Thứ Ba sau Chúa Nhật I Mùa Chay
Bài Ðọc
I: Is 55, 10-11
"Lời
Ta thực hiện điều Ta mong muốn".
Trích sách
Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa
phán: "Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng
chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo
có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ
không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta,
và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 33, 4-5. 6-7. 16-17. 18-19
Ðáp: Chúa cứu người hiền đức khỏi mọi nỗi âu lo (c. 18b).
Xướng: 1)
Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu
khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.
2) Hãy
nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người
đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. -
Ðáp.
3) Chúa để
mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Chúa ra mặt chống
người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. - Ðáp.
4) Người
hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Chúa gần
gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Mt 4,17
Chúa phán:
"Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".
Phúc Âm:
Mt 6, 7-15
"Vậy
các ngươi hãy cầu nguyện như thế này".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều
lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Ðừng làm như họ,
vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các
con hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy
Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương
thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen.
"Vì nếu
các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Ðấng ngự
trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì
Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Cầu nguyện
là thưa chuyện và kết hợp với Chúa. Nhưng phải cầu nguyện như thế nào và cầu
nguyện ra sao cho hợp ý Chúa?
Qua bài
Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách cầu nguyện: đừng lảm nhảm nhiều
lời vì Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài đã hiểu rõ chúng ta đang cần gì. Ðiều
quan trọng là chúng ta phải sống trong tương quan thân tình với Cha và với anh
chị em. Sống yêu thương, bao dung, tha thứ cho anh chị em là dấu chỉ chúng ta sống
trong quỹ đạo ân tình với Thiên Chúa và là điều kiện để chúng ta được đón nhận
ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, chúng con thật sung sướng hạnh phúc vì chúng con được gọi Thiên Chúa là
Cha. Chúng con cảm tạ Chúa vì nhờ Chúa và trong Chúa, chúng con mới được sống
trong tương quan ân tình đó: chúng con được mong bản chất của Thiên Chúa, chúng
con được có sự sống của Thiên Chúa.
Xin cho
chúng con cảm nghiệm sâu sắc hơn hạnh phúc này, để chúng con năng đến tâm sự với
Cha. Và cách đối xử thân tình của chúng con với tha nhân là bằng chứng tình yêu
của chúng con đối với Cha. Amen.
Hãy Cầu Nguyện Như Thế Này
Nhắc đến
cuộc đời của thánh Gioan Maria Vianey, cha sở họ Art. Người ta không thể quên
câu chuyện sau đây về một nông dân xứ Art: Mỗi ngày trước khi ra đồng, anh đều
ghé vào nhà thờ cầu nguyện giây lát rồi mới ra đồng. Khi trở về anh cũng ghé
vào nhà thờ để cầu nguyện như vậy. Trong xứ ai cũng nể và kính phục. Một hôm có
người hỏi: "Ngày ngày ông ghé vào nhà thờ mấy lần để làm gì thế?" Anh
nông dân trả lời: "Tôi bàn chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với
tôi".
Anh chị em thân mến!
"Tôi bàn chuyện với Chúa và Chúa bàn chuyện với
tôi". Câu trả lời của anh nông dân xứ Art diễn tả được tận gốc tủy của việc
cầu nguyện. Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Thiên Chúa. Máy móc
tự động có thể làm hơn con. Cầu nguyện là nền tảng của đời sống thiêng liêng,
vì lúc cầu nguyện con nối liền sự kết hợp với Thiên Chúa. Bí quyết nuôi dưỡng đời
sống Kitô hữu là cầu nguyện. Không cầu nguyện dù có làm phép lạ con cũng đừng
tin. Các tông đồ đã thưa với Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy xin dạy chúng con
cầu nguyện". Chúa Giêsu đáp: "Khi các con cầu nguyện hãy nói: Lạy Cha
chúng con ở trên trời".
Chúa đã dạy đọc kinh để giúp chúng con cầu nguyện, nhưng
điểm chính là gặp gỡ, là nói chuyện giữa Chúa và con. Khi con cầu nguyện đừng
lo phải nói gì, chỉ vào phòng đóng cửa mà cầu nguyện với Cha của con một cách
kín đáo. Và chắc chắn Ngài sẽ nhận lời con. Không cần hình thức, chỉ cần tâm
tình phụ tử.
Những chia sẻ trên của Ðức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn
Thuận, tác giả "Ðường Hy Vọng" hướng dẫn chúng ta hiểu sâu xa hơn ý
nghĩa của đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe.
Giờ đây
chúng ta hãy chia sẻ với nhau những ý nghĩa sâu xa của lời kinh Lạy Cha mà Chúa
Giêsu đã truyền dạy cho các tông đồ. Trong mấy phút suy niệm này, chúng ta hãy
chú ý đến tinh thần phải có khi cầu nguyện trong đoạn Phúc Âm trên, Chúa Giêsu
đã dạy cho các môn đệ lời kinh Lạy Cha, như những lời dạy nói về tinh thần phải
có khi cầu nguyện. Ðó là tinh thần tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình, và tinh thần
đơn sơ khiêm tốn nhằm gặp gỡ thân tình với Chúa hơn là nói nhiều lời ngoài môi
miệng: "Khi anh cầu nguyện thì đừng nhiều lời như những kẻ ngoại giáo, vì
họ nghĩ rằng nói nhiều thì được nhiều". Vì suốt ngày mỏi mệt rao giảng Tin
Mừng, nên mỗi khi đêm về quì gối trước Chúa Giêsu Thánh Thể, thánh Phanxicô có
những lúc quá mệt mỏi phải ngủ gục trên bàn thờ. Lúc ấy Ngài thường cầu nguyện
với Chúa một cách đơn sơ như sau: "Lạy Cha, nếu linh hồn con không tỉnh thức
được với Chúa, thì ít nữa xác con đây muốn ở gần Chúa".
Cầu nguyện
là giờ tâm sự với Chúa là Cha, chứ không phải là giờ làm bài. Giờ cầu nguyện là
giờ của quả tim, chứ không phải là giờ của luận lý. Ðừng nặn óc bóp trán để
trình bày với Chúa. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không cô độc lẻ loi một
mình. Thánh Phaolô tông đồ giãi bày như sau: "Chúng ta không biết phải cầu
nguyện như thế nào cho phải, nhưng Chúa Thánh Thần cầu nguyện cho chúng ta với
những lời kêu van không thể diễn tả được" (Rm 8,26).
Nhờ bí
tích Rửa Tội mà ta đã lãnh nhận, mỗi người Kitô hữu sẽ được kết hợp với Chúa
Thánh Thần. Chúng ta hãy cố gắng sống trong Chúa Thánh Thần, để phát triển đời
sống con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Nếu ta không phải là người cầu
nguyện, thì không ai tin ta làm việc vì Chúa. Nếu muốn biết công việc tông đồ của
ai như thế nào, thì hãy xem người đó có cầu nguyện hay không? Và cầu nguyện ra
sao?
Lạy
Chúa, xin hãy thương ban cho chúng con được tràn đầy Chúa Thánh Thần để canh
tân chính mình và anh chị em trong môi trường chúng con. Amen.
28/02/12 THỨ BA TUẦN 1 MC
Mc 6,7-15
*****
TRONG TÂM TÌNH CHA-CON
“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng:
cứ nói nhiều là được nhận lời.” (Mt 6,7)
Suy niệm: Những ngày đầu xuân, người người nườm nượp trẩy hội đến
các đền đài, chùa chiền để cầu Trời khấn Phật xin cho được một năm phát lộc
phát tài. Có lẽ thói quen cầu xin như thế phổ biến nơi các dân tộc cũng như nơi
người Do Thái nên Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: khi cầu nguyện không cần
“lải nhải nhiều lời.” Lý do Chúa đưa ra là vì Thiên Chúa đã thấu biết “anh em cần
gì” và hơn nữa vì Ngài còn là Cha của chúng ta. Để việc cầu nguyện được đích thực
và đáng được Chúa nhận lời thì phải cầu nguyện trong tâm tình Cha-con với Thiên
Chúa. Chính vì thế mà Con Thiên Chúa đã sinh ra làm con loài người để cho phép
chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, và dạy chúng ta kinh Lạy Cha nhờ đó chúng ta biết
phải cầu xin điều gì và cầu xin như thế nào với Thiên Chúa là Cha.
Mời Bạn: Giáo lý dạy “cầu nguyện là dâng những lời cầu lên Thiên
Chúa để xin những ơn hợp với thánh ý Ngài” (Toát Yếu GLHTCG số 534). Nhìn lại
việc cầu nguyện của chúng ta, lắm khi thay vì cầu xin những điều Chúa mong muốn
nơi con người, chúng ta lại cầu xin những điều con người muốn nơi Thiên Chúa. Đừng
để thói quen ‘lải nhải’ làm mờ nhạt giá trị của lời cầu nguyện mà chúng ta được
dạy trong kinh Lạy Cha.
Chia sẻ: Đâu là ý Chúa muốn chúng ta làm khi cho chúng ta được sống
và sống dồi dào như hôm nay ?
Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa lời cầu tha thiết để xin ơn mà bạn thấy
cần thiết nhất cho bạn ngày hôm nay.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha chậm rãi, và với tâm tình người con
thảo.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Is 55, 10-11; Tin Mừng theo Thánh Mt 6, 7-15.
LỜI SUY NIỆM: Khi cầu nguyện, anh em đừng
lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt
chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin (Mt
6,7-8).
Chúa Giêsu đã đưa ra cách cầu nguyện cho chúng ta. Đó
là Kinh Lạy Cha. Đây là cách cầu nguyện dành riêng cho người Ki-tô hữu. Điểm
trước tiên là thờ lạy và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, sau đó là trình bày những
nhu cầu của bản thân mình, về cơm bánh cho phần xác, về sự sa chước cám dỗ, và
cuối cùng là xin được ơn tha thứ. Đối với chúng ta trong cầu nguyện không chỉ
là những lời cầu xin mà thôi, nhưng trong đó có sự cam hứu với chính Thiên
Chúa. Khi đã cam hứa điều gì thì phải trung thành với những lời đã cam hứa. Vì
Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành những gì Ngài đã hứa với chúng ta. Chúng ta
còn có một phương cách cầu nguyện tuyệt vời khi nhìn vào Đức Mẹ trình bày với
Chúa Giêsu: “Nhà này hết rượu”. Cầu nguyện còn là trình bày cùng Chúa và để
Chúa tùy nghi sắp đặt cho chúng ta.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
28 Tháng Hai
Nụ Cười Của Bà
Sarah
Kinh
thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất
xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng
thật là người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải,
bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ
trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có
con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và
khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có
lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được
nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi
sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một
cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh
từ một người đã cười...
Cười,
cười một cách lạc quan: có lẽ đó là một trong những nét nổi bật của người có niềm
tin. Người ta thường định nghĩa rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn...
Tất cả các vị thánh đều là những người có óc khôi hài. Các ngài là những con
người đã từng biết cười với cuộc sống với tha nhân.
Thánh
Phanxicô thành Assisi, vị sứ giả của Hòa Bình, đã có lần tuyên bố: "Hãy trả
lại sự buồn phiền cho ma quỷ, bởi vì chỉ có ma quỷ mới có đủ lý do để buồn phiền".
Cha
sở họ Ars, là thánh Gioan Maria Vianey, mặc dù thường được người ta tạc tượng
như một con người buồn bã, ảo não, nhưng kỳ thực không ai có tâm hồn vui tươi lạc
quan như Ngài. Thánh nhân đã nói: "Linh hồn của những ai phục vụ Chúa đều
được tràn ngập vui mừng, họ luôn luôn sống như nghỉ ngơi và luôn luôn sẵn sàng
để ca hát..."
Thánh
Thomas Moore khi bị đưa lên máy chém, đã nói đùa với người lý hình rằng hãy để
cho ngài được giúp một tay, cho việc hành quyết được dễ dàng. Ngài còn nói thêm
rằng, sau khi đã chém đầu ngài, chớ đụng đến bộ râu vì bộ râu của ngài không hề
phản bội một ai...
Một
vị tu sĩ nào đó vào thời Trung Cổ đã viết như sau: "Một nụ cười và óc khôi
hài thu hút được nhiều người đến với tôn giáo hơn là những khuôn mặt dài vì ủ dột".
Chúa
Giêsu bảo chúng ta rằng: khi ăn chay hãm mình hãy xức dầu thơm vào người.
Còn
thứ dầu thơm nào quý giá hơn để tô thắm cho gương mặt của chúng ta cho bằng niềm
vui.
Cuộc
sống dù có trăm nghìn vất vả, đau thương vẫn là cuộc sống đã được Chúa trao ban
như một kho tàng cao quý nhất.
Tình
đời có đen bạc, nhân nghĩa có phôi pha: những con người đang sống với chúng ta
vẫn là những người con cái Chúa và là anh em của chúng ta.
Hãy
cười với cuộc sống, hãy cười với người anh em của chúng ta: đó là sứ điệp của
Kitô Giáo mà trọng tâm chính là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Qua Mầu Nhiệm ấy, Thiên
Chúa đã cười cợt, thách thức tội lỗi và sự chết. Sự Sống và Niềm Hy Vọng đã
phát sinh từ cái chết của Ðức Kitô.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần I MC
Bài đọc: Isa
55:10-11; Mt 6:5-17.
1/ Bài đọc I:
10 Cũng
như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất,
chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho
người đói có bánh ăn,
11 thì
lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa
đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.
2/ Phúc Âm:
5 "Và
khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện
trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo
thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi.
6 Còn
anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của
anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín
đáo, sẽ trả lại cho anh.
7 "Khi
cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là
được nhận lời.
8 Đừng
bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
9 "Vậy,
anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
10 triều
đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11 Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin
tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng
con;
13 xin
đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
14 "Thật
vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ
cho anh em.
15 Nhưng
nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho
anh em.
16 "Còn
khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ
thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được
phần thưởng rồi.
17 Còn
anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Thực hành ý Thiên Chúa.
Con người thời nay quá chú
trọng đến “cái tôi” của mình, nên rất khó khăn cho con người thời nay khi phải
làm theo những gì người khác muốn. Nhưng nếu con người chịu khó suy luận, họ sẽ
nhìn ra cái vô lý của việc bắt người khác làm theo ý của mình, vì: (1) Trăm người
trăm ý; làm sao một người có thể làm hài lòng tất cả mọi người được? Vì thế, phải
làm theo ý kiến chung. (2) Khi có sự xung đột ý kiến, phải làm theo ý kiến nào
khôn ngoan nhất. Nếu so sánh ý kiến của con người với ý của Thiên Chúa, làm sao
ý con người có thể khôn ngoan bằng Thiên Chúa? Vì thế, phải tìm ra và làm theo
ý Thiên Chúa là chuyện hiển nhiên.
Các Bài Đọc hôm nay xoay
quanh việc con người phải làm theo thánh ý Chúa. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa
tuyên bố sự hiệu quả của Lời Ngài: “một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở
về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ
mạng Ta giao phó.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện theo
Kinh Lạy Cha, sau khi khuyến cáo các môn đệ cần tránh thái độ ích kỷ trong khi
cầu nguyện.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lời Chúa phải sinh hoa kết quả cho con người.
1.1/ Lời Chúa được so sánh
như mưa tuyết: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời
không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn.”
không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn.”
Tuy trong hạt giống đã có
tiềm năng của sự sống, nhưng cần mưa và tuyết để giúp cho sự sống của hạt giống
được tăng trưởng, sinh hoa kết trái, và sinh lương thực cho con người.
1.2/ Lời Chúa phải được thực
hiện và sinh lợi ích cho con người: “thì Lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ
miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của
Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”
Trong Lời Chúa đã có tiềm
năng của sự sống, và sinh lương thực phần hồn cho con người.
Nhưng Lời ám chỉ những gì
và những ai?
(1) Ngôi Lời của Thiên
Chúa, Đức Giêsu Kitô: Vì Ngài mà muôn vật được tạo thành; và không có Ngài, chẳng
chi được tạo thành. Tất cả những gì Thiên Chúa phán được thực hiện nơi Người.
Như mưa tuyết rơi xuống từ trời, Ngôi Lời cũng từ trời xuống nhập thể trong
thân xác con người, để mặc khải cho dân biết các ý định của Thiên Chúa, và chu
tòan sứ mạng Thiên Chúa trao phó cho Ngài trong Kế Họach Cứu Độ. Khi hòan tất ý
định của Thiên Chúa, Ngài lại trở về Trời như mưa tuyết.
(2) Lời được viết ra trong
Kinh Thánh: Không như tất cả những lời khác của nhân lọai, những Lời này tiềm ẩn
sức sống; và mỗi khi những Lời này được loan báo, Lời Chúa lại bắt đầu một chu
kỳ mới. Chúng đi vào lòng người nghe và bắt đầu tiến trình thôi thúc con người
thực hiện những gì Thiên Chúa muốn con người làm. Mỗi khi Mùa Chay về, Lời Chúa
lại bắt đầu một chu kỳ mới nơi mỗi người. Chúng ta nghe lại Lời Chúa phán, nghe
các nhà rao giảng Tin Mừng cắt nghĩa, rồi suy đi gẫm lại trong lòng. Tiến trình
này giúp chúng ta nhận ra những gì chúng ta còn thiếu sót trong cuộc sống, và
quyết tâm thực hiện Lời Chúa để lấp đầy những thiếu sót đó.
2/ Phúc Âm: Cầu nguyện đúng cách.
2.1/ Thái độ phải có khi cầu
nguyện: Cầu nguyện là hướng lòng lên Thiên Chúa; vì thế, phải gạt bỏ tất cả những
gì làm con người bị phân tâm. Một vài điều làm phân tâm con người khi cầu nguyện
mà Chúa Giêsu lưu ý hôm nay:
(1) Cầu nguyện cho mọi người
thấy: “Anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong
các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật
anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng,
đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và
Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” Như thế, cầu
nguyện trong nhà thờ có phải là đạo đức giả không? Chúng ta phải phân biệt hai
lọai cầu nguyện: chung và riêng. Điều Chúa Giêsu có ý nói ở đây là cầu nguyện
riêng. Chúa Giêsu cũng đã từng cầu nguyện lớn tiếng cho các môn đệ của Ngài
(x/c Jn 17).
(2) Cầu nguyện chỉ để xin
ơn: “Anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận
lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh
em cầu xin.” Xin ơn chỉ là một phần nhỏ trong khi cầu nguyện. Chúng ta nghĩ sao
nếu một người khi nào gặp chúng ta cũng mở miệng xin ơn?
2.2/ Cách cầu nguyện tốt nhất:
Kinh Lạy Cha
(1) Quan tâm đến những gì của Chúa: Là con là phải
quan tâm đến những lo lắng của cha, chứ không ích kỷ bắt cha quan tâm đến những
nhu cầu của mình. Ba điều đầu tiên của Kinh Lạy Cha biểu tỏ những quan tâm đến
Thiên Chúa: “xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều
đại Cha mau đến, ý
Cha thể hiện dưới đất
cũng như trên trời.” Làm cho mọi người nhận biết và tin vào danh thánh Cha là bổn
phận của mọi người tín hữu. Cầu xin cho triều đại Cha mau đến là cầu xin cho
Tin Mừng được lan rộng tới mọi người. Cầu xin cho ý Cha được mọi người làm
theo, chứ không ích kỷ làm theo ý muốn của mỗi người.
(2) Quan tâm đến cuộc sống của mình: “Xin Cha
cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Con người cần của ăn hằng ngày để
sinh sống, nhưng không cầu xin cho có nhiều của ăn để tích trữ. “Xin tha tội
cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con.” Con
người không chỉ cần sống mối liên hệ chiều dọc với Thiên Chúa, mà còn sống mối
liên hệ hàng ngang với tha nhân, vì như Chúa Giêsu dạy: “Nếu anh em tha lỗi cho
người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em
không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.” Lời
xin sau cùng: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho
khỏi sự dữ.” Con người bị bao vây bởi ba thù: ma quỉ, thế gian, và xác thịt; nếu
không có ơn Chúa, con người không thể chống chọi với các kẻ thù này, vì nó mạnh
sức hơn con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Như mưa tuyết cần cho cây cối để có thể sinh
hoa kết trái mang cơm bánh cho người ăn, Lời Chúa cũng cần phải thấm nhập vào
tâm hồn để mang sức sống cho linh hồn chúng ta.
- Cầu nguyện không phải để được người khác khen
hay để lải nhải xin ơn; nhưng là để kết hợp với Thiên Chúa và tìm ra ý Ngài trước
khi có thể thi hành trong cuộc sống.
- Mùa Chay thuận tiện để chúng ta nhìn lại những
thiếu xót trong cuộc đời, và nghiền gẫm Lời Chúa để tìm ra cách thức sửa chữa
những thiếu sót đó.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Suy niệm:
Kinh Lạy Cha là một
kinh quan trọng đối với đời sống người Kitô hữu, vì đó là kinh do chính Chúa
Giêsu đặt ra, là kinh được Giáo Hội đọc nhiều hơn cả trong các cử hành phụng vụ
và các cử hành khác, là kinh tóm gọn tất cả những gì phải làm trong khi cầu
nguyện.
Chúng ta cần cầu nguyện
với Chúa Cha để sống và hoạt động tông đồ đắc lực, khi cầu nguyện như thế,
chúng ta cậy nhờ Chúa Giêsu và nhờ chính lời cầu nguyện của Ngài. Có một điểm
Chúa Giêsu căn dặn là trong khi cầu nguyện đừng có thái độ thuyết phục Thiên
Chúa theo ý muốn của mình bằng những lời khéo léo dài dòng như những người ngoại
giáo đối với các thần minh của họ. Chúa Giêsu dạy chúng ta đừng làm như thế, bởi
vì "Cha các con đã biết rõ các con cần gì, trước khi các con cầu
xin". Nói khác đi, khi cầu nguyện, chúng ta chỉ cần đơn sơ khiêm tốn nhìn
nhận mình hèn mọn thiếu thốn, vạch rõ con người của chúng ta trước mặt Thiên
Chúa, rồi vững dạ cậy trông tin tưởng. Thiên Chúa chẳng những sẽ lấp đầy cái trống
rỗng của chúng ta, mà còn dằn lắc, còn ban cho chúng ta nhiều ơn hơn chúng ta
khấn xin.
Kinh Lạy Cha là kiểu
mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy Cha có 5 lời nguyện,
trong khi đó ở Phúc Âm Matthêu có 7 lời nguyện: 3 lời cầu đầu tiên nói về Thiên
Chúa, Ðấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi là Cha: Cha chúng con ở trên trời,
sau đó chúng ta xin cho Danh Thánh Cha được hiển vinh, nước Cha được lan rộng
trên thế gian, nhất là trong tâm hồn con người, và xin cho thánh ý Cha được thực
hiện dưới đất cũng như trên trời. Trong phần hai, có 4 lời nguyện: xin lương thực
hàng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời
Chúa và Mình Chúa; xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng để được
tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em; xin ơn kiên trì để lướt
thắng cám dỗ hàng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng trước sức tấn công
của tà thần muốn đưa chúng ta xa lìa Chúa; xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể
phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.
Chúng ta hãy dốc quyết
không bao giờ bỏ đọc Kinh quan trọng và hiệu nghiệm này trong đời sống cá nhân,
gia đình và cộng đoàn chúng ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con thật sung sướng hạnh phúc vì chúng con được gọi Thiên Chúa là Cha. Chúng
con cảm tạ Chúa vì nhờ Chúa và trong Chúa, chúng con mới được sống trong tương
quan ân tình đó: chúng con được mang bản chất của Thiên Chúa, chúng con có được
sự sống của Thiên Chúa. Xin cho chúng con cảm nghiệm sâu sắc hơn hạnh phúc này,
để chúng con năng đến tâm sự với Cha. Và cách đối xử thân tình của chúng con với
tha nhân là bằng chứng tình yêu của chúng con đối với Cha. Amen.
Suy niệm:
Mùa Chay là thời gian tăng cường việc cầu nguyện.
Nhưng vấn đề là cầu nguyện như thế nào theo đúng ý của Đức Giêsu.
Ngài đã cảnh báo về một thứ cầu nguyện có tính phô trương, tìm mình.
Ngài mời ta cầu nguyện một cách kín đáo (Mt 6, 6).
Cầu nguyện là gặp Cha, Đấng ở nơi kín ẩn và Đấng thấy ở nơi kín ẩn.
Nhưng vấn đề là cầu nguyện như thế nào theo đúng ý của Đức Giêsu.
Ngài đã cảnh báo về một thứ cầu nguyện có tính phô trương, tìm mình.
Ngài mời ta cầu nguyện một cách kín đáo (Mt 6, 6).
Cầu nguyện là gặp Cha, Đấng ở nơi kín ẩn và Đấng thấy ở nơi kín ẩn.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng
cầu nguyện không phải là dùng những lời kinh như một thứ ma thuật,
để lèo lái hay cưỡng bách Thiên Chúa phải theo ý mình.
Cầu nguyện là mềm mại để uốn mình theo ý Chúa.
Sức mạnh của cầu nguyện không nằm ở chỗ lắm lời,
vì không phải cứ nói nhiều là được ưng nhậm (c. 7).
Cầu nguyện cũng không phải là thông tin cho Ngài biết về tình trạng của ta,
sợ rằng nếu ta không nói thì Ngài không biết (c. 8).
Thật ra, Thiên Chúa đã biết trước nhu cầu của từng người rồi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần bày tỏ để có tương quan với Thiên Chúa,
thổ lộ với Ngài cách đơn sơ hồn nhiên như con thơ nói với cha.
cầu nguyện không phải là dùng những lời kinh như một thứ ma thuật,
để lèo lái hay cưỡng bách Thiên Chúa phải theo ý mình.
Cầu nguyện là mềm mại để uốn mình theo ý Chúa.
Sức mạnh của cầu nguyện không nằm ở chỗ lắm lời,
vì không phải cứ nói nhiều là được ưng nhậm (c. 7).
Cầu nguyện cũng không phải là thông tin cho Ngài biết về tình trạng của ta,
sợ rằng nếu ta không nói thì Ngài không biết (c. 8).
Thật ra, Thiên Chúa đã biết trước nhu cầu của từng người rồi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần bày tỏ để có tương quan với Thiên Chúa,
thổ lộ với Ngài cách đơn sơ hồn nhiên như con thơ nói với cha.
Qua kinh Lạy Cha, Đức Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện.
Ngài dạy họ gọi Thiên Chúa là Cha, Abba.
Họ được phép gọi như Ngài đã gọi và chia sẻ chức vị làm Con của Ngài.
Một lời cầu nguyện có tính tập thể: “Lạy Cha chúng con.”
Chính vì Cha là Cha của chúng con nên chúng con là anh chị em với nhau.
“Cha ở trên trời”, vì thế Cha lại thấy hết mọi người và ở bên từng người.
Cha thật siêu việt vì Cha ở trên trời cao thẳm;
nhưng Cha lại thật gần gũi,
vì Cha lo cho từng con chim sẻ, từng bông hoa ngoài đồng,
Cha cho mặt trời mọc lên và mưa rơi xuống trên mặt đất.
Ngài dạy họ gọi Thiên Chúa là Cha, Abba.
Họ được phép gọi như Ngài đã gọi và chia sẻ chức vị làm Con của Ngài.
Một lời cầu nguyện có tính tập thể: “Lạy Cha chúng con.”
Chính vì Cha là Cha của chúng con nên chúng con là anh chị em với nhau.
“Cha ở trên trời”, vì thế Cha lại thấy hết mọi người và ở bên từng người.
Cha thật siêu việt vì Cha ở trên trời cao thẳm;
nhưng Cha lại thật gần gũi,
vì Cha lo cho từng con chim sẻ, từng bông hoa ngoài đồng,
Cha cho mặt trời mọc lên và mưa rơi xuống trên mặt đất.
Ba lời xin đầu tiên của kinh Lạy Cha hướng đến Thiên Chúa Cha.
Hẳn chúng diễn tả tâm tình chủ yếu của Đức Giêsu trong suốt đời.
Bốn lời xin tiếp theo hướng đến nhu cầu của nhóm môn đệ.
Xin bánh mỗi ngày, xin ơn tha thứ, ơn thắng được cám dỗ và sự dữ.
Hẳn chúng diễn tả tâm tình chủ yếu của Đức Giêsu trong suốt đời.
Bốn lời xin tiếp theo hướng đến nhu cầu của nhóm môn đệ.
Xin bánh mỗi ngày, xin ơn tha thứ, ơn thắng được cám dỗ và sự dữ.
Có khi lời nguyện của chúng ta quá qui về mình, loay hoay với cái
tôi,
với những ước mơ tính toán, những âu lo cho nhu cầu vật chất.
Hãy xin Chúa những điều lớn lao cho Nước Chúa trên trần gian,
còn mọi sự khác nho nhỏ, Ngài sẽ ban thêm cho ta.
với những ước mơ tính toán, những âu lo cho nhu cầu vật chất.
Hãy xin Chúa những điều lớn lao cho Nước Chúa trên trần gian,
còn mọi sự khác nho nhỏ, Ngài sẽ ban thêm cho ta.
Cầu nguyện:
Lạy Cha là Đấng Tạo Hóa nhân từ,
xin cho chúng con thấy sự hiện diện của Cha
trong vũ trụ vô cùng lớn,
trong những hạt tử vô cùng nhỏ,
và trong bộ óc vô cùng phức tạp của con người.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy mầu sắc.
Mầu xanh cỏ non, mầu hồng trái chín,
mầu vàng mặt trời xế chiều.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy âm thanh.
Tiếng suối róc rách, tiếng chim hót véo von,
tiếng gió rì rào qua kẽ lá.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy hương thơm.
Hương của đồng lúa mới, của hoa bưởi, hoa cau,
hương thơm của nắng xuân dìu dịu.
xin cho chúng con thấy sự hiện diện của Cha
trong vũ trụ vô cùng lớn,
trong những hạt tử vô cùng nhỏ,
và trong bộ óc vô cùng phức tạp của con người.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy mầu sắc.
Mầu xanh cỏ non, mầu hồng trái chín,
mầu vàng mặt trời xế chiều.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy âm thanh.
Tiếng suối róc rách, tiếng chim hót véo von,
tiếng gió rì rào qua kẽ lá.
Cha từ ái biết bao
khi ban cho chúng con một thế giới đầy hương thơm.
Hương của đồng lúa mới, của hoa bưởi, hoa cau,
hương thơm của nắng xuân dìu dịu.
Chúng con ca ngợi đôi tay khéo léo của Cha
khi tạo nên sự trong ngần ngời sáng của viên ngọc,
sự lộng lẫy phong phú của muôn loài hoa lan,
sự rực rỡ hài hòa nơi đôi cánh của loài bướm,
và nhất là sự đẹp đẽ cao cả nơi con người.
khi tạo nên sự trong ngần ngời sáng của viên ngọc,
sự lộng lẫy phong phú của muôn loài hoa lan,
sự rực rỡ hài hòa nơi đôi cánh của loài bướm,
và nhất là sự đẹp đẽ cao cả nơi con người.
Dưới lòng đất, trên núi cao,
giữa biển sâu, trong rừng vắng,
chỗ nào chúng con cũng thấy bóng dáng Cha.
giữa biển sâu, trong rừng vắng,
chỗ nào chúng con cũng thấy bóng dáng Cha.
Xin cho chúng con
biết chung sống với thiên nhiên này
như một người bạn, một quà tặng Cha ban,
biết giữ gìn ngôi nhà trái đất
để nó khỏi hư hỏng, cạn kiệt,
và biết chia sẻ cho nhau bao tài nguyên còn tiềm ẩn.
Ước gì đến ngày cả trái đất, cả vũ trụ này
và muôn loài Cha đã dựng nên
được cùng với cả nhân loại chúng con
vui hưởng tự do và vinh quang trong Nước Cha. Amen.
biết chung sống với thiên nhiên này
như một người bạn, một quà tặng Cha ban,
biết giữ gìn ngôi nhà trái đất
để nó khỏi hư hỏng, cạn kiệt,
và biết chia sẻ cho nhau bao tài nguyên còn tiềm ẩn.
Ước gì đến ngày cả trái đất, cả vũ trụ này
và muôn loài Cha đã dựng nên
được cùng với cả nhân loại chúng con
vui hưởng tự do và vinh quang trong Nước Cha. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Ngày 28
Khi chúng ta xin Thiên Chúa điều gì cho
phép chúng ta phục vụ Người tốt đẹp hơn, ít khi chúng ta đạt được.
Chân phước Daniel Brottier
Mùa Chay là thời gian mà người ta chiêm
ngắm một trong những mầu nhiệm lớn lao nhất của lịch sử: thời gian của một
Thiên Chúa bị đóng đinh. Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể chết? Thời gian
không đủ để chúng ta chìm đắm trong câu hỏi này. Nó chỉ soi sáng khi phục hồi vạn
vật. Cuốì cùng, những thực hành, những khổ chế trong suốt thời gian 40 ngày
này, có thể mang nhiều hình thức; ăn chay, cầu nguyện lâu giờ, chăm sóc kẻ
nghèo, nhưng tất cả thật khiêm tốn tương đối cho hoàn cảnh của chúng ta.
Phải sử dụng thời gian này để lớn lên về
mọi mặt khi lắng nghe các lời chúc phúc về tâm hồn thanh sạch, những kẻ yêu
chuông hòa bình, những ai đang khóc... Lớn lên đang khi hát những than thở của
thời đại này. Phải bước ra khỏi sự ích kỷ của chúng ta dưới sự hiện diện của
Thiên Chúa. Từ sự chăm chú này, bấy giờ các hoạt động nhân bản thật khiêm tốn sẽ
được đánh dấu bằng sự tốt đẹp và chân thật.
Nữ tu Myriam
Daniel Brottier sinh ngày 7-9-1876 tại La Ferté-Saint-Cyr, giáo phận Blois, Pháp. Ngài thụ phong linh mục năm 1899 và bắt đầu dạy học tại trường Pontlevoy (Pháp). Ngài muốn loan báo Tin Mừng cả ngoài lớp học nên ngài gia nhập Hội Truyền giáo Chúa Thánh Thần (Congregation of the Holy Ghost) tại Orly (Pháp) năm 1902, đi truyền giáo tại Saint-Louis, Senegal, thuộc Tây Phi, năm1903. Sau 8 năm, vì sức khỏe suy yếu, ngài trở lại Pháp năm1911 và quyên góp tiền xây nhà thờ chính tòa mới tại Dakar, Senegal. Thánh đường này được thánh hiến ngày 2-2-1936, chỉ vài tuần trước khi ngài qua đời.
Bắt đầu Thế Chiến I, Daniel làm tuyên úy tình nguyện và ra biên giới 4 năm. Ngài không trốn tránh nhiệm vụ. Thật vậy, ngài đã xả thân giữa trận chiến và bị thương. Ngài được tuyên dương là can đảm 6 lần, được thưởng Huân chương Chiến công (Croix de Guerre) và Bắc đẩu Bội tinh (Legion of Honour). Ngài sống sót nhờ cầu nguyện với thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu nên ngài xây một nhà nguyện dâng kính thánh nữ tại Auteuil khi thánh nữ được phong thánh.
Sau chiến tranh, ngài được mời giúp thành lập một dự án cho trẻ mồ côi tại Auteuil, ngoại ô Paris. Ngài sống 13 năm ở đó. Ngài qua đời ngày 28-2-1936 tại Paris. Có khoảng 15.000 người dân Paris đến kính viếng ngài và ĐHY Verdier đã giảng trong thánh lễ an táng ngài. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong bậc đáng kính ngày 13-1-1983 và phong chân phước ngày 25-11-1984.
Trầm Thiên Thu (Chuyển ngữ từ AmericanCatholic.org, Saints.sqpn.com, Catholic.org và Vatican.va)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét