Chúa Nhật 6 Quanh Năm Năm B
Bài
Ðọc I: Lv 13, 1-2. 44-46
"Người
phong cùi phải ở riêng ngoài trại".
Trích
sách Lêvi.
Chúa
phán cùng Môsê và Aaron rằng: "Nếu người nào thấy da thịt mình xuất hiện
màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh
phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai
của ông.
"Vậy
ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, thì phải mặc áo rách, để
đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế.
Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một mình ngoài
trại".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 31, 1-2. 5. 11
Ðáp: Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ con khỏi điều nguy khổ (c.
7).
Xướng:
1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy!
Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có
mưu gian! - Ðáp.
2)
Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đã không che giấu.
Tôi nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác của con, và Chúa đã tha thứ
tội lỗi cho con". - Ðáp.
3) Chư vị hiền nhân, hãy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi
người lòng ngay hãy hớn hở reo mừng. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Cr 10, 31 - 11, 1
"Anh
em hãy noi gương tôi, như tôi đã noi gương Ðức Kitô".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, dầu anh em ăn, dầu anh em uống, dầu anh em làm việc gì khác, anh
em hãy làm mọi sự cho sáng danh Chúa. Anh em đừng nên cớ cho người Do-thái, dân
ngoại hay Hội thánh của Thiên Chúa phải vấp phạm. Như tôi đây, tôi cố làm hài
lòng mọi người trong mọi sự, không tìm điều gì lợi ích cho tôi, nhưng tìm điều
lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi. Anh em hãy noi gương tôi, như tôi
đã noi gương Ðức Kitô.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 14, 5
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai
đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia
Phúc
Âm: Mc 1, 40-45
"Bệnh
cùi biến mất và người ấy được sạch".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng:
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Ðộng lòng thương,
Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh".
Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo
anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi
trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã
được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin
đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở
ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Phong
hủi đối với người Do thái là chứng bệnh ghê tởm, nhơ uế. Bệnh nhân phải tuyệt
thông với mọi người. Ai tiếp xúc với họ cũng bị coi là ô nhơ. Vì thế người
phong hủi thường ở những nơi cách biệt. Nếu đi đến đâu họ phải la lớn để mọi
người biết mà tránh xa. Thân phận người phong hủi thật đáng buồn tủi. Bài Tin Mừng
hôm nay cho biết người phong hủi dám đến và xin Ðức Giêsu chữa lành. Ðiều đó chứng
tỏ bệnh nhân có một niềm xác tín vào Ðức Giêsu. Ðức Giêsu vừa quyền phép lại vừa
rất yêu thương. Ðến với Ngài, chắc chắn sẽ không phải thất vọng.
Cầu
Nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa không chê người phong hủi nhơ bẩn. Chúa không gớm ghét thân phận
tội lỗi của loài người chúng con. Chúa càng yêu thương bệnh nhân bao nhiêu,
Chúa càng phẫn nộ với bệnh tật bấy nhiêu. Xin cho chúng con cũng biết yêu
thương những người yếu đuối, bệnh tật. Xin cho khoa học tiến bộ để giúp con người
mạnh khỏe an vui. Thiên Chúa chỉ được vinh danh khi con người được hạnh phúc.
Amen.
Suy Niệm:
Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B
Chúng ta đọc: Sách Lêvi 13,1-2.45-46; Thư 1 Corintô
10,31.11,1; Tin Mừng Marcô 1,40-45
Ngày nay, nhờ lòng bác ái và khoa học tiến bộ, bệnh phung hủi không còn
ghê rợn như ngày xưa. Tuy nhiên nó vẫn còn là một bệnh cần được nhiều lòng
thương xót. Thành ra, sau khi nghe những bài Kinh Thánh hôm nay, tiên vàn chúng
ta phải nhớ tới trại cùi nằm trong ranh giới của giáo phận chúng ta. Và chúng
ta phải biết nhắc nhở nhau chia sẻ lòng thương xót với những anh chị em đang bị
thứ bệnh ghê gớm đó.
Nhưng dù rất hợp lý và khẩn thiết, quyết tâm cụ thể đó vẫn không phải là
mục đích huấn giáo của các bài đọc Kinh Thánh hôm nay. Cao điểm của lời giáo huấn
này nằm trong bài Tin Mừng, mà lại trích sách Lêvi chỉ ra như những lời dẫn nhập
và bài trích thư Phaolô như chỉ muốn đưa ra một áp dụng thực hành. Vậy trước hết
chúng ta hãy trở lại bài sách Lêvi để dễ hiểu hơn bài Tin Mừng.
1. Phung Hủi Là Thứ Bệnh Nan
Trị
Sách Lêvi là tác phẩm thứ ba trong Bộ Cựu Ước, đi sau quyển Khởi nguyên
và sách Xuất hành. Nó muốn tiếp nối quyển sách thứ hai này. Thật vậy, sách Xuất
hành thuật lại cho chúng ta biết việc Chúa cứu dân xuất khỏi Aicập và hành
trình khoảng 40 năm nơi sa mạc để biến Israel làm dân của Chúa vì Chúa là Thiên
Chúa của dân. Chúa lập giao ước với dân và nhận đến ngự nơi lều giao ước để làm
chứng Người muốn mật thiết ở giữa dân. Sách Lêvi muốn viết tiếp vào đó và nói
cho dân biết những điều phải giữ để lều giao ước thật sự trở nên nơi gặp gỡ giữa
Chúa và dân, giữa Thiên Chúa và loài người. Muốn được như vậy, lều giao ước phải
trở thành một thứ đền thờ. Dân phải đến đây dâng lễ. Và ở đó phải có hàng tư tế
hẳn hoi. Rồi hết mọi người phải cẩn thận tuân thủ những điều cấm kỵ liên quan tới
vấn đề sạch và dơ, thiêng và tục, để dân được thánh thiện như Chúa là Ðấng
Thánh. Ðó là những chủ đề của sách Lêvi; tất cả đều có hệ và đều tùy thuộc ở
hàng tư tế. Thế nên, người ta đã lấy tên Lêvi, tên của tộc tư tế trong dân
Chúa, đặt cho quyển sách này.
Ðoạn văn đọc trong thánh lễ hôm nay nằm ở phần nói về sạch và dơ, thiêng
và tục.
Tại sao vậy?
Ðối với tâm lý người xưa nói chung và người Dothái nói riêng, bệnh tật nếu
không phải là hình phạt do tội lỗi thì cũng là trò ma chước quỷ bày ra. Xét
theo diện nào bệnh tật cũng đều đáng sợ. Và bệnh càng nặng, càng ghê người ta lại
càng phải thận trọng, đề phòng.
Ở đất Dothái thời bấy giờ có lẽ không bệnh nào nan trị bằng bệnh phung hủi.
Nó vừa ghê rợn và dễ lây. Xã hội lập tức đã phải có biện pháp đối với thứ bệnh
này. Và vì Dothái là xã hội thần quyền, nên luật pháp đã mặc hình thức tôn giáo
như chúng ta thấy trong bài sách Lêvi hôm nay.
Các thầy tư tế phải thẩm định ai là người đã mắc bệnh phung hủi. Lập tức
nó phải mặc áo rách rưới, không được chải đầu, không được cạo râu và phải tru
trếu than khóc, làm chứng nó đã bị Chúa phạt và ma quỷ đang hoành hành trên
thân xác nó. Rồi nó phải đi khỏi nhà, đến ở những nơi hoang vu hẻo lánh, không
được tiếp xúc với ai và cũng không được để cho ai đến gần. Nhỡ có người nào
không biết mà tiến lại thì nó phải hô lên: "dơ, dơ", để cho họ biết
mà lánh đi kẻo bị ô nhiễm. Bất hạnh cho ai bị lây bẩn như vậy, vì sẽ bị tuyệt
thông, không được tham dự các nghi lễ nữa, trước khi làm lễ thanh tẩy.
Còn chính kẻ phung hủi còn có hy vọng nào không? Dĩ nhiên y cố gắng chạy
chữa. Cũng có trường hợp chữa được. Nói đúng hơn, việc chẩn bệnh ngày xưa không
khá. Có nhiều trường hợp khỏi, chỉ vì thật sự đó không phải là bệnh phung. Khi
thấy thân xác lành lại, người ta sẽ đến trình diện các tư tế và xin khám nghiệm.
Nếu đúng đã hết bệnh, họ sẽ dâng lễ đền tội và thanh tẩy trước khi được cấp cho
một giấy chứng nhận, phục hồi quyền hiệp thông với xã hội.
Sách Lêvi nói tỉ mỉ những điều này, vì hàng tư tế có trách nhiệm đặc biệt
trông coi vấn đề sạch và dơ, thiêng và tục, thánh và tội. Thế mà không thứ bệnh
nào dơ như phung hủi. Kẻ mắc thứ bệnh này trở thành kẻ bất hạnh nhất trên đời.
Isaia khi nói về người tôi tớ đau khổ cũng không biết mô tả thế nào hơn là hình
dung người giống như kẻ bị phung hủi. Nhưng có điều khác lạ và mầu nhiệm, là
chính các vết thương của Người sẽ chữa lành chúng ta hết thảy. Chắc chắn Isaia
đã không thể tự mình viết ra như vậy.
Thánh Thần đã dùng ông để nói tiên tri về cuộc tử nạn cứu thế của Ðức
Kitô. Nhưng chẳng ai đã hiểu được mầu nhiệm ấy. Phải đợi chính Ngôi Lời Thiên
Chúa nhập thể mạc khải từ từ. Và ngày hôm nay, trong bài Tin Mừng Marcô, Người
bắt đầu làm công việc ấy. Chúng ta nhớ những lời sách Lêvi để hiểu bài Tin Mừng.
2. Ðức Yêsu Chữa Người Phung Hủi
Thánh Marcô đã kể chuyện một cách đột ngột. Người thấy một kẻ phung hủi
đến gần Ðức Yêsu, khẩn khoản quỳ xuống xin Người chữa mình sạch. Thánh Marcô
không nói rõ việc này xảy ra khi nào và ở đâu? Theo văn mạch, chúng ta đoán đã
xảy ra ở Galilêa khi Ðức Yêsu đi giảng đạo trong vùng đó. Nhưng điều đáng lấy
làm lạ là tại sao lại có thể xảy ra một truyện như thế? Kẻ mắc bệnh phung kia ở
đâu đến, vì chắc chắn y không được ở gần những chỗ đi lại? Hay là hôm ấy Ðức
Yêsu đã đi đến một nơi hẻo lánh để cầu nguyện và anh ta đã dám lại gần? Dù sao
anh cũng đã vi phạm pháp luật. Nói đúng hơn, những hiểu biết của anh về Ðức
Yêsu đã khiến anh tin Người; và vì tin, anh không sợ luật pháp. Anh tin nếu Người
muốn, Người sẽ làm cho anh sạch. Có lẽ đối với anh, sạch hay khỏi bệnh cũng là
một. Nhưng Marcô đã muốn dùng chữ sạch để gợi lên ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn.
Và như vậy để làm nổi bật ý nghĩa mới lạ trong thái độ của Ðức Yêsu.
Người không ghê rợn theo bản năng tự nhiên khi nhìn thấy kẻ phung hủi.
Người càng không bỏ chạy theo luật "dơ và sạch" thời bấy giờ. Người
thương kẻ ấy, giơ tay đụng vào anh và bảo: "Ta muốn, hãy được sạch".
Người chỉ làm có vậy thôi, nhưng hành động này thật lớn lao. Nó làm tan biến
ngay một thứ bệnh nan trị; nhưng nhất là nó đã làm cho cả một hệ thống tôn giáo
xã hội chặt chẽ và tỉ mỉ trở nên như mây khói.
Sách Lêvi và hàng tư tế Dothái vất vả bảo vệ luật "dơ và sạch",
thiêng và tục. Và nỗ lực đó đã kiên cố qua nhiều thời đại. Thế mà trong chốc
lát, chỉ bằng một cái nhìn, một cử chỉ, một lời nói, Yêsu thành Nadarét, đã hủy
bỏ mau lẹ và dễ dàng. Không phải Người đã bực tức không giữ luật, vì kẻ bất mãn
nào cũng làm được như thế. Nhưng việc mà không ai làm được thì Người đã làm.
Người hủy bỏ luật bằng cách làm cho nó hết đối tượng. Người làm cho
"dơ" trở nên "sạch" khiến luật "sạch và dơ" từ
nay không còn đối tượng và lý do tồn tại nữa. Và khi làm như vậy, Người đã ban
quyền sống cho kẻ bị vạ, kết nạp lại con người tuyệt thông, cứu vớt kẻ bị hư mất.
Câu chuyện chữa kẻ bị phung hủi này có nhiều ý nghĩa sâu xa. Nó không
kém gì việc làm cho kẻ chết sống lại. Nó diễn tả sức mạnh cứu thế của Ðức Kitô.
Thế nên, làm phép lạ này xong, Ðức Yêsu như giựt mình nhớ rằng chưa đến lúc Người
ở trên thập giá, tức là chưa đến lúc Người thanh tẩy và rửa sạch nhân loại tội
lỗi trong máu thánh... thế nên Người nghiêm khắc răn bảo kẻ vừa được chữa sạch:
không được đem chuyện này nói với ai, nhưng phải đi trình diện với các tư tế và
dâng lễ thanh tẩy như Luật dạy, để làm chứng cho họ thấy việc Người làm.
Một đàng, Người dạy không được đem sự việc nói cho ai biết, bởi vì đây
là hành vi có ý nghĩa cứu thế mà người ta chỉ hiểu được khi Ðức Kitô đã ở trên
thánh giá. Nói ra bây giờ, người ta không hiểu và chỉ sẽ coi đây là một phép lạ,
khiến họ sẽ lầm tưởng Ðức Yêsu là con người cao tay làm được nhiều phù phép.
Nhưng đàng khác kẻ được chữa khỏi kia phải đi vào xã hội và như vậy cần phải có
giấy chứng nhận theo luật. Anh ta phải làm công việc này, thì Người nhờ luôn
anh ta đến "làm chứng" cho Người ở trước mặt hàng tư tế, hầu họ thấy
rằng Nước Trời đã đến rồi vì đã có người làm được những việc như vậy.
Nhưng có thể nói Ðức Yêsu đã không thành công trong việc dặn bảo này. Kẻ
được khỏi đã đi phao tin mọi nơi đến nỗi khắp nơi người ta tuốn đến tìm Người,
cả khi Người lánh đi ẩn thân nơi vắng vẻ. Còn các tư tế, nghe báo cáo về sự việc,
họ không nhận ra Nước Trời đã đến mà chỉ thấy uy quyền của họ bị lung lay. Họ
còn "ngồi" đấy để làm gì khi chức năng phân biệt "sạch và
dơ" không còn đối tượng nữa? Thành ra họ phải tìm cách chấm dứt những việc
chữa sạch như vậy.
Chúng ta có thể cười họ và tưởng rằng sau khi Ðức Yêsu đã chịu chết trên
thập giá thì người ta đã hiểu rõ giá trị của phép lạ chữa kẻ phung hủi kia. Sự
thật không đơn giản như vậy. Bài thư Phaolô làm một bằng chứng.
3. Chúng Ta Hãy Bắt Chước Ðức Yêsu
Thánh Tông đồ viết cho người Côrintô. Họ đã tin đạo và chịu phép rửa; tức
là họ đã nên sạch nhờ mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Thế mà họ vẫn còn cái tâm
lý "sạch và dơ", làm như thế máu Ðức Kitô chưa rửa sạch được tất cả,
và vẫn còn có những sự bên ngoài làm dơ nhớp tâm hồn đã được ơn thanh tẩy.
Ðặc biệt họ bảo thịt cúng sẽ làm bẩn linh hồn, khiến giáo đoàn Côrintô
xôn xao. Người sợ thì giữ; người khác không sợ thì cứ ăn, nhưng lại không biết
giải thích thái độ của mình và hơn nữa còn tỏ ra khinh thị và chọc tức người
ta. Thánh Phaolô phải gửi thư can thiệp, giúp đỡ đàn chiên. Ngài khẳng định ngẫu
tượng là giả trá, nên thịt cúng cũng chẳng khác gì thịt thường. Có ăn cũng chẳng
sao. Tuy nhiên chính cách ăn có thể là không tốt vì để lộ ra những cảm nghĩ
không sạch của tâm hồn mình. Như lời Ðức Yêsu đã nói: không phải của ăn của uống
bên ngoài có thể làm dơ bẩn con người; nhưng ngược lại chính tâm tư bẩn thỉu của
tâm hồn làm dơ bẩn hành động của người ta.
Vậy nguyên tắc chung là khi ăn, khi uống hay khi làm bất cứ việc gì,
chúng ta hãy làm mọi việc cho vinh danh Thiên Chúa. Chúng ta đừng nên cớ cho ai
sa ngã phạm tội, một trong mọi sự vào đối với mọi người chúng ta phải có lòng
bác ái, không tìm tư lợi nhưng phải giúp người ta được rỗi. Rồi thánh tông đồ kết
luận: "Anh em hãy bắt chước tôi như tôi bắt chước Ðức Kitô".
Thế là để giải quyết vấn đề sạch và dơ, thiêng và tục cho thời đại của
người, thánh Phaolô đã bảo mọi người noi gương Chúa Yêsu. Bài Tin Mừng hôm nay
vừa cho chúng ta thấy Chúa đã giải quyết vấn đề bằng tình thương. Vì thương người
bị bệnh phung, Người đã chữa anh ta. Vì thương những người khác, Người bảo anh
đừng đi phao tin cho ai. Vì thương hàng tư tế thời bấy giờ, Người bảo anh đến
làm chứng về Người ở trước mặt họ. Tình thương của Người là tình thương cứu thế,
muốn thanh tẩy người ta tận cội rễ, tức là rửa sạch tâm hồn và ban cho người ta
một sự sống mới, qua mầu nhiệm thánh giá. Chỉ có hy sinh với đấng chết trên
thánh giá mới rửa sạch được con người và làm cho họ nên trong sạch và thánh thiện
thật. Do đó vấn đề sạch và dơ, thiêng và tục chỉ được giải quyết nhờ mầu nhiệm
thánh giá.
Vấn đề này chưa hoàn toàn biến mất ở thời đại ta. Người theo khuynh hướng
này, kẻ theo khuynh hướng khác. Người cho đây là đạo và kia là tục; kẻ lại bảo
kia mới sạch, còn đây thì dơ. Mỗi người biện minh cho thái độ của mình. Thánh
Phaolô bảo chúng ta hãy bắt chước Ðức Kitô, hãy hy sinh tư lợi để giúp người ta
nên thánh, hãy làm tất cả cho vinh danh Thiên Chúa. Tất cả những lời khuyên
này, giờ đây ở trước mắt chúng ta. Chúa Yêsu sẽ hiện diện để chúng ta bắt chước
Người. Người không làm gì khác chính việc hy sinh mạng sống để cứu độ chúng ta
và làm vinh danh Thiên Chúa. Hành vi đó rửa sạch hơn hết, và đem lại ơn thánh
thiện hơn cả. Chúng ta muốn làm cho tâm hồn sạch, muốn làm cho xã hội sạch,
chúng ta hãy bắt chước Chúa Yêsu, hy sinh mình cho sự rỗi của mọi người và vinh
quang của Thiên Chúa.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Suy Niệm
Mẹ Têrêxa lập quỹ giúp người phong ở Calcutta .
Những thùng quyên tiền của Mẹ mang dòng chữ:
“Hãy chạm đến một người phong bằng lòng trắc ẩn của bạn”.
Chạm đến người phong là điều xưa nay ai cũng sợ.
Theo luật Cựu Ước, người phong phải mặc rách, xõa tóc, che râu.
Ði đâu người ấy cũng phải la to: “Ô uế ! ô uế !” (Lv 13,45-46).
Bị cách ly với mọi người, bị coi như mắc trọng tội,
đau đớn cả xác lẫn hồn, người phong sống mà như chết.
Những thùng quyên tiền của Mẹ mang dòng chữ:
“Hãy chạm đến một người phong bằng lòng trắc ẩn của bạn”.
Chạm đến người phong là điều xưa nay ai cũng sợ.
Theo luật Cựu Ước, người phong phải mặc rách, xõa tóc, che râu.
Ði đâu người ấy cũng phải la to: “Ô uế ! ô uế !” (Lv 13,45-46).
Bị cách ly với mọi người, bị coi như mắc trọng tội,
đau đớn cả xác lẫn hồn, người phong sống mà như chết.
Người phong trong bài Tin Mừng hôm nay khá đặc biệt.
Anh tự ý đến gặp Ðức Giêsu và quỳ xuống trước mặt Ngài.
Lời van xin của anh thật là một lời xin mẫu mực.
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.
Nếu Ngài muốn: anh mời gọi lòng thương xót của Ngài.
Anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý.
Dù rất muốn khỏi bệnh,
nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Ngài muốn.
Ngài có thể: anh tin tưởng vào quyền năng của Ngài.
Anh không nói như người cha của đứa con bị động kinh:
“Nếu Thầy có thể làm được gì…” (Mc 9,22).
Ðối với anh, chắc chắn Ngài có thể chữa anh lành bệnh.
Chỉ cần Ngài muốn là đủ rồi.
Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ, phó thác của anh
đã đụng rất mạnh đến chỗ sâu nhất trong lòng Ðức Giêsu.
Không cưỡng lại được sự tin cậy đó, Ngài nói: “Tôi muốn.”
Phép lạ phát sinh từ lòng tin của người phong
và từ ý muốn đầy quyền năng của Ðức Giêsu.
Anh tự ý đến gặp Ðức Giêsu và quỳ xuống trước mặt Ngài.
Lời van xin của anh thật là một lời xin mẫu mực.
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.
Nếu Ngài muốn: anh mời gọi lòng thương xót của Ngài.
Anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý.
Dù rất muốn khỏi bệnh,
nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Ngài muốn.
Ngài có thể: anh tin tưởng vào quyền năng của Ngài.
Anh không nói như người cha của đứa con bị động kinh:
“Nếu Thầy có thể làm được gì…” (Mc 9,22).
Ðối với anh, chắc chắn Ngài có thể chữa anh lành bệnh.
Chỉ cần Ngài muốn là đủ rồi.
Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ, phó thác của anh
đã đụng rất mạnh đến chỗ sâu nhất trong lòng Ðức Giêsu.
Không cưỡng lại được sự tin cậy đó, Ngài nói: “Tôi muốn.”
Phép lạ phát sinh từ lòng tin của người phong
và từ ý muốn đầy quyền năng của Ðức Giêsu.
Nhưng Ngài không chỉ muốn, mà còn đụng vào anh.
Ngài không kinh tởm, không sợ lây, không sợ bị ô uế.
Bàn tay Ngài đụng vào da thịt anh với các vết thương.
Ngài không bị ô uế, nhưng Ngài làm cho anh hết ô uế.
Chính lòng thương đã khiến Ngài mạnh dạn đụng vào anh,
như chính anh đã mạnh dạn đến với Ngài bằng lòng tin.
Ðức Giêsu vừa tự do với Lề Luật, vừa lệ thuộc Lề Luật.
Ngài bảo anh đi trình diện với tư tế và dâng của lễ.
Chúng ta cần nếm niềm vui của người phong được lành.
Anh hạnh phúc vì được sạch, được làm người bình thường,
được chung sống với cộng đoàn, được hiệp thông với Thiên Chúa.
Anh lấy lại phẩm giá, ra khỏi những mặc cảm.
Niềm vui quá lớn khiến anh đi loan báo khắp nơi.
Người phong sau khi được khỏi đã có thể vào thành.
Còn Ðức Giêsu lại phải ở ngoài thành, nơi hoang vắng.
Ngài không kinh tởm, không sợ lây, không sợ bị ô uế.
Bàn tay Ngài đụng vào da thịt anh với các vết thương.
Ngài không bị ô uế, nhưng Ngài làm cho anh hết ô uế.
Chính lòng thương đã khiến Ngài mạnh dạn đụng vào anh,
như chính anh đã mạnh dạn đến với Ngài bằng lòng tin.
Ðức Giêsu vừa tự do với Lề Luật, vừa lệ thuộc Lề Luật.
Ngài bảo anh đi trình diện với tư tế và dâng của lễ.
Chúng ta cần nếm niềm vui của người phong được lành.
Anh hạnh phúc vì được sạch, được làm người bình thường,
được chung sống với cộng đoàn, được hiệp thông với Thiên Chúa.
Anh lấy lại phẩm giá, ra khỏi những mặc cảm.
Niềm vui quá lớn khiến anh đi loan báo khắp nơi.
Người phong sau khi được khỏi đã có thể vào thành.
Còn Ðức Giêsu lại phải ở ngoài thành, nơi hoang vắng.
Từ khi ông Hansen tìm ra vi trùng bệnh phong năm
1871,
người phong đã có được niềm hy vọng chữa lành.
họ không còn bị trục xuất ra đảo xa hay bị bách hại.
Nhưng để cho họ được sống như mọi người vẫn là điều khó.
Cũng có những người bị ta xa tránh như người phong:
những cô gái lỡ lầm, những người mắc bệnh sida hay nghiện ngập,
những người có tiền án hay thuộc giai cấp cùng đinh…
Hãy đến gần họ và để họ đến gần mình,
vì nói cho cùng, ít nhiều chúng ta đều là người phong.
người phong đã có được niềm hy vọng chữa lành.
họ không còn bị trục xuất ra đảo xa hay bị bách hại.
Nhưng để cho họ được sống như mọi người vẫn là điều khó.
Cũng có những người bị ta xa tránh như người phong:
những cô gái lỡ lầm, những người mắc bệnh sida hay nghiện ngập,
những người có tiền án hay thuộc giai cấp cùng đinh…
Hãy đến gần họ và để họ đến gần mình,
vì nói cho cùng, ít nhiều chúng ta đều là người phong.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
đón nhận những người khác
là điều vượt quá sức con,
vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.
có những ngày
đón nhận những người khác
là điều vượt quá sức con,
vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
con không thể nào kính trọng kẻ khác được,
vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.
có những ngày
con không thể nào kính trọng kẻ khác được,
vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
có những ngày
mà yêu mến người khác
làm cho tim con đau nhói,
vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau
và những giới hạn của bản thân con.
có những ngày
mà yêu mến người khác
làm cho tim con đau nhói,
vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau
và những giới hạn của bản thân con.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
trong những ngày khó khăn đó,
xin hãy nhắc cho con nhớ rằng
tất cả chúng con đều là con cái Chúa
và đừng để con quên Lời Chúa nói:
“Ðiều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta.”
trong những ngày khó khăn đó,
xin hãy nhắc cho con nhớ rằng
tất cả chúng con đều là con cái Chúa
và đừng để con quên Lời Chúa nói:
“Ðiều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta.”
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
12/02/12
CHÚA NHẬT TUẦN 6 TN – B
Mc 1,40-45
*****
NỖI KHAO KHÁT TỘT CÙNG
Có một người bị phong hủi đến gặp Người,
anh ta quì xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”
Người chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi.”
Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. (Mc 1,40-42)
Suy niệm: Theo luật Môsê, ai bị bệnh này phải bị loại ra khỏi cộng
đoàn, sống cách ly trong hang hốc, mồ mả! Vậy mà anh này dám “đến với Chúa
Giêsu.” Kể ra anh này bạo gan! Anh quá khổ sở với căn bệnh của mình đến nỗi
không còn biết sợ là gì! Anh “quỳ xuống.” Thái độ rất tự hạ, nếu có cách nào hạ
mình thấp hơn đất chắc anh đã dùng rồi! Rồi anh xin ngay: “Nếu Ngài muốn!” Giải
pháp duy nhất: Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm một cái gì đó cho anh lúc này.
Mà Thiên Chúa thì luôn luôn nhân hậu, chắc chắn là Ngài muốn cho ta lành sạch
chứ! Quả đúng như thế, Đức Giê-su muốn, và anh được sạch. Bởi vì Chúa Giê-su là
Thiên Chúa.
Mời Bạn: Trong linh hồn ta, tội lỗi làm huỷ hoại tình yêu của ta đối
với Chúa và tình Chúa đối với ta, chẳng khác nào bệnh cùi huỷ hoại cơ thể, phải
không bạn? Bạn có phát hiện ra triệu chứng bệnh cùi tâm hồn của mình không? Vậy
ta phải làm gì? Làm như anh cùi kia đi: chạy đến với Chúa Giê-su, quì xuống, và
xin Ngài chữa lành cho bạn. Ngài đang chờ bạn nơi bí tích Hoà Giải để chữa lành
cho bạn đấy, bạn ạ!
Chia sẻ: Điều gì khiến bạn khó đến với bí tích Hoà Giải ? Hãy trao
đổi với nhau để tìm cách khắc phục khó khăn đó.
Sống Lời Chúa: Mau mắn lãnh nhận bí tích Hoà Giải mỗi khi bạn lỡ lầm
xúc phạm đến Chúa và anh em.
Cầu nguyện: Bạn sốt sắng đọc kinh “Ăn năn tội”.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
CHÚ NHẬT VI THƯỜNG NIÊN; Lv 13,1-2;
2,45-46; 1Cr 10,31; 11,1; Mc 1,40-45.
LỜI SUY NIỆM: Có người bị phong hủi đến
gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho
tôi được sạch”. Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn,
anh sạch đi!” (Mc 1,40-42).
Trong Luật của người Do-Thái, cấm người phong gặp gỡ, tiếp xúc, mua bán hay đụng
chạm đến người khác, cũng như không ai được đụng chạm đến người bị bệnh phong
vì như thế là phạm tội. Ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu không từ chối sự gặp gỡ
với người phong mà Ngài còn đặt tay trên anh ta, và Ngài đã chữa lành. Trong đời
sống Ki-tô hữu của chúng ta đã bao lần chúng ta đã không dám đến, cũng như
không dám để những người đang bị mang tiếng là tội lỗi, có nhiều tật xấu đến gần
chúng ta. Vì sợ bị kết án. Điều này không đáng làm cho chúng ta phải sợ;
Cái đáng sợ lớn nhât đó là phải biết giữ mình. Trong mọi sự gặp gỡ hay phục vụ
người anh em trong những hoàn cảnh đặc biệt này chúng ta phải biết cầu nguyện
cho mình và công việc của mình sắp phục vụ; để mang lại kết quả tốt đẹp cho
mình và cho người anh em.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
12
tháng Hai
Những
Kho Tàng Quý Giá
Giá
trị của những đồ cổ thường gia tăng với thời gian.
Dạo
tháng 5 năm 1990, một chiếc xe Rolls Royce do Anh Quốc chế tạo năm 1907 đã được
bán đấu giá là 2,860,000 đô la tại bang Florida bên Hoa Kỳ. Ðây là giá bán một
chiếc xe cổ cao nhất từ trước tới nay. Chiếc xe này đã từng được gia đình cự
phú Rochefeller sử dụng.
Nhưng
đáng kể hơn cả vẫn là giá bán một bức tranh của danh họa người Hòa Lan là
Vincent Van Gogh. Bức tranh họa lại chân dung của một người bạn thân cuqả danh
họa là bác sĩ Gachet, được thực hiện năm 1890, tức là cách đây đúng hơn 100
năm. Trong một cuộc đấu giá tại phòng triển lãm ở New York bên Hoa Kỳ, bức
tranh đã được bán đấu giá là 82,500,000 đô la. Ðây là giá bán cao nhất từ trước
tới nay đối với một tác phẩm nghệ thuật.
Cũng
dạo đó, tại Tây Ðức, người ta đã đem bán đấu giá cả những tác phẩm của nhà độc
tài Hitler. Một bức tranh sơn nước của ông đã được bán với giá là 6,134 đô la.
Ngay cả một ấn bản của tác phẩm Mein Kampf, trong đó Hitler đã vạch ra chương
trình hành động gian ác của ông và các cộng sự viên của ông cũng được đem bán đấu
giá. Người mua có lẽ không nghĩ đến giá trị nghệ thuật cho bằng muốn giữ làm kỷ
niệm di tích có liên quan đến tội ác và một trong những thời kỳ đen tối nhất
trong lịch sử nhân loại.
Tất cả những người môn hạ
đích thực của Ðức Kitô cũng là những nhà nghệ sĩ mà các tác phẩm đều vượt thời
gian. Tác phẩm mà các ngài để lại chính là cả cuộc sống được họa lại theo khuôn
mẫu của Ðức Kitô. Những tác phẩm ấy không bao giờ được đem bán đấu giá, bởi vì
chúng vô giá. Không có tiền bạc nào có thể mua được công đức và các hy sinh của
các Thánh. Người ta chỉ có thể chiêm ngắm bằng đôi mắt của đức tin. Có những cuộc
sống xả thân quên mìnhmà mọi người đều biết đến, có những cuộc sống âm thầm
trong gian lao thử thách mà chie mình Thiên Chúa mới chân nhận giá trị. Hiển
hách hay âm thầm, cuộc đời của những vị thánh là những tác phẩm mà giá trị vẫn
muôn tồn tại qua muôn thế hệ.
Mỗi một người Kitô chúng
ta, trong cố gắng mô phỏng Ðức Kitô, cũng là những nghệ sĩ cách này hay cách
khác đều để lại những tác phẩm cho hậu thế. Chúng ta không để lại tài sản,
chúng ta không để lại những tác phẩm nghệ thuật, mà chính là cả cuộc sống của
chúng ta. Trong âm thầm theo Chúa, phục vụ tha nhân, chịu đựng vì đức tin, làm
chứng tá cho Tin Mừng: chúng ta luôn được mời gọi để lại cho hậu thế kho tàng
vô giá nhất: đó là Niềm Tin. Âm thầm hay rực sáng, Niềm Tin đó phải là kho tàng
quý giá nhất mà mọi người chúng ta đều được mời gọi để sống, để bồi đắp, để vun
trồng và truyền lại cho các thế hệ mai sau.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chủ Nhật VI Thường
Niên,
Năm B
Bài đọc: Lev
13:1-2, 45-46; I Cor 10:31-11:1; Mk 1:40-45.
1/ Bài đọc I:
1 ĐỨC CHÚA phán với
ông Mô-sê và ông A-ha-ron:2 "Khi trên da thịt người nào
phát ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái đó trở thành vết thương phong hủi, thì người
ta sẽ đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của
A-ha-ron. 45 Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách,
xoã tóc, che râu và kêu lên: "Ô uế! Ô uế! "46 Bao lâu
còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi
bên ngoài trại.
2/ Bài đọc II:
31 Vậy, dù ăn, dù uống,
hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.32 Anh
em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do-thái hay người ngoại,
hoặc cho Hội Thánh của Thiên Chúa;33 cũng như tôi đây, trong mọi
hoàn cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi,
nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ.1 Anh em hãy bắt chước
tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô.
3/ Phúc Âm:
40 Có người bị phong
hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có
thể làm cho tôi được sạch."41 Người chạnh lòng thương giơ
tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi! "42 Lập
tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.43 Nhưng
Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay,44 và bảo anh: "Coi chừng,
đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch,
thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."45 Nhưng
vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người
không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng
ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Nguy hiểm của bệnh
phong cùi và tội lỗi
Bệnh phong cùi là chứng bệnh ghê tởm và nguy hiểm nhất trong các chứng bệnh của
con người. Sức tàn phá của nó không những lấy đi tất cả các vẻ đẹp của thân thể,
mà còn làm thiệt hại đến tòan bộ phẩm giá con người. Người cùi không những chịu
bệnh thể lý, các chi thể từ từ rụng dần cho đến ngày chết; mà còn phải đương đầu
với các chứng bệnh tâm lý. Họ sống cô đơn vì phải sống cách biệt với thế giới
con người. Họ cảm thấy tủi nhục vì bị khinh thường và coi như là nguyên nhân
làm mọi người ra ô uế. Họ sống trong tuyệt vọng, vì sống như không có ngày mai.
Một chứng bịnh nan y như thế, nhưng vẫn không thể so sánh với một chứng bệnh
kinh khủng hơn, không những chỉ tàn phá thân xác, mà còn giết chết linh hồn con
người: đó là tội lỗi. Có những tội lỗi xem bề ngòai rất tầm thường, không đáng
để ý; nhưng sức phá của nó còn kinh khủng và nguy hiểm hơn bệnh phong cùi.
Trong Sách Các Vua, quyển II, có thuật lại bệnh tham tiền của Gehazi, đầy tớ của
Tiên-tri Elisha: Khi thấy thầy mình từ chối không chịu nhận bất cứ lễ vật gì do
Tướng Naaman, người Syria dâng tặng, ông vội bí mật lấy ngựa chạy theo và mạo
danh nghĩa thầy mình để xin một số của cải. Hành động của ông không thóat khỏi
mắt của thầy, và kết quả là ông không những mắc bệnh phong cùi của Naaman, mà
còn truyền lại cho con cháu (2 Kgs 5:20-27).
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy những đau khổ của các chứng bệnh nguy hiểm
này, và sự đặc biệt quan tâm của Thiên Chúa cho các bệnh nhân. Trong Bài Đọc I,
tác-giả Sách Levi liệt kê những gì người phong cùi phải chịu. Trong Bài Đọc II,
Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô bắt chước thánh nhân như ngài đã bắt
chước Đức Kitô: đó là phải cố gắng làm mọi sự cho mọi người, sao cho tất cả đạt
tới ơn Cứu Độ. Trong Phúc Âm, người phong cùi đến quì trước Chúa Giêsu và xin:
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Chúa Giêsu động
lòng thương và đưa tay chạm đến anh, lập tức chứng phong cùi biến mất và anh được
lành bệnh.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những
bổn phận của bệnh nhân phong cùi
Sách Levi dành 2 chương dài để nói tới bệnh phong cùi. Trình thuật hôm nay chỉ
nhắc tới 2 câu đầu và 2 câu cuối trong Chương 13. Người mắc bệnh phong cùi có bổn
phận:
(1) Phải trình diện các tư tế: Đức Chúa phán với ông Moses và ông Aaron:
"Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái đó trở
thành vết thương phong hủi, thì người ta sẽ đưa người ấy đến với tư tế Aaron hoặc
với một trong các tư tế, con của Aaron.” Ngày xưa, không có bác sĩ chuyên môn
như chúng ta hiện giờ, và bệnh phong cùi được xếp lọai những con người không
thanh sạch để dâng của lễ cho Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao bệnh nhân phải đến
với các tư tế để được khám bệnh, theo dõi, và chứng nhận nếu được sạch.
(2) Phải loan tin cho mọi người biết mình có bệnh: Cho đến thế kỷ 20, bệnh
phong cùi vẫn được xem là bệnh hay lây; vì thế, phải ngăn ngừa mọi tiếp xúc giữa
bệnh nhân và những người lành mạnh. Hơn nữa, Luật Do-Thái coi người phong cùi
không những bệnh về phần xác, mà còn không thanh sạch phần linh hồn. Bất cứ ai
vô tình chạm vào họ, cũng trở nên không sạch, và bị coi không xứng đáng dâng của
lễ. Đó là lý do tại sao họ phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu, và kêu lên Ô-uế!
Ô-uế! để mọi người tránh qua đường mà đi. Chúng ta thử tưởng tượng nỗi đau đớn
của một con người phải thi hành những lề luật này!
(3) Phải sống cách biệt với những người khác: “Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế;
nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại.” Ngày xưa,
họ không có tổ chức y-tế như chúng ta ngày nay; vì thế Luật đòi những bệnh nhân
phong cùi phải sống ngòai trại, cách biệt với tất cả những người khác. Họ không
được vào trại bao lâu còn mắc bệnh.
2/
Bài đọc II: Anh em hãy làm tất cả mọi sự để tôn
vinh Thiên Chúa.
Bài đọc ngắn ngủi của Thánh Phaolô có thể qui về 3 điểm
chính:
(1) Làm vinh danh Thiên Chúa: Thánh Phaolô khuyên: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay
làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” Vinh danh
Thiên Chúa là làm cho mọi người nhận ra sự tốt lành của Thiên Chúa và tin vào
Ngài.
Tại sao chúng ta phải làm vinh danh Thiên Chúa? Trước hết, qua BT Rửa Tội,
chúng ta chính thức trở thành con cái của Thiên Chúa. Đã là con phải có bổn phận
làm vinh danh Cha. Chúng ta phải ăn ở làm sao cho mọi người nhận biết Cha chúng
ta trên trời là Đấng Tốt Lành và yêu thương, để họ cũng tin vào Ngài. Thứ đến, chúng
ta cũng là con cái trong Giáo Hội. Hiến chế Ánh Sáng Muôn
Dân của
Công-đồng Vativan II định nghĩa: Giáo Hội là Bí Tích của ơn Cứu Độ; và bổn phận
của những người trong Giáo Hội là làm tất cả những gì cho mọi người đạt tới ơn
Cứu Độ.
(2) Bổn phận phải làm gương tốt và tránh gương xấu: Thánh Phaolô khuyên: “Anh
em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai, dù là cho người Do-Thái hay Dân Ngoại, hoặc
cho Hội Thánh của Thiên Chúa; cũng như tôi đây, trong mọi hoàn cảnh, tôi cố gắng
làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người,
để họ được cứu độ.” Một cách làm gương sáng cho mọi người là sống cuộc đời hòan
thiện như Chúa Giêsu khuyên các môn-đệ: “Anh em hãy trở nên hòan thiện như Cha
anh em trên trời là Đấng hòan thiện; để mọi người nhìn thấy việc anh em làm và
ngợi khen Thiên Chúa.”
(3) Noi gương người đi trước: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức
Kitô.” Người tín hữu có một gương mẫu tòan hảo là Đức Kitô. Chúng ta không cần
tìm một mẫu người lý tưởng khác; chỉ cần làm những gì Chúa Giêsu đã làm và dạy
chúng ta làm theo. Ví dụ, về bài học yêu thương, Chúa dạy: “Như Cha đã yêu Thầy,
Thầy cũng yêu anh em ... Như Thầy yêu anh em thể nào, anh em cũng phải yêu nhau
như vậy.” Lời khuyên của Thánh Phaolô không vô ích, chúng ta thường được đánh động
bởi gương sáng của những người sống chung quanh chúng ta.
3/ Phúc Âm: "Tôi muốn, anh được sạch!"
3.1/ Người phong hủi tôn kính thánh ý Thiên Chúa: Chịu đựng hòan cảnh cay
nghiệt của cuộc đời như thế, anh vẫn xin vâng theo thánh ý Thiên Chúa, khi cầu
xin với Chúa Giêsu “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Anh biết
Thiên Chúa tạo dựng mọi sự chỉ vì ý Ngài muốn như thế (Sách STK). Người phong
cùi không hồ nghi quyền năng Thiên Chúa. Anh biết nếu Thiên Chúa muốn, Ngài sẽ
làm anh được sạch. Thiên Chúa biết những gì tốt cho con người; con người không
biết những gì tốt cho mình. Vì thế, con người cần xin được theo ý Thiên Chúa,
chứ không xin theo ý của mình.
3.2/ Lòng
thương xót của Chúa Giêsu: Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo:
"Tôi muốn, anh sạch đi!" Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và
anh được sạch. Đụng đến người cùi là trở thành ô uế giống như họ. Chúa Giêsu đã
để mình trở thành ô uế giống như anh phong cùi. Theo Sách Levi, Chúa không được
vào Đền Thờ hay các hội-đường để làm các việc phụng vụ.
Sách Tiên Tri Isaiah nói cho chúng ta biết trước về tình thương của Đức Kitô,
Người Tôi Trung của Thiên Chúa: “Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ
triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị
chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. 4 Sự thật, chính người
đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng
ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải
nhục nhã ê chề. 5 Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình
an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.” (Isa 53:3-5).
3.3/ Phong cùi phần xác và tội lỗi phần linh hồn: Một sự so sánh giữa 2 cơn bệnh
này cho chúng ta thấy sự nguy hiểm của chúng:
- Điểm giống nhau: Cả hai đều lan truyền mau lẹ và gây thiệt hại nhanh chóng. Cả
hai đều là những chứng bệnh nan y và nguy hiểm đến tính mạng con người. Cả hai
đều phải sống cách biệt với những người lành mạnh: người phong cùi phải sống
ngòai thành phố, tội phạm được giam giữ trong tù.
- Điểm khác nhau: Phong cùi phần xác không nguy hiểm bằng phong cùi phần linh hồn:
đó là các tội lỗi của con người.
(1) Con người dễ nhận ra bệnh phong cùi, nhưng không dễ nhận ra tội lỗi của
mình.
(2) Phong cùi chỉ làm thiệt hại thân xác; nhưng tội lỗi giết chết linh hồn và
có thể gây thiệt hại cho thân xác của mình và người khác (giết người, ngọai
tình).
(3) Bệnh kiêu ngạo: coi trọng mình và khinh thường người khác, xem ra rất tầm
thường, nhưng chúng ta hãy xem hậu quả của chứng bệnh này:
- Xa cách Thiên Chúa: Thiên Chúa yêu mến kẻ khiêm nhường và đóai thương người
phận nhỏ. Người kiêu ngạo tự tách mình ra khỏi tình thương Thiên Chúa. Nếu họ
nghĩ họ đã hòan thiện, họ đâu cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Câu truyện của
tướng Naaman, người Syria, khiêm nhường xuống sông Jordan tắm 7 lần và được
Thiên Chúa chữa khỏi bệnh cùi là bài học khiêm nhường cho những người kiêu ngạo.
Nếu ông không nghe lời khuyên của một nữ tỳ Do-Thái đến gặp TT Elisha và làm những
gì TT đòi, làm sao có thể được khỏi bệnh? (2 Kgs 5:1-27).
- Xa cách con người: những người trong gia đình và trong cộng đòan. Vẫn biết có
những người yếu kém hơn mình, họ cần được nâng đỡ, chứ không phải để chịu xỉ nhục,
khinh thường. Hơn nữa, còn biết bao nhiêu người hơn mình, biết bao điều mới lạ
cần được học hỏi. Người kiêu ngạo sẽ không mở lòng để tiếp thu, và sẽ bị mọi
người dần dần xa lánh.
- Xa cách chính mình: cô đơn vì bị mọi người xa lánh. Có thể đưa đến buồn sầu đến
mất ăn mất ngủ, và trở nên bực tức khó chịu.
3.4/ Những điều cần làm sau khi được lành bệnh: Giống như Luật đòi người phong
cùi phải trình diện tư tế để được tuyên bố sạch bệnh, Chúa Giêsu cũng đòi các tội
nhân đến với linh mục để được tuyên bố sạch tội qua Bí-tích Hòa Giải. Ngòai ra,
người phong cùi được sạch phải dâng của lễ theo Luật truyền, các tội nhân được
tha tội cũng phải làm những việc đền tội, nhất là những tội liên quan đến nhân
đức công bằng.
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Qua hình ảnh bệnh phong cùi, chúng ta hiểu được những nguy hiểm của tội lỗi.
Nếu chúng ta sợ mắc bệnh phong cùi thế nào, chúng ta cũng phải sợ tội lỗi như
thế.
- Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến độ trao ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Người
Con Một của Ngài. Chính Người Con này đã mặc lấy tất cả bệnh họan tội lỗi của
chúng ta để cứu chữa chúng ta.
- Noi gương Đức Kitô, Đấng đã chết cho chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh chết
cho nhau, để tất cả đều đạt tới ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Ngày 12
CHÚA NHÂT VI THƯỜNG NIÊN
CHÚA NHÂT VI THƯỜNG NIÊN
"Lạy Thầy,
nếu Thầy muốn, Thầy có thể làm cho tôi được sạch"
Khi người phong đến với Đức Giêsu, điều
này cũng bình thường thôi. Biết bao nhiêu người mù, liệt, câm, điếc đến với Đức
Giêsu để được chữa lành ít ra, người nầy đến với Đức Giêsu cũng khác thường.
Ông ta phải vượt qua các cản ngăn để có thể đên với Đức Giêsu van xin Người chữa
lành cho ông ta. "Nếu Thầy muốn, Thầy có thể làm cho tôi được sạch".
Đổỉ với người bệnh, chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho được sạch.
Trước nỗi thông khổ của người này, Đức
Giêsu cảm thấy một sự đồng cảm thâu tận hiện hữu của mình. Và Người đã can thiệp
với uy quyền. Người giơ tay, chạm
đến và nói với người ấy: "Tôi
muốn, anh hãy sạch". Một cử chỉ của Đức Giêsu và một lời nói chữa lành.
Ngay lúc ây, bệnh phong lập tức biến mất, và anh ta được sạch. Tường trình được
tiếp nối cho thây Đức Giêsu đã đặt anh ta lại vào trong xã hội, và nhắc anh ta
phải giữ Lề Luật. Và yêu cầu anh tá giữ thinh lặng. Từ cử chỉ của bàn tay, Đức
Giêsu thanh tẩy chữa người bị phong. Người vượt qua các điều câm của Lề Luật.
Người cho chúng ta thây sự âu yếm của Thiên Chúa tái tạo con người trở về với
hình ảnh của mình, trả lại vẻ huy hoàng nguyên thủy và trả lại vị trí cho anh
trong cộng đoàn con người, trong cộng đoàn các môn đệ.
p. André Guitton
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét