30-01-2014 (30 TẾT)
: THÁNH LỄ GIAO THỪA
Thánh
lễ Giao Thừa - Cầu bình an cho Năm Mới
Ds
6,22-27; Tv 120; 1 Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10.
Bài đọc 1 Ds 6,22-27
22 Đức
Chúa phán với ông Mô-sê : 23 "Hãy nói với A-ha-ron và các con nó
rằng : Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này :
24 'Nguyện
Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em) ! 25 Nguyện Đức Chúa tươi nét
mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)
!
26 Nguyện
Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em) !'
27 Chúc
như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ
chúc lành cho chúng."
Đáp
ca Tv 120,1-2.3-4.5-6.7-8 (Đ. c. 2)
Đáp: Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa,
là
Đấng dựng nên cả đất trời.
1 Tôi
ngước mắt nhìn lên rặng núi,
ơn
phù hộ tôi đến tự nơi nao ?
2 Ơn
phù hộ tôi đến từ Đức Chúa
là
Đấng dựng nên cả đất trời. Đ.
3 Xin
Đấng gìn giữ bạn
đừng để bạn lỡ chân trật bước,
xin
Người chớ ngủ quên.
4 Đấng
gìn giữ Ít-ra-en,
lẽ
nào chợp mắt ngủ quên cho đành
! Đ.
5 Chính
Chúa là Đấng canh giữ bạn,
chính
Chúa là Đấng vẫn chở che,
Người
luôn luôn ở gần kề.
6 Ngày
sáu khắc, vầng ô không tác hoạ,
đêm năm canh, vành
nguyệt chẳng hại chi. Đ.
7 Chúa
giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh,
giữ
gìn cho sinh mệnh an toàn.
8 Chúa
giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới,
từ
giờ đây cho đến mãi muôn đời. Đ.
Bài đọc
2 1 Tx 5,16-26.28
16 Thưa
anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi 17 và cầu nguyện không ngừng.18 Hãy
tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn
trong Đức Ki-tô Giê-su.
19 Anh
em đừng dập tắt Thần Khí. 20 Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. 21 Hãy
cân nhắc mọi sự : điều gì tốt thì giữ ; 22 còn điều xấu dưới bất cứ
hình thức nào thì lánh cho xa.
23 Nguyện
chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để
thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng
trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. 24 Đấng
kêu gọi anh em là Đấng trung thành : Người sẽ thực hiện điều đó.
25 Thưa
anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. 26 Tất cả anh
em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. 28 Chúc anh em được đầy ân
sủng của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Tung hô Tin Mừng Lc 11,28
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng
nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 5,1-10
1 Một hôm, thấy đám đông, Đức Giê-su
lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người lên tiếng
dạy họ rằng :
3 “Phúc
thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì
Nước Trời là của họ.
4 Phúc
thay ai hiền lành,
vì
họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc
thay ai sầu khổ,
vì
họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc
thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên
Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc
thay ai xót thương người,
vì
họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc
thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì
họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc
thay ai xây dựng hoà bình,
vì
họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc
thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì
Nước Trời là của họ.”
SUY NIỆM THÁNH LỄ GIAO THỪA
(Mt 5, 1-10)
Giây phút giao thừa sắp đến, năm cũ, năm
Quý tỵ, tức là con Rắn, nhiều người mong nó trườn bò nhanh vì có quá nhiều
thiên tai để nhường chỗ cho năm mới, năm Giáp Ngọ, tức là con Ngựa đang phi nước
kiệu tới, càng lúc càng gần. Mỗi người chúng ta đều mang trong mình những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới
tương lai. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và
nhất là nói gì với Chúa ? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng
vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới
phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên
trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc,
vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của
Thiên Chúa.
Trong giờ phút giao thừa, trước thềm năm mới,
phụng vụ Lời Chúa vang lên lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta nghe trong
Bài đọc I :“Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ các con! Nguyện Đức
Chúa tươi nét mặt nhìn đến các con, và dủ lòng thương các con! Nguyện Đức Chúa
ghé mắt nhìn, và ban bình an cho các con!” (Dnl 6, 22- 27). “Nguyện
chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người
anh… ” (1 Tx 5, 16-26). Như thế, điều mà tất cả chúng ta mong
ước là “được Thiên Chúa tươi nét mặt nhìn đến và chúc phúc”. Chúng ta cần phúc
lành của Chúa ngay từ những giây phút đầu tiên của năm mới. Chúng ta ước mong
được một năm mới bình an, thịnh vượng, tai qua nạn khỏi.
Thiên Chúa là Tình Yêu, Ngài yêu thương con
người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc
cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Đoạn Tin Mừng thánh
Mathêu đọc trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng : «
Thiên Chúa muốn, chúng ta là những người hạnh phúc ». (x. Mt 5, 1-10)
Hạnh phúc thật theo Chúa Giêsu phán trong
Tin Mừng (Mt 5:1-12) nghe xong nhiều người không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt, bởi
vì những người mà người đời coi là khờ dại, bất hạnh và đáng thương hại theo
Chúa Giêsu lại là những người có phúc. Lý do là vì họ sống tinh thần nghèo khó,
mặc dù họ giàu sang, có tiền của. Sống tinh thần nghèo khó là không cậy dựa vào
tiền của, nhưng phó thác vào quyền năng của Chúa. Họ còn là những người hiền
lành, những người đau khổ, những người đói khát sự công chính, những người hay
thương xót người, những người có lòng trong sạch, những người ăn ở thuận hoà và
những người bị bách hại vì lẽ công chính. Đó là những người được Thiên Chúa
chúc phúc.
Quả thật, Thiên Chúa là nguồn mọi ơn phúc,
và chỉ một mình Chúa Giêsu là Ðấng có phúc tuyệt hảo, Ngài cũng muốn chúng ta
có được hạnh phúc đích thật nên đã vạch ra cho chúng ta con đường Tám Mối Phúc
Thật để tất cả chúng ta đi theo mà trở thành phúc nhân. Con đường Chúa đã đi
khi còn sống thân phận lữ thứ trần gian như chúng ta : Phúc cho những ai nghèo
khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những kẻ hiền lành,
phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ,
phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai hoạt động cho hoà bình,
phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Chính Chúa là Ðấng
nghèo khó thật trong tinh thần, là Ðấng đau khổ, là Ðấng dịu hiền, là Ðấng đói
khát sự công chính, là Ðấng nhân từ, là Ðấng trong sạch trong tâm hồn, là Ðấng
họat động cho hoà bình, là Ðấng bị bách hại vì lẽ công chính. Chúa mời gọi
chúng ta tiếp bước theo sau để tiến về cõi phúc thật. Với Chúa, điều không thể
được trở thành có thể, ngay cả việc con lạc đà có thể chui qua lỗ kim (x. Mt
10,25), với sự trợ giúp của Chúa và chỉ với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta mới
được ơn trở nên những người có phúc.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu
các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, Mẹ
Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, Đấng được sứ thần chào là ‘Đấng đầy ơn phúc’, được
bà Isave chị họ gọi là người ‘có phúc’ làm cho chúng ta trở thành những phúc
nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa
muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Có
người hỏi tôi:
Cha
có vui khi tết đến không?
Tôi
trả lời:
Tết
nay đâu vui bằng tết xưa mà thích.
Người
ấy nói:
Tết
xưa nghèo có gì mà vui.
Tôi
nói:
Vâng,
vì nghèo nên nó mới vui. Vì nhà nghèo nên tết đến đồng nghĩa với việc tôi sẽ có
được những điều mà ngày thường tôi không có. Có tiền lì xì, có quần áo mới, được
ăn dưa hấu, được ăn mứt, ăn bánh kẹo thỏa thích . . . .
Thế
nên, nếu bây giờ trời cho tôi điều ước, tôi sẽ ước được trở về như xưa. Được trờ
về với tuổi thơ, được sống với bầu khí tết thuở nào tuy nghèo nhưng đầy ắp tiếng
cười. Nhưng thời gian cứ phũ phàng trôi đi. Thời gian tiến chứ không lùi. Con
người thì cứ lớn lên, già đi cũng đồng nghĩa lo toan nhiều và niềm vui bớt đi.
Có
một người khi bước qua tuổi thơ đã ước rằng:
Ước
gì mình có thật nhiều tiền!
Mua
chiếc vé về tuổi thơ
Chơi
với búp bê, siêu nhân và gấu bông với đàn trẻ con hàng xóm.
Những
đứa trẻ ngây ngô ngày nào giờ khôn lớn,
Chẳng
hiểu vì sao xa lạ một góc trời...
Ước
gì có điều kỳ diệu trên đời!
Một
sớm mở mắt ra có mẹ, có bà, có tiếng nói cười thân thương quen thuộc.
Người
lớn thức dậy với chiếc bóng dưới chân giường đơn độc,
Tự
mỉm cười: Lại thêm một ngày nữa sắp sửa trôi qua...
Hôm
nay , khi bóc tờ lịch cuối cùng của năm cũ chúng ta mới bàng hoàng sao thời
gian đi nhanh thế?Liệu mình có thể níu kéo được thời gian? Mới mừng đó năm Tỵ
mà giờ đây ngày cuối của năm Tỵ đã hết. Con ngựa đang tung tăng bước vào thời
gian. Thời gian như chẳng chờ chẳng đợi ai.
Người ta thống kê rằng: tuổi thọ của con người trung bình chỉ kéo dài được
4,000 tuần tức là xấp xỉ với 77 năm cuộc đời.
Nếu mình đang bước vào tuổi trung niên, nghĩa là đã đi được nửa chặng đường đời,
chỉ còn khoảng 2,000 tuần nữa để sống, để thực hiện những ước mơ, hoài bão,
nhưng liệu thời gian có còn đủ để ta thực hiện ước mơ?
Một điều kỳ lạ của thời gian là hiện tại dường như trôi qua nhanh hơn thời gian
trước đó, dường như tuần này trôi nhanh hơn tuần đã qua và chắc tuần sau sẽ
trôi nhanh hơn tuần này.
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Nó rất vô tình. Hãy dùng nó cho có ý nghĩa.
Hãy tận dụng từng thời khắc cuộc sống kẻo thật uổng phí thời gian. Có lẽ, không
có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ "Giết - thời - gian". Nhiều người
tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Có người giết
thời gian trong đam mê cờ bạc. Có người trong tửu sắc. Có người hoang phí trong
những tiệc tùng thâu đêm vô bổ hay rong chơi đàn ca hát sướng.
Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết
chúng. Lời Chúa trong thơ của thánh Phaolo gởi tín hữu Ê-phê-sô (5,16) đã đề
cao giá trị về thời gian như sau: “Thế thì anh chị em hãy cẩn thận về cách sống
của mình; đừng sống như kẻ dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy tận dụng
thì giờ, vì thời buổi nầy thật đen tối”
Thời gian là một tài sản vô giá. Nó giúp chúng ta có thời gian giúp người giúp
đời. Thời gian không bao giờ quay ngược trở lại được. Hãy trân trọng thời gian.
Hãy sống từng giờ cho có ý nghĩa. Hãy tận dụng nó để sống có ích cho đời, cho
gia đình và bạn bè. Hãy luôn nhớ rằng thời gian không chờ đợi bất cứ ai.
Giờ đây trong giây phút giao thừa chúng ta lại càng thấy thời gian trân trọng
biết bao. Đây là thời gian giao thoa giữa mới và cũ. Giữa con Rắn và con Ngựa.
Giữa quá khứ và tương lai. Thế nên, hãy sử dụng thời khắc hiện tại này thật ý
nghĩa. Hãy sống như thể đây là giây phút cuối đời. Hãy trân trọng những người
đang sống bên ta. Hãy dùng nó để xây dựng tình người, để kiếm tìm hạnh phúc.
Hãy khai mở mùa xuân trong nụ cười rạng ngời, trong cái bắt tay yêu thương. Và
hãy mang mùa xuân yêu thương gieo vào nhân thế hôm nay.
Lạy
Chúa, Chúa là chủ thời gian. Chúng con là người quản lý. Xin Chúa tha thứ vì những
lần chúng con đã không quản lý thời gian cho đúng. Xin giúp chúng con biết trân
trọng thời gian, biết dùng thời gian để làm việc thiện, để tôn vinh Chúa và sống
có ích cho tha nhân.
Chúng
con xin dâng lên Chúa giây phút giao thừa nay. Xin Chúa chúc lành cho những
giây phút hiện tại này trần ngập niềm vui. Xin cho những ngày xuân là những
ngày họp trong yêu thương hạnh phúc. Amen
Lm.Jos.TẠ DUY TUYỀN
Ngày
Tết và Phúc Âm hoá
Dù
có những đề nghị mừng Tết nguyên đán vào ngày đầu năm dương lịch cho phù hợp với
thời hiện đại, cho đến nay, xã hội Việt Nam vẫn giữ truyền thống cử hành Tết
nguyên đán vào những ngày đầu năm âm lịch. Với người Việt Nam, ngày Tết không
chỉ đơn thuần là ngày nghỉ lễ nhưng còn mang ý nghĩa nhân văn và giá trị thiêng
liêng hết sức đặc biệt. Dù ở trong nước hay đang sinh sống làm việc ở nước
ngoài, người Việt vẫn cử hành Tết nguyên đán cách long trọng hết sức có thể.
Hội
Thánh Công giáo Việt Nam hiện diện giữa lòng dân tộc và hít thở bầu khí văn hoá
truyền thống đáng kính ấy, cho nên đã tìm cách hội nhập và Phúc Âm hoá nền văn
hoá dân tộc. Nỗ lực này được thể hiện rõ nét trong cách người Công giáo Việt
Nam cử hành Thánh Lễ trong những ngày Tết. Theo đó, ba ngày Tết tập trung vào
ba tương quan căn bản trong cuộc sống con người.
Ngày
Mồng Một Tết là ngày hướng lòng lên Thiên Chúa, “Đấng vô thủy vô chung, là căn
nguyên và cùng đích của vạn vật”, để tạ ơn Chúa đã ban cho một năm mới, và cầu
xin Chúa ban cho mọi người “được bình an mạnh khỏe, càng thêm tuổi càng thêm
nhân đức, hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh thánh” (Lời nguyện nhập lễ
- Thánh Lễ Giao Thừa, Tân Niên).
Ngày
Mồng Hai Tết là ngày kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, xin Chúa trả công bội hậu
cho “những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con
sống cho phải đạo với các ngài” (Lời nguyện nhập lễ). Đồng thời, khi
kính nhớ tổ tiên ông bà, người Công giáo cũng hiểu rằng chính Thiên Chúa đã ban
sự sống cho tổ tiên ông bà, để các ngài truyền lại cho con cháu. Vì thế, truyền
thống tôn kính ông bà tổ tiên được đặt vào đúng vị trí của nó trong trật tự tạo
dựng.
Ngày
Mồng Ba Tết là ngày nhìn ra thế giới và vạn vật chung quanh, ý thức trách nhiệm
phải lao động để làm chủ thiên nhiên, cho nên xin Chúa ban ơn trợ giúp để “công
ăn việc làm trong năm mới nêu cao tình tương thân tương ái, góp phần vào sự
nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa” (Lời nguyện nhập
lễ).
Khi
tập trung vào ba tương quan căn bản trong cuộc sống làm người (Thiên-Địa-Nhân),
Hội Thánh cũng mời gọi con cái mình sống ý nghĩa của thời gian với ba chiều
kích: nhìn về quá khứ trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm tạ các bậc sinh
thành, hướng đến tương lai trong tâm tình phó thác cậy trông nơi Thiên Chúa là
Đấng làm chủ lịch sử, nhìn vào hiện tại để dấn thân xây dựng một thế giới tốt đẹp
hơn.
Phải
nói rằng đây là một nỗ lực tuyệt vời trong công cuộc Phúc Âm hoá: (1) Khám phá
những vẻ đẹp và giá trị tích cực trong truyền thống văn hoá dân tộc; (2) Làm nổi
bật mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá dân tộc và những giá trị Phúc Âm; (3)
Nâng những giá trị văn hoá truyền thống lên một tầm cao mới của đức tin Kitô
giáo, khi đặt việc tôn kính Tổ tiên trong trật tự tạo dựng, hoặc khi liên kết
việc xây dựng thế giới với việc xây dựng Nước Trời.
Ước
mong mẫu gương Phúc Âm hoá này còn được ứng dụng vào nhiều lãnh vực khác trong
đời sống Hội Thánh, từ ngôn ngữ diễn tả đức tin đến cách thể hiện đức tin Kitô
giáo, để Phúc Âm ngày càng gần gũi với người dân và xã hội Việt Nam hơn.
Thiên Triệu
Giao
thừa Giáp Ngọ 2014 - Từ ngũ phúc đến Bát Phúc
Thấu
hiểu và thấm nhuần Hiến Chương Nước Trời với Bát Phúc, để mau mắn sám hổi, cải
thiện, đổi mới đời sống ngay từ những giờ phút đầu tiên Năm Mới sắp đến.
Trong giờ phút linh thiêng của năm cũ sắp qua, đón mừng Năm Mới Giáp Ngọ sắp đến,tống cựu nghinh tân, mỗi người dân Việt đều có những cảm nhận nao nức, phấp phỏng, bồi hồi, thật đặc biệt, thật kỳ diệu, thật thăng hoa, mà không có giờ phút nào trong năm lại có những dao động tương tự.
Năm
cũ sắp qua với biết bao niềm vui, nỗi buồn, biết bao thành công cũng như thất bại,
biết bao điều mãn nguyện và thất vọng. Nhưng ai nấy đều tràn trề hy vọng vào
Năm Mới. Ít ra thì cầu sung dzừa đủ xài, như ý nghĩa mâm ngũ quả
truyền thống.
Con
số năm được dân ta thường ưa chuộng nhắc đến, như ngũ cung, ngũ giới, ngũ hành,
ngũ kim, ngũ kinh, ngũ khúc, ngũ luân, ngũ ngôn, ngũ sắc, ngũ tạng, ngũ phúc. Số
năm tượng trưng cho sự hài hòa âm dương đề huề, gồm số chẵn 2 cộng với số lẻ 3.
Cũng tương tự như con số bảy được dân Do Thái mến chuộng, gồm số lẻ 3 và số chẵn
4 công lại.
Nhân
ngày Tết, người ta hay cầu chúc nhau, hay cầu khấn Trời được tràn đầy ơn phúc,
hồng ân Thượng Đế, Ông Trời, theo quan niệm dân gian. Ngũ phúc lâm môn là
được năm điều phúc đến nhà.
Chữ
Ngũ Phúc là một từ nguyên ở trong thiên “Hồng Phạm” của Kinh Thư, do Khổng
tử và các đệ tử san định, sưu tập và dẫn giải 305 bài, gồm phong dao bình dân,
cũng như những ca từ của giới quý tộc của các nước nhỏ từ 2500 năm trước ở
Trung Quốc
Ngũ
phúc gồm năm điều sau: 1.Trường thọ là không bị chết yểu, chết non.
2. Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị cao quý. 3. Khang
ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 4.Hiền đức là
tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 5. Thiện chung là có thể
tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể
không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại
rời khỏi nhân gian.
Ngẫm
lại, cả năm điều đại phúc đó đều đẹp như mơ. Tuy nhiên nguyên trong ngũ phúc đã
hàm chứa mâu thuẫn khó dung hòa, nên rất khó thành hiện thực cho một người. Chẳng
hạn như phú quý thì khó mà khang ninh, phú quý thì chẳng dễ dàng hiền đức, phú
quý thì cũng chẳng dễ thiện chung. Bới chưng tam độc tham sân si sẽ theo phú
quý mà khuấy động lòng dạ, sẽ chẳng thể bình an, ổn thỏa thể xác lẫn tinh thân,
sẽ chẳng thể nhường nhịn, lương thiện với đời, cũng hiếm họa thanh thỏa lìa trần.
Phúc thành ra họa lúc nào chẳng hay.
Như
thế, họa phúc khôn lường, tưởng là phúc hóa ra họa, hay ngược lại, như chuyện
tái ông thất mã. Chung quy, ngũ phúc chỉ nhằm phục vụ cái bản ngã, cái tôi vị kỷ
hẹp hòi, sở đắc sự ưu ái của Trời ban cho. Ngũ phúc chỉ toàn điều lợi lộc dành
riêng cho cá nhân, chứ không hề dính dáng, có tương quan chi với tha nhân, người
khác.
Trong
khi đó Bát Phúc của Đức Giêsu công bố nhân lúc Giao thừa đêm nay, lại gần như
trái ngược gần như hoàn toàn và chẳng mấy phù hợp với ước nguyện thế gian. Chỉ
duy nhất có một điều Hiền Đức là trùng hợp với Phúc
cho ai hiền lành. Nhưng nhìn chung, toàn là những điều thua thiệt, đau
khổ, hy sinh dấn thân, xả kỷ vị tha, sống cho, sống vì và sống với tha nhân.
Phúc
cho ai có tâm hồn nghèo khó. Phúc cho ai sầu khổ. Phúc
cho ai hiền lành. Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch. Phúc
cho ai đói khát sự công chính.
Tất
cả năm Phúc trên đều đối nội, nhắm đến sự đơn sơ, khiêm tốn, nhẫn nhục, sám hối,
nhân hậu, thanh cao, chính trực, mà mỗi người phải tích cực rèn luyện, chịu đựng,
khao khát ước vọng. Chứ không phải tự nhiên sở hữu hay dễ dàng sở đắc được. Một
cuộc chiến đấu thật khốc liệt với chính bản thân. Một cuộc sống tích cực, quyết
tâm, can đảm, dứt khoát không chịu làm tôi mọi cho thân xác, làm nô lệ cho thất
tình, lục dục, hay làm đầy tớ cho danh danh lợi, xu nịnh thế gian.
Hơn
nữa, còn thêm ba Phúc đối ngoại tích cực. Phúc cho ai xót thương.
Phúc cho ai xây dựng hoà bình. Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ
công chính. Yêu thương tha nhân, vun đắp mối thân tình, nhân ái, yên ổn,
êm thắm, hòa nhã, cũng như sẵn sàng dấn thân, bảo vệ, xả thân làm chứng cho sự
thật, công lý, và Đạo Chúa. Vậy sống tinh thần Bát Phúc là khiêm nhượng, hiền
hòa, vị tha, nhân ái, kiến tạo hòa bình và đặt niềm hy vọng cậy trông vào sự
quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Trong
khi Ngũ Phúc chỉ là tận hưởng cuộc sống phù du hữu hạn trong cái thung
lũng đầy nước mắt, thì phần thưởng cho Bát Phúc thật vô song, chính là đời
sống hạnh phúc vĩnh cửu, được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa. Đại phúc viên mãn,
tuyệt vời và vô cùng cao quý, không còn gì có thể sánh nổi.
“Phúc
cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu
xa. Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng anh em ở trên trời thật lớn lao. Các
ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5,
11-12).
“Con
chỉ có một tuyên ngôn: “Phúc thật Tám Mối.” Chúa Giêsu đã tuyên bố trên núi
“Bát Phúc.” Hãy sống như vậy, con sẽ nếm được hạnh phúc, rồi rao truyền cho mọi
người con gặp” (Đường Hy Vọng, số 998).
Lạy
Chúa Giêsu, xin giúp chúng con thấu hiểu và thấm nhuần Hiến Chương Nước Trời với
Bát Phúc, để chúng con mau mắn sám hổi, cải thiện, đổi mới đời sống ngay từ những
giờ phút đầu tiên Năm Mới sắp đến, hầu chúng con xứng đáng trở nên công dân Nước
Trời.
Lạy
Mẹ Maria, xin Mẹ thức tỉnh chúng con, mau mắn hoán cải đời sống, dứt bỏ đi những
thói hư tật xấu, những tội lỗi đã vấp phạm trong năm cũ vừa qua, để sang Năm Mới
nhờ Mẹ giúp đỡ, chúng con sống trọn vẹn mãi trong ân nghĩa với Thiên Chúa.
Amen.
AM Trần Bình An
AM Trần Bình An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét