Cầu
Nguyện Cho Người Già
Chúng ta luôn có một chút sợ hãi khi nghĩ đến
tuổi già của mình, cái tuổi báo hiệu cho ta biết ngày tàn của sự sống. Như ánh
tà dương luôn khiến ta cảm thấy bồi hồi, buổi xế chiều của cuộc đời cũng làm ta
không khỏi ngậm ngùi nuối tiếc. Chẳng ai muốn mình già đi, nhưng tuổi già vẫn cứ
đến như một định luật của thời gian, mang đi của ta tất cả. Sức sống của tuổi
trẻ, sự hăng hái của tuổi trẻ, sức sáng tạo… tất cả đều có phần mai một trong
ta. Dù có sang trọng mấy, danh vọng mấy, tài hoa mấy… cũng sẽ đến lúc ta chẳng
còn hăm hở gì với nó vì phải chống chọi với bệnh tật, với sự suy yếu của cơ thể.
Sinh, bệnh, lão, tử. Ta biết rõ rành rành tiến trình này của tự nhiên. Tuổi già
báo cho ta biết về một đoạn đường dài sắp chấm hết và đưa ta về với một cõi xa
xăm, mơ hồ nào đấy. Vô định mà cũng lắm bâng khuâng!
Người già là người đã đi qua một chặng đường dài của cuộc sống, đã đối diện với không biết bao nhiêu những vui buồn của kiếp nhân sinh. Họ đã gặp không biết bao nhiêu con người khác cùng đi trên chuyến hành trình, có khi thoáng chốc, có lúc lâu bền. Họ đã đi qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp của những nghịch cảnh, đã được tôi luyện bằng ngọn lửa của gian nan, vất vả. Có thể họ có một thời vấp ngã, nhưng họ đã đứng lên và làm lại cuộc đời, tiếp tục vun đắp và cống hiến cho thế giới bằng tài sức của họ. Được mài dũa, được trui rèn, giờ đây họ như một cây cổ thụ sừng sững hiên ngang, cành lá sum suê với bao nhiêu kinh nghiệm, che phủ cho lớp lớp cây con đang chập chững vươn lớn. Đôi bàn tay của họ đã lấm lem bao cực nhọc để mưu sinh cho chính mình, và cho gia đình. Đôi bàn chân họ đã đi qua biết bao ngã đường trên thế giới. Đôi mắt họ đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đời, tình huống, cả buồn lẫn vui. Đôi tai của họ đã nghe tỷ tỷ câu chuyện buồn vui nơi nhân tình thế thái. Người già luôn được xem là kho tàng của những bài học và kinh nghiệm quý báu, vốn là kết quả của những hy sinh, đau khổ, nước mắt của chính họ.
Sinh ra vào đời, con người dần dần làm quen với cuộc sống với bao điều mới lạ. Khi lớn lên, con người cùng chung tay nhau đắp xây thế giới bằng nhiệt huyết đầy sức trẻ của mình. Đến khi sức khỏe không còn cho phép nữa, con người lui về nghỉ ngơi, nhường sân chơi cho thế hệ nhỏ hơn. Tuổi già đến, đấy là lúc người ta được mời gọi để nghỉ ngơi sau một chặng đường dài lao nhọc vất vả. Đấy là tuổi người ta không còn phải bận tâm đến chuyện mưu sinh, đến những tính toán, nhưng chỉ để tâm hồn được thư thái thong dong, để tinh thần được hòa mình với thiên nhiên, với mây trời gió biếc. Vòng đời như xoay ngược, tuổi già cũng hệt như tuổi thơ, họ cần người khác nâng niu, chiều chuộng, muốn được quan tâm nhiều hơn, hỏi han nhiều hơn. Khi thấy cuộc đời mình sắp tàn đi như ngọn đèn leo lét, họ ước mong nhìn thấy những em bé đang chập chững bước đi, họ hạnh phúc khi nhìn những búp măng non đang lớn, vì nơi ấy, họ không thấy sự sống tàn lụi, nhưng được thông chuyển cho các thế hệ sau. Ánh mắt của người ta luôn là ánh chất chứa bao nhiêu dòng cảm xúc, họ nhiều về quá khứ, và đang đợi chờ một lương lai cách chia nào đó sẽ đến vào một ngày không xa.
Thật phúc thay cho những người già nào ở cái tuổi xế chiều mà được hưởng vui vầy bên con cháu. Sẽ không có một niềm an ủi nào hơn thế. Bầu khí gia đình thân yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm những giá băng trong lòng họ. Đã một đời hy sinh, nay họ xứng đáng được vui hưởng tuổi già của mình. Trong gia đình, họ sẽ trở thành một chỗ dựa cho thế hệ trẻ, là nguồn vui và cũng là kho tàng những bài học khôn ngoan trong cung cách hành xử giữa đời.
Thế nhưng, không phải người già nào cũng có được diễm phúc như thế. Vẫn còn đó những cụ già bị con cái đem vào nhà dưỡng lão chẳng bao giờ ghé thăm. Vẫn còn đó những cụ già bị con cái lợi dụng, lừa gạt chiếm đoạt hết tài sản rồi bỏ mặc chẳng quan tâm. Còn biết bao cụ già, tuổi đã gần đất xa trời, vẫn phải khom lưng gánh hàng rong đi bán. Còn biết bao cụ già ngồi lê lết bên vệ đường, ngửa tay xin chút lòng xót thương của thế nhân bạc bẽo. Cả một đời đơn côi, đến cái tuổi đáng lẽ phải được nghĩ ngơi, các cụ vẫn phải bôn ba xuôi ngược vì miếng cơm manh áo. Có những cụ phải chịu hoàn cảnh như thế vì số phận lênh đênh, nhưng cũng có cụ là hậu quả của những đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của riêng mình.
Giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả những người già khắp nơi trên thế giới này. Trong đó có cả ông bà cha mẹ của chúng ta. Sẽ không thể có ta ngày hôm nay nếu như không có họ. Công sức, mồ hôi, nước mắt của họ đã góp phần làm nên thế giới mà ta đang được hưởng dùng đây. Xin Chúa trả công cho họ xứng với những gì họ đã hy sinh cho chúng ta. Cầu nguyện cho người già cũng là cầu nguyện cho thế hệ trẻ chúng ta luôn biết kính trọng và giúp đỡ họ, để họ có được chút thảnh thơi yên vui, trước khi về với cuộc sống khác.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Người già là người đã đi qua một chặng đường dài của cuộc sống, đã đối diện với không biết bao nhiêu những vui buồn của kiếp nhân sinh. Họ đã gặp không biết bao nhiêu con người khác cùng đi trên chuyến hành trình, có khi thoáng chốc, có lúc lâu bền. Họ đã đi qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp của những nghịch cảnh, đã được tôi luyện bằng ngọn lửa của gian nan, vất vả. Có thể họ có một thời vấp ngã, nhưng họ đã đứng lên và làm lại cuộc đời, tiếp tục vun đắp và cống hiến cho thế giới bằng tài sức của họ. Được mài dũa, được trui rèn, giờ đây họ như một cây cổ thụ sừng sững hiên ngang, cành lá sum suê với bao nhiêu kinh nghiệm, che phủ cho lớp lớp cây con đang chập chững vươn lớn. Đôi bàn tay của họ đã lấm lem bao cực nhọc để mưu sinh cho chính mình, và cho gia đình. Đôi bàn chân họ đã đi qua biết bao ngã đường trên thế giới. Đôi mắt họ đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đời, tình huống, cả buồn lẫn vui. Đôi tai của họ đã nghe tỷ tỷ câu chuyện buồn vui nơi nhân tình thế thái. Người già luôn được xem là kho tàng của những bài học và kinh nghiệm quý báu, vốn là kết quả của những hy sinh, đau khổ, nước mắt của chính họ.
Sinh ra vào đời, con người dần dần làm quen với cuộc sống với bao điều mới lạ. Khi lớn lên, con người cùng chung tay nhau đắp xây thế giới bằng nhiệt huyết đầy sức trẻ của mình. Đến khi sức khỏe không còn cho phép nữa, con người lui về nghỉ ngơi, nhường sân chơi cho thế hệ nhỏ hơn. Tuổi già đến, đấy là lúc người ta được mời gọi để nghỉ ngơi sau một chặng đường dài lao nhọc vất vả. Đấy là tuổi người ta không còn phải bận tâm đến chuyện mưu sinh, đến những tính toán, nhưng chỉ để tâm hồn được thư thái thong dong, để tinh thần được hòa mình với thiên nhiên, với mây trời gió biếc. Vòng đời như xoay ngược, tuổi già cũng hệt như tuổi thơ, họ cần người khác nâng niu, chiều chuộng, muốn được quan tâm nhiều hơn, hỏi han nhiều hơn. Khi thấy cuộc đời mình sắp tàn đi như ngọn đèn leo lét, họ ước mong nhìn thấy những em bé đang chập chững bước đi, họ hạnh phúc khi nhìn những búp măng non đang lớn, vì nơi ấy, họ không thấy sự sống tàn lụi, nhưng được thông chuyển cho các thế hệ sau. Ánh mắt của người ta luôn là ánh chất chứa bao nhiêu dòng cảm xúc, họ nhiều về quá khứ, và đang đợi chờ một lương lai cách chia nào đó sẽ đến vào một ngày không xa.
Thật phúc thay cho những người già nào ở cái tuổi xế chiều mà được hưởng vui vầy bên con cháu. Sẽ không có một niềm an ủi nào hơn thế. Bầu khí gia đình thân yêu sẽ là ngọn lửa sưởi ấm những giá băng trong lòng họ. Đã một đời hy sinh, nay họ xứng đáng được vui hưởng tuổi già của mình. Trong gia đình, họ sẽ trở thành một chỗ dựa cho thế hệ trẻ, là nguồn vui và cũng là kho tàng những bài học khôn ngoan trong cung cách hành xử giữa đời.
Thế nhưng, không phải người già nào cũng có được diễm phúc như thế. Vẫn còn đó những cụ già bị con cái đem vào nhà dưỡng lão chẳng bao giờ ghé thăm. Vẫn còn đó những cụ già bị con cái lợi dụng, lừa gạt chiếm đoạt hết tài sản rồi bỏ mặc chẳng quan tâm. Còn biết bao cụ già, tuổi đã gần đất xa trời, vẫn phải khom lưng gánh hàng rong đi bán. Còn biết bao cụ già ngồi lê lết bên vệ đường, ngửa tay xin chút lòng xót thương của thế nhân bạc bẽo. Cả một đời đơn côi, đến cái tuổi đáng lẽ phải được nghĩ ngơi, các cụ vẫn phải bôn ba xuôi ngược vì miếng cơm manh áo. Có những cụ phải chịu hoàn cảnh như thế vì số phận lênh đênh, nhưng cũng có cụ là hậu quả của những đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của riêng mình.
Giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa tất cả những người già khắp nơi trên thế giới này. Trong đó có cả ông bà cha mẹ của chúng ta. Sẽ không thể có ta ngày hôm nay nếu như không có họ. Công sức, mồ hôi, nước mắt của họ đã góp phần làm nên thế giới mà ta đang được hưởng dùng đây. Xin Chúa trả công cho họ xứng với những gì họ đã hy sinh cho chúng ta. Cầu nguyện cho người già cũng là cầu nguyện cho thế hệ trẻ chúng ta luôn biết kính trọng và giúp đỡ họ, để họ có được chút thảnh thơi yên vui, trước khi về với cuộc sống khác.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét