Một năm sau ngày Đức Bênêđíctô XVI từ chức
Nhân kỷ niệm một năm ngày Đức Bênêđíctô XVI từ chức,
ký giả Ann Schneible của Zenit thuật lại các nhận định của một số người từng được
triều đại giáo hoàng của ngài gợi hứng.
Vào tối ngày cuối cùng trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI nói với công chúng tại Castel Gandolfo rằng từ nay ngài sẽ “đơn giản chỉ là một người hành hương” trong quãng cuối cùng “của cuộc hành trình trên dương thế”. Một năm qua, ngài đã sống đúng mô tả của chính ngài: sống một cuộc sống cầu nguyện, xa hẳn tầm nhìn của công chúng.
Trong khi vị kế nhiệm ngài là Đức Phanxicô được bầu sau đó chưa tới 2 tuần và trở nên trung tâm chú ý của giới truyền thông, thì Đức Bênêđíctô XVI và di sản của ngài vẫn không bị quên lãng, dù ngài tiếp tục bị báo chí thế tục hiểu lầm thường xuyên.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor nói rằng “người ta phải nhìn các vị giáo hoàng trong ngữ cảnh lịch sử. Ta có Đức Gioan XXIII, người sẽ được phong hiển thánh, từng triệu tập Công Đồng Vatican II. Ta lại có Đức Gioan Phaolô II, một người truyền giảng Tin Mừng khắp thế giới, có thể gọi như thế. Rồi ta có Đức Bênêđíctô, một tư tưởng gia, người phải đương đầu với một Giáo Hội trong đó, mọi chuyện đều không xuôi chẩy… Tôi chẳng dám thèm nhiệm vụ ấy của ngài”.
Trích dẫn các thách đố chuyên biệt mà Đức Bênêđíctô từng phải đương đầu, tức vụ khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em và các bất ổn trong Giáo Hội, Đức HY O’Connor nhận định rằng: “ngài có một triều đại giáo hoàng rất khó khăn”. Tuy nhiên, bất chấp nhiều mô tả thường là tiêu cực trên báo chí về Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y O’Connor nhắc tới tác động ngài tạo ra trong cuộc tông du Nước Anh “trong dịp này, từ một thứ chó dữ Đức (German Rottweiler), ngài đã trở thành vị mục tử Đức (German Shepherd), và dân chúng tỏ ra rất ấm áp đối với ngài”. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “có nhiều điều cần phải cám ơn ngài. Cũng phải cám ơn ngài vì ơn phúc và sự can đảm dám từ chức của ngài”.
Bục giảng vĩ đại nhất
Một đặc tính được nhiều người ca ngợi nơi Đức Bênêđíctô là sự khiêm nhường của ngài, nhất là qua hành vi từ nhiệm ngôi vị giáo hoàng của ngài. Đức Ông Anthony Figueiredo, giám đốc Viện Tu Nghiệp Giáo Dục Thần Học và là cố vấn linh đạo tại Học Viện Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma nói với Zenit rằng lòng khiêm nhường này “là bục giảng vĩ đại nhất mà từ đó Đức GH Bênêđíctô từng giảng dậy xưa nay”.
Đức Ông cho hay tiếp: “Ngài luôn nói không ngừng tới việc phải trở nên nhỏ bé. Đây là lời dạy vĩ đại của ngài. Ta cần phải nhỏ bé. Ta cần phải bé nhỏ để vào được Nước Thiên Chúa. Ta cần phải khiêm nhường. Điều ta thấy nơi bản thân ngài trong những năm tháng này, nhất là lúc ngài tự ý hy sinh rời bỏ ngôi vị giáo hoàng, là một con người sống đúng điều mình giảng dạy. Ngài đã trở nên người đầy tớ khiêm hạ của Chúa. Hãy tưởng tượng là giáo hoàng mà lại từ bỏ mọi sự để vào tu viện, xa hẳn thế gian, để cầu nguyện cho Giáo Hội và các nhu cầu của Giáo Hội”.
Đức Ông cũng nhấn mạnh tới trí thông minh của Đứcc Bênêđíctô XVI, trưng dẫn ngài như “nhà thần học có lẽ vĩ đại nhất ta từng có thời nay. Tôi luôn nghĩ tới thông điệp đầu tiên của ngài, Deus Caritas Est, một thông điệp quả là viên ngọc quí về tình yêu, nhưng cả cách làm thế nào ta điều hướng và tinh tuyền hóa được tình yêu ấy để nó thực sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc”.
Tận tụy phục vụ
Mặc dù truyền thông thế tục thường hình dung Đức Bênêđíctô XVI như nhà lãnh đạo lạnh lùng và vụ luật pháp, nhưng những ai biết rõ ngài cho rằng lối hình dung này hết sức xa sự thật. Viện trưởng Học Viện Đáng Kính Anh (VEC), Đức Ông Philip Whitmore, trưng dẫn một viên chức ngoại giao từng làm việc với Đức Bênêđíctô, để nói rằng “Tôi từng nghe người ta nói rằng chưa có một nhà lãnh đạo thế giới nào có một nhân cách khác xa đến thế với những gì người ta trình bày về ngài”. Ngài là “một con người chắc chắn không lưu ý gì tới việc có quyền hay có ảnh hưởng trên người khác, nhưng sẵn sàng làm bất cứ điều gì Giáo Hội đòi hỏi, bất cứ điều gì Chúa đòi hỏi nơi ngài”.
Trước khi nhận chức viện trưởng VEC, Đức Ông Whitmore từng phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách Anh Quốc sự vụ. Tại đây, ngài giữ phần vụ cung cấp cho Đức Bênêđíctô các nhu cầu hàng ngày liên quan tới bản văn bằng tiếng Anh.
Ngài nói với Zenit: “Bản thân tôi rất thích ngài, thực sự vui sướng, và cảm thấy rất được đặc ân làm việc cho ngài cách đó. Tôi biết ngài là người rất hiền từ, rất tốt bụng, rất nhân hậu, rất đơn giản, rất thánh thiện, cực kỳ thông minh, nhưng lại rất khiêm nhường. Ngài rất cởi mở, rất có khả năng biết lắng nghe, mà vẫn có khả năng trả lời từ thẳm sâu niềm tin và hiểu biết thánh truyền của mình cũng như giáo huấn Giáo Hội. Chắc chắn tôi sẽ mang theo hình ảnh một người tận tụy phục vụ người khác, phục vụ Thiên Chúa, và trên hết, hành động khiêm nhường tuyệt hảo là việc từ nhiệm của ngài, hành động này minh họa được con người mà ngài luôn luôn là và luôn luôn từng là”.
Với những ai đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, Đức Bênêđíctô XVI để lại “cả một bộ giáo huấn lớn lao: các trước tác, các bài giảng, các diễn văn của ngài”. Đức Ông đặc biệt nhắc tới Thư Gửi Các Chủng Sinh năm 2010, một thư ngài khuyên mọi người đang được huấn luyện nên đọc và suy nghĩ.
Vị viện trưởng này tiếp tục cho hay: các trước tác của ngài đem đến cho ta “một di sản kỳ diệu mà tôi nghĩ sẽ nuôi dưỡng ta không phải chỉ mấy năm mà là hàng thế kỷ”.
Đức Ông Whotmore cho rằng: Đức Bênêđíctô XVI cũng là mẫu gương cho các chủng sinh và linh mục qua sự “đơn sơ và lòng tốt của ngài, vừa giao tiếp với thế giới vừa đồng thời phúc âm hóa thế giới, vừa lắng nghe thế giới vừa trình bày Tin Mừng cho thế giới. Phải khó khăn lắm mới đạt được sự tổng hợp đúng đắn này, và tôi nghĩ ngài đã đạt được”.
Niềm vui gợi hứng
Tuy nhiên, tác động mà Đức Bênêđíctô tạo được nơi các tín hữu vượt quá cả vòng thành Vatican. Ryan Service, 26 tuổi, là một chủng sinh năm thứ hai tại VEC và đang học tập cho giáo phận Birmingham. Thầy trưng dẫn cuộc tông du Vương Quốc Thống Nhất của Đức Bênêđíctô năm 2010 như là khúc ngoặt khiến thầy quyết định vào chủng viện. Mô tả cuộc tông du, thầy bảo: “Vào lúc đó, một cụ già 82 tuổi từ Rôma đến thăm, lại là người Đức nữa. Tôi có mặt tại đó bên ngoài Quảng Trường Westminster, bao vây bởi khoảng 200-300 người trẻ, mỗi người đại diện cho một giáo xứ khắp Vương Quốc Thống Nhất”.
Mặc dù trước đó, trong khoảng thời gian sắp có cuộc tông du, báo chí nói nhiều điều hết sức tiêu cực, Service cho hay “giây phút ngài ra khỏi Quảng Trường, chưa nói lời nào, nguyên tuyền chỉ là sự thanh thản của ngài, niềm vui đơn giản của ngài, nhìn chúng tôi, hiện diện với chúng tôi, sáu mươi năm phân cách với phần lớn chúng tôi, bỗng có mối liên hệ, một trao đổi thực sự, dù không lời. Ngay lúc ấy mọi hình ảnh của báo chí bỗng tan biến hết. Nó làm tôi run đến tận gót chân: đây là một con người hiền từ, ngài gợi lên một niềm vui quá đỗi”.
Service cho hay: “sứ điệp của ngài rất đơn giản. Thay vì một con người nhiều lời, viết nhiều sách, nhiều bài báo, ngài chỉ đơn giản nói về tình yêu Chúa Kitô, và tình yêu ta nhằm lãnh nhận, và tình yêu ta nhằm cho đi. Ngài đơn giản tóm tắt Kitô Giáo bằng hai mệnh đề ấy, và tôi muốn điều ấy: tôi muốn là một phần của điều ấy, muốn chia sẻ niềm vui ấy”.
Vào tối ngày cuối cùng trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI nói với công chúng tại Castel Gandolfo rằng từ nay ngài sẽ “đơn giản chỉ là một người hành hương” trong quãng cuối cùng “của cuộc hành trình trên dương thế”. Một năm qua, ngài đã sống đúng mô tả của chính ngài: sống một cuộc sống cầu nguyện, xa hẳn tầm nhìn của công chúng.
Trong khi vị kế nhiệm ngài là Đức Phanxicô được bầu sau đó chưa tới 2 tuần và trở nên trung tâm chú ý của giới truyền thông, thì Đức Bênêđíctô XVI và di sản của ngài vẫn không bị quên lãng, dù ngài tiếp tục bị báo chí thế tục hiểu lầm thường xuyên.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Hồng Y Cormac Murphy-O’Connor nói rằng “người ta phải nhìn các vị giáo hoàng trong ngữ cảnh lịch sử. Ta có Đức Gioan XXIII, người sẽ được phong hiển thánh, từng triệu tập Công Đồng Vatican II. Ta lại có Đức Gioan Phaolô II, một người truyền giảng Tin Mừng khắp thế giới, có thể gọi như thế. Rồi ta có Đức Bênêđíctô, một tư tưởng gia, người phải đương đầu với một Giáo Hội trong đó, mọi chuyện đều không xuôi chẩy… Tôi chẳng dám thèm nhiệm vụ ấy của ngài”.
Trích dẫn các thách đố chuyên biệt mà Đức Bênêđíctô từng phải đương đầu, tức vụ khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em và các bất ổn trong Giáo Hội, Đức HY O’Connor nhận định rằng: “ngài có một triều đại giáo hoàng rất khó khăn”. Tuy nhiên, bất chấp nhiều mô tả thường là tiêu cực trên báo chí về Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y O’Connor nhắc tới tác động ngài tạo ra trong cuộc tông du Nước Anh “trong dịp này, từ một thứ chó dữ Đức (German Rottweiler), ngài đã trở thành vị mục tử Đức (German Shepherd), và dân chúng tỏ ra rất ấm áp đối với ngài”. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “có nhiều điều cần phải cám ơn ngài. Cũng phải cám ơn ngài vì ơn phúc và sự can đảm dám từ chức của ngài”.
Bục giảng vĩ đại nhất
Một đặc tính được nhiều người ca ngợi nơi Đức Bênêđíctô là sự khiêm nhường của ngài, nhất là qua hành vi từ nhiệm ngôi vị giáo hoàng của ngài. Đức Ông Anthony Figueiredo, giám đốc Viện Tu Nghiệp Giáo Dục Thần Học và là cố vấn linh đạo tại Học Viện Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma nói với Zenit rằng lòng khiêm nhường này “là bục giảng vĩ đại nhất mà từ đó Đức GH Bênêđíctô từng giảng dậy xưa nay”.
Đức Ông cho hay tiếp: “Ngài luôn nói không ngừng tới việc phải trở nên nhỏ bé. Đây là lời dạy vĩ đại của ngài. Ta cần phải nhỏ bé. Ta cần phải bé nhỏ để vào được Nước Thiên Chúa. Ta cần phải khiêm nhường. Điều ta thấy nơi bản thân ngài trong những năm tháng này, nhất là lúc ngài tự ý hy sinh rời bỏ ngôi vị giáo hoàng, là một con người sống đúng điều mình giảng dạy. Ngài đã trở nên người đầy tớ khiêm hạ của Chúa. Hãy tưởng tượng là giáo hoàng mà lại từ bỏ mọi sự để vào tu viện, xa hẳn thế gian, để cầu nguyện cho Giáo Hội và các nhu cầu của Giáo Hội”.
Đức Ông cũng nhấn mạnh tới trí thông minh của Đứcc Bênêđíctô XVI, trưng dẫn ngài như “nhà thần học có lẽ vĩ đại nhất ta từng có thời nay. Tôi luôn nghĩ tới thông điệp đầu tiên của ngài, Deus Caritas Est, một thông điệp quả là viên ngọc quí về tình yêu, nhưng cả cách làm thế nào ta điều hướng và tinh tuyền hóa được tình yêu ấy để nó thực sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc”.
Tận tụy phục vụ
Mặc dù truyền thông thế tục thường hình dung Đức Bênêđíctô XVI như nhà lãnh đạo lạnh lùng và vụ luật pháp, nhưng những ai biết rõ ngài cho rằng lối hình dung này hết sức xa sự thật. Viện trưởng Học Viện Đáng Kính Anh (VEC), Đức Ông Philip Whitmore, trưng dẫn một viên chức ngoại giao từng làm việc với Đức Bênêđíctô, để nói rằng “Tôi từng nghe người ta nói rằng chưa có một nhà lãnh đạo thế giới nào có một nhân cách khác xa đến thế với những gì người ta trình bày về ngài”. Ngài là “một con người chắc chắn không lưu ý gì tới việc có quyền hay có ảnh hưởng trên người khác, nhưng sẵn sàng làm bất cứ điều gì Giáo Hội đòi hỏi, bất cứ điều gì Chúa đòi hỏi nơi ngài”.
Trước khi nhận chức viện trưởng VEC, Đức Ông Whitmore từng phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách Anh Quốc sự vụ. Tại đây, ngài giữ phần vụ cung cấp cho Đức Bênêđíctô các nhu cầu hàng ngày liên quan tới bản văn bằng tiếng Anh.
Ngài nói với Zenit: “Bản thân tôi rất thích ngài, thực sự vui sướng, và cảm thấy rất được đặc ân làm việc cho ngài cách đó. Tôi biết ngài là người rất hiền từ, rất tốt bụng, rất nhân hậu, rất đơn giản, rất thánh thiện, cực kỳ thông minh, nhưng lại rất khiêm nhường. Ngài rất cởi mở, rất có khả năng biết lắng nghe, mà vẫn có khả năng trả lời từ thẳm sâu niềm tin và hiểu biết thánh truyền của mình cũng như giáo huấn Giáo Hội. Chắc chắn tôi sẽ mang theo hình ảnh một người tận tụy phục vụ người khác, phục vụ Thiên Chúa, và trên hết, hành động khiêm nhường tuyệt hảo là việc từ nhiệm của ngài, hành động này minh họa được con người mà ngài luôn luôn là và luôn luôn từng là”.
Với những ai đang được huấn luyện để lãnh chức linh mục, Đức Bênêđíctô XVI để lại “cả một bộ giáo huấn lớn lao: các trước tác, các bài giảng, các diễn văn của ngài”. Đức Ông đặc biệt nhắc tới Thư Gửi Các Chủng Sinh năm 2010, một thư ngài khuyên mọi người đang được huấn luyện nên đọc và suy nghĩ.
Vị viện trưởng này tiếp tục cho hay: các trước tác của ngài đem đến cho ta “một di sản kỳ diệu mà tôi nghĩ sẽ nuôi dưỡng ta không phải chỉ mấy năm mà là hàng thế kỷ”.
Đức Ông Whotmore cho rằng: Đức Bênêđíctô XVI cũng là mẫu gương cho các chủng sinh và linh mục qua sự “đơn sơ và lòng tốt của ngài, vừa giao tiếp với thế giới vừa đồng thời phúc âm hóa thế giới, vừa lắng nghe thế giới vừa trình bày Tin Mừng cho thế giới. Phải khó khăn lắm mới đạt được sự tổng hợp đúng đắn này, và tôi nghĩ ngài đã đạt được”.
Niềm vui gợi hứng
Tuy nhiên, tác động mà Đức Bênêđíctô tạo được nơi các tín hữu vượt quá cả vòng thành Vatican. Ryan Service, 26 tuổi, là một chủng sinh năm thứ hai tại VEC và đang học tập cho giáo phận Birmingham. Thầy trưng dẫn cuộc tông du Vương Quốc Thống Nhất của Đức Bênêđíctô năm 2010 như là khúc ngoặt khiến thầy quyết định vào chủng viện. Mô tả cuộc tông du, thầy bảo: “Vào lúc đó, một cụ già 82 tuổi từ Rôma đến thăm, lại là người Đức nữa. Tôi có mặt tại đó bên ngoài Quảng Trường Westminster, bao vây bởi khoảng 200-300 người trẻ, mỗi người đại diện cho một giáo xứ khắp Vương Quốc Thống Nhất”.
Mặc dù trước đó, trong khoảng thời gian sắp có cuộc tông du, báo chí nói nhiều điều hết sức tiêu cực, Service cho hay “giây phút ngài ra khỏi Quảng Trường, chưa nói lời nào, nguyên tuyền chỉ là sự thanh thản của ngài, niềm vui đơn giản của ngài, nhìn chúng tôi, hiện diện với chúng tôi, sáu mươi năm phân cách với phần lớn chúng tôi, bỗng có mối liên hệ, một trao đổi thực sự, dù không lời. Ngay lúc ấy mọi hình ảnh của báo chí bỗng tan biến hết. Nó làm tôi run đến tận gót chân: đây là một con người hiền từ, ngài gợi lên một niềm vui quá đỗi”.
Service cho hay: “sứ điệp của ngài rất đơn giản. Thay vì một con người nhiều lời, viết nhiều sách, nhiều bài báo, ngài chỉ đơn giản nói về tình yêu Chúa Kitô, và tình yêu ta nhằm lãnh nhận, và tình yêu ta nhằm cho đi. Ngài đơn giản tóm tắt Kitô Giáo bằng hai mệnh đề ấy, và tôi muốn điều ấy: tôi muốn là một phần của điều ấy, muốn chia sẻ niềm vui ấy”.
Vũ Văn An2/28/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét