên mặt biển cách an toàn.
B.... nẩy mầm.
1. Sứ mạng của các môn đệ là loan Tin Mừng khắp
nơi. Bởi đó mặc dù sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng quyến luyến mến
phục các môn đệ, Chúa cũng “bắt” họ “lập tức” rời nơi đó để đi đến các nơi
khác. Nếu tình cảm nhân loại tự nhiên mà cản trở sứ mạng của chúng ta, thì dù
nó có chính đáng đi nữa, ta cũng không nên quá quyến luyến để nó trở thành bận
vướng.
2. Cuộc hành trình của các môn đệ (và của chúng
ta) đôi khi khó khăn nguy hiểm như đang đi trong bão táp. Cảm giác tự nhiên là
hoảng sợ như đang gặp ma. Nhưng nếu biết có Chúa đang đồng hành thì ta sẽ yên
tâm. “Thầy đây, đừng sợ”.
3. Bão táp diễn ra khi các môn đệ đi thuyền qua
“bờ bên kia”, tức là qua vùng đất của dân ngoại. Cơn bão này tượng trưng cho
những khó khăn nguy hiểm trong việc loan Tin Mừng cho lương dân. Nỗi sợ của các
môn đệ cũng là nỗi e ngại sợ sệt của các nhà truyền giáo khi đứng trước vùng
đất lạ của lương dân. Lời Chúa Giêsu trấn an các môn đệ xưa cũng là Lời Ngài trấn
an chúng ta ngày nay : “Thầy đây dừng sợ”.
4. Một người hành hương gặp bệnh dịch đang vào
Baghdad. Anh hỏi bệnh dịch : “Mi định làm gì ở đó ?”
- Tôi sẽ giết 5000 người.
Người hành hương rùng mình và thay đổi dự định.
Tuy nhiên, ít lâu sau anh gặp một người từ trong thành phố bị nạn dịch đó và
được biết không phải 5000 nhưng là 50.000 người chết.
Liền sau đó anh lại gặp bệnh dịch đang đi tới một
thành phố khác. Ông buộc tội : “Anh nói láo. Anh nói sẽ chỉ giết 5000 người
thôi mà”.
Bệnh dịch giải thích cách vui vẻ : “Tôi chỉ giết
có 5000 người. Số còn lại chết vì hoảng sợ” (Góp nhặt).
Nỗi sợ gây thiệt hại nhiều hơn những hiểm nguy có
thực.
5. “Cứ bình tĩnh. Thầy đây mà ! Đừng
sợ !” (Mc 6,50)
Tôi thường tan học và trở về nhà vào khoảng 9 giờ
tối. Tối nay trời mưa gió. Bất chợt tôi nghe có tiếng một người đàn ông bên
cạnh : “Đi chậm lại. Ướt hết rồi !”. Tôi sợ hãi và càng đạp xe nhanh
hơn. Về đến nhà tôi mới biết người ấy chính là đứa em trai của tôi. Tôi rất cảm
động trước sự quan tâm của nó.
Các tông đồ cũng đã trải qua một phen bàng hoàng
sửng sốt trước khi nhận ra Chúa đã đến cứu giúp mình khi hoạn nạn. Những lúc
thất bại hay khổ đau, dường như tôi không thấy Chúa đâu cả. Nhưng thực sự Ngài
vẫn ở bên tôi, và khi cần, Ngài sẵn sàng ra tay trợ giúp.
Lạy Chúa, xin cho con luôn nhận ra sự hiện diện
của Ngài trong cuộc sống. Và khi gặp thử thách gian truân, xin cho con nghe
được tiếng Chúa khích lệ “ Cứ an tâm. Thầy đây mà. Đừng sợ !”. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
08/01/14 THỨ TƯ SAU LỄ HIỂN LINH
Mc 6,45-52
Mc 6,45-52
MỞ RA ĐỂ ĐÓN LẤY CHÚA KITÔ
Chúa Giêsu bảo các ông :”Cứ
yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”
(Mc 6,50b)
Suy niệm: Biển sâu, đêm đen, gió ngược là những hình ảnh
nói lên hoàn cảnh các môn đệ đang phải vất vả chống chọi với những mãnh lực và
cạm bẫy của thế gian, ma quỷ. Bị bủa vây giữa muôn vàn nguy hiểm nhưng các ông
dường như không ý thức; còn khi trông thấy Chúa đi trên biển để đến với các
ông, các ông lại kinh hoảng vì tưởng Chúa là quỷ ma hiện hình. Trước sự sợ hãi
của các môn đệ, Chúa Giêsu đã lên tiếng trấn an các ông: “Chính Thầy đây, đừng sợ!” Chúa muốn dạy các ông biết nhận ra Chúa giữa
muôn vàn cạm bẫy của biển cả thế gian và biết tín thác vào Chúa là nguồn sức
mạnh giúp các ông vượt thắng mọi sợ hãi.
Mời Bạn: Sợ
là phản ứng tự nhiên của bản năng con người khi họ cảm thấy sự an toàn, sự sống
còn của bản thân mình bị đe doạ. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy sự an toàn bền
vững nơi Đức Kitô, là Đấng đã nói với chúng ta “Đừng sợ!” Chân phước Giáo hoàng
Gioan Phaolô II giải thích: “Anh chị em đừng sợ! Hãy mở ra,
mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô!” “Mở ra” để “đón lấy” là hai hành động thiết
yếu của đời sống đức tin. Có “mở ra” mới có thể “đón lấy” Chúa Kitô, là nguồn
sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi nỗi sợ hãi của con người.
Sống Lời Chúa: Dù
bạn rất bận rộn, ngày nào bạn cũng dành thời gian suy niệm Lời Chúa, nhất là
khi bạn đang phải chiến đấu với cám dỗ, thử thách.
Cầu nguyện: Xin giúp con luôn biết hướng lòng về Chúa, luôn nhận ra Chúa đang
cùng đồng hành với con giữa những đau khổ, thử thách của cuộc đời, để con không
còn sợ hãi trước bất cứ nghịch cảnh nào và bước đi trong ánh sáng của Chúa.
SUY NIỆM
ƠN CHÚA VÀ CUỘC SỐNG
Gần đây có hai người mà khi nhớ đến họ làm cho
tôi suy nghĩ thật nhiều về ơn Chúa và cuộc sống của họ.
Người thứ nhất là một linh mục trong Giáo hạt của
tôi. Cha là người mà bác sĩ đã báo cho biết để chuẩn bị cho cái chết sắp đến vì
căn bệnh nguy hiểm. Thế mà giờ đây Cha vẫn hăng say trong việc mục vụ và khao
khát được cống hiến. Cha vẫn sống như người không bị bệnh tật nguy hiểm gì.
Người thứ hai là một tân tòng trong họ đạo của
tôi. Anh này cũng bị bác sĩ ở bệnh viện cho về nhà để chuẩn bị chết. Nghĩa là,
chỉ cần rút ống thở Oxy là chết, và người trong khu xóm đã đến đọc kinh giữ
linh hồn cho anh. Vậy mà bây giờ anh mạnh khỏe và trở lại công sở để làm việc.
Qua việc chứng kiến tận mắt cuộc sống của Linh
mục và người tân tòng, tôi nghĩ đến ơn Chúa đã hoạt động trong cuộc đời của họ.
Quả thật, chỉ có ơn Chúa mới giúp họ vượt qua bệnh tật, chỉ có ơn Chúa mới giúp
họ tìm lại sự sống trong cái chết.
Bài tin mừng hôm nay lại là một minh chứng cho sự
hiện diện của Chúa. Ở đâu có Chúa ở đó có bình an vì Chúa sẽ dẹp yên bão tố và
sợ hãi.
Mỗi người sống trên đời cũng giống như đi trên
biển cả mênh mông. Biển đời cũng đầy dẫy sóng gió, hiểm nguy. Cuộc đời tôi cũng
trải qua những lúc chao đảo và lo sợ về thất bại, đau khổ, và khi gặp thử thách
gian nan.
Lạy Chúa, khi vui cũng như lúc buồn. Xin cho con
luôn biết nhớ đến Chúa. Xin cho con biết đặt trọn niềm tin vào Chúa để con luôn
sống trong bình an của Chúa. Amen.
Đến
với các ông
Chúng ta cần làm quen với những kiểu tỏ mình khác
thường của Chúa. Ngài đến với ta vào lúc không ngờ, dưới những dáng dấp kỳ lạ.
Suy
niệm:
Bài
Tin Mừng hôm qua cho thấy Đức Giêsu tỏ mình cho dân chúng
như
một người mục tử lo cho nhu cầu vật chất và tinh thần của đoàn chiên.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tỏ mình cho riêng các môn đệ.
Ngài
xuất hiện như người có uy quyền trên biển cả và cuồng phong.
Sau
phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giêsu trả lại sự lặng lẽ cho vùng hoang địa.
Ngài
bắt buộc các môn đệ lên thuyền sang bờ bên kia trước,
Còn
Ngài thì đi giải tán đám đông cuồng nhiệt muốn tôn Ngài làm vua.
Hãy
lắng nghe sự tĩnh lặng của nơi hoang vu này, của núi và đất.
Chỉ
còn lại một mình Đức Giêsu, sẵn sàng bước vào cuộc trò chuyện với Cha.
Hãy
cảm được sự lắng xuống của tâm hồn Ngài, sau một thành công vang dội.
Đức
Giêsu chìm sâu trong cầu nguyện với Cha,
nhưng
Ngài vẫn biết điều gì đang xảy ra cho môn đệ.
Ngài
đang ở trên mặt đất vững vàng,
còn
họ phải lênh đênh giữa biển, vất vả chèo chống vì gió ngược.
Hãy
chiêm ngắm cách tỏ mình đặc biệt của Đức Giêsu cho các môn đệ.
Ngài
“đến với các ông” vào lúc trời gần sáng, lúc chưa thấy rõ mặt người.
Ngài
đến khi các môn đệ đã qua một đêm mệt mỏi, vắng Thầy.
Ngài
đến một cách khác thường bằng cách đi trên mặt nước biển
Ngài
đến khiến các ông nhìn thấy tưởng là ma, hoảng hốt la lên.
Ngài
đến đem lại bình an: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”
Ngài
bước vào con thuyền của các ông, và trời lặng gió.
Chúng
ta cần làm quen với những kiểu tỏ mình khác thường của Chúa.
Ngài
đến với ta vào lúc không ngờ, dưới những dáng dấp kỳ lạ.
Chúng
ta phải có khả năng nhận ra khuôn mặt Ngài trong bóng tối lờ mờ,
giữa
những thất bại, nhọc nhằn, giữa những cô đơn, sợ hãi.
Ngài
đến đem bình an mà ta tưởng là yêu ma.
Biết
bao lần ta gặp gió ngược trong đời,
nỗ
lực nhiều nhưng tiến tới chẳng bao nhiêu.
Nhưng
kinh nghiệm một mình với gió ngược mà không có Thầy ở bên
cũng
là một kinh nghiệm đáng quý.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
xin
cho con nhìn thấy sự hiện diện của Chúa
ở
bên con dưới muôn ngàn dáng vẻ.
Chúa
hiện diện lặng lẽ
như
tấm bánh nơi nhà Tạm,
nhưng
Chúa cũng ở nơi những ai nghèo khổ,
những
người sống không ra người.
Chúa
hiện diện sống động nơi vị linh mục,
nhưng
Chúa cũng có mặt ở nơi hai, ba người
gặp
gỡ nhau để chia sẻ Lời Chúa.
Chúa
hiện diện nơi Giáo Hội
gồm
những con người yếu đuối, bất toàn,
và
Chúa cũng ở rất sâu
trong lòng từng Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con thấy Chúa
đang tạo dựng cả vũ trụ
và đang đưa dòng lịch sử
này về với Chúa.
Xin cho con gặp Chúa nơi
bất cứ ai là người
vì họ có cùng khuôn mặt
với Chúa.
Xin
cho con khám phá ra
Chúa
đang hẹn gặp con
nơi
mọi biến cố buồn vui của đời thường.
Ước
gì con thấy Chúa ở khắp nơi,
thấy
đâu đâu cũng là nhà của Chúa.
Và
ước gì con đừng bỏ lỡ bao cơ hội gặp Chúa
trên
bước đường đời của con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8
THÁNG GIÊNG
Đức Kitô Xua Tan
Đêm Tối
Tuy
nhiên, Giê-ru-sa-lem của cuộc Hiển Linh không phải chỉ là Giê-ru-sa-lem của
Hê-rô-đê thời ấy. Trong viễn tượng của Thiên Chúa, đó cũng là Giê-ru-sa-lem của
các ngôn sứ nữa.
Trong
thành Thánh, chứng từ của những người báo trước về cuộc xuất hiện của Đấng Cứu
Tinh được bảo tồn xuyên qua bao thế kỷ dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
Ngôn sứ Mi-ca nói về cuộc sinh hạ của Vua Cứu Độ ở Bê-lem, chẳng hạn. Nhất là
Isaia, vị ngôn sứ của Đấng Mêsia, cống hiến một lời chứng thật độc đáo về cuộc
Hiển Linh: “Bừng sáng lên, Giê-ru-sa-lem hỡi! Aùnh sáng của ngươi đã đến, và
vinh quang Chúa chiếu tỏa trên ngươi. Hãy nhìn xem, màn đêm bao trùm mặt đất và
mây mù che phủ các dân! Nhưng Chúa giọi ánh sáng trên ngươi và vinh quang Người
xuất hiện nơi ngươi.” (Is 60, 1 – 2)
Sấm
ngôn này của Isaia diễn tả tuyệt vời nội dung của Lễ Hiển Linh. Vinh quang của
Đức Kitô phủ ngập thành Thánh Giê-ru-sa-lem. Người xua tan bóng tối và soi giọi
ánh sáng của Người trên dân Người.
Rồi,
Isaia tiên báo rằng mọi dân tộc đang sống trong bóng tối sẽ tuôn về thành Thánh
của Thiên Chúa: “Các dân nước sẽ bước đi trong ánh sáng của ngươi, và các vua
chúa sẽ được ánh quang ngươi đưa dẫn. Hãy hướng mắt nhìn xem, tất cả tụ tập để
đến với ngươi: Các con trai ngươi từ xa kéo đến, và các con gái ngươi trên cánh
tay bảo mẫu” (Is 60, 3 – 5). Mô tả lạ lùng ấy của Isaia lần đầu tiên được chứng
thực trọn vẹn bằng cuộc xuất hiện tại Giê-ru-sa-lem của các nhà thông thái từ
phương Đông tới.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 08-01
1Ga 4, 11-18; Mc 6, 45-52.
LỜI SUY NIỆM: “Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược”
Chúa Giêsu vừa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi
dân, Chúa sợ các Tông Đồ nuôi mộng lớn về quyền lực, nên Chúa đã buộc các ông
phải rời bỏ nơi ấy mà sang bên bờ bên kia. Các ông đã vâng lời Người. Nhưng
trên đường băng qua bên kia bờ; đêm tối đến, các ông đã gặp gió ngược, nên vất
vả trong việc chèo chống. Chúa Giêsu đứng trên bờ, Ngài nhìn thấy và Ngài đến với
các ông và gió lặng. Trong đời sống của người Kitô hữu luôn có những cơn gió
ngược, nhưng phải tin mọi sự Chúa đang nhìn thấy và Chúa đến để đem lại bình an
cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêu, trong gia đình chúng con, cũng có những
cơn gió ngược làm chao đảo đời sống trong gia đình. Xin cho chúng con vững tin
vào Chúa, bởi Chúa luôn nhìn thấy và ở giữa chúng con với tình yêu thương của
Chúa.
Mạnh
Phương
08 Tháng Giêng
Sứ Giả Hòa Bình
Thánh
Phanxico Assisi, vị sứ giả Hòa Bình, không những đã có một tình bác ái cao độ đối
với con người, Ngài còn trải dài tinh yêu thương ấy đến cả muôn vật, cỏ cây.
Cây
cỏ gợi lại cho Thánh nhân chính Cây thập giá của Chúa Giêsu, do đó, Thánh nhân
cảm thấy thương tâm vô cùng mỗi khi có người hành hạ cây cỏ. Ngài nói với người
làm vườn như sau: Anh hãy để lại một góc vườn nguyên vẹn. Ðừng sờ đến cây cỏ,
hãy để cho chúng sinh sôi nảy nở và lớn lên, ngay cả cỏ dại và hoa dại.
Mỗi
lần đi qua góc vườn ấy, Ngài bước đi nhẹ nhàng và cẩn thận để không sát hại bất
cứ một loại sâu bọ, côn trùng nào.
Gặp
người ta mang chiên và chim rừng ra chợ bán, Ngài mua hết để rồi phóng sinh
chúng.
Ngài
nói với chim chóc như sau: "Hỡi những người anh em nhỏ bé của tôi, anh em
phải ca ngợi Ðấng Tạo Hóa hơn ai hết, vì Ngài đã ban cho anh em bộ lông đẹp, giọng
hát hay cũng như lúa thóc anh em ăn thỏa thuê mà không phải gieo vãi".
Với
chú chó sói, thánh nhân nhắn nhủ: "Anh sói ơi, anh quả thật đáng chết, vì
anh đã cắn xé trẻ em. Anh hãy làm hòa với loài người. Từ nay, anh hãy ăn ở hiền
lành và mọi người sẽ cung cấp đầy đủ cho anh". Chú sói ấy đã cùng với
thánh nhân lên tỉnh và trở thành người bạn thân của các trẻ em ở Gubbio.
Một
con người có tâm hồn như thế quả thực xứng đáng được chọn làm sứ giả Hòa Bình
qua mọi thời đại.
Năm
1979, Ðức Gioan Phaolô II đã công bố Thánh Phanxico là quan thầy của những người
khởi xướng phong trào của những người bảo vệ môi sinh. Ngài nói trong phần mở đầu
sứ điệp Hòa Bình năm 1990 như sau: "Ngày nay, con người mỗi lúc một ý thức
rằng Hòa Bình của thế giới không những chỉ bị đe dọa vì cuộc chạy đua võ trang,
vì các xung đột giữa các vùng và những bất công liên tục giữa các dân tộc và quốc
gia, nhưng còn bởi vì thiếu tôn trọng đối với thiên nhiên nữa".
Ðức
Gioan Phaolô II đã nói đến việc bảo vệ và tôn trọng môi sinh như một nghĩa vụ
luân lý.
Người
Kitô nhận thức được nghĩa vụ ấy, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vật tốt
đẹp và để con người hưởng dụng một cách hợp lý. Trong phần kết thúc sứ điệp, Ðức
Thánh Cha đã nhắc đến Thánh Phanxico Assisi như mẫu gương của sự tôn trọng đối
với thiên nhiên vạn vật. Thánh nhân đã mời gọi vạn vật dâng lời chúc tụng và thờ
lạy Thiên Chúa. Trong sự bình an của Thiên Chúa, Thánh nhâ kiến tạo ngay cả sự
hòa hợp với thiên nhiên và sự hòa hợp ấy cũng là điều kiện tiên quyết để được
hòa bình với tha nhân.
(Lẽ
Sống)
Thứ Tư 8-1
Thánh Thorfinn
(c. 1285)
S
|
au khi Thánh Thorfinn từ
trần khá lâu, người ta mới biết đến cuộc đời thánh thiện của ngài. Thánh
Thorfinn từ trần năm 1285 trong một đan viện Xitô ở Bỉ. Năm mươi năm sau, ngôi
mộ của ngài tình cờ bị khai quật trong một công trình xây cất, và mọi người đều
kinh ngạc vì một mùi thơm nồng nàn phát ra từ quan tài của ngài. Do đó, vị đan
viện trưởng bắt đầu cuộc điều tra.
Trong đan viện, chỉ còn
người đan sĩ già tuổi nhất, Walter de Muda, là còn nhớ đến Ðức Giám Mục
Thorfinn. Thật vậy, Cha Walter đã quá khâm phục đức tính nhân từ và kiên quyết
của Ðức Thorfinn đến nỗi ông đã làm thơ về Ðức Thorfinn ngay khi ngài còn sống.
Và khi Ðức Thorfinn từ trần, Cha Walter đã dán các bài thơ ấy trong mộ của Ðức
Thorfinn. Khi các đan sĩ đến xem xét, họ ngạc nhiên khi thấy nét mực các bài
thơ vẫn còn nguyên như mới. Chắc chắn đây là một dấu hiệu mà Thiên Chúa muốn
Ðức Thorfinn được tưởng nhớ và được vinh danh. Dân chúng bắt đầu tuốn đến để
xin Ðức Giám Mục Thorfinn cầu bầu cho họ, và các phép lạ bắt đầu xảy ra.
Theo bài viết của Cha
Walter, Ðức GM Thorfinn đến từ Na Uy. Khi là linh mục ở Na Uy, có lẽ ngài phục
vụ ở vương cung thánh đường Nidaros với chức vụ kinh sĩ. Dường như trong thời
gian ở đây, ngài đã ký một văn kiện quan trọng. Ngài là một nhân chứng của Hiệp
Ước Tonsberg năm 1277. Ðây là một hiệp ước giữa Vua Magnus VI và đức tổng giám
mục nhằm giải thoát Giáo Hội khỏi sự khống chế của nhà cầm quyền. Nhưng vài năm
sau, Vua Eric đã bãi bỏ hiệp ước này. Ông trở mặt và chống đối đức tổng giám
mục cũng như hai giám mục phụ tá là Ðức Giám Mục Andrew của Oslow và Ðức Giám
Mục Thorfinn của Hamar. Sau đó các giám mục phải ra nước ngoài lánh nạn.
Ðức Giám Mục Thorfinn
khởi đầu một hành trình đầy cam go về đan viện TerDoest ở Flanders, mà người ta
cho rằng trước đây ngài là một đan sĩ của đan viện này. Con tầu của ngài từng
bị đắm. Sau cùng, ngài đã đến được đan viện và sống ở đây cho đến chết. Ngài từ
trần ngày 8 tháng Giêng 1285.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét