Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Các bí tích và nền thần học bí tích

Các bí tích và nền thần học bí tích

Khi quay ngược về lịch sử việc thực hành các bí tích và nền thần học bí tích, chúng ta có thể nhận ra rằng một trong các lý do khiến thỉnh thoảng lại xảy ra cuộc khủng hoảng chắc chắn là việc đã coi bẩy bí tích một cách riêng rẽ ngoài bối cảnh cứu độ, trong đó chúng được đặt định. Chỉ cần hạn chế vào một khía cạnh của vấn đề thôi là đủ hiểu: đó là kiểu đưa ra công thức và giải quyết việc thành lập các bí tích. Từ thời cải cách tin lành cho tới thời đại tân tiến đầu thế kỷ XX vấn đề thành lập các bí tích đã không có ưu tư nào khác ngoài việc kiểm thực nguồn gốc làm nảy sinh ra các bí tích. Tuy với các lý do khác nhau, một đàng các nhà cải cách tin lành và các thần học gia tân thời cùng đồng ý cho rằng nguồn gốc của các bí tích, hay ít nhất của một phần lớn các bí tích, là do sáng kiến của Giáo Hội đã bỏ điều kiện cộng đoàn đức tin đích thật của mình để tự cơ cấu hóa thành tổ chức tôn giáo; thì đàng khác chính truyền công giáo đã luôn luôn khẳng định rằng chính ý muốn của Chúa Kitô là nguồn gốc của các bí tích.

Khi được đặt để trong các từ như thế vấn đề trượt từ bình diện thần học xuống bình diện lịch sử một cách không thể tránh được, trong đó từ phía này hay phía kia đều di chuyển một cách khó khăn và rơi vào cám dỗ đọc hiểu lịch sử dưới ảnh hưởng một cách đáng kể của các tiền hiểu biết.

Chính nền thần học công giáo cũng đã vất vả không ít trong việc tìm ra các biện minh có ý nghĩa cho luận thuyết của mình trong lãnh vực lịch sử, đến độ trong vài bối cảnh khẳng định rằng tất cả các bí tích đã được Chúa Kitô thành lập, và còn yêu sách rằng việc thành lập cả các lễ nghi bí tích cũng bắt nguồn từ Chúa Kitô nữa. Sau khi vượt thắng được giai đoạn này rồi trong đó sẽ khó mà tiếp nhận các thái qúa của một diễn văn thần học, hiện nay vấn đề thành lập các bí tích hướng tới một diễn văn thần học xác đáng hơn, bởi vì nó được đặt để như là việc tìm kiếm vai trò và ý nghĩa, mà sinh hoạt bí tích có thể có trong khung cảnh rộng rãi hơn của Kitô giáo. Trong viễn tượng này vấn đề của việc thành lập các bí tích là đề tài liên quan tới một lãnh vực muốn biện minh cho các cuộc cử hành bí tích bằng cách khiến cho chúng trở ngược lên các nguồn gốc kitô, trái lại trở thành việc nghiên cứu tính cách đồng bản chất của các cử chỉ bí tích với tâm tình kitô. Nói cách khác, đây không chỉ là vấn đề tương quan của ”bẩy” bí tích với ý muốn rõ ràng của Chúa Kitô, mà là vấn đề tương quan giữa Kitô giáo và tính cách bí tích. Tuy nhiên, trong khung cảnh của nền thần học hiện đại, đề tài này đã tìm ra hai đường nét phát triển khác nhau: một đàng đã có một sự phát triển mà chúng ta có thể gọi là giáo hội học, bởi vì nó đã lãnh nhận nền tảng của tính cách bí tích kitô trong việc thành lập của Giáo Hội (Karl Rahner); đàng khác đã có một sự phát triển được gọi là nhân chủng học, bởi vì nó đã lãnh hội nền tảng của tính cách bí tích trong sự kiện Kitô giáo tự đặt định như là việc diễn tả lòng trung thành của Thiên Chúa đối với con người và đối với lịch sử. Vì Kitô giáo gặp thấy nơi chính con người của vị sáng lập cử chỉ tuyệt đỉnh sự trung thành của Thiên Chúa đối với con người nên nó cho rằng cần chấp nhận các thái độ và các thực thành tôn giáo, mà trong nghĩa rất tổng quát chúng là chung cho tất cả mọi tâm tình tôn giáo, vì chúng đâm rễ sâu trong bản chất và chính các cấu trúc của con người (L. Bouyer, A. Schemann). Dựa trên nền tảng của các tiền đề này đề tài tính cách đồng bản tính của các bí tích với tâm tình kitô giáo tìm thấy sự biện minh cuối cùng của nó nơi sự kiện cho rằng theo viễn tượng kitô, Giáo Hội, Chúa Kitô và cả thế giới nữa cũng là các bí tích.

Tuy nhiên, kiểu lý luận này đã là sự hớ hênh làm cớ cho vài lượng định chỉ trích. Trước hết người ta cho rằng việc trải dài ý niệm về bí tích không chỉ trên Chúa Kitô mà cả trên Giáo Hội và thế giới như vậy không thể biện minh được. Thật thế, vì nó không có chứng cớ kinh thánh, và trong mọi trường hợp nó nguy hiểm, vì tạo ra một sự lạm phát nguy hiểm vè ý niệm bí tích. Và như mọi sự lạm phát nó sẽ làm cho nền thần học bí tích trống rỗng ý nghĩa, khi giản lược thần học thành giáo hội học, kitô học, cả khoa học, và tình cảm tôn giáo nói chung nữa. Như vậy nó ngăn cản mọi khả thể phát triển, và ít nhất trong một phần, nó có trách nhiệm đối với một vài không yêu thích nào đó trong việc lãnh nhận các bí tích.

Điểm thứ hai, yêu sách hòa tan tính cách đồng bản chất của bẩy bí tích với tâm tình kitô, bằng cách khẳng định rằng cả Chúa Kitô, Giáo Hội cũng là bí tích, làm thành một lập lại nguyên tắc không thể tha thứ được: thật vậy, không thể biện minh cho sự hiện hữu của các bí tích như là việc nối dài tính cách bí tích của Chúa Kitô và của Giáo Hội, nếu trước đó đã không đưa ra một ý niệm thực sự về bí tích có chứng minh. Các soạn thảo thần học mà người ta đã tin là có thể dùng để miêu tả Chúa Kitô và Giáo Hội như bí tích bằng cách khời hành từ ý niệm mà truyền thống thần học tây phương sau thời thánh Agostino đã miệu tả ”bảy” bí tích, rồi lấy lại diễn văn từ tính cách bí tích của Chúa Kitô và của Giáo Hội, nhằm biện minh và giải thích rõ ràng ý niệm bí tích được áp dụng cho ”bẩy bí tích”. Như thấy đó, kiểu diễn tiến luận lý này quay vòng tròn và nhận lấy khía cạnh hiển nhiên của một ngõ cụt không có lối thoát.

Các phê bình trong một mức độ nào đó được coi là thích đáng này, ít nhất đối với hai kiểu trước, trong việc miêu tả tương quan các bí tích và tính cách bí tích, thật ra không thích đáng trong mức độ chúng muốn phản đối tính cách hợp pháp của một diễn văn thần học tìm đọc hiểu trong chìa khóa bí tích toàn thực tại kitô. Cái sai lầm của viễn tượng nằm bên dưới các chỉ trích này là cho rằng diễn văn về tính cách bí tích phải toàn bộ bên trong việc nghiên cứu bẩy cử chỉ bí tích, và việc trải dài ý niệm bí tích ra các thực tại kitô khác chỉ là một trò chơi uy tín nguy hiểm để giải quyết vài vấn đề, mà nền thần học đã không bao giờ đưa ra một câu trả lời thỏa đáng. Kết luận, người ta cho rằng khả thể duy nhất được cống hiến cho nền thần học bí tích giúp ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trong đó nó đã bị rơi vào, khi khiến cho ý niệm truyền thống về bí tích bị lạm phát, đó là làm một cuộc kiểm thực nghiêm chỉnh về nguồn gốc cũng như về chủ ý lịch sử, trong đó ý niệm này đã được thành hình. Không thể loại trừ rằng việc kiểm thực này là điều hay và cũng ích lợi, nhưng trên thực tế điều mà nền thần học bí tích tây phương không tìm ra nền tảng kinh thánh được gán cho nó một cách hòa bình, và điều nhiều hay ít đã được Công Đồng Chung Trento tín lý hóa, không ngăn cản các khả thể đọc hiểu trở lại, chẳng những không làm hư hỏng bản chất của chân lý được định nghĩa, mà trái lại còn cho phép một sự hiểu biết tràn đầy hơn. Thật ra, ý niệm truyền thống về bí tích, dựa trên ý niệm dấu chỉ, đã nảy sinh và phát triển trong các bối cảnh văn hóa đã gây ra một áp lực giản lược, và từ vài thế kỷ nay cũng còn đàn áp ý niệm dấu chỉ và biểu tượng nữa. Điều này đã ngăn cản việc tiếp nhận trong tính cách biểu tượng, không chỉ một chiều kích không thể xóa bỏ được của sự hiện hữu lịch sử, mà cả một bầu khí tiếp cận thực tại trong các kiểu nhân bản hơn là cách được cho phép bởi một sự tiếp cận luận lý lý trí thuần túy và bởi một sự tiếp cận khoa học nhiệm vụ thuần túy.

Trên bình diện lịch sử, thật có lẽ sự kiện giúp thu hồi đúng đắn tính cách biểu tượng, không chỉ như là ý niệm, mà cũng như là phương pháp đọc hiểu và chấp nhận thực tại kitô, đã nảy sinh từ bên trong và nhờ công lao của nền thần học bí tích. Nhưng sự kiện, được vén mở cho thấy nó qúy báu đối với việc hiểu các cử chỉ bí tích này, đã không nảy sinh từ ước muốn đổ trên giáo hội học hay kitô học các vấn đề riêng và chuyên biệt của nền thần học bí tích, mà là từ ước mong tìm ra một chià khóa đọc hiểu mạc khải, đọc hiểu các biến cố của lịch sử cứu độ, và kết qủa là cũng đọc hiểu cả bẩy bí tích nữa, làm sao để nó thống nhất hơn và có tính cách đào tạo hơn.

Tới đây thì thật là hữu ích khi duyệt xét lại trong các đường nét ngắn gọn vài khía cạnh của tiến trình đàn áp đối với tính cách biểu tượng và vài khả thể giúp thu hồi giá trị của các biểu tượng.

Trong số các xác tín mà nền văn minh khoa học kỹ thuật của chúng ta tin là đã đạt tới, cũng có xác tín có thể xếp loại biểu tượng và mọi sinh hoạt biểu tượng vào các thực tại hầu như vô ích nhất, và có lẽ tai hại nữa, hay dầu sao đi nữa cũng coi biểu tượng là kiểu diễn tả một thuyết nhân bản cổ xưa và hoàn toàn lỗi thời rồi. Trong ngôn ngữ thịnh hành từ ”biểu tượng” hầu như bị coi đồng nghĩa với cái ”không có thực”, ”tưởng tượng”, ”không thật”, trong khi sinh hoạt biểu tượng bị gắn liền với trật tự của các hình thể bề ngoài ít nhiều tha hóa, diễn tả một nhân loại không biết sống chân thật, đeo mặt nạ che dấu các thiếu sót của mình, và nhất là thái độ không dấn thân đàng sau cái mặt nạ của các hành động giả tạo. Thế rồi còn có một nền văn chương mác xít nào đó xếp biểu tượng vào loại các ảo tưởng bảo thủ nhất, và coi nó là trường phái bình dân và văn hóa hạ cấp. Tuy nhiên, ngày nay các xác tín ấy lung lay không đứng vững nữa, và người ta không thể có các kiểu nói khoa trương trịch thượng như trên đối với biểu tượng. Lý do là vì biểu tượng là một thứ ngôn ngữ vô cùng súc tích giúp các dân tộc diễn tả những thực tại vượt ngoài thế giới vật chất khoa học kỹ thuật và các hạn hẹp của xã hội loài người. Trong nhiều thập niên qua các khoa học tôn giáo đã chứng minh cho thấy ngôn ngữ biểu tượng giúp con người tiếp cận với các thực tại siêu việt, thiên linh. Nhưng việc phục hồi các gía trị của biểu tượng đã tiến triển một cách rất chậm chạp, với nhiều ngập ngừng, và hầu như dấu diếm. Lý do là vì có nguy hiểm thực sự trong việc lý thuyết hóa và sử dụng sinh hoạt biểu tượng một cách không trung thực. Nhưng nhất là không dễ dàng lật ngược một tiến trình giản lược và đàn áp mà biểu tượng đã phải gánh chịu trong hàng thế kỷ.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1185)

Linh Tiến Khải


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét