Việc trao đổi giáo sĩ
John Allen Jr. |
Hiện tượng trao đổi giáo sĩ và tu sĩ mỗi ngày mỗi
phát triển và dường như được cả hai Giáo Hội “hoan hỉ” chào đón: Giáo Hội các
tu sĩ và giáo sĩ này bỏ đi và Giáo Hội họ mới tới. Phản ứng này thấy rõ trong
thái độ của một giám mục Việt Nam gần đây khi qua Sydney tham dự lễ thụ phong của
một tân linh mục Việt Nam được phái qua đây không phải chỉ để du học mà là để ở
lại phục vụ Giáo Hội sở tại.
Tuy nhiên, gần đây, Đức Phanxicô có đưa ra lời cảnh cáo đối với điều ngài gọi là việc “trao đổi đệ tử” (novice trade) bên trong các dòng tu ngày nay. Thực vậy, theo ghi chép của Cha Antonio Spadaro trên tờ Civiltà Cattolica, trong cuộc gặp gỡ với 120 nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Bề Trên Cả các Dòng Tu khắp thế giới vào hồi tháng Mười Một vừa qua, Đức Phanxicô có nhắc tới sự kiện “năm 1994, trong bối cảnh Thượng Hội Đồng Thường Lệ Các Giám Mục Thế Giới về Đời Sống Tận Hiến và Các Xứ Truyền Giáo, các giám mục Phi Luật Tân đã lên tiếng chỉ trích việc ‘trao đổi đệ tử’ nghĩa là việc các hội dòng ngoại quốc ồ ạt kéo tới mở các nhà tại quần đảo với ý định tuyển ơn gọi để bứng qua trồng tại Âu Châu”. Ngài cho rằng: “Ta cần mở to mắt đối với những tình huống như thế”.
Dịch là trao đổi cho nhẹ nhàng thôi, chứ nếu chữ “trade” được dùng với chữ “slave” thì hẳn nhiên phải dịch là “buôn bán”. Trong ngữ cảnh bài nói chuyện của Đức Phanxicô với Hiệp Hội Các Bề Trên Cả, ta phải hiểu chữ “trade” theo nghĩa này, vì ngài có ý nói tới các tình huống trong đó, các tu sĩ nam nữ của các nước nghèo phải chịu nhiều hình thức bóc lột hay lạm dụng khác nhau và phần lớn bị coi như nguồn cung cấp lao công chân tay cho các hội dòng mỗi ngày mỗi ít người hơn của Tây Phương.
Tuy nhiên, theo John Allen Jr., các tình huống trên chỉ là một phần nhỏ của một bức tranh lớn hơn, đó là việc di dân mỗi ngày mỗi lớn hơn của các linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội Công Giáo từ “hoàn cầu nam” tới “hoàn cầu bắc”, bất chấp sự kiện này: dân số toàn diện của Công Giáo đang thay đổi theo chiều ngược hẳn lại: hai phần ba trong số 1.2 tỷ người Công Giáo ngày nay sống ở Nam Bán Cầu, nhưng gần hai phần ba trong số 412,000 linh mục đang sống ở Bắc Bán Cầu.
Những bất quân bình trên đang có chiều hướng gia tăng, vì Âu Châu và Bắc Mỹ càng ngày càng cần tới các giáo sĩ ngoại quốc. Gần một phần năm linh mục Công Giáo tại Hoa Kỳ ngày nay sinh ở ngoại quốc, và khoảng 300 linh mục quốc tế tới nước này hàng năm.
Để tìm hiểu các hứa hẹn và nguy cơ của việc “trao đổi” giáo sĩ này, John Allen Jr. đã tới phỏng vấn Philip Jenkins thuộc Đại Học Baylor. Jenkins vốn là chuyên viên nói tiếng Anh đứng hàng đầu trên thế giới về tình hình Kitô Giáo hoàn cầu.
Theo chuyên gia này, trong hơn một thập niên qua, Đạo Công Giáo dường như đang rơi vào chính sách “hút” hết các nhân viên giỏi nhất, sáng chói nhất ra khỏi các Giáo Hội của thế giới đang phát triển để trám vào các lỗ hổng của Tây Phương, điều mà ông gọi là có tiềm năng trở thành “tự sát đối với vận may Công Giáo”.
Ông cho rằng việc đó có thật và được nhiều tài liệu chứng minh, nhất là đối với Phi Luật Tân, Ấn Độ và một số nước Châu Phi, dù phần lớn các tai tiếng diễn ra tại Á Châu. Đây là hậu quả của việc thay đổi dân số nơi rất nhiều dòng tu. Các đệ tử sinh này thường trẻ, và một số kết cuộc trở thành lao công, nhất là tại Ý.
Jenkins thú thực không biết rõ mức độ chính xác của việc trao đổi này. Tuy nhiên, ông cho rằng có sự khác nhau giữa các hiện tượng trên và việc các giáo sĩ chuyển dịch từ Nam lên Bắc bán cầu, vì việc chuyển dịch các đệ tử sinh trên đôi lúc bất hợp pháp bên trong Giáo Hội.
Nói chung, sự chuyển dịch này dường như đi ngược hẳn lại quan điểm của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, người xưa nay vẫn chủ trương phải đi tới những vùng ngoại biên, vì đây quả là điển hình cổ điển của việc trung tâm khai thác ngoại biên. Mặt khác, Đức Phanxicô vẫn nhấn mạnh tới việc ta cần sắp xếp ổn thoả việc nội bộ trước khi nói chuyện một cách khả tín với thế giới, nhất là trong các vấn đề như di dân.
Ngay từ những năm 2002, Jenkins đã cho rằng không kể những trường hợp lạm dụng, ngay việc các linh mục ở Nam bán cầu tự nguyện di chuyển lên Bắc bán cầu vẫn là điều đáng lo ngại. Ông viết: “Nhìn theo viễn tượng hoàn cầu, một chính sách như trên nhẹ nhất cũng được mô tả là thiển cận một cách đau lòng, mà nặng nhất phải được mô tả là tự sát đối với vận may Công Giáo”.
Hiện nay, Jenkins vẫn giữ vững quan điểm trên. Vì khoảng cách về con số giữa Bắc và Nam chỉ mỗi ngày mỗi rộng thêm mà thôi. Khắp trên thế giới, một trong các lý do lớn nhất khiến xẩy ra việc giảm sút nơi các cộng đồng Công Giáo chính là lúc họ không có đủ con số giáo sĩ, bất kể nói tới linh mục hay tu sĩ đang làm những việc quan trọng như giáo dục chẳng hạn. Đây là vấn đề thiếu nhân viên cơ hữu. Tại Châu Âu, các thiếu hụt này đang gây ra cuộc khủng hoảng liên tục. Tại Châu Mỹ La Tinh, các thiếu hụt này đang dẫn tới việc lớn mạnh của các cộng đồng Thệ Phản. Hiện nay, việc này chưa xẩy ra cho các nước như Phi Luật Tân, nơi Giáo Hội Công Giáo đã khéo léo đưa ra các chiến thuật thích đáng nhằm ngăn chặn các cộng đồng Thệ Phản. Nhưng nếu Giáo Hội tại nơi này tiếp tục mất các linh mục và tu sĩ vì bị “hút” dần qua Tây Phương, thì rất có khả năng nó sẽ không còn là một trong các Giáo Hội Công Giáo mạnh nhất trên thế giới như hiện nay nữa.
Cũng nên thêm rằng việc trên có thể xẩy ra dù với ý hướng tốt như nhiều Giáo Hội tại Hoa Kỳ, không riêng Công Giáo, đang thu hút các giáo sĩ có tài năng nhất của Châu Phi lấy lý do tạo cơ hội cho họ phát triển chuyên nghiệp. Nhưng thực ra, nếu các giáo sĩ có khả năng nhất bị mất dần đi, thì chắc chắn sẽ xẩy ra nạn “hạn hán” tại quê nhà.
Jenkins cho rằng một hiện tượng song hành cũng đang diễn ra đối với các chuyên viên kỹ thuật và các nhà chuyên nghiệp khắp thế giới. Những người này tới các xứ giầu có và phát triển, thoạt đầu có thể nghĩ rằng họ chỉ tới trong một thời gian ngắn, nhưng rồi 10, 20 năm sau, “mọc rễ” luôn tại xứ cho mình “dung thân”. Do Thái, chẳng hạn, đang than phiền về hiện tượng các chuyên viên kỹ thuật hàng đầu của họ bị “hút” qua Hoa Kỳ, không trở lại. Giáo Hội không phải là định chế duy nhất đang chịu tình huống này.
Jenkins không muốn các Giáo Hội ở Bắc bán cầu đưa ra các rào cản chống lại việc di dân lao động. Nhưng điều cần là một sự quân bình giữa việc sử dụng hợp lý những ai tự nguyện muốn tới Tây Phương và nguy cơ muốn làm cạn dần những người giỏi nhất, sáng chói nhất của các Giáo Hội địa phương tại các nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Jenkins nhìn nhận có những trường hợp vị giám mục “đành” để một số linh mục của mình ra đi làm nguồn thu nhập tài chánh cho giáo phận. Ông cho rằng tại một số giáo phận, các linh mục không được trả lương hay không có bổng lễ cả sáu tháng. Nam Bắc quả quá cách xa nhau về nguồn tài chánh này. Thành thử, tuy lý tưởng là chỉ gửi các linh mục ra ngoại quốc vì lý do mục vụ, nhưng cũng có khi phải gửi đi vì tình thế “chặng đặng đừng”. Giải pháp cho vấn đề, vì thế, không dễ. Các chính sách quá cứng rắn ở cả hai phía đều chỉ làm tình thế ra tệ hơn thôi.
Jenkins cũng thừa nhận việc các giáo dân trong các giáo phận Tây Phương nói chung rất hoan nghênh và có ấn tượng tốt về các linh mục ngoại quốc. Nhưng cũng có nguy cơ phân rẽ giữa giáo dân và giáo sĩ dựa trên các dị biệt sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Như một linh mục gốc Nigeria kia tỏ ra có kỳ vọng khác hẳn cộng đoàn Hoa Kỳ của ngài về cung cách một giáo xứ phải hành xử ra sao.
Đàng khác, Jenkins lo ngại rằng việc càng ngày càng dựa vào các linh mục ngoại quốc sẽ có tác dụng tiêu cực đối với việc tuyển chọn ơn gọi. Người trẻ Hoa Kỳ chẳng hạn rốt cuộc có thể nghĩ rằng mình không có ơn gọi vì mình không phải là người Nigeria. Tóm lại, theo Jenkins, vấn đề ở đây là không nên chỉ nhìn vấn đề theo quan điểm của Vatican và các giám mục mà thôi, mà còn phải nhìn theo cái nhìn của giáo dân ở hạ tầng nữa.
Ông cũng cho rằng có một chút sự thật trong quan điểm của các Kitô hữu thuộc thế giới đang phát triển. Họ ủng hộ việc các giáo sĩ của họ tới Tây Phương để phục vụ vì việc này phản ảnh điều họ gọi là “truyền giáo ngược lại”: các Giáo Hội của họ đã được các các nhà truyền giáo Phương Bắc tới thiết lập, thì nay là lúc họ đáp đền ơn phúc ấy bằng cách góp một tay đốt bùng lại ngọn lửa Giáo Hội tại Phương Bắc duy tục. Nhưng đàng khác, người ta không muốn thấy “việc truyền giáo ngược lại” này kết cục không hẳn tăng cường Giáo Hội Phương Bắc mà là làm yếu đi các Giáo Hội Phương Nam. Điển hình cụ thể là Châu Mỹ La Tinh, nơi việc thiếu giáo sĩ đang là lý do lớn nhất tạo nên cảnh phát triển của Thệ Phản. Không ai lại ủng hộ khuôn mẫu truyền giáo dựa trên việc tăng cường các Giáo Hội bạn mà gây hại cho các Giáo Hội tại quê nhà.
Hãy lấy Phi Luật Tân làm thí dụ. Giáo Hội tại nước này là một Giáo Hội rất sinh động, rất Công Giáo. Nhưng khuôn mẫu dân số theo kiểu Âu Châu đang bắt đầu tác động tại đó với việc sinh suất sa sút. Hiện nay, sinh suất của họ chỉ hơn mức thay thế một chút, chẳng bao lâu sẽ ở dưới mức ấy. Đến lúc đó, liệu có còn “dư” thanh thiếu niên làm ứng viên linh mục nữa hay không?
Thành thử, ngay Phi Luật Tân cũng không nên cảm thấy mình quá tự tin vào khả năng “xuất khẩu” các giáo sĩ ưu tú của mình. Sinh suất của Việt Nam không biết đang ở mức nào. Nhưng điều rõ ràng là ơn gọi linh mục tại đây hiện rất phong phú. Trung bình mỗi giáo phận có ít nhất 6, 7 chục linh mục. Giáo Phận Xuân Lộc hiện có tới 390 linh mục, kể cả các vị hưu trí và du học. Giáo phận Sài Gòn cũng có số linh mục xấp xỉ như thế. Nhiều dòng tu và giáo phận ngoại quốc đang dòm ngó tình trạng phong phú này và đang tìm cách “hút” người ra khỏi mảnh đất hiện rất mầu mỡ nhưng không hiểu sẽ mầu mỡ tới lúc nào. Điều quan trọng được Jenkins nhấn mạnh là “không nên làm yếu các Giáo Hội (mầu mỡ) này bằng cách ‘hút’ dần những người ưu tú nhất của họ”.
Tuy nhiên, gần đây, Đức Phanxicô có đưa ra lời cảnh cáo đối với điều ngài gọi là việc “trao đổi đệ tử” (novice trade) bên trong các dòng tu ngày nay. Thực vậy, theo ghi chép của Cha Antonio Spadaro trên tờ Civiltà Cattolica, trong cuộc gặp gỡ với 120 nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Bề Trên Cả các Dòng Tu khắp thế giới vào hồi tháng Mười Một vừa qua, Đức Phanxicô có nhắc tới sự kiện “năm 1994, trong bối cảnh Thượng Hội Đồng Thường Lệ Các Giám Mục Thế Giới về Đời Sống Tận Hiến và Các Xứ Truyền Giáo, các giám mục Phi Luật Tân đã lên tiếng chỉ trích việc ‘trao đổi đệ tử’ nghĩa là việc các hội dòng ngoại quốc ồ ạt kéo tới mở các nhà tại quần đảo với ý định tuyển ơn gọi để bứng qua trồng tại Âu Châu”. Ngài cho rằng: “Ta cần mở to mắt đối với những tình huống như thế”.
Dịch là trao đổi cho nhẹ nhàng thôi, chứ nếu chữ “trade” được dùng với chữ “slave” thì hẳn nhiên phải dịch là “buôn bán”. Trong ngữ cảnh bài nói chuyện của Đức Phanxicô với Hiệp Hội Các Bề Trên Cả, ta phải hiểu chữ “trade” theo nghĩa này, vì ngài có ý nói tới các tình huống trong đó, các tu sĩ nam nữ của các nước nghèo phải chịu nhiều hình thức bóc lột hay lạm dụng khác nhau và phần lớn bị coi như nguồn cung cấp lao công chân tay cho các hội dòng mỗi ngày mỗi ít người hơn của Tây Phương.
Tuy nhiên, theo John Allen Jr., các tình huống trên chỉ là một phần nhỏ của một bức tranh lớn hơn, đó là việc di dân mỗi ngày mỗi lớn hơn của các linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội Công Giáo từ “hoàn cầu nam” tới “hoàn cầu bắc”, bất chấp sự kiện này: dân số toàn diện của Công Giáo đang thay đổi theo chiều ngược hẳn lại: hai phần ba trong số 1.2 tỷ người Công Giáo ngày nay sống ở Nam Bán Cầu, nhưng gần hai phần ba trong số 412,000 linh mục đang sống ở Bắc Bán Cầu.
Những bất quân bình trên đang có chiều hướng gia tăng, vì Âu Châu và Bắc Mỹ càng ngày càng cần tới các giáo sĩ ngoại quốc. Gần một phần năm linh mục Công Giáo tại Hoa Kỳ ngày nay sinh ở ngoại quốc, và khoảng 300 linh mục quốc tế tới nước này hàng năm.
Để tìm hiểu các hứa hẹn và nguy cơ của việc “trao đổi” giáo sĩ này, John Allen Jr. đã tới phỏng vấn Philip Jenkins thuộc Đại Học Baylor. Jenkins vốn là chuyên viên nói tiếng Anh đứng hàng đầu trên thế giới về tình hình Kitô Giáo hoàn cầu.
Theo chuyên gia này, trong hơn một thập niên qua, Đạo Công Giáo dường như đang rơi vào chính sách “hút” hết các nhân viên giỏi nhất, sáng chói nhất ra khỏi các Giáo Hội của thế giới đang phát triển để trám vào các lỗ hổng của Tây Phương, điều mà ông gọi là có tiềm năng trở thành “tự sát đối với vận may Công Giáo”.
Ông cho rằng việc đó có thật và được nhiều tài liệu chứng minh, nhất là đối với Phi Luật Tân, Ấn Độ và một số nước Châu Phi, dù phần lớn các tai tiếng diễn ra tại Á Châu. Đây là hậu quả của việc thay đổi dân số nơi rất nhiều dòng tu. Các đệ tử sinh này thường trẻ, và một số kết cuộc trở thành lao công, nhất là tại Ý.
Jenkins thú thực không biết rõ mức độ chính xác của việc trao đổi này. Tuy nhiên, ông cho rằng có sự khác nhau giữa các hiện tượng trên và việc các giáo sĩ chuyển dịch từ Nam lên Bắc bán cầu, vì việc chuyển dịch các đệ tử sinh trên đôi lúc bất hợp pháp bên trong Giáo Hội.
Nói chung, sự chuyển dịch này dường như đi ngược hẳn lại quan điểm của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, người xưa nay vẫn chủ trương phải đi tới những vùng ngoại biên, vì đây quả là điển hình cổ điển của việc trung tâm khai thác ngoại biên. Mặt khác, Đức Phanxicô vẫn nhấn mạnh tới việc ta cần sắp xếp ổn thoả việc nội bộ trước khi nói chuyện một cách khả tín với thế giới, nhất là trong các vấn đề như di dân.
Ngay từ những năm 2002, Jenkins đã cho rằng không kể những trường hợp lạm dụng, ngay việc các linh mục ở Nam bán cầu tự nguyện di chuyển lên Bắc bán cầu vẫn là điều đáng lo ngại. Ông viết: “Nhìn theo viễn tượng hoàn cầu, một chính sách như trên nhẹ nhất cũng được mô tả là thiển cận một cách đau lòng, mà nặng nhất phải được mô tả là tự sát đối với vận may Công Giáo”.
Hiện nay, Jenkins vẫn giữ vững quan điểm trên. Vì khoảng cách về con số giữa Bắc và Nam chỉ mỗi ngày mỗi rộng thêm mà thôi. Khắp trên thế giới, một trong các lý do lớn nhất khiến xẩy ra việc giảm sút nơi các cộng đồng Công Giáo chính là lúc họ không có đủ con số giáo sĩ, bất kể nói tới linh mục hay tu sĩ đang làm những việc quan trọng như giáo dục chẳng hạn. Đây là vấn đề thiếu nhân viên cơ hữu. Tại Châu Âu, các thiếu hụt này đang gây ra cuộc khủng hoảng liên tục. Tại Châu Mỹ La Tinh, các thiếu hụt này đang dẫn tới việc lớn mạnh của các cộng đồng Thệ Phản. Hiện nay, việc này chưa xẩy ra cho các nước như Phi Luật Tân, nơi Giáo Hội Công Giáo đã khéo léo đưa ra các chiến thuật thích đáng nhằm ngăn chặn các cộng đồng Thệ Phản. Nhưng nếu Giáo Hội tại nơi này tiếp tục mất các linh mục và tu sĩ vì bị “hút” dần qua Tây Phương, thì rất có khả năng nó sẽ không còn là một trong các Giáo Hội Công Giáo mạnh nhất trên thế giới như hiện nay nữa.
Cũng nên thêm rằng việc trên có thể xẩy ra dù với ý hướng tốt như nhiều Giáo Hội tại Hoa Kỳ, không riêng Công Giáo, đang thu hút các giáo sĩ có tài năng nhất của Châu Phi lấy lý do tạo cơ hội cho họ phát triển chuyên nghiệp. Nhưng thực ra, nếu các giáo sĩ có khả năng nhất bị mất dần đi, thì chắc chắn sẽ xẩy ra nạn “hạn hán” tại quê nhà.
Jenkins cho rằng một hiện tượng song hành cũng đang diễn ra đối với các chuyên viên kỹ thuật và các nhà chuyên nghiệp khắp thế giới. Những người này tới các xứ giầu có và phát triển, thoạt đầu có thể nghĩ rằng họ chỉ tới trong một thời gian ngắn, nhưng rồi 10, 20 năm sau, “mọc rễ” luôn tại xứ cho mình “dung thân”. Do Thái, chẳng hạn, đang than phiền về hiện tượng các chuyên viên kỹ thuật hàng đầu của họ bị “hút” qua Hoa Kỳ, không trở lại. Giáo Hội không phải là định chế duy nhất đang chịu tình huống này.
Jenkins không muốn các Giáo Hội ở Bắc bán cầu đưa ra các rào cản chống lại việc di dân lao động. Nhưng điều cần là một sự quân bình giữa việc sử dụng hợp lý những ai tự nguyện muốn tới Tây Phương và nguy cơ muốn làm cạn dần những người giỏi nhất, sáng chói nhất của các Giáo Hội địa phương tại các nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Jenkins nhìn nhận có những trường hợp vị giám mục “đành” để một số linh mục của mình ra đi làm nguồn thu nhập tài chánh cho giáo phận. Ông cho rằng tại một số giáo phận, các linh mục không được trả lương hay không có bổng lễ cả sáu tháng. Nam Bắc quả quá cách xa nhau về nguồn tài chánh này. Thành thử, tuy lý tưởng là chỉ gửi các linh mục ra ngoại quốc vì lý do mục vụ, nhưng cũng có khi phải gửi đi vì tình thế “chặng đặng đừng”. Giải pháp cho vấn đề, vì thế, không dễ. Các chính sách quá cứng rắn ở cả hai phía đều chỉ làm tình thế ra tệ hơn thôi.
Jenkins cũng thừa nhận việc các giáo dân trong các giáo phận Tây Phương nói chung rất hoan nghênh và có ấn tượng tốt về các linh mục ngoại quốc. Nhưng cũng có nguy cơ phân rẽ giữa giáo dân và giáo sĩ dựa trên các dị biệt sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Như một linh mục gốc Nigeria kia tỏ ra có kỳ vọng khác hẳn cộng đoàn Hoa Kỳ của ngài về cung cách một giáo xứ phải hành xử ra sao.
Đàng khác, Jenkins lo ngại rằng việc càng ngày càng dựa vào các linh mục ngoại quốc sẽ có tác dụng tiêu cực đối với việc tuyển chọn ơn gọi. Người trẻ Hoa Kỳ chẳng hạn rốt cuộc có thể nghĩ rằng mình không có ơn gọi vì mình không phải là người Nigeria. Tóm lại, theo Jenkins, vấn đề ở đây là không nên chỉ nhìn vấn đề theo quan điểm của Vatican và các giám mục mà thôi, mà còn phải nhìn theo cái nhìn của giáo dân ở hạ tầng nữa.
Ông cũng cho rằng có một chút sự thật trong quan điểm của các Kitô hữu thuộc thế giới đang phát triển. Họ ủng hộ việc các giáo sĩ của họ tới Tây Phương để phục vụ vì việc này phản ảnh điều họ gọi là “truyền giáo ngược lại”: các Giáo Hội của họ đã được các các nhà truyền giáo Phương Bắc tới thiết lập, thì nay là lúc họ đáp đền ơn phúc ấy bằng cách góp một tay đốt bùng lại ngọn lửa Giáo Hội tại Phương Bắc duy tục. Nhưng đàng khác, người ta không muốn thấy “việc truyền giáo ngược lại” này kết cục không hẳn tăng cường Giáo Hội Phương Bắc mà là làm yếu đi các Giáo Hội Phương Nam. Điển hình cụ thể là Châu Mỹ La Tinh, nơi việc thiếu giáo sĩ đang là lý do lớn nhất tạo nên cảnh phát triển của Thệ Phản. Không ai lại ủng hộ khuôn mẫu truyền giáo dựa trên việc tăng cường các Giáo Hội bạn mà gây hại cho các Giáo Hội tại quê nhà.
Hãy lấy Phi Luật Tân làm thí dụ. Giáo Hội tại nước này là một Giáo Hội rất sinh động, rất Công Giáo. Nhưng khuôn mẫu dân số theo kiểu Âu Châu đang bắt đầu tác động tại đó với việc sinh suất sa sút. Hiện nay, sinh suất của họ chỉ hơn mức thay thế một chút, chẳng bao lâu sẽ ở dưới mức ấy. Đến lúc đó, liệu có còn “dư” thanh thiếu niên làm ứng viên linh mục nữa hay không?
Thành thử, ngay Phi Luật Tân cũng không nên cảm thấy mình quá tự tin vào khả năng “xuất khẩu” các giáo sĩ ưu tú của mình. Sinh suất của Việt Nam không biết đang ở mức nào. Nhưng điều rõ ràng là ơn gọi linh mục tại đây hiện rất phong phú. Trung bình mỗi giáo phận có ít nhất 6, 7 chục linh mục. Giáo Phận Xuân Lộc hiện có tới 390 linh mục, kể cả các vị hưu trí và du học. Giáo phận Sài Gòn cũng có số linh mục xấp xỉ như thế. Nhiều dòng tu và giáo phận ngoại quốc đang dòm ngó tình trạng phong phú này và đang tìm cách “hút” người ra khỏi mảnh đất hiện rất mầu mỡ nhưng không hiểu sẽ mầu mỡ tới lúc nào. Điều quan trọng được Jenkins nhấn mạnh là “không nên làm yếu các Giáo Hội (mầu mỡ) này bằng cách ‘hút’ dần những người ưu tú nhất của họ”.
Vũ Văn An1/14/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét