Thứ Sáu sau Chúa Nhật 6 Quanh Năm
Bài Ðọc
I: (Năm I) St 11, 1-9
"Ta
hãy xuống coi và tại đó Ta làm cho ngôn ngữ chúng lộn xộn".
Trích sách
Sáng Thế.
Lúc bấy giờ
toàn thể lãnh thổ có một tiếng nói duy nhất và một ngôn ngữ như nhau. Khi con
cháu ông Noe từ phương đông tiến đi, họ đã gặp một cánh đồng tại đất Sinêar và
họ cư ngụ ở đó. Những người này nói với nhau rằng: "Nào, bây giờ chúng ta
đi làm gạch và đốt lửa để nung". Và họ dùng gạch thay thế cho đá và nhựa
thay thế cho xi măng. Họ còn nói: "Nào, bây giờ chúng ta hãy xây một thành
với một cây tháp mà ngọn nó chạm tới trời. Và chúng ta hãy tạo cho ta một tên
tuổi để chúng ta khỏi bị tản lạc ra khắp mặt địa cầu".
Chúa ngự
xuống để quan sát thành trì với cây tháp mà con cái loài người đang xây. Và
Chúa phán: "Này coi, chúng nó hợp thành một dân tộc duy nhất và kia là điều
chúng đã khởi công. Giờ đây không có gì ngăn cản chúng thi hành điều chúng đã dự
tính. Ta hãy xuống coi và tại đó Ta làm cho ngôn ngữ chúng lộn xộn, để người
này không còn hiểu tiếng nói của người kia". Và Chúa đã làm cho họ tản mát
xa chỗ đó để tràn ra khắp mặt địa cầu. Họ đã thôi việc xây dựng thành trì. Bởi
thế, người ta đã gọi chỗ đó là "Babel ",
vì chính tại chỗ đó, Chúa làm cho ngôn ngữ của toàn thể lãnh thổ hoá ra lộn xộn.
Và cũng tại đó, Chúa đã làm cho người ta tản mát ra khắp mặt địa cầu.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 32, 10-11. 12-13. 14-15
Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c.
12b).
Xướng: 1)
Chúa phá tan ý định của các nước, làm cho vô hiệu tư tưởng của chư dân. Ý định
của Chúa tồn tại muôn đời, tư tưởng lòng Ngài còn mãi đời nọ sang đời kia. -
Ðáp.
2) Phúc
thay quốc gia mà Chúa là chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng
mình. Từ trời cao Chúa nhìn xuống, Ngài xem thấy hết thảy con cái loài người. -
Ðáp.
3) Từ cung
lâu của Ngài, Ngài quan sát hết thảy mọi người cư ngụ địa cầu. Ngài đã tạo
thành tâm can bọn họ hết thảy; Ngài quan tâm đến mọi việc làm của họ. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc
I: (Năm II) Gc 2, 14-24. 26
"Cũng
như xác không hồn là xác chết, thì đây đức tin không việc làm là đức tin chết".
Trích sách
của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em
thân mến, nếu có ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì
nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào
không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị
em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần
dùng cho thân xác, thì nào có ích gì? Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc
làm, là đức tin chết tận gốc rễ.
Nhưng có
người sẽ nói: "Anh, anh có đức tin; còn tôi, tôi có việc làm". Anh
hãy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà
chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. Anh tin Thiên Chúa là Ðấng duy nhất ư? Như thế
là đúng. Ma quỷ cũng tin như thế và chúng run sợ. Hỡi người khờ dại, anh có muốn
biết rằng đức tin không việc làm là đức tin chết không? Abraham, tổ phụ chúng
ta, đã chẳng nhờ việc làm mà được công chính hoá khi hiến dâng con mình là
Isaac trên bàn thờ đó sao? Anh có thấy rằng: đức tin hợp tác với việc làm, và
nhờ việc làm mà đức tin được hoàn hảo đó không? Như vậy đã ứng nghiệm lời Kinh
Thánh rằng: "Abraham đã tin vào Thiên Chúa và việc ấy được kể là điều công
chính cho người, và người đã được gọi là bạn thiết nghĩa của Thiên Chúa".
Do đó anh
em có thấy rằng: người ta nhờ việc làm mà được nên công chính, chứ không phải
chỉ nhờ đức tin mà thôi không? Quả vậy, cũng như xác không hồn là xác chết, thì
đức tin không việc làm là đức tin chết.
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Phúc đức thay người ham mộ luật pháp của Chúa (c. 1b).
Xướng: 1)
Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con
cháu người sẽ hùng cường trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền
nhân. - Ðáp.
2) Trong
nhà người có tài sản phú quý, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u
tối người xuất hiện như ánh sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và
công chính. - Ðáp.
3) Phúc đức
cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công
bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ
muôn đời. - Ðáp.
* * *
Alleluia:
Tv 118, 27
Alleluia,
alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh Chúa, và con suy gẫm
các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm:
Mc 8, 34-39
"Ai
chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm thì sẽ cứu được mạng sống
mình".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy,
Chúa Giêsu tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: "Ai muốn theo
Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống
mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu
được mạng sống mình. Vì chưng được lời lãi cả thế gian mà mất mạng sống mình,
thì nào được ích gì? Và người ta lấy gì mà đánh đổi mạng sống mình? Ai hổ thẹn
vì Ta và vì lời Ta trong thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ
hổ thẹn từ khước nó, khi Người đến trong vinh quang của Cha Người cùng với các
thần thánh".
Và Ngài
nói với họ: "Quả thật, Ta bảo các ngươi: trong số những kẻ có mặt đây, có
người sẽ không phải nếm cái chết, trước khi thấy Nước Thiên Chúa đến trong quyền
năng".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ai muốn cứu
mạng sống thì sẽ mất, ai liều mất mạng sống vì Ðức Kitô và vì Tin Mừng thì sẽ cứu
được mạng sống ấy. Câu nói nghe như nghịch lý của Ðức Giêsu thực sự đã đưa ra một
chân lý "Sự Sống". Nếu sống ích kỷ thì sẽ không còn gì, nhưng dám liều
mất vì Ðức Giêsu thì đạt tới sự sống viên mãn. Mất Ðức Giêsu là mất sự sống
vĩnh cửu, là mất tất cả.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa cho chúng con hiểu giá trị cao quí của sự sống đời sau. Chúng con
dù có được cả thế giới này: Giàu sang, danh vọng, hạnh phúc thì cũng không đổi
được sự sống vĩnh cửu. Xin giúp chúng con biết từ bỏ, biết chấp nhận mất mạng sống
mình ở đời này để nắm chắc hạnh phúc đời sau. Amen.
Suy Niệm:
Theo
Chúa Giêsu
Khi nhìn về
hoạt động của Giáo Hội giữa thế giới hôm nay, có người ghi nhận rằng Giáo Hội
hiện tại rất đa năng đa dạng, Giáo Hội có thể có mặt một cách khéo léo và hiệu
quả trong hầu hết mọi lãnh vực của đời sống con người; nhưng đôi khi Giáo Hội
đã bỏ quên một sở trường có thể là quan trọng nhất, đó là làm người phát ngôn bảo
vệ các giá trị tuyệt đối của Tin Mừng và bảo vệ cho đến cùng như được nhắc lại
trong Tin Mừng hôm nay.
Sau khi
nghe Phêrô nói lên sự thật: "Thầy là Ðức Kitô", thì Chúa Giêsu xác định
rõ hơn thế nào là Kitô theo quan điểm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không ngần ngại
minh định tư cách Kitô của mình, đó là một Ðấng Kitô theo hình ảnh của Người
Tôi Tớ Yavê như được nhắc đến trong sách Tiên tri Isaia. Ngài sẽ không là Ðấng
Kitô theo ý riêng của mình, nhưng hoàn toàn theo ý Thiên Chúa Cha như đã được
tiên báo nơi hình ảnh người tôi tớ Yavê và ngày càng được mạc khải rõ hơn nơi
Người Con yêu dấu của Thiên Chúa; Thiên Chúa muốn Ngài hoàn thành kế hoạch bằng
chính đau khổ và cái chết của Ngài. Mạc khải ấy lẽ ra phải được các môn đệ đón
nhận với cảm thông và chia sẻ. Phêrô đã đại diện các Tông đồ để tuyên xưng:
"Thầy là Ðức Kitô", nhưng chỉ tiếc liền sau đó, ông đã không hoàn
toàn cảm nghĩ theo cách thức Thiên Chúa, nhưng đã theo cách thức nhân loại.
Phêrô phản đối thái độ vâng phục của Chúa Giêsu, và một cách vô tình, ông đã
lôi kéo Ngài ra khỏi tư cách Kitô.
Chúa Giêsu
chẳng những quở trách Phêrô, Ngài còn đưa ra một giáo huấn quan trọng: "Ai
muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta". Từ nay cả
Phêrô lẫn những ai muốn làm môn đệ Chúa đều phải sống thân phận tôi tớ như
Chúa. Nhưng Ngài còn thêm: "Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất".
Làm tôi tớ Thiên Chúa, từ bỏ chính mình, vác thập giá, đồng nghĩa với chấp nhận
hy sinh mạng sống mình vì Tin Mừng. Nếu có bao giờ con người cảm thấy ngại
ngùng với những yêu sách đó, thì cần phải nhớ một lời cảnh giác của Chúa cũng
như trong bối cảnh đó: "Ai hổ thẹn chối Ta và các lời Ta, thì Con Người
cũng sẽ hổ thẹn chối nó, khi Ngài đến trong vinh quang Cha Ngài với các thánh
thiên thần."
Ðành rằng
con đường của Chúa là cả một đoạn trường, nhưng đã là môn đệ Chúa và muốn thi
hành số mệnh của mình, chúng ta không còn một chọn lựa nào khác. Xin Chúa cho
chúng ta can đảm sống đúng tư cách môn đệ của Chúa, mạnh dạn thực hiện những
đòi hỏi của Tin Mừng, để ngày nay Danh Chúa được mọi người nhận biết và mai sau
chúng ta được Chúa đón nhận vào Nước Trời.
17/02/12 THỨ SÁU TUẦN 6 TN
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ
Mc 8,34-9,1
*****
ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại, Người nói
với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà
theo.” (Mc 8,34)
Suy niệm: Đang khi vị tướng La Mã lừng danh Fabiô Maximô thảo luận
với bộ tham mưu về chiến thuật đánh chiếm một vị trí quan trọng, thì một cố vấn
đề nghị phương cách chiến thắng với số thương vong ít nhất có thể. Maximô nhìn
thẳng vào vị cố vấn ấy và hỏi: “Thế ông có sẵn lòng làm một trong số ít người
đó không?” Chúa Giêsu không phải là một vị tướng ngồi từ xa đùa giỡn với sinh mạng
con người như những con tốt thí. Nếu Ngài đòi hỏi người ta phải đương đầu với
điều gì, chính Ngài cũng sẵn sàng đối đầu với nó. Nếu Chúa Giêsu kêu gọi mỗi
người chúng ta vác thập giá, bởi vì chính Ngài đã từng vác một cây như vậy.
Mời Bạn: Chúa Giêsu không mời gọi bạn theo Ngài bằng cách hứa hẹn
một con đường dễ dãi, nhưng bằng cách thách đố bạn, khơi dậy chí khí đang ngủ
trong tâm hồn bạn, cũng như đề nghị với bạn một con đường ngày càng gian khổ
hơn, nhưng vươn cao hơn. Ngài không hứa hẹn sẽ làm cho đời bạn được dễ dàng
hơn, nhưng sẽ giúp bạn trở thành vĩ đại hơn.
Chia sẻ: Muốn trở thành môn đệ thật sự của Chúa Giêsu, bạn phải
luôn luôn trả lời “không” với chính bản thân và đáp “vâng” với Chúa.
Sống Lời Chúa: Tôi xác tín: “Tôi sống, nhưng không còn phải là
tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ở với con lúc con gặp thử thách gian
truân, để con có đủ sức mạnh và can đảm mà trung thành theo chân Chúa đến cuối
hành trình trần gian này. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Bảy Thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Trinh Nữ Maria; Gc 2,14-24.26; Mc
8, 34-9,1.
LỜI SUY NIỆM: Giữa thế hệ ngoại tình
và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người sẽ hổ thẹn
vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của
Cha Người” (Mc 8,38).
Chúa Giêsu đòi hỏi mọi người khi đã biết Ngài, thì phải trung thành với Ngài,
và Ngài sẽ trung thành với những gì Ngài đã hứa ban. Không ai ở trên đời này đã
lẫn tránh những gian khổ của một công việc lớn nhỏ mà lại có thể hưởng lợi của
nó được. Không ai trốn tránh phục vụ trong một chiến dịch mà sau đó lại đòi cho
được thưởng huân chương. Trong hiện tại, người Ki-tô hữu đang phải đối đầu với
một thế giới khó khăn, đầy cam bẩy và thù địch, nếu người nào xấu hổ không dám
tuyên xưng là Ki-tô hữu, không dám đứng về lập trường bảo vệ sự thật, thì khó
lòng được Chúa Giêsu tuyên xưng trước mặt Cha Ngài khi Ngài ngự đến với các
thánh thiên thần để thưởng phạt.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 17-02
BẢY THÁNH LẬP DÒNG TÔI TỚ ĐỨC MẸ
(Thế
kỷ XIII)
Bảy thánh này là những thương gia tên tuổi miền
Frorence. Không muốn chỉ là những người thế giá, các Ngài hướng tới đời sống
thánh thiện và họp lại thành một nhóm huynh đệ đặc biệt tôn sùng Đức Trinh Nữ.
Các Ngài được cảm hứng bởi một thị kiến để giã từ thế gian và hiến thân phụng sự
một lý tửơng cao cả hơn. Truớc hết Ngài cư ngụ trên triền núi Seraniô và xây một
nhà thờ tại đó.
Sau khi viếng thăm Đức Giám mục, các Ngài được
khuyên nhủ nên nhận một luật sống. Các Ngài lại được một thị kiến khác của Đức
Mẹ, nhưng đó Đức Mẹ khuyên nên nhận luật dòng của thánh Augustinô. Mẹ cầm nơi
tay một y phục đen và thiên thần bên cạnh mẹ cầm một cuộn giấy với danh hiệu
"tôi tớ Đức Mẹ". Điều này xảy ra ngày 13 tháng 4 năm1240 và từ nhóm
tu sĩ này được biết đến dưới danh hiệu "Tôi tớ Đức Mẹ". Hội dòng lo
rao giảng Phúc âm và phổ biến bảy sự thương khó Đức Mẹ khằp vùng Toscanne.
Ở đây cũng nên ghi nhớ giai thoại thi vị kể lại
một phép lạ đánh dấu sự chúc lành của trời cao dành cho hội dòng. Các tôi tớ Đức
Mẹ hiến cuộc đời cho cả đất đai lẫn cho các linh hồn. Các Ngài canh tác một miếng
đất khô chồi quanh nhà, nhưng các Ngài đã thành công để làm cho mọc lên những
thân nho tươi tốt. Một đêm mùa đông vườn nho bỗng chĩu nặng những chùm trái mọng
mướt.
Đức giám mục thấy đây là dấu chứng tỏ những phục
vụ của các Ngài được Thiên Chúa chúc lành. Thực vậy, các tập sinh tuốn đến đông
đảo và nhà dòng được thiết lập trên khắp Âu Châu.
Năm 1304 nhà dòng được tòa thánh phê chuẩn. Đến
thế kỷ XIV đã đảm nhận việc truyền giáo tại An Độ. Nhiều cơ sở khác cũng được
thành lập tại Anh quốc và Mỹ Châu.
Lễ kính nhớ bảy anh em lập dòng được định vào
ngày hôm nay. Ngày mà thánh Alexia Falconieri, một trong bảy anh em qua đời vào
năm 1310. Bảy Đấng sáng lập sao một cuộc sống hiệp nhất trong nỗ lực nên thánh,
đã được an táng chung trong cùng một ngôi mộ và Giáo hội đã trình bày cho các
tín hữu kính nhớ.
Tên các Ngài là:
1. Bonfilius Menaldi
2. Benedictô Antella.
3. Giêradô Sestegui.
4. Barthôlômêô Amidei.
5. Gioan Manetti
6. Ricôver Lippi
7. Alexis Falconieri.
(Daminhvn.com)
+++++++++++++++++
17 Tháng Hai
Người Buồn Cảnh Có
Vui Ðâu Bao Giờ
Bỏ
xứ mình để đến phục vụ tại nơi đất khách quê người quả là một lý tưởng đáng ca
ngợi. Hiện nay, người ta thấy có rất nhiều thanh niên thiếu nữ tây phương chán
cuộc sống trống rỗng, thiếu lý tưởng trong xã hội dư dật, đã tình nguyện sang
các nước thuộc thế giới thứ ba để phục vụ.
Một
thanh niên nọ đã xin đến Ấn Ðộ để phục vụ người nghèo. Ra đi hồ hởi bấy nhiêu,
giờ này chạm với thực tế, anh cảm thấy thất vọng bấy nhiêu. Tất cả đều xa lạ và
tất cả đều làm anh chán nản: từ khí hậu cho đến thức ăn, điều kiện sống và nhất
là những khuôn mặt xem ra rất bí hiểm đối với anh. Nhưng điều làm cho anh mất hết
kiên nhẫn lại là một điều không đáng bận tâm mấy...
Người
ta dành cho anh một căn phòng không sạch sẽ và dĩ nhiên cũng không nhiều tiện
nghi lắm. Anh dọn dẹp và sắp xếp căn phòng lại cho tươm tất. Duy có một chướng
ngại mà anh không thể vượt qua để có thể sống bình thản: đó là sự hiện diện của
một chú thằn lằn. Anh tìm đủ mọi cách để xua đuổi nó ra khỏi căn phòng, nhưng
vô ích: đâu lại vào đó, anh đuổi nơi này, nó chạy vào nơi khác. Cuối cùng con vật
chui được vào trong tủ đựng thức ăn và ngự trị hẳn trong đó. Không còn biết làm
cách nào khác hơn để tẩy chay con vật, anh đành phải nghĩ đến chuyện làm quen với
nó.
Dần
dần, con thú đã trở thành một người bạn của anh. Mỗi khi đi đâu về, việc đầu
tiên của anh là tìm cho được chú thằn lằn. Khi con vật đã trở thành thân thiết
với anh, anh đặt cho nó một cái tên và trò chuyện với nó. Từ một con vật dơ bẩn
xấu xa, giờ này anh nhìn thấy nơi nó rất nhiều đức tính trong đó quan trọng hơn
cả đó là tài săn muỗi của nó.
Sự
hiện diện của chú thằn lằn đã giúp cho anh khám phá được một chân lý trong cuộc
sống: những khó khăn không đến từ môi trường chung quanh, mà chính từ bản thân
anh.
Chúng
ta vẫn thường lặp lại câu thơ của Nguyễn Du: "Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ", như để nói rằng lắm khi chúng ta mặc cho ngoại cảnh chính tâm trạng
của chúng ta. Khi chúng ta vui, chúng ta như thấy cảnh vật xung quanh chúng ta
cũng vui lây. Khi chúng ta buồn, cảnh có đẹp đến đâu, chúng ta vẫn thấy u ám. Lắm
khi những vấn đề khó khăn không đến với chúng ta từ ngoại cảnh, từ những người
khác, mà chính từ chúng ta. Gương mặt cau có của chúng ta thường được chúng ta
nhìn thấy nơi tất cả mọi người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta vui, chúng ta
như cảm thấy mọi người đều vui vẻ với chúng ta. Quả thật, chúng ta đong đấu
nào, thì người sẽ đong lại đấu ấy cho chúng ta.
Câu
chúc đầu tiên của Ðức Kitô phục sinh mỗi lần hiện ra cho các môn đệ của Ngài
là: :bình an cho các con". Có sự bình an đích thực trong tâm hồn, chúng ta
mới thắng được sợ hãi, mới vượt qua được những khó khăn trong tâm hồn. Có sự
bình an đích thực trong tâm hồn, chúng ta mới dễ dàng tha thứ và chấp nhận
chính bản thân để rồi từ đó mới có thể tha thứ và chấp nhận tha nhân cũng như mọi
nghịch cảnh. Mang lấy màu xanh của hy vọng, đôi mắt chúng ta mới dễ dàng nhìn đời,
nhìn người một cách lạc quan. Trái lại, mang lấy bộ mặt cau có và buồn chán, đi
đâu, ở đâu, chúng ta cũng chỉ thấy bất mãn, thất vọng và khó chịu.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần VI TN2
Bài đọc: Jam
2:14-24, 26; Mk 8:34-9:1.
1/ Bài đọc I:
14 Thưa
anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có
ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?
15 Giả
như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng
ngày, 16 mà có ai trong anh em lại nói với họ:
"Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những
thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?
17 Cũng
vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.
18 Đàng
khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn
thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để
cho bạn thấy thế nào là tin. 19 Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy
nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ." 20 Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn
biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? 21 Ông Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta, đã chẳng
được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên
bàn thờ đó sao? 22 Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành
động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo.
23 Như
thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép: Ông Áp-ra-ham tin Thiên Chúa, và vì thế
Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa.
24 Anh
em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ
nhờ đức tin mà thôi. 26 Thật thế, một thân xác không hơi thở
là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.
2/ Phúc Âm:
34 Rồi
Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng:
"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.
35 Quả
vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì
tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
36 Vì
được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?
37 Quả
thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? 38 Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này,
ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy,
khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người."
1 Đức
Giê-su còn nói với họ: "Tôi bảo thật các người: trong số những người có mặt
ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết, trước khi thấy Triều Đại Thiên
Chúa đến, đầy uy lực."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Con người phải lãnh nhận hậu quả cho lối sống
của mình.
Trong cuộc đời có 2 lối sống
chính: lối sống theo ý định của Thiên Chúa và lối sống theo sở thích của con
người. Con người có tự do để lựa chọn sống theo lối nào, nhưng chọn lối sống là
chọn hậu quả của lối sống đó mang lại.
Các Bài Đọc hôm nay xoay
quanh 2 lối sống này và hậu quả của nó. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Giacôbê nhấn
mạnh việc các tín hữu phải biểu tỏ đức tin bằng hành động; vì đức tin không việc
làm là đức tin chết. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trình bày lối sống của những người
muốn theo Chúa: họ phải từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày. Tuy là lối
sống hy sinh gian khổ, nhưng nó mang lại hậu quả tốt lành cho con người cả đời
này và đời sau.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.
1.1/ Đức tin và hành động
(1) Sự quan trọng của đức
tin: Cả Chúa Giêsu và Phaolô đều chú trọng đặc biệt đến đức tin. Chúa Giêsu
nói: điều kiện để được hưởng cuộc sống đời đời là tin Ngài được Thiên Chúa sai
đến (Jn 6:39-40). Thánh Phaolô nhấn mạnh: con người được trở nên công chính là
nhờ niềm tin vào Đức Kitô, chứ không bằng việc giữ cẩn thận Lề Luật (Rom 3:20;
Gal 2:16).
(2) Sự quan trọng của hành
động: Tác giả Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến hành động: "Thưa anh em,
ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi
gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?" Ông dẫn chứng một ví dụ cụ thể:
"Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của
ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc
cho ấm và ăn cho no," nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần,
thì nào có ích lợi gì?" Và tác giả kết luận: "đức tin không có hành động
thì quả là đức tin chết."
Thực ra, Chúa Giêsu cũng
như thánh Phaolô không có ý nói hành động không cần thiết; nhưng các ngài muốn
nêu bật sự cần thiết của đức tin. Con người phải có niềm tin đúng trước khi có
thể hành động đúng. Chúa Giêsu cũng đã từng nhấn mạnh đến hành động:
"Không phải tất cả những ai nói Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà được vào Nước Trời;
nhưng Nước Trời chỉ dành cho những ai nghe và thực hành Lời Chúa."
1.2/ Đức tin của tổ-phụ
Abraham được chứng minh bằng hành động: Người ta đã tốn rất nhiều thời giờ và
bút giấy vào việc tranh cãi thần học: "Con người được nên công chính nhờ đức
tin vào Thiên Chúa hay bằng việc giữ Lề Luật?" Có 3 chủ trương trong lịch
sử:
(1) Một số người Do-thái
cũng như chủ thuyết Pelagianism tin con người nên công chính bằng việc giữ Lề
Luật hay nhờ làm các việc lành.
(2) Thánh Phaolô chủ trương
con người nên công chính nhờ đức tin (nhưng không chỉ bằng đức tin như anh em Tin Lành cắt
nghĩa). Nếu đọc các Thư Phaolô cẩn thận, một người sẽ nhận ra ngài đề cập rất
nhiều đến nhu cầu cần phải tránh tội, tập luyện nhân đức, và làm các việc lành.
(3) Thánh Giacôbê: con người nên công chính bằng
cả đức tin lẫn việc làm. Cả hai Phaolô và Giacôbê, đều dẫn chứng gương tổ-phụ
Abraham: "Ông Abraham tổ phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ
hành động, khi ông hiến dâng con mình là Isaac trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy
đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn
hảo. Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép: Ông Abraham tin Thiên Chúa, và
vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên
Chúa."
Câu trả lời xác thực và rõ ràng nhất là Thư
Giacôbê. Tác giả nhấn mạnh đến cả đức tin và việc làm: "Anh em thấy đó, nhờ
hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà
thôi. Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin
không có hành động là đức tin chết."
2/ Phúc Âm: Ai
muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất.
2.1/ Lối sống theo Thiên Chúa: Chúa Giêsu nói với
dân chúng và các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá
mình mà theo.”
(1) Từ bỏ chính mình: là từ bỏ ý muốn, sở thích,
và lối sống cá nhân để chấp nhận thánh ý và lối sống theo Thiên Chúa. Đây là điều
khó khăn nhất để từ bỏ, vì nó đòi con người hầu như phải từ bỏ tất cả những gì
con người ưa thích.
(2) Vác thập giá mình mà theo: Theo Chúa là chọn
sống theo lối sống của Thiên Chúa, mà lối sống của Chúa Giêsu là theo con đường
đau khổ. Ngài đòi con người phải từ bỏ lối sống ích kỷ và an toàn, để chấp nhận
lối sống hy sinh cho tha nhân và tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa.
2.2/ Hậu quả của lối sống theo Thiên Chúa: Có một
mâu thuẫn trong cuộc sống mà Chúa Giêsu muốn nêu bật trong câu này: Người càng
lo lắng đến bảo vệ cuộc sống theo cách thức con người, họ sẽ mất nó; người sẵn
sàng từ bỏ chính mình, và hy sinh sống cho người khác và Thiên Chúa, họ sẽ cứu
được mạng sống. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này xảy ra ngay tự đời này trong
gia đình hay cộng đoàn: khi cha mẹ chấp nhận gian khổ để hy sinh cho con cái,
gia đình sẽ an vui hạnh phúc; ngược lại, khi cha mẹ chỉ ích kỷ lo cho mình, gia
đình sẽ tan vỡ và mọi phần tử của gia đình sẽ chịu thiệt hại.
Người từ chối không chịu sống theo cách thức của
Thiên Chúa, không những phải lãnh nhận hậu quả ở đời này, mà còn phải chịu những
hình phạt đời sau nữa, như lời Chúa Giêsu tuyên bố: “Giữa thế hệ ngoại tình và
tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ
thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh
quang của Cha Người.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để mang lại hậu quả tốt đẹp cho cá nhân và cộng
đoàn, chúng ta phải từ bỏ lối sống theo sở thích con người để chấp nhận lối sống
hy sinh và từ bỏ của Thiên Chúa.
- Tin vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô là phải
tuân giữ những gì Ngài dạy. Chúng ta không thể chỉ tin Thiên Chúa trong lòng
hay chỉ nơi chót lưỡi đầu môi.
- Con đường Thập Giá là con đường cứu sống: Chúa
Giêsu đã đi con đường đó để nhân loại được sống; chúng ta cũng phải đi con đường
đó để cứu sống chúng ta và sinh lợi ích cho nhiều người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Suy niệm:
Trên con đường đi ngang giáo phận Xuân Lộc,
có ngôi nhà thờ mặt tiền mang một dòng chữ to : “Sống là chọn.”
Câu này dễ làm ta nghĩ đến câu kế tiếp : “mà chọn là bỏ.”
Bỏ là điều, dù muốn dù không, ai cũng phải làm nhiều lần trong đời.
Thai nhi phải bỏ bụng mẹ ấm êm, cô gái bỏ gia đình để về nhà chồng.
Bỏ khi chọn việc, chọn trường, chọn nhà, chọn ơn gọi…
Bỏ thường làm ta đau đớn, nhưng ta không thể chọn tất cả.
Tuy nhiên, có khi từ bỏ đem lại niềm vui, đến nỗi ta không biết mình đang bỏ.
Một vận động viên, một nhà khoa học hay một tu sĩ đã tự ý bỏ nhiều điều.
Nhưng họ rất vui khi nghĩ đến kết quả của việc từ bỏ đó.
có ngôi nhà thờ mặt tiền mang một dòng chữ to : “Sống là chọn.”
Câu này dễ làm ta nghĩ đến câu kế tiếp : “mà chọn là bỏ.”
Bỏ là điều, dù muốn dù không, ai cũng phải làm nhiều lần trong đời.
Thai nhi phải bỏ bụng mẹ ấm êm, cô gái bỏ gia đình để về nhà chồng.
Bỏ khi chọn việc, chọn trường, chọn nhà, chọn ơn gọi…
Bỏ thường làm ta đau đớn, nhưng ta không thể chọn tất cả.
Tuy nhiên, có khi từ bỏ đem lại niềm vui, đến nỗi ta không biết mình đang bỏ.
Một vận động viên, một nhà khoa học hay một tu sĩ đã tự ý bỏ nhiều điều.
Nhưng họ rất vui khi nghĩ đến kết quả của việc từ bỏ đó.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mời các môn đệ và đám đông
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo ngài (c. 34).
Từ bỏ chính mình là không coi mình như trung tâm nữa,
không coi danh dự, quyền lợi, dự tính, của cải là điều mình phải nắm chặt.
Vác thanh ngang của thập giá là việc mà người sắp bị đóng đinh phải làm.
Như thế vác thập giá đồng nghĩa với việc chấp nhận cái chết sắp xảy ra.
Đức Giêsu đã sống những điều này trước khi mời chúng ta sống.
Ngài đã vác thập giá Cha trao cho ngài.
Ngài đã từ bỏ chính mình hoàn toàn khi bị treo trên thập giá.
Đời sống người Kitô hữu mãi mãi không bao giờ dễ dàng,
vì đó là hành trình vác thập giá của riêng mình theo chân Thầy Giêsu.
Thập giá ghi dấu ấn trên bất cứ ai dám sống thật sự ơn gọi kitô hữu.
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo ngài (c. 34).
Từ bỏ chính mình là không coi mình như trung tâm nữa,
không coi danh dự, quyền lợi, dự tính, của cải là điều mình phải nắm chặt.
Vác thanh ngang của thập giá là việc mà người sắp bị đóng đinh phải làm.
Như thế vác thập giá đồng nghĩa với việc chấp nhận cái chết sắp xảy ra.
Đức Giêsu đã sống những điều này trước khi mời chúng ta sống.
Ngài đã vác thập giá Cha trao cho ngài.
Ngài đã từ bỏ chính mình hoàn toàn khi bị treo trên thập giá.
Đời sống người Kitô hữu mãi mãi không bao giờ dễ dàng,
vì đó là hành trình vác thập giá của riêng mình theo chân Thầy Giêsu.
Thập giá ghi dấu ấn trên bất cứ ai dám sống thật sự ơn gọi kitô hữu.
Nhưng thập giá lại không phải là kết thúc của Kitô giáo.
Kitô giáo kết thúc bằng sự sống và sự sống lại của Đức Giêsu.
Tất cả nghịch lý nằm ở chỗ ai dám mất thì lại được,
còn ai cố giữ cho được thì lại mất.
Mà cái được và cái mất không như nhau.
Cái mất chỉ là mạng sống tạm bợ ở đời này,
còn cái được là sự sống vĩnh hằng ở đời sau (c. 35).
Đức Giêsu đã trải qua kinh nghiệm này, kinh nghiệm được và mất.
Ngài mời chúng ta dám sống kinh nghiệm ấy cùng với ngài.
Kitô giáo kết thúc bằng sự sống và sự sống lại của Đức Giêsu.
Tất cả nghịch lý nằm ở chỗ ai dám mất thì lại được,
còn ai cố giữ cho được thì lại mất.
Mà cái được và cái mất không như nhau.
Cái mất chỉ là mạng sống tạm bợ ở đời này,
còn cái được là sự sống vĩnh hằng ở đời sau (c. 35).
Đức Giêsu đã trải qua kinh nghiệm này, kinh nghiệm được và mất.
Ngài mời chúng ta dám sống kinh nghiệm ấy cùng với ngài.
Được cả thế giới này mà mất sự sống đời đời thì có ích chi ?
(c.36).
Đức Giêsu hôm nay vẫn muốn nhắc nhở chúng ta như thế.
Đức Giêsu hôm nay vẫn muốn nhắc nhở chúng ta như thế.
Cầu nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
Đến với Người trong mọi sự,
Và dâng người tình yêu trong mọi lúc.
Nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
Đến với Người trong mọi sự,
Và dâng người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
Nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
Và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
R. Tagore
Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
Và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
R. Tagore
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Nqày 17
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ
Đức Trinh Nữ Maria
Bất cứ anh là ai, Thiên Chúa vẫn nhìn anh
Thiên Chúa gọi anh bằng chính tên anh. Người nhìn thấy anh và hiểu anh và cả những gì anh làm. Người biết tất cả những gì trong anh, những tình cảm, những tư tưởng riêng tư, những xu hướng và sở thích của anh. Người tiếp xúc với anh ngay trong hy vọng và cám dỗ. Người chú tâm đến những lo lắng và các kỷ niệm của anh, những cố gắng và mọi thất vọng trong tâm trí anh. Người đếm từng sợi tóc trên đầu anh và dáng vẻ của anh. Người ôm lấy anh và gìn giữ anh; Người nâng anh lên và đặt anh xuống đất. Người nhìn gương mặt anh, trong nụ cười hay trong những giọt nước mắt, trong lúc khỏe mạnh cũng như khi đau yếu. Người nhìn bàn tay bàn chân anh; Người nghe tiếng anh tiếng đập của con tim, cho đến hơi thở của anh. Anh không yêu anh như Người yêu anh. Anh không run rẩy trước khổ đau, Người thật khó chịu khi thấy anh phải gánh lấy...
Anh không những là thụ vật của Người, dù chim trời Người cũng chăm sóc Anh là con người đã được chuộc lại và đã được thánh hiến, anh là con nghĩa tử của Người, mang lấy vinh quang và lời chúc lành được tuôn trào mãi mãi từ Người trên Người Con duy nhất của Ngựời.
Đức Trinh Nữ Maria
Bất cứ anh là ai, Thiên Chúa vẫn nhìn anh
Thiên Chúa gọi anh bằng chính tên anh. Người nhìn thấy anh và hiểu anh và cả những gì anh làm. Người biết tất cả những gì trong anh, những tình cảm, những tư tưởng riêng tư, những xu hướng và sở thích của anh. Người tiếp xúc với anh ngay trong hy vọng và cám dỗ. Người chú tâm đến những lo lắng và các kỷ niệm của anh, những cố gắng và mọi thất vọng trong tâm trí anh. Người đếm từng sợi tóc trên đầu anh và dáng vẻ của anh. Người ôm lấy anh và gìn giữ anh; Người nâng anh lên và đặt anh xuống đất. Người nhìn gương mặt anh, trong nụ cười hay trong những giọt nước mắt, trong lúc khỏe mạnh cũng như khi đau yếu. Người nhìn bàn tay bàn chân anh; Người nghe tiếng anh tiếng đập của con tim, cho đến hơi thở của anh. Anh không yêu anh như Người yêu anh. Anh không run rẩy trước khổ đau, Người thật khó chịu khi thấy anh phải gánh lấy...
Anh không những là thụ vật của Người, dù chim trời Người cũng chăm sóc Anh là con người đã được chuộc lại và đã được thánh hiến, anh là con nghĩa tử của Người, mang lấy vinh quang và lời chúc lành được tuôn trào mãi mãi từ Người trên Người Con duy nhất của Ngựời.
Hổng Y John Henry Newman
Ngày 17
BẢY THÁNH LẬP DÒNG
TÔI TỚ ĐỨC MẸ
Tu sĩ Người Ý, thế
kỷ 13
Ngày 15 tháng 8 năm 1633 lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, ơn trên soi
sáng cho 7 thương gia giầu và danh giá ở thành Florence nước Ý cùng nhau
từ bỏ cuộc sống thế tục để sống cầu nguyện và nghèo khó, tôn kính Đức Mẹ Đau
thương. Đó là Bonfilimedandi, Benedicto Antenna, Gierado Sebtegai, Boromeo
Amider, Gioan Manetty, Ricovo Lippi và Allexio Phaconeri.
Bảy người đã bán hết của cải cho người
nghèo khó rồi về đồng quê ở trong một căn nhà nghèo nàn, để đêm ngày suy
niệm sự thương khó Chúa cùng bảy sự đau đớn Đức Mẹ. Các ngài chọn luật
Dòng Thánh Augustino và lập thành Dòng "Tôi
Tớ Đức Mẹ". Mục đích của dòng là rao giảng Chúa Giêsu chịu đóng
đanh và sự thương khó Đức Mẹ. Một người tu dòng này kể lại công cuộc lập
Dòng như sau :"Đó là 7
người đáng kính trọng mà Đức Mẹ kết hợp thành một nhóm 7 ngôi sao,
vì họ hợp nhất với nhautrong tình huynh đệ. Ngài đã dùng họ để khởi sự
Dòng Tôi Tớ Ngài. Khi tôi vào Dòng thì 6 người đã chết, chỉ còn
Alexito còn sống. Khi đã đồng ý, anh em đưa nhau lên núi ở. Ở đây
anh em nhận ra rằng không những mình phải nên thánh mà còn phải chiêu mộ đồng
nghiệp để phát triển Dòng. Thế nên sau khi quyết định nhận thêm người, họ
mời anh em vào. Tất cả công trình là nhờ Đức Mẹ và nhờ tinh thần khiêm
nhượng của anh em, nhờ anh em đồng tâm nhất trí và bảo tồn nhờ đức
nghèo".
Năm 1304 Đức Thánh Cha Benedicto chính thức công nhận Dòng và đảm nhận công cuộc
truyền giáo ở Ấn Độ, lại lập nhiều chi nhánh tại Anh quốc và Mỹ Châu.
Bảy vị thành lập đã được Đức Giáo Hoàng Leô 13 phong thánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét